
09/08/2024
Đến Hy Lạp mà được đi qua Kênh đào Corinth ắt bạn sẽ nhớ suốt đời.
Kênh đào Corinth cắt 1 đường ngọt xớt tách Peloponnese khỏi đất liền Hy Lạp, đánh thông Vịnh Corinth ở Biển Ionian với Vịnh Saronic ở Biển Aegean. Từ khi có em Kênh, Peloponnese từ bán đảo thành đảo toàn phần. Em Kênh đào này bé xíu, rộng 24,6m và dài 6,4 km nên tàu to chỉ nhìn rồi quay mặt đi, em này phục vụ khách du lịch là chủ yếu, mỗi năm có hơn chục nghìn lượt tàu du lịch, tàu bé xíu qua lại chứ đùa đâu.
Khi Tàu du lịch điều động qua kênh, hành khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp với những bức tường đá vôi dốc đứng cao tới 79 mét. Cảm giác sờ tay chạm vách đá chil chil ra phết.
Hành trình qua kênh đào Corinth là sự kết hợp hoàn hảo của lịch sử, kỹ thuật và vẻ đẹp tự nhiên, khiến nó trở thành một điểm đến không thể bỏ qua cho những du khách khám phá những kỳ quan của Hy Lạp.
Em Kênh đào này giữ nhiều kỷ lục ra phết, bao gồm:
1. Dự án có ý tưởng sớm nhất:
Bạo chúa Periander lên ý tưởng đào kênh vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, tuy nhiên sau đó ngài thay bằng đường bộ Diokos. Tiếp theo là Diadoch Demetrius Poliorcetes (336–283 TCN) cũng có ý tưởng này nhưng lại hủy bỏ.
2. Dự án có thời gian hoàn công dài nhất:
Hoàng đế La Mã Nero bổ nhát cuốc động thổ vào năm 67 sau Công nguyên, lúc này ngài 30 tuổi. Tuy nhiên ngài băng hà vào năm 68 nên dự án mới thực hiện được 700m cũng đi theo Ngài về cõi hư vô. Sau đó đến tận năm 1881 thì dự án mới được khởi công lại và đến năm 1893 thì cắt băng khánh thành.
3. Dự án phản chủ nhất:
“Đừng đào kênh Corinth, nhà ngươi sẽ hẹo vì bệnh tật”, Nhà triết học kiêm tiên tri Apollonius của Tyana đã lên tus cảnh báo trên FB, à quên, hồi đó chưa có FB.
Đúng thế thật, tất cả những nhân vật tai to mặt lớn có dính dáng đến việc đào kênh Corinth đều có cái kết thảm khốc. Hoàng đế La Mã Nero về trời khi khởi công chưa đến 1 năm. Nhà độc tài La Mã Julius Caesar mới chỉ cân nhắc việc đào kênh đào nhưng đã bị ám sát. Thái phó Herodes Atticus cũng có ý tưởng này thì bị kiện ra tòa về tội g.iết vợ. Hoàng đế La Mã thứ 3 Caligula ủy quyền cho 1 nghiên cứu đào kênh cũng bị ám sát.
Đến năm 1870, chính phủ của Thủ tướng Thrasyvoulos Zaimis đã thông qua một đạo luật cho phép xây dựng kênh đào Corinth. Một công ty của doanh nhân người Pháp nhận công trình nhưng do ổng xây dựng kênh đào Panama bị phá sản, bank ko cho vay nữa nên cũng phá sản nốt. Dự án được chuyển nhượng cho Công ty Công ty Canal Maritime de Corinthe vào năm 1881 và khởi công năm 1882 dưới thời Vua George I của Hy Lạp. Cty này phát hành trái phiếu nhưng không bán được nên ông chủ István Türr đã phá sản.
4. Dự án kém hiệu quả kinh tế nhất.
Việc điều động tàu qua kênh rất khó khăn nên các Chủ tàu không muốn đưa tàu qua kênh mặc dù kênh đào giúp tiết kiệm hành trình dài tầm nửa nghìn km. Vách kênh cao, kênh hẹp khiến gió trong kênh rất mạnh. Thời gian thủy triều khác nhau ở 2 đầu kênh nên dòng chảy cũng mạnh không kém. Vách kênh đá vôi sạt lở liên tục nên từ 1893 đến 1940, tổng thời gian đóng cửa kênh đã hơn 4 niên, riêng năm 1923 và 1924 đóng cửa toàn phần do phải dọn hơn 40K m3 đất đá sạt lở. Trong Thế chiến II Kênh cũng đen, bị cả quân Đức lẫn quân Đồng minh phá hoại nên bị đóng cửa từ 1941 đến tận thàng 9 năm 1948. Tháng 6/2021 lại lở đất, kênh đóng cửa đến tháng 10/2022.
(Nguồn: Tổng hợp từ Internet)