04/04/2025
Chitosan là một chất hữu cơ thiên nhiên, chiết xuất từ vỏ của các loài giáp xác như tôm, cua, nghêu… Sau khi được xử lý, nó trở thành một hợp chất sinh học có khả năng kích hoạt cơ chế phòng vệ tự nhiên của cây trồng.
Tác dụng
Kích hoạt miễn dịch
Chặn đọt nhẹ
Tăng hấp thu phân
Tăng thấm sâu, giữ ẩm
Cơ sở khoa học của Chitosan trong nông nghiệp
✅ Kích hoạt hệ thống phòng vệ tự nhiên của cây (hệ miễn dịch thực vật)
Cơ chế: Chitosan được cây nhận diện như một tín hiệu tấn công (elicitor), từ đó kích hoạt quá trình sản sinh enzyme phòng vệ như peroxidase, polyphenol oxidase, chitinase, giúp cây chống lại nấm khuẩn.
Tài liệu tham khảo:
El Hadrami, A., Adam, L. R., El Hadrami, I., & Daayf, F. (2010). Chitosan in plant protection. Marine Drugs, 8(4), 968–987.
DOI: 10.3390/md8040968
✅ Ức chế sinh trưởng nhẹ – giúp chặn đọt tự nhiên
Chitosan làm thay đổi hoạt động hormone thực vật, như giảm IAA (auxin) và tăng ABA – từ đó giảm sinh trưởng đọt non, giúp cây tập trung vào quá trình phân hóa mầm hoa.
Tài liệu tham khảo:
Khan, W., Prithiviraj, B., & Smith, D. L. (2002). Chitosan and plant growth promotion. Recent research developments in plant physiology, 2(1), 1-9.
✅ Tăng độ dày mô lá – giúp lá nhanh già
Lá cây được phun Chitosan thường có thành tế bào dày hơn, nhiều lục lạp hơn, điều này khiến lá mau chuyển từ non sang già, biểu hiện rõ ở màu xanh đậm và dai lá.
Tài liệu tham khảo:
Katiyar, D., Hemantaranjan, A., Singh, B., & Singh, R. (2014). Chitosan as a promising natural compound to enhance potential physiological responses in plant: A review. Indian Journal of Plant Physiology, 19, 1–9.
DOI: 10.1007/s40502-014-0071-8
✅ Tăng hiệu quả hấp thu phân bón qua lá
Chitosan có tính chất thấm sâu, giúp đưa các dưỡng chất như Bo, K, Ca vào nhanh hơn, đồng thời giữ ẩm và kéo dài thời gian bám lá.
Tài liệu tham khảo:
Badawy, M. E. I., & Rabea, E. I. (2011). A biopolymer chitosan and its derivatives as promising antimicrobial agents ag*inst plant pathogens and their applications in crop protection. International Journal of Carbohydrate Chemistry.
DOI: 10.1155/2011/460381
Send a message to learn more