Trung tâm chuyên biệt & Can thiệp sớm Tâm An Tuệ

Trung tâm chuyên biệt & Can thiệp sớm Tâm An Tuệ 😍Nếu trẻ không học được cách ta dạy hãy dạy theo cách trẻ học ☘️☘️☘️

💤Không ít các cô giáo học cùng mình chia sẻ rằng phụ huynh bảo cô không cần tập gì đâu, chỉ cần dạy cháu nói thôi 😞🍀Điều...
28/11/2024

💤Không ít các cô giáo học cùng mình chia sẻ rằng phụ huynh bảo cô không cần tập gì đâu, chỉ cần dạy cháu nói thôi 😞

🍀Điều này 1 phần đến từ việc phụ huynh cho rằng con biết nói là can thiệp xong, là hết tự kỷ, là tự dưng có giao tiếp xã hội, là tự nhiên biết chơi với bạn... Còn 1 phần nữa mà phụ huynh chưa biết đến là vai trò của hệ thống giác quan làm nền tảng trong sự phát triển:

- Từng giác quan phát triển đúng chức năng để giúp chúng ta tiếp thu kích thích và có phản hồi đúng với chức năng giác quan đó.

- Các giác quan tích hợp (sensory integration) giúp chúng ta thực hiện được các hoạt động phức tạp hàng ngày đòi hỏi sự tham gia của nhiều loại giác quan cùng lúc (lời nói là 1 trong những hoạt động quá phức tạp)

- Rối loạn xử lý cảm giác góp phần gây căng thẳng cho cơ thể, ảnh hưởng đến việc sử dụng chức năng điều hành của bộ não.

- Tích hợp cảm giác giúp phát triển khả năng lọc thông tin đầu vào, là 1 yếu tố cần thiết để cơ thể chỉ phản ứng với những kích thích cần thiết (một trong những nguyên nhân của nói không đúng hoàn cảnh/âm, từ vô nghĩa là do khả năng lọc thông tin đầu vào)

- Có rối loạn xử lý cảm giác (do khâu xử lý của từng giác quan, hoặc khâu tích hợp các giác quan) nên ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng và từ đó cản trở việc phát âm:

+ Tiền đình và cảm thụ bản thể ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát tư thế: khi cơ thể (đặc biệt là thân trên) còn đang "bận rộn" giữ tư thế thì "không rảnh" để tập trung vào việc tạo lời nói và các chức năng vùng mặt ảnh hưởng tạo lời nói (như thở, phối hợp hơi, nhai, nuốt, mút...)

+ Cảm thụ bản thể và Xúc giác (đặc biệt cảm giác vùng miệng): ảnh hưởng tới các chức năng vùng mặt liên quan đến tạo lời nói (nhai, thổi, mút, nuốt, thở...) và khả năng điều khiển chính xác các bộ phận tạo lời nói

+ Vị giác/khứu giác: ảnh hưởng tới các trải nghiệm ăn uống vùng miệng, làm ảnh hưởng tới việc phát triển các chức năng vùng miệng và cảm giác vùng miệng không tốt

+ Thính giác: nhạy thính giác thì có thể ít nhai mà nuốt luôn ảnh hưởng tới phát triển và việc điều khiển hàm, tạo các âm không chính xác. Trong khi đó phân biệt thính giác không tốt lại làm cho việc tạo ra các từ thiếu âm sắc.

☘️☘️☘️PROMPT là phương pháp tốt tác động vào cảm giác vùng miệng để trẻ cảm nhận được vị trí chính xác của các bộ phận cấu âm tương ứng với từng âm cụ thể các bạn ạ.

13/11/2024

Vote cho my love 😍

çççç Ba mẹ chủ động phòng tránh nhé ⏰⏰⏰
08/11/2024

çççç Ba mẹ chủ động phòng tránh nhé ⏰⏰⏰

🍀🍀🍀CÁC TRÒ CHƠI TĂNG CƯỜNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD) 💫💫💫Các trò chơi giúp tăng cường sự tập trung...
29/10/2024

🍀🍀🍀CÁC TRÒ CHƠI TĂNG CƯỜNG SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)

💫💫💫Các trò chơi giúp tăng cường sự tập trung cho trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD) thường được thiết kế để cải thiện kỹ năng chú ý, khả năng kiểm soát xung động và khả năng tổ chức. Dưới đây là một số trò chơi và hoạt động có thể hữu ích:

1. Trò chơi xếp hình (Puzzle)
• Tác dụng: Giúp trẻ rèn luyện sự tập trung và khả năng kiên nhẫn khi phải ghép các mảnh nhỏ lại với nhau để hoàn thành bức tranh.
• Cách chơi: Sử dụng các loại xếp hình từ đơn giản đến phức tạp tùy theo độ tuổi của trẻ.

2. Trò chơi xếp Lego
• Tác dụng: Giúp trẻ phát triển khả năng tư duy không gian, tổ chức và hoàn thành nhiệm vụ.
• Cách chơi: Khuyến khích trẻ xây dựng mô hình theo hướng dẫn hoặc tự sáng tạo ra mô hình riêng.

3. Simon Says (Simon bảo)
• Tác dụng: Trò chơi này giúp rèn luyện kỹ năng lắng nghe và kiểm soát xung động, đòi hỏi trẻ phải lắng nghe kỹ và chỉ hành động khi nghe "Simon bảo".
• Cách chơi: Một người làm Simon và ra lệnh cho người chơi làm theo các hướng dẫn như "Simon bảo dơ tay trái", "Simon bảo ngồi xuống". Người chơi chỉ làm theo khi có lệnh "Simon bảo".

4. Trò chơi trí nhớ (Memory Game)
• Tác dụng: Giúp cải thiện khả năng nhớ và tập trung.
• Cách chơi: Sử dụng các thẻ có hình ảnh giống nhau và yêu cầu trẻ phải nhớ vị trí của từng thẻ để ghép cặp.

5. Trò chơi đếm nhịp (Counting Beats)
• Tác dụng: Giúp trẻ tập trung vào việc nghe và đếm nhịp điệu, rèn luyện khả năng kiểm soát xung động.
• Cách chơi: Trẻ cần đếm số lần vỗ tay hoặc tiếng động nhất định theo nhịp.

6. Trò chơi yoga cho trẻ em
• Tác dụng: Yoga giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung, kiểm soát cơ thể và giảm căng thẳng.
• Cách chơi: Sử dụng các bài tập yoga nhẹ nhàng dành riêng cho trẻ em, kết hợp với các động tác thở.

7. Trò chơi vẽ tranh theo số (Color by Numbers)
• Tác dụng: Hoạt động này giúp trẻ học cách làm việc có hệ thống và tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể trong thời gian dài.
• Cách chơi: Trẻ vẽ tranh theo chỉ dẫn của các số tương ứng với từng màu.

8. Trò chơi tương tác qua ứng dụng điện thoại
• Tác dụng: Một số ứng dụng trò chơi dành riêng cho trẻ ADHD như Cogmed hoặc Lumosity có các bài tập phát triển trí nhớ, sự tập trung và kiểm soát hành vi.
• Cách chơi: Các ứng dụng này thường có giao diện thân thiện và yêu cầu trẻ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến trí nhớ và phản xạ.

9. Trò chơi bắt đầu và dừng lại (Start and Stop)
• Tác dụng: Rèn luyện khả năng kiểm soát xung động và giúp trẻ tập trung vào một tác vụ nhất định.
• Cách chơi: Trẻ sẽ bắt đầu thực hiện một hoạt động khi nghe tín hiệu "bắt đầu" và dừng lại khi nghe tín hiệu "dừng lại".

10. Chơi nhạc cụ
• Tác dụng: Chơi nhạc cụ giúp trẻ phát triển khả năng điều phối giữa trí óc và cơ thể, cải thiện sự tập trung và kiên nhẫn.
• Cách chơi: Khuyến khích trẻ học các nhạc cụ như piano, guitar hoặc trống, bắt đầu từ những bài đơn giản.

11. Chạy đua theo thời gian (Time Challenge)
• Tác dụng: Giúp trẻ học cách quản lý thời gian và tập trung vào hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian cụ thể.
• Cách chơi: Đặt một nhiệm vụ cho trẻ và yêu cầu hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, xây một mô hình Lego trong 10 phút.

🎇🎇🎇Những trò chơi trên không chỉ thú vị mà còn giúp trẻ bị tăng động giảm chú ý rèn luyện khả năng tập trung, kiên nhẫn và kiểm soát hành vi. Việc lồng ghép các hoạt động vui chơi trong môi trường hàng ngày cũng có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng một cách tự nhiên và hiệu quả hơn.





☘️☘️☘️Tâm thay đổi, cảm xúc sẽ thay đổi!!!Cảm xúc thay đổi, hành vi sẽ thay đổi_hành vi thay đổi, thói quen sẽ thay đổi🌎...
20/10/2024

☘️☘️☘️Tâm thay đổi, cảm xúc sẽ thay đổi!!!Cảm xúc thay đổi, hành vi sẽ thay đổi_hành vi thay đổi, thói quen sẽ thay đổi🌎Thói quen thay đổi, tính cách sẽ thay đổi; tính cách thay đổi, số phận sẽ thay đổi theo.

(Sách: Sổ tay điềm tĩnh và nóng giận)

Address

A7 Trung Tâm đô Thị Chí Linh
Chí Linh

Telephone

+84867445225

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Trung tâm chuyên biệt & Can thiệp sớm Tâm An Tuệ posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Trung tâm chuyên biệt & Can thiệp sớm Tâm An Tuệ:

Share