07/09/2022
TỈA CÀNH & TẠO TÁN CHO CÂY SẦU RIÊNG
1. LỢI ÍCH KHI TỈA CÀNH VÀ TẠO TÁN CHO CÂY SẦU RIÊNG
Tại sao rất nhiều bà con nông dân chú trọng đến kỹ thuật tỉa cành và tạo tán cho sầu riêng. Và trên thực tế, đây là công đoạn quan trọng đem đến những lợi ích lớn cho bà con nông dân:
Giúp cây quang hợp tốt hơn, phân phối ánh sáng đều, không còn cành lá chen chúc quá nhiều.
Giúp cho cây tổng hợp thêm nhiều chất hữu cơ, chất đường, có cả chất đạm để trái sầu riêng to hơn, năng suất đạt được như mong đợi.
Hỗ trợ ánh sáng có thể phân phối đều hơn trên cây sầu riêng, ngăn ngừa sâu bệnh cư trú. Hơn hết việc này khi bón phân sẽ bổ sung dinh dưỡng cho cây, phát triển đều lên các tán.
Tỉa cành, tạo tán giúp cây có được khung chắc khỏe, việc tạo tán phân phối đều hơn, giúp cây có trái sum hơn
Tập trung phát triển, nuôi chất dinh dưỡng ở những cành khỏe mạnh và hỗ trợ sự săn chắc như mong đợi
Giúp cây định hình được khung sẵn, có đều các cành và phân bố quả cho thực sự cân đối, nuôi quả dễ dàng
Hỗ trợ các cây có mật độ phù hợp, phát triển dễ dàng, không làm cho khu vườn rậm rạp và xuất hiện nhiều sâu bệnh.
Có nhiều những lợi ích khác nhau khi ứng dụng tỉa cành và tạo tán cho cây sầu riêng. Cũng vì lẽ đó, nhiều người quan tâm và chú trọng đến kỹ thuật thực hiện sao cho đảm bảo hiệu quả cao nhất. Để cây có thể phát triển và có năng suất như mong muốn.
2. KỸ THUẬT TỈA CÀNH VÀ TẠO TÁN CHO CÂY SẦU RIÊNG
Trước khi thực hiện tỉa cành tạo tán, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ khác nhau như: kéo chuyên dụng cho cây cắt cành, không rỉ sét, lưỡi bén. Bên cạnh đó, cần có cưa cầm tay chuyên dụng
Sau khi có đầy đủ dụng cụ, bước quan trọng tiếp theo chính là định hình tán cây. Nếu để cây tự phát triển thì có cành không khỏe, cành yếu không đồng đều. Do đó, chúng ta cần định hình tán theo khung chuẩn như:
Mỗi cây có 1 thân chính khỏe và mọc thẳng
Theo đó, cành cấp 1 cần mọc đều theo các hướcà; Tán lá tròn đều và có sự cân đối
Nên giữ lại những cành chắc khỏe, đúng vị trí. Cần loại bỏ những cành cây khô và xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, thiếu sức sống.
Sau đó, chúng ta cần xác định các vị trí cắt cành. Cắt chồi mọc từ gốc ghép. Nên để lại các cành trên thân chính cách khoảng 30 m. Theo đó, những nơi cùng vị trí có 2 cành mọc thì nên cắt 1 cành và để lại 1 cành. Và chú ý cắt ngọn sầu riêng khi cây cao lên khoảng 7m để tập trung phát tán rộng ra các bên, không phát triển thêm chiều cao nữa.
Trong quá trình tỉa cành tạo tán cây sầu riêng, nên chú trọng cắt khi thời tiết mát mẻ, không nên tỉa trong giai đoạn quá nắng nóng sẽ gây cháy cành còn lại. Và sau khi cắt, cần chú ý vệ sinh vùng cắt. Nên quét sơn, vôi để có thể phòng trừ nấm và giúp cho cây phát triển bình thường, không bị sâu bệnh tấn công.
Đặc biệt, sau công đoạn tỉa cành tạo tán, bà con nông dân cần chú ý gom cành tỉa đúng chỗ, không để cho sâu bệnh có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó nên chú trọng bón phân và cung cấp nước tưới tiêu hợp lý để cây phát triển, sinh trưởng như mong muốn.
Sưu tầm &
Share by