Hương Sơn Quê Mẹ

Hương Sơn Quê Mẹ Thời sự 24/7

25/06/2025
VẠCH TRẦN ÂM MƯU CỦA VIỆT TÂN LỢI DỤNG VẤN ĐỀ HOÀNG SA ĐỂ XUYÊN TẠC, CHIA RẼ NHÀ NƯỚC VỚI NHÂN DÂNMới đây, tổ chức phản ...
08/06/2025

VẠCH TRẦN ÂM MƯU CỦA VIỆT TÂN LỢI DỤNG VẤN ĐỀ HOÀNG SA ĐỂ XUYÊN TẠC, CHIA RẼ NHÀ NƯỚC VỚI NHÂN DÂN

Mới đây, tổ chức phản động Việt Tân tiếp tục tung ra một hình ảnh có nội dung bịa đặt trắng trợn: “Một chế độ mà nỡ bắt bỏ tù công dân mình khi dám viết: Hoàng Sa. Trường Sa. Việt Nam thì làm sao đủ can đảm hé mồm khi Trung Quốc điều chiến đấu cơ đến Hoàng Sa.” Đây là một ví dụ điển hình cho thủ đoạn xuyên tạc tinh vi, lợi dụng lòng yêu nước để gieo rắc hoài nghi, kích động chống phá và chia rẽ nhân dân với chính quyền.

Trước hết, cần khẳng định rõ: ở Việt Nam, không ai bị bắt chỉ vì viết hay nói rằng “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Cụm từ này không chỉ là khẳng định chủ quyền thiêng liêng của đất nước mà còn xuất hiện công khai trong sách giáo khoa, báo chí chính thống, phát ngôn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trên các diễn đàn quốc tế và được toàn xã hội tôn trọng. Những trường hợp bị xử lý theo pháp luật không phải vì bày tỏ lòng yêu nước, mà vì hành vi lợi dụng vấn đề nhạy cảm về chủ quyền để tung tin giả, kích động biểu tình trái phép, gây rối trật tự công cộng, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước – vi phạm nghiêm trọng Điều 117 và Điều 331 Bộ luật Hình sự. Không thể đội lốt “yêu nước” để hợp pháp hóa hành vi chống phá.

Luận điệu của Việt Tân là sự đánh tráo trắng trợn bản chất giữa “yêu nước chân chính” và “phản kháng sai trái”. Chúng cố tình tạo ra hình ảnh một “chế độ sợ sự thật”, một “nhà nước đàn áp người dân”, từ đó hướng dư luận vào suy nghĩ sai lệch rằng Nhà nước Việt Nam “bắt tay với Trung Quốc”, “im lặng trước xâm phạm chủ quyền”. Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại.

Việt Nam chưa bao giờ nhượng bộ bất kỳ thế lực nào trong vấn đề chủ quyền biển đảo. Trước việc Trung Quốc điều máy bay chiến đấu đến Hoàng Sa, Việt Nam liên tục phản đối công khai, bằng các hình thức ngoại giao, pháp lý, và đấu tranh chính trị tại các diễn đàn quốc tế. Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần ra tuyên bố khẳng định đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, đi ngược lại luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Việt Nam đã gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc, lên tiếng tại Liên Hợp Quốc, ASEAN, và các diễn đàn khu vực, khẳng định lập trường kiên định, bất biến về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa.

Vậy vì sao Việt Tân vẫn cố tình bóp méo sự thật? Mục tiêu sâu xa của chúng là phá hoại niềm tin của nhân dân vào chính quyền, ly gián khối đại đoàn kết toàn dân, làm cho người dân nghi ngờ chính sách đối ngoại và quốc phòng của Đảng, kích động biểu tình, bất ổn xã hội. Chúng tìm cách biến một bộ phận người dân – nhất là giới trẻ – trở thành công cụ vô thức tiếp tay cho chiến dịch truyền thông phản động dưới vỏ bọc “đấu tranh cho chủ quyền”.

Đáng chú ý hơn, những luận điệu như trên thường được tung ra mỗi khi Trung Quốc có động thái leo thang ở Biển Đông, nhằm mục tiêu kép: một mặt tấn công uy tín của chính quyền Việt Nam, mặt khác tạo ra cái cớ để quốc tế hoài nghi về tính chính danh và bản lĩnh đối ngoại của Việt Nam. Đây là thủ đoạn “ném đá giấu tay” cực kỳ nguy hiểm, bởi nó không chỉ bôi nhọ chế độ mà còn phá hoại con đường đấu tranh hợp pháp, hòa bình, khôn khéo và đầy bản lĩnh của Việt Nam.

Việt Nam không bao giờ chọn con đường đối đầu cực đoan hay “gào thét” trên truyền thông. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo là một tiến trình dài hơi, cần bản lĩnh chính trị, lý trí và sự hậu thuẫn mạnh mẽ của nhân dân. Đó là lý do tại sao những kẻ lợi dụng lòng yêu nước để gây rối, chia rẽ và phản kháng sai trái không bao giờ đại diện cho tiếng nói của dân tộc này.

Chúng ta – mỗi người dân Việt Nam – cần tỉnh táo nhận diện, phản bác và không tiếp tay lan truyền những luận điệu độc hại xuất phát từ tổ chức phản động như Việt Tân. Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, và bảo vệ chủ quyền không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước hay quân đội, mà là trách nhiệm của toàn dân. Đừng để những kẻ đội lốt “yêu nước” dẫn dắt ta đi lạc hướng, tiếp tay phá hoại chính nghĩa dân tộc.

Theo: Nhân quyền Việt Nam

Cảnh báo nghiêm khắc cho những kẻ vụ lợi bằng chiêu trò truyền thông bất lươngTrong thời đại bùng nổ thông tin, mạng xã ...
08/06/2025

Cảnh báo nghiêm khắc cho những kẻ vụ lợi bằng chiêu trò truyền thông bất lương

Trong thời đại bùng nổ thông tin, mạng xã hội trở thành không gian phản ánh đa chiều của đời sống, nhưng cũng là mảnh đất màu mỡ cho những kẻ cơ hội gieo rắc độc hại, lũng đoạn giá trị chân – thiện – mỹ. Vụ bắt giữ các đối tượng quản trị kênh Youtube “Người đưa tin” ngày 4/6 vừa qua là một minh chứng rõ ràng và đanh thép cho sự vào cuộc quyết liệt của pháp luật nhằm làm trong sạch môi trường truyền thông, đồng thời là hồi chuông cảnh tỉnh đối với những kẻ mượn danh “tự do ngôn luận” để trục lợi và phá hoại nền tảng xã hội.

Ba đối tượng Lê Văn Cần, Nguyễn Đức Minh và Nguyễn Hoàng Tân – những người đứng sau hệ thống kênh Youtube “Người đưa tin” – đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự. Bề ngoài đội lốt “người đưa tin”, thực chất họ là những kẻ thao túng truyền thông mạng, khai thác sự tò mò, hiếu kỳ của công chúng để phát tán hơn 6.700 video chứa nội dung xuyên tạc, chống phá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tấn công các cá nhân, tổ chức trong hệ thống chính trị. Từ đó, họ thu lợi bất chính hơn 10 tỷ đồng – con số không nhỏ, nhưng không thể nào so sánh với cái giá phải trả khi phá hoại niềm tin xã hội và sự ổn định quốc gia.

Hành vi của nhóm đối tượng này không chỉ là sự vi phạm pháp luật đơn thuần, mà còn là sự tha hóa đạo đức và lệch lạc giá trị. Họ đã đánh đổi lương tri để mưu cầu lợi ích cá nhân, biến truyền thông thành công cụ thao túng, chụp mũ, quy chụp, bóp méo sự thật. Những video tiêu cực ấy, dưới lớp vỏ “phản biện xã hội”, thực chất là ngòi nổ kích động hoài nghi, gieo rắc tâm lý bất an và từng bước làm xói mòn lòng tin vào thể chế. Cái gọi là “tự do ngôn luận” bị bóp méo thành thứ “ngôn luận tự do để chống phá”, thành công cụ kiếm tiền trên nỗi sợ hãi, bức xúc và sự hỗn loạn mà họ cố tình tạo ra.

Bài học ở đây không chỉ dành cho những người đã sa lưới, mà còn là lời cảnh báo mạnh mẽ cho bất kỳ ai đang hoặc có ý định bước chân vào con đường truyền thông bất lương. Lợi dụng công nghệ để phát tán sai sự thật, tấn công nền tảng chính trị – xã hội là hành vi không thể khoan nhượng, bởi nó gieo rắc sự bất ổn, kích động cực đoan và đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia. Cái giá mà những kẻ này phải trả không chỉ là những năm tháng tù tội, mà còn là sự khinh miệt của xã hội và sự tẩy chay của công luận.

Truyền thông, nếu không đi cùng với trách nhiệm và đạo đức, sẽ trở thành con dao hai lưỡi nguy hiểm. Trong môi trường mạng, sự lan truyền thông tin diễn ra với tốc độ chóng mặt, nhưng không vì thế mà luật pháp đứng yên. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát” – sự nghiêm minh của pháp luật sẽ luôn là bức tường thành vững chắc bảo vệ sự thật, công lý và sự ổn định của đất nước.

Mỗi công dân có quyền tự do ngôn luận, nhưng quyền ấy không thể và không bao giờ được dùng để xâm phạm lợi ích của cộng đồng, của Tổ quốc. Tự do không đồng nghĩa với vô chính phủ. Sự phát triển lành mạnh của xã hội đòi hỏi sự tỉnh táo của người tiếp nhận thông tin, sự nghiêm minh của pháp luật và đặc biệt là đạo đức, trách nhiệm từ những người làm truyền thông. Hãy dừng lại trước khi quá muộn, bởi lòng tham có thể che mờ lương tri, nhưng pháp luật thì không bao giờ nhắm mắt.

Nguồn: Nhân quyền Việt Nam.

07/06/2025
Giữ nguyên tắc “vì việc mà bố trí người” trong tinh gọn bộ máyĐể thực hiện thành công cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của...
07/06/2025

Giữ nguyên tắc “vì việc mà bố trí người” trong tinh gọn bộ máy

Để thực hiện thành công cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị cần triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều việc, trong đó, một vấn đề đặc biệt quan trọng là công tác cán bộ.

Hiện tượng “chạy chức” và “chia phần”

Có dịp tiếp xúc, trò chuyện với một số cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc diện phải sáp nhập, sắp xếp, tổ chức lại, chúng tôi cảm nhận được suy nghĩ, cách hành xử khác nhau của mỗi người. Phần nhiều cán bộ, công chức bày tỏ sự tin tưởng vào chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, coi việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là tất yếu khách quan, từ đó luôn nỗ lực, quyết tâm làm việc và nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công, sắp xếp của tổ chức. Một số nhận thấy trình độ, năng lực không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hoặc phải làm việc xa gia đình, điều kiện hoàn cảnh khó khăn, hoặc tìm được cơ hội việc làm phù hợp bên ngoài... nên chủ động xin nghỉ hưu sớm và hài lòng với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần cảnh giác với những biểu hiện “chạy chức, chạy quyền” để có được vị trí cao hơn, “ngon” hơn. Những người này coi việc sắp xếp lại bộ máy là cơ hội “nghìn năm có một”, vì từ nhiều phòng sáp nhập thành một phòng, từ nhiều cơ quan tổ chức lại thành một cơ quan, từ nhiều tỉnh hợp nhất thành một tỉnh... do đó, địa bàn sẽ rộng hơn, quy mô quản lý lớn hơn, thẩm quyền cao hơn... đồng nghĩa là sẽ có nhiều “bổng lộc” hơn nếu trở thành cán bộ có chức, có quyền ở những cơ quan, đơn vị, địa phương này. Bởi vậy, họ sẵn sàng “chạy” nhiều nơi, qua nhiều “cửa” với hy vọng sẽ “thu hoạch” được nhiều hơn thế.

Vậy họ “chạy” bằng cách nào? Câu trả lời là vẫn bằng những thủ đoạn không mới: Tận dụng các mối quan hệ sẵn có hoặc nhờ bạn bè, người thân giới thiệu, “dẫn lối” nhằm tiếp cận và dùng tiền hoặc các lợi ích vật chất, phi vật chất khác để nhờ vả, “đặt vấn đề” với những cá nhân giữ trọng trách, lãnh đạo cấp trên, từ đó tác động, gây ảnh hưởng, can thiệp vào quy trình công tác cán bộ theo hướng có lợi. “Cái mới” của việc “chạy chức, chạy quyền” trong bối cảnh sắp xếp, tổ chức lại bộ máy là những người này rất nhanh nhạy phát hiện ra các vị trí công tác “béo bở”, tiềm năng, những cán bộ có khả năng sẽ đảm nhận cương vị lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị, địa phương sau khi tổ chức lại để tạo quan hệ, đồng thời rất “quyết đoán” trong “đầu tư” nhằm không bỏ lỡ cơ hội.

Cùng với “chạy chức, chạy quyền”, cần đề phòng một biểu hiện tiêu cực khác trong công tác cán bộ khi sắp xếp, tổ chức lại bộ máy là tư tưởng “chia phần”. Đó là việc một số vị trí được “chia” cho các cán bộ từ cao xuống, bất chấp tình hình thực tiễn, phẩm chất, năng lực, sở trường, quy trình công tác cán bộ. Điều này khiến cán bộ, công chức ở cơ sở dù có trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng không còn cơ hội phấn đấu. Đó còn là tình trạng khi sáp nhập, nếu địa phương của anh, cơ quan của anh có người đảm nhận vị trí lãnh đạo sở, ngành này, phòng kia thì địa phương của tôi, cơ quan của tôi cũng phải được “chia phần” để giữ vị trí tương ứng...

Niềm tin suy giảm theo hiệu ứng domino

Những biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ nói trên nếu không được phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn sẽ dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng. Trước hết, niềm tin của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước rất có thể sẽ bị suy giảm theo hiệu ứng domino (lan truyền từ việc này sang việc khác). Thực vậy, sắp xếp, tổ chức lại bộ máy là cuộc cách mạng, được cả hệ thống chính trị thực hiện với quyết tâm rất cao. Cách mạng có nghĩa là phải xóa bỏ cái cũ, cái lạc hậu, mang lại cái mới, cái tiến bộ-đây là mục tiêu và cũng là kỳ vọng của toàn xã hội. Thế nhưng, khi đã được thực hiện với tư cách một cuộc cách mạng, nếu vẫn để xảy ra các biểu hiện tiêu cực, trong đó có tiêu cực trong công tác cán bộ thì sẽ khó tránh khỏi những băn khoăn, nghi ngại của dư luận: Vậy trong thực hiện các chủ trương, chính sách khác thì sao? Niềm tin bị suy giảm khiến lòng dân thiếu đồng thuận, thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, là mầm mống xuất hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đất nước.

Cùng với đó, nạn “chạy chức”, “chia phần” còn ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, kết quả của việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Đó là vì điều này sẽ dẫn tới tình trạng cán bộ, công chức “ngồi nhầm ghế”. Hậu quả là một số cán bộ thiếu tâm, thiếu tầm, thiếu tài, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện nhưng lại chiếm giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy công quyền. Ngược lại, nhiều cán bộ có năng lực, trình độ, phẩm chất tốt lại bị đẩy ra ngoài, tạo ra sự "chảy máu chất xám", lãng phí nguồn lực, làm giảm động lực phấn đấu, sáng tạo của cán bộ...

"Vì việc mà bố trí người"

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Phương cách “dụng nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sử dụng cán bộ “đúng chỗ, đúng việc”, “tùy tài mà dùng người”... Có thể nhận thấy cốt lõi của phương cách này chính là nguyên tắc “vì việc mà bố trí người”.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng, xác định công tác cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là “then chốt của then chốt”, từ đó có nhiều chỉ thị, nghị quyết, quy định... để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, kiểm soát quyền lực, phòng, chống tiêu cực. Công tác cán bộ trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy cũng không nằm ngoài dòng chảy đó.

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu rõ nguyên tắc “vì việc mà bố trí người” trong quá trình sáp nhập, hợp nhất, tinh gọn bộ máy và chuẩn bị nhân sự đại hội Đảng khi nhấn mạnh “phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác”. Mới đây, ngày 25-5-2025, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Kết luận số 157-KL/TW về triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính. Kết luận nêu rõ phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyệt đối tránh khuynh hướng, tư tưởng cục bộ địa phương, "lợi ích nhóm", tiêu cực...; nghiêm cấm việc tác động, can thiệp trong quá trình sắp xếp nhân sự...

Đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực như nạn “chạy chức, chạy quyền”, “chia phần” trong công tác cán bộ, giữ vững nguyên tắc “vì việc mà bố trí người” trong tinh gọn bộ máy là vấn đề quan trọng, cấp thiết. Để làm được điều này, trước hết, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan, đơn vị, địa phương cùng cấp ủy đảng phải là “chốt chặn” đầu tiên. Bởi thực tế cho thấy, nếu người đứng đầu thực sự gương mẫu, công tâm, không tham nhũng, tiêu cực, không dao động, nể nang trước sức ép, sự “gửi gắm” từ cấp trên; sức chiến đấu của các tổ chức đảng thực sự được phát huy thì tiêu cực sẽ khó có thể tồn tại. Bên cạnh đó, cần rà soát, hoàn thiện các quy định, quy trình công tác cán bộ theo hướng chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch, gắn với những tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, phù hợp, rõ ràng, tránh tình trạng lấy tập thể làm bình phong cho những quyết định mang tính cá nhân. Mặt khác, cũng rất cần có cơ chế gắn trách nhiệm của các tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu với việc thực hiện công tác cán bộ, đồng thời tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các biểu hiện vi phạm.

Cuối cùng, cần phải khẳng định rằng, phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm của từng cán bộ, công chức là nền tảng vững chắc để công tác cán bộ không bị tha hóa bởi những biểu hiện tiêu cực nói chung, giữ vững nguyên tắc “vì việc mà bố trí người” nói riêng. Mơ ước, khát vọng phát triển sự nghiệp của mỗi người là hoàn toàn chính đáng, song phải bằng tài năng, phẩm chất chứ không phải thông qua “chạy chức, chạy quyền”. Đây mới là con đường bền vững, đúng đắn mà mỗi cán bộ, công chức cần lựa chọn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

PHƯƠNG HIỀN

Tự do ngôn luận không phải là cái cớ cho hành vi công kích cá nhân: Câu chuyện từ phát biểu của Đại biểu Nguyễn Thị Xuân...
04/06/2025

Tự do ngôn luận không phải là cái cớ cho hành vi công kích cá nhân: Câu chuyện từ phát biểu của Đại biểu Nguyễn Thị Xuân

Các phiên họp Quốc hội những năm gần đây này càng thu hút sự quan tâm của dư luận, truyền thông phần lớn nhờ tính công khai, cởi mở, “bung và toang” mọi chủ trương chính sách pháp luận cho dân thoải mái nghiên cứu phán xét. Việc này đồng nghĩa dân chúng và truyền thông thoải mái giám sát phát ngôn, hành xử của các đại biểu đại diện mình trên nghị trường. Không ít phiên thảo luận sôi nổi tại nghị trường Quốc hội, đại biểu dám nói, dám kiến nghị các giải pháp mạnh tay để xử lý vấn nạn xã hội luôn là hình ảnh được trân trọng. Thế nhưng, thật đáng tiếc, có những thời điểm, những người dám nêu ý kiến ấy lại trở thành đối tượng bị tấn công dữ dội bởi chính dư luận – hoặc chính xác hơn, bởi một bộ phận dư luận bị dẫn dắt, kích động bởi thông tin chưa đầy đủ và truyền thông bẩn.

Trường hợp của Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân – đại biểu Quốc hội khóa XV, là một ví dụ điển hình cho hiện tượng đáng báo động đó.



👉Một đề xuất chính sách nghiêm túc bị bóp méo thành công cụ “ném đá hội đồng”

Tại kỳ họp Quốc hội ngày 16/5/2025, bà Nguyễn Thị Xuân phát biểu về việc nâng mức xử phạt các hành vi vi phạm giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Cụ thể, bà đề xuất cần xem xét nâng khung phạt từ 75 triệu đồng lên mức 150–200 triệu đồng đối với một số hành vi cố ý gây nguy hại nghiêm trọng đến trật tự an toàn giao thông và tính mạng cộng đồng – như hút cát trái phép trên tuyến đường thủy, phá hoại kết cấu hạ tầng đường sắt, chở quá tải hàng chục người trên quãng đường dài, hay điều khiển phương tiện đi ngược chiều trên cao tốc.

Rõ ràng, đây là một kiến nghị có cơ sở và định hướng rõ ràng, không nhắm vào số đông người dân bình thường – như những kẻ xuyên tạc cố tình dẫn dắt. Thực tế, nhiều quy định hiện hành như Nghị định 139/2021/NĐ-CP hay Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã xác lập mức phạt 75 triệu đồng cho các hành vi có tính chất nguy hiểm cao. Nhưng việc các vi phạm nghiêm trọng vẫn tiếp diễn là dấu hiệu cho thấy cơ chế răn đe hiện tại chưa đủ sức ngăn ngừa, và vì thế, đề xuất của bà Xuân hoàn toàn đáng được lắng nghe trong khuôn khổ nghị trường.

Tuy nhiên, đáng tiếc thay, thay vì tranh luận chính sách một cách tử tế, bình tĩnh và có trách nhiệm, nhiều cá nhân đã chọn cách tấn công cá nhân bằng sự ngụy biện cảm tính, cắt ghép thông tin và thậm chí vu khống.



👉Từ phản biện đến bạo lực ngôn từ: Khi mạng xã hội trở thành toà án cảm tính

Chúng ta đang sống trong thời đại của truyền thông số, nơi mà một phát biểu tại nghị trường có thể bị cắt xén trong vài giây, được thêm tiêu đề giật gân, đẩy lên mạng xã hội, và ngay lập tức trở thành mồi lửa cho cơn bão cảm xúc. Điều đáng lo ngại là nhiều người không đọc đầy đủ phát biểu, không hiểu rõ văn bản pháp lý liên quan, nhưng vẫn sẵn sàng “lên án”, phán xét một cách phiến diện và thậm chí lăng mạ nặng nề.

Khi bà Xuân nghỉ hưu – một sự kiện diễn ra đúng quy trình, đúng tuổi theo quy định – thì chính những người từng tấn công phát biểu của bà lại tiếp tục bịa đặt rằng đây là một hình thức “trừng phạt” cho việc bà “dám nói”. Họ vin vào sự trùng hợp thời điểm để dựng lên thuyết âm mưu, gieo rắc nghi ngờ vào bộ máy tổ chức cán bộ, gieo rắc tâm lý hoài nghi vào lòng dân.

Điều đó không chỉ đánh lạc hướng nhận thức xã hội, mà còn đe dọa tính dân chủ của nghị trường – nơi các đại biểu được hiến định quyền phát biểu, phản biện, kiến nghị, và trách nhiệm ấy cần được tôn trọng, bảo vệ, thay vì bị biến thành “mồi” cho các chiến dịch công kích bạo lực ngôn từ.



👉Tấn công người dám nói: Một xã hội đang tự huỷ niềm tin vào chính mình

Nếu chúng ta để hiện tượng đánh hội đồng người phát biểu chính sách trở thành chuyện bình thường, thì chính là chúng ta đang tự phá hoại nền dân chủ mà mình mong muốn xây dựng. Một xã hội lành mạnh không thể tồn tại nếu mọi phát biểu khác biệt đều bị chụp mũ, bóp méo, hoặc biến thành trò tiêu khiển tập thể.

Bà Nguyễn Thị Xuân là một người đã có gần 40 năm công tác trong lực lượng Công an nhân dân, từng giữ nhiều vị trí chỉ huy, đóng góp tích cực cho hoạt động giám sát, phản biện và xây dựng pháp luật tại Quốc hội. Dẫu có thể còn những ý kiến cần hoàn thiện về cách diễn đạt hoặc phương pháp truyền tải, thì việc một đại biểu Quốc hội dũng cảm đề xuất các giải pháp mạnh tay, quyết liệt để bảo vệ tính mạng người dân và an toàn xã hội vẫn cần được trân trọng.

Hành vi xuyên tạc, cắt ghép, bôi nhọ một đại biểu vì một phát biểu tại nghị trường, thực chất là một hành vi phản dân chủ, làm nghèo nàn môi trường tranh luận chính sách, và nguy hiểm hơn, gieo rắc tâm lý sợ hãi vào đội ngũ cán bộ, khiến họ ngần ngại cất lên tiếng nói đổi mới.



👉Đừng để truyền thông bẩn chi phối tư duy của một xã hội

Chúng ta đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của truyền thông độc hại – nơi mà tin giả, thông tin cắt ghép, tiêu đề giật gân đang len lỏi vào mọi ngóc ngách đời sống. Trong không gian ấy, người dân cần tỉnh táo hơn bao giờ hết, để phân biệt ranh giới giữa phản biện chính sách và công kích cá nhân, giữa tranh luận lành mạnh và sự xúc phạm.

Một xã hội tử tế không phải là xã hội luôn đồng thuận, mà là nơi mọi quan điểm đều được phản biện bằng lý trí, bằng thông tin đầy đủ, bằng sự tôn trọng. Nếu không, chúng ta sẽ đánh mất điều căn cốt nhất trong tiến trình dân chủ: quyền được nói, được nghe và được đối thoại trong sự tử tế.



Việc Thiếu tướng, Đại biểu Nguyễn Thị Xuân đề xuất nâng mức phạt vi phạm giao thông là một vấn đề có thể tiếp tục bàn luận, tranh luận, phản biện về tính khả thi, về mức độ áp dụng. Nhưng biến một ý kiến chính sách thành cái cớ để tấn công nhân thân, để suy diễn chính trị, để gieo rắc hận thù là hành vi không thể chấp nhận trong một xã hội văn minh.

Là một nhà báo, tôi từng chứng kiến không ít cơn “bão dư luận”, nhưng điều khiến tôi luôn day dứt là: khi đám đông đã bị dẫn dắt bởi cảm xúc và thiếu thông tin, thì sự thật sẽ luôn là nạn nhân đầu tiên.

Và tôi mong, trong thời đại của nhiều tiếng nói, chúng ta đừng để tiếng nói có lý lẽ bị nhấn chìm bởi tiếng hò reo vô tri.



Tham khảo bối cảnh, tình huống bà Xuân nêu quan điểm nâng mức xử phạt lên 200 triệu đồng:

👉Bối cảnh nghị trường: Thảo luận Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ

Vào ngày 16/5/2025, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Đại biểu Nguyễn Thị Xuân – khi ấy là Thiếu tướng Công an, Phó trưởng Ban Dân nguyện – đã có phát biểu góp ý cho Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ (do Bộ Công an chủ trì soạn thảo).

Đây là một đạo luật mới, tách ra từ Luật Giao thông đường bộ hiện hành, nhằm quản lý riêng lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông (giao cho Bộ Công an), trong khi phần về hạ tầng, quy hoạch, kỹ thuật giao thông được giữ lại trong Luật Giao thông đường bộ sửa đổi (do Bộ GTVT chủ trì).

Vì vậy, việc đưa ra các đề xuất xử phạt hành vi vi phạm nghiêm trọng là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu và nội dung của dự thảo luật mới.



👉Cơ sở thực tiễn: Tình trạng vi phạm giao thông nghiêm trọng, tái diễn có hệ thống

Phát biểu của bà Xuân không đến từ cảm tính, mà có cơ sở thực tiễn rõ ràng, phản ánh những hành vi vi phạm giao thông nghiêm trọng, tái diễn, gây hậu quả lớn:
• Hút cát trái phép trên tuyến đường thủy nội địa, gây sạt lở bờ sông, hủy hoại môi trường và hạ tầng thủy lợi – thường chỉ bị xử phạt 50-75 triệu đồng, không đủ sức răn đe so với hàng tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động khai thác trái phép.
• Chở quá tải người trên các tuyến xe khách đường dài: Có xe chở vượt 30-40 người, chạy hàng trăm km, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn hàng loạt.
• Phá hoại kết cấu hạ tầng giao thông: Có tình trạng tự ý thay đổi số khung, số máy xe siêu trọng; đi ngược chiều trên cao tốc, chạy ngược chiều với vận tốc cao – là những hành vi cố ý, có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

=> Những hành vi này không còn ở mức vi phạm hành chính thông thường, mà tiệm cận mức độ hình sự, song trong thực tế vẫn chỉ bị xử lý hành chính, mức phạt thấp không đủ sức răn đe.



👉Cơ sở pháp lý: So sánh với các nghị định hiện hành

Bà Xuân dẫn chứng rất cụ thể từ hai nghị định hiện hành:
• Nghị định 139/2021/NĐ-CP: Phạt đến 75 triệu đồng với hành vi nạo vét luồng đường thủy trái phép.
• Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Phạt mức tương tự với hành vi chở quá số người quy định, can thiệp kết cấu xe tải siêu trọng, gây nguy cơ tai nạn nghiêm trọng.

=> Tuy nhiên, mức phạt 75 triệu đồng được cho là chưa tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi. Lợi nhuận từ việc vi phạm vượt xa số tiền phạt, dẫn đến hiện tượng “vi phạm lặp đi lặp lại”, thách thức pháp luật.

Từ đây, bà Xuân đề nghị cần cân nhắc mở rộng khung phạt lên đến 150–200 triệu đồng cho một số hành vi đặc biệt nghiêm trọng, để nâng tính răn đe, bảo vệ an toàn tính mạng người dân.



👉Về thời điểm phát biểu: Cận kề thời điểm nghỉ hưu

Một yếu tố quan trọng khác là: Phát biểu được đưa ra khi bà Nguyễn Thị Xuân chuẩn bị nghỉ hưu theo Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng với cán bộ không đủ thời gian tái cử cấp ủy.
• Điều này có thể khiến một bộ phận dư luận hiểu nhầm hoặc bị dẫn dắt rằng đây là “lời cuối” hoặc “phát ngôn chính trị mang động cơ cá nhân”.
• Trong thực tế, đây là trách nhiệm cuối cùng của một đại biểu trước khi kết thúc nhiệm kỳ, và là hành vi thể hiện tinh thần trách nhiệm, không e ngại phát ngôn “mất lòng” vào thời điểm nhạy cảm.



👉Phản ứng xã hội và những hiểu nhầm tai hại

Sau khi bà Xuân phát biểu, một số đoạn bị cắt xén, bóp méo, khiến dư luận hiểu sai bản chất đề xuất, và cho rằng “bà Xuân đề nghị phạt dân thường tới 200 triệu”, “moi tiền dân lành”.

Điều này dẫn đến:
• Tấn công cá nhân: Nhiều người xúc phạm danh dự bà Xuân, mỉa mai việc bà nghỉ hưu như “kết cục thất bại”.
• Đánh tráo khái niệm: Biến đề xuất xử phạt hành vi nghiêm trọng thành hành vi “tăng thu ngân sách từ dân”.
• A dua cảm tính: Nhiều người không đọc đầy đủ bối cảnh pháp lý – nghị trường – thực tiễn, nhưng hùa theo những giật tít sai lệch từ truyền thông phi chính thống.



👉Tầm quan trọng của phát biểu này trong môi trường lập pháp

Phát biểu của bà Xuân là điển hình của:
• Sự dũng cảm trong phát biểu chính sách nhạy cảm
• Trách nhiệm với thực tiễn xã hội, không né tránh các vấn đề nóng
• Tư duy lập pháp có chiều sâu, không theo đuôi dư luận



Bối cảnh và điều kiện phát biểu của Đại biểu Nguyễn Thị Xuân hoàn toàn phù hợp với chức trách đại biểu Quốc hội trong một nền dân chủ nghị trường lành mạnh. Việc bà đề xuất nâng mức phạt vi phạm giao thông lên 200 triệu đồng:
• Có cơ sở thực tiễn từ các hành vi vi phạm nghiêm trọng và tái diễn.
• Có cơ sở pháp lý từ các nghị định hiện hành chưa đủ răn đe.
• Diễn ra trong khuôn khổ thảo luận chính sách tại nghị trường.
• Là hành động trách nhiệm, không nhằm mục đích cá nhân, dù trùng thời điểm nghỉ hưu.

Sự việc cho thấy một bài học lớn về ứng xử dân chủ và tư duy phản biện có trách nhiệm, đồng thời cảnh báo về nguy cơ đám đông bị dẫn dắt bởi truyền thông cắt xén và cảm tính bốc đồng.

Bộ Chính trị: Hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 15/8, cấm tác động sắp xếp nhân sựBộ Chính trị yêu cầu đưa vào hoạt động cấ...
27/05/2025

Bộ Chính trị: Hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 15/8, cấm tác động sắp xếp nhân sự

Bộ Chính trị yêu cầu đưa vào hoạt động cấp xã mới từ ngày 1/7, phấn đấu hoàn thành trước ngày 15/7. Cấp tỉnh phấn đấu hoàn thành trước ngày 15/8. Nghiêm cấm việc tác động, can thiệp trong quá trình sắp xếp nhân sự; xử lý nghiêm vi phạm.
Ngày 25/5, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 157-KL/TW về triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.

Tại kết luận, Bộ Chính trị giao cán bộ được Bộ Chính trị phân công triệu tập, đồng chủ trì cùng các bí thư tỉnh ủy, thành ủy trong diện hợp nhất, sáp nhập chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương, kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp, về xây dựng phương án, chuẩn bị công tác nhân sự cấp ủy, cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.

“Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyệt đối tránh khuynh hướng, tư tưởng cục bộ địa phương, "lợi ích nhóm", tiêu cực”, Bộ Chính trị nêu rõ tại kết luận, đồng thời giao cán bộ được Bộ Chính trị phân công triệu tập chủ trì, chỉ đạo việc xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố (mới).

Bộ Chính trị yêu cầu đưa vào hoạt động cấp xã mới từ ngày 1/7, phấn đấu hoàn thành trước ngày 15/7. Cấp tỉnh phấn đấu hoàn thành trước ngày 15/8. Nghiêm cấm việc tác động, can thiệp trong quá trình sắp xếp nhân sự; xử lý nghiêm vi phạm (nếu có).

Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương hoàn thành dự thảo Nghị định về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền cho chính quyền địa phương 2 cấp, Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp xã theo đúng kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là chủ trương phân cấp, phân quyền.

Hướng dẫn tạm thời biên chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã, phường, đặc khu, hoàn thành trong tháng 5/2025.

Sau đó, xác định vị trí việc làm gắn giao biên chế cho địa phương bảo đảm trong thời hạn 5 năm cơ bản số lượng biên chế thực hiện theo đúng quy định của cấp có thẩm quyền giao.

Tiếp tục rà soát, bổ sung hướng dẫn kịp thời các nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện hoặc chuyển tiếp khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động của chính quyền cấp huyện, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hoàn thành trước ngày 5/6/2025, bảo đảm hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, liên tục, không gián đoạn và hiệu quả.

Hoàn thiện phương án nhân sự cấp uỷ, cấp tỉnh trước 15/6

Kết luận của Bộ Chính trị nêu rõ, Đảng ủy Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan đến tiêu chuẩn chức danh công chức xã, phường, đặc khu kèm theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; về chế độ, chính sách hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hoàn thành trước ngày 15/6/2025.

Bộ Chính trị giao Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo Đảng ủy Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nghiên cứu, sớm ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc kết thúc hoạt động, không lập tổ chức công đoàn trong các cơ quan hành chính, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp hưởng 100% lương từ ngân sách nhà nước đảm bảo đồng bộ với quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và Luật Công đoàn.

Bộ Chính trị giao Ban Tổ chức Trung ương tổng hợp ý kiến trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định ban hành các quy định có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, quy chế làm việc của đảng ủy xã, phường, đặc khu, của các cơ quan tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp cấp ủy cấp xã... để làm cơ sở cho địa phương triển khai thực hiện Đề án kết thúc hoạt động của cấp huyện, thành lập cấp xã mới.

Cùng với đó, phối hợp các cơ quan có liên quan, các tỉnh uỷ, thành uỷ thuộc diện hợp nhất, sáp nhập hoàn thiện phương án nhân sự cấp uỷ, cấp tỉnh báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư... xem xét, quyết định trước ngày 20/6/2025 (phấn đấu hoàn thành trước ngày 15/6/2025).

Đồng thời phối hợp các tỉnh ủy, thành ủy thuộc diện sáp nhập hoàn thiện Đề án chấm dứt hoạt động của các đảng bộ tỉnh, thành phố thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và lập Đảng bộ tỉnh, thành phố (mới).

Address

Ha Tinh

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hương Sơn Quê Mẹ posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share