Công an thị trấn Yên Định

Công an thị trấn Yên Định trang thông tin, tin tức thị trấn yên định

29/06/2025
Công an xã Hải Hậu tỉnh Ninh Bình mới trân trọng thông báo trụ sở giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân sau sáp nhậ...
29/06/2025

Công an xã Hải Hậu tỉnh Ninh Bình mới trân trọng thông báo trụ sở giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân sau sáp nhập từ ngày 1/7/2025 .

24/06/2025

Công an thị trấn Yên Định thông báo:
Để phục vụ cập nhật tách gộp trên phần mềm dân cư theo địa giới hành chính 2 cấp, Công an thị trấn Yên Định tạm thời ngừng tiếp nhận hồ sơ cấp Căn Cước và Định danh điện tử từ ngày 26/06/2025 đến khi có thông báo mới!
Trân trọng!

📌📌📌📢📢📢 Theo quy định của pháp luật, hành vi phơi thóc lúa, rơm rạ, nông sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường b...
19/06/2025

📌📌📌📢📢📢 Theo quy định của pháp luật, hành vi phơi thóc lúa, rơm rạ, nông sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ thì cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 200.000đồng đến 250.000đồng theo điểm g, khoản 2, điều 12 nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của chính phủ. Trường hợp vi phạm gây tai nạn giao thông, có thể bị xử lý hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
📌📌📌 Ngoài ra , hành vi đốt rơm rạ ngoài trời cạnh khu dân cư, các tuyến giao thông chính thì cá nhân bị phạt tiền từ 2.500.000đ - 3.000.000đ theo khoản 1, điều 41, nghị định 45/2022/NĐ-CP của chính phủ hoặc cao hơn nếu gây cháy, tai nạn.
📢📢📢 Công an thị trấn Yên Định đề nghị toàn thể nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; không đốt rơm rạ trên đồng ruộng, không chiếm dụng lòng, lề đường phơi thóc lúa, đốt rơm rạ, để máy tuốt gây cản trở giao thông. Mọi trường hợp cố tình vi phạm, công an thị trấn sẽ xử lý theo quy định pháp luật!

11/06/2025
🔔 Khuyến Cáo: Tăng Cường Quản Lý Thanh Thiếu Niên Có Biểu Hiện Sai Lệch, Tránh Vi Phạm Pháp Luật1. Gia đình là nền tảng ...
30/05/2025

🔔 Khuyến Cáo: Tăng Cường Quản Lý Thanh Thiếu Niên Có Biểu Hiện Sai Lệch, Tránh Vi Phạm Pháp Luật

1. Gia đình là nền tảng đầu tiên trong việc hình thành nhân cách
• Dành thời gian quan tâm, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con.
• Chủ động phát hiện sớm các biểu hiện bất thường như: tụ tập thâu đêm, bỏ học, có biểu hiện sử dụng chất kích thích, mang theo hung khí, mê game bạo lực…

2. Tăng cường giáo dục pháp luật và đạo đức
• Dạy con hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến độ tuổi vị thành niên như: trộm cắp, gây rối trật tự, bạo lực học đường, xâm hại…
• Khuyến khích tham gia các lớp giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoại khóa, đoàn thể.

3. Kiểm soát và định hướng việc sử dụng mạng xã hội, Internet
• Giám sát nội dung truy cập, thời gian online; tránh để trẻ tiếp xúc với các nội dung độc hại: bạo lực, khiêu dâm, trào lưu lệch lạc.
• Dạy trẻ kỹ năng phân biệt đúng sai trên môi trường mạng.

4. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường và chính quyền địa phương
• Khi phát hiện con em có biểu hiện vi phạm, cần chủ động hợp tác với nhà trường, công an khu vực để kịp thời xử lý, ngăn chặn.
• Khuyến khích tham gia các tổ tự quản, tổ bảo vệ dân phố để xây dựng môi trường sống an toàn.

5. Tránh bao che, dung túng khi con em vi phạm
• Không bênh vực mù quáng; nên giáo dục kỷ luật kết hợp tình thương để trẻ hiểu được hậu quả của hành vi sai trái.
• Nếu cần, hãy tìm đến chuyên gia tâm lý, tổ chức hỗ trợ thanh thiếu niên để can thiệp kịp thời.

27/05/2025

Mức xử phạt tại Nghị định số 106/2025/NĐ-CP ngày 15/05/2025 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH

Mức xử phạt tại Nghị định số 106/2025/NĐ-CP ngày 15/05/2025 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH

Hiện nay, tình hình cháy, nổ ở nước ta đang có diễn biến rất phức tạp và gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ cháy, nổ là do ý thức và trách nhiệm chưa cao của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Đồng thời, mức xử phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ còn chưa cao, dẫn đến tình trạng nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân vẫn chấp nhận vi phạm quy định về PCCC và CNCH mà không thực hiện các biện pháp, giải pháp khắc phục tại Biên bản kiểm tra về PCCC và CNCH của cơ quan có thẩm quyền. Ngày 15/05/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 106/2025/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH, có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp và bảo đảm tính nghiêm minh, thượng tôn của pháp luật.

Cục Cảnh sát PCCC và CNCH giới thiệu về một số điểm mới về mức xử phạt tại Nghị định số 106/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh PCCC và CNCH, cụ thể:

1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thành lập quản lý Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành; phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

- Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vikhông thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở.

- Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vikhông thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.

* Mục đích của hành vi này:

Điều 37 Luật PCCC và CNCH và Điều 20 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP đã quy định cụ thể trách nhiệm người đứng đầu cơ sở phải thành lập, duy trì Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành. Đối với cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy có dưới 20 người thường xuyên làm việc tại cơ sở thì không yêu cầu thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở nhưng phải phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bằng văn bản.

Việc không thành lập, quản lý, duy trì Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành sẽ dẫn đến không kịp thời phát hiện, phòng ngừa nguy cơ xảy ra cháy lan, cháy lớn, không chủ động trong thường trực sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại chỗ khi có cháy, nổ xảy ra. Đồng thời gây khó khăn trong việc phối hợp tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH và lực lượng tại chỗ.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy địnhvề thành lập quản lý Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành; phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 106/2025/NĐ-CP.

2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy

- Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vikhông thực hiện tự kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy định kỳ.

- Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không chấp hành việc đình chỉ hoạt động có thời hạn tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của người có thẩm quyền hoặc không chấp hành quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

* Mục đích của hành vi này:

Điều 11 Luật PCCC và CNCH và Điều 4 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông có trách nhiệm tự kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, thực hiện văn bản kiến nghịvề phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Công an. Việc người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông duy trì điều kiện an toàn PCCC có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó giúp bảo vệ tính mạng và tài sản của mọi người, đồng thời giảm thiểu thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

Trường hợp người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông không thực hiện các yêu cầu về PCCC và CNCH tại văn bản kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền (không thực hiện tự kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy định kỳ; không chấp hành việc đình chỉ hoạt động có thời hạn tại quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC và CNCH của người có thẩm quyền hoặc không chấp hành quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về PCCC và CNCH) sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 106/2025/NĐ-CP.

3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt

- Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không bảo đảm khoảng cách phòng cháy, chữa cháy theo quy định;

- Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt ở những khu vực có quy định cấm hoặc hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

* Mục đích của hành vi này:

Điều 8 Luật PCCC và CNCH và Điều 13 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP, người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông và mỗi cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất dễ cháy, nổ.

Việc vi phạm quy định trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, cháy lan, cháy lớn gây hậu quả thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội của đất nước.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 106/2025/NĐ-CP.

4. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong lắp đặt, sử dụng điện

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không có giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà hoặc không có hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc không duy trì nguồn điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy;

* Mục đích của hành vi này:

Ở nước ta hiện nay, có trên 70% các vụ cháy được điều tra và làm rõ nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện. Điều này cho thấy, người dân vẫn chưa có nhận thức đầy đủ trong việc đảm bảo an toàn điện cũng như chấp hành quy định phòng cháy, chữa cháy trong lắp đặt, sử dụng điện gây ra những vụ cháy, nổ gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong quá trình sử dụng thiết bị điện, chúng ta cần phải lưu ý đến quy trình an toàn điện, thường xuyên kiểm tra đường dây, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện như: Cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm và các thiết bị sử dụng điện trong nhà. Đặc biệt, phải ngắt hẳn nguồn điện các thiết bị khi không sử dụng để đề phòng cháy nổ, chập điện.

Ngoài ra, Điều 24 Luật PCCC và CNCH quy định “khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà còn phải có giải pháp ngăn cháy và trang bị phương tiện chữa cháy phù hợp, bảo đảm tiêu chuẩn” đây là một điểm mới trong quy định của pháp luật về PCCC và CNCH nhằm hướng đến các giải pháp bảo đảm điều kiện an toàn phòng cháy trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc sử dụng xe điện hướng tới mục tiêu “bảo vệ, thân thiện với môi trường, vì tương lai xanh”. Tuy nhiên, theo thống kê từ dữ liệu EV FireSafe từ năm 2010 đến giữa năm 2024, toàn thế giới ghi nhận khoảng 500 vụ cháy liên quan đến pin xe điện, trong tổng số hơn 30 triệu xe điện đang lưu hành và các giải pháp chữa cháy đối với xe điện hiện nay trên thế giới cũng chỉ mang tính chất phòng ngừa cháy, nổ như: Cải thiện công nghệ pin lithium, cảm biến nhiệt độ và gas, cảnh báo sớm đến tài xếqua màn hình điều khiển và sử dụng chất chữa cháy chuyên dụng (chữa cháy khô; bọt chữa cháy chuyên dụng, dung dịch cách điện,..).

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong lắp đặt, sử dụng điện sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 106/2025/NĐ-CP.

5. Phạt tiền đối với hành vivi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong quản lý, bảo quản, sử dụng, sản xuất kinh doanh và vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc kinh doanh trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy khi bốc, dỡ, bơm, chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ra khỏi phương tiện giao thông hoặc không duy trì các biện pháp an toàn phòng cháy cho thiết bị, đường ống chuyển chất khí, chất lỏng dễ cháy, nổ hoặc bốc, dỡ, bơm, chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ tại địa điểm không bảo đảm an toàn phòng cháy.

* Mục đích của hành vi này:

Điều 21 Luật PCCC và CNCH và Điều 3 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP đã quy định cụ thể các điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu vực bảo quản, sử dụng, sản xuất, kinh doanh và bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi vận chuyểnchất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

Việc không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy trongquản lý, bảo quản, sử dụng, sản xuất kinh doanh và vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ sẽ vô cùng nguy hiểm vì tính chất, đặc thù loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổcó khả năng gây cháy, nổ cao và làm nguy hại đến tính mạng, sức khỏe con người, gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến môi trường, an ninh, trật tự.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trongquản lý, bảo quản, sử dụng, sản xuất kinh doanh và vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 14, 15 và Điều 16 Nghị định số 106/2025/NĐ-CP.

6. Phạt tiền đối với hành vivi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

- Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc nhóm 2 theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc nhóm 1 theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc không nộp tiền được trích cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.

* Mục đích của hành vi này:

Điều 48 Luật PCCC và CNCH và Điều 35 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP đã quy định cụ thể các cơ sở thuộc danh mục phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở. Việc quản lý nguồn thu từ bảo hiểmcháy, nổ bắt buộc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ đồng thời nguồn thu này được sử dụng cho hoạt động PCCC và CNCH (mua sắm phương tiện PCCC, CNCH; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về PCCC và CNCH; tập huấn, bồi dưỡng và khen thưởng) nhằm mục đích bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phòng ngừa cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra.

Việc các cơ sở thuộc danh mục phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộchoặc không nộp tiền được trích cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc sẽ gây thất thoát, ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước đồng thời gây khó khăn trong quá trình xác minh, giải quyết vụ cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH (việc kê khai tài sản bị cháy, định giá tài sản gặp nhiều khó khăn)

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không chấp hành việc mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 106/2025/NĐ-CP.

7. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm về lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy

- Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy.

- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Kinh doanh, đưa phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy vào lưu thông khi chưa được cấp phép hoặc sử dụng hồ sơ, tài liệu sai sự thật để đề nghị cấp giấy phép lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy.

* Mục đích của hành vi này:

Điều 44 Luật PCCC và CNCH và Điều 23 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP đã quy định cụ thểphương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháytrước khi lưu thông trên thị trường phải được cơ quan có thẩm quyềncấp giấy phép lưu thông nhằm bảo đảm chất lượng, sản phẩm tốt nhất đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đưa vào hoạt động, sử dụng.

Việckinh doanh, đưa phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy vào lưu thông khi chưa được cấp phép sẽ dẫn đến chất lượng phương tiện, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy không bảo đảm, người sử dụng bị thiệt thòi và ảnh hưởng đến việc bảo đảm an toàn PCCC và CNCH cho người dân.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép hoặc đưa phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy vào lưu thông khi chưa được cấp phép hoặc sử dụng hồ sơ, tài liệu sai sự thật để đề nghị cấp giấy phép lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 106/2025/NĐ-CP.

8. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm về trang bị, lắp đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy hoặc không trang bị, lắp đặt hệ thống chữa cháy hoặc không trang bị phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới.

- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không duy trì hoạt động của hệ thống báo cháy đã được trang bị, lắp đặt hoặc không duy trì hoạt động của hệ thống chữa cháy đã được trang bị, lắp đặt.

- Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không bảo dưỡng hệ thống báo cháy hoặc không bảo dưỡng hệ thống chữa cháy.

* Mục đích của hành vi này:

Điều 8 Luật PCCC và CNCH và phụ lục IV, phụ lục V Nghị định số 105/2025/NĐ-CP đã quy định người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông phải trang bị,duy trì tính năng sử dụng của phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Việc không trang bị, lắp đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộlà nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cháy, nổ xảy ra và đồng thời gián tiếp gây ra các vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản (do không có phương tiện chữa cháy thông dụng, dụng cụ phá dỡ thô sơ cho nên không dập tắt được ngay từ đầu các đám cháy mới phát sinh).

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không chấp hành việc trang bị, lắp đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 20, 21 và Điều 22 Nghị định số 106/2025/NĐ-CP.

9. Phạt tiền đối với hành vi vi phạmquy định về thông gió, chống khói

- Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì giải pháp thông gió cho khu vực sản xuất, bảo quản, kinh doanh, sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đã được trang bị, lắp đặt.

- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không có giải pháp thông gió tự nhiên hoặc không có giải pháp thông gió thoát khói hoặc không trang bị, lắp đặt hệ thống tạo áp suất dư cho khu vực phải trang bị, lắp đặt.

* Mục đích của hành vi này:

Điều 21 Luật PCCC và CNCH và Điều 6 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP đã quy định việc duy trìgiải pháp thông gió, thiết bị phát hiện sự cố rò rỉ chất khí nguy hiểm về cháy, nổ phù hợp với công năng, đặc điểm của nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ và phương ánthoát khói cho nhà, gian phòng; hệ thống cung cấp không khí bảo vệ chống khói cho giếng thang máy, buồng thang bộ, khoang đệm nhằm bảo đảm an toàn PCCC và CNCH.

Việc không có giải pháp thông gió, chống khói sẽ làm cho khói khí độc trong quá trình cháy không thoát ra được bên ngoài, tích tụ tại khu vực xảy ra cháy, nổ gây ảnh hưởng trực tiếp đến con người khi hít phải và khó khăn trong quá trình di chuyển thoát nạn. Đồng thời làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH trong quá trình tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không chấp hành việc không duy trì giải pháp thông gió cho khu vực sản xuất, bảo quản, kinh doanh, sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ vàgiải pháp thông gió thoát khói sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 106/2025/NĐ-CP.

10. Phạt tiền đối với hành vi vi phạmquy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không duy trì lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn của nhà, công trình hoặckhông có đủ lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn của nhà, công trình.

* Mục đích của hành vi này:

Điều 14 Luật PCCC và CNCH và Điều 6 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP đã quy định việcduy trì lối thoát nạn, đường thoát nạn của nhà, công trình hoặc có đủ lối thoát nạn, đường thoát nạn của nhà, công trình.

Việc không duy trì lối thoát nạn, đường thoát nạn của nhà, công trình hoặc có đủ lối thoát nạn, đường thoát nạn của nhà, công trình sẽ gây ảnh hưởng đến con người trong quá trình thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không duy trì lối thoát nạn, đường thoát nạn của nhà, công trình hoặc có đủ lối thoát nạn, đường thoát nạn của nhà, công trình nhằm bảo đảm an toàn PCCC và CNCH sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 106/2025/NĐ-CP.

11. Phạt tiền đối với hành vi vi phạmquy định về ngăn cháy

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng nhà, công trình không bảo đảm khoảng cách phòng cháy, chữa cháy.

* Mục đích của hành vi này:

Điều 16 Luật PCCC và CNCH và Điều 6 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP đã quy định việc duy trì khoảng cách phòng cháy, chữa cháy giữa công trình, hạng mục công trình trong cùng lô đất hoặc ranh giới khu đất theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Việc không bảo đảm khoảng cách phòng cháy, chữa cháy theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà sản xuất (khoảng cách phòng cháy, chữa cháy trong xăng dầu; kho vật liệu nổ, PCCC rừng,…) sẽ dễ dẫn tới nguy cơ cháy, nổ cao gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân khôngbảo đảm khoảng cách phòng cháy, chữa cháy sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 106/2025/NĐ-CP

12. Phạt tiền đối với hành vi vi phạmquy định về xây dựng, phê duyệt và thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

- Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông.

- Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông.

* Mục đích của hành vi này:

Điều 8 Luật PCCC và CNCH và Điều 15, 16 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP đã quy định việc xây dựng, phê duyệt và thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộcủa cơ sở, phương tiện giao thông.

Việc không tổ chức thực tập, xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông sẽ dẫn tới việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không chuẩn bị sẵn sàng các phương án, tình huống chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và kỹ năng thoát nạn, sử dụng thành thạo phương tiện chữa cháy thông dụng, dụng cụ phá dỡ thô sơ cho cán bộ, nhân viên khi gặp tình huống cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không tổ chức thực tập, xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 106/2025/NĐ-CP.

13. Phạt tiền đối với hành vi vi phạmquy định về chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì đường giao thông cho phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoạt động.

* Mục đích của hành vi này:

Điều 16 Luật PCCC và CNCH và Điều 6 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP đã quy định việc bảo đảm đường giao thông cho các hoạt độngchữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (đường giao thông, triển khai phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; cứu người, cứu tài sản,…).

Việc không duy trì đường giao thông cho phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoạt động (làm mất tác dụng của đường giao thông; để hàng hóa, vật tư, dụng cụ gây cản trở đường giao thông) làm ảnh hưởng quá trình tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH và đồng thời gây khó khăn trong việc triển khai phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, cứu người, cứu tài sản.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân khôngduy trì đường giao thông cho phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoạt động sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 106/2025/NĐ-CP.

14. Phạt tiền đối với hành vi vi phạmquy định về hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy

Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không trang bị, lắp đặt thiết bị truyền tin báo cháy hoặc không kết nối thiết bị truyền tin báo cháy với hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy theo quy định.

* Mục đích của hành vi này:

Điều 23 Luật PCCC và CNCH và Điều 24 Nghị định số 105/2025/NĐ-CP đã quy định việc người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình có trách nhiệm trang bị, duy trì hoạt động và tự chi trả chi phí duy trì hoạt động của thiết bị truyền tin báo cháy, cập nhật dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và kết nối với hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy. Đây là một nội dung mới của pháp luật PCCC và CNCH, nhằm đưa công nghệ số, chính phủ số vào công tác PCCC và CNCH trong thời đại mới.

Việc khôngtrang bị, lắp đặt thiết bị truyền tin báo cháy hoặc không kết nối thiết bị truyền tin báo cháy với hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy có thể dẫn đến lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không có đầy đủ dữ liệu, thông tin cơ sở để chủ động triển khai các phương án, tình huống chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ dẫn đến nguy cơ gây thiệt hại lớn về người, tài sản đối với các vụ cháy, nổ.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không trang bị, lắp đặt thiết bị truyền tin báo cháy hoặc không kết nối thiết bị truyền tin báo cháy với hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 106/2025/NĐ-CP.

15. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự tại 11 Điều (khoản 3 Điều 11; khoản 5 Điều 12; khoản 4 Điều 13; khoản 6 Điều 14; khoản 5 Điều 15; khoản 4 Điều 16; khoản 5 Điều 18; khoản 10 Điều 20; khoản 7 Điều 21; khoản 5 Điều 23; khoản 7 Điều 25)

* Mục đích của hành vi này:

Các hành vi vi phạm quy định về PCCC và CNCH gây ra cháy hiện nay rất phổ biến và gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản; trong một số trường hợp không đủ cấu thành tội phạm mà xử lý với mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 106/2025/NĐ-CP không bảo đảm tính răn đe, không tương xứng với mức độ xâm hại, hậu quả của hành vi gây ra. Vì vậy, Nghị định số 106/2025/NĐ-CP cũng đã nghiên cứu kế thừa cách quy định xử phạt gấp 02 lần đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm (Nghị định số 24/2025/NĐ-CP ngày 21/02/2025).

Hướng dẫn người dân thực hiện góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam n...
12/05/2025

Hướng dẫn người dân thực hiện góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trên ứng dụng VNeID.
Lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID.
Các bước thực hiện góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trên VNeID

Bước 1: Người dân thực hiện đăng nhập ứng dụng VNeID.
Bước 2: Người dân thực hiện truy cập vào “Tiện ích lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID”.
Bước 3: Bấm chọn "Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013"
Bước 4 - Bấm chọn Đọc/Gửi góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013
Bước 5: .Chọn nội dung muốn góp ý, nhập nội dung góp ý. Sau đó, chọn "Gửi" để góp ý sửa Hiến pháp
Lưu ý: Cần nhập Chức vụ/Học vị của cá nhân để góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Theo Bộ Công an, khi sử dụng ứng dụng VNeID, mọi tầng lớp nhân dân được tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng văn bản pháp luật của Nhà nước; nhanh chóng tiếp cận chủ trương, đường lối, quyết sách lớn của Đảng.

Đối với cơ quan Nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch trong việc tham gia xây dựng các văn bản pháp luật của Nhà nước; hỗ trợ các cơ quan quản lý rút ngắn thời gian lấy ý kiến của nhân dân và tổng hợp ý kiến; cung cấp dữ liệu cho lãnh đạo, các cơ quan chuyên môn thêm một kênh nắm bắt dư luận hiệu quả, phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo, triển khai Nghị quyết, chủ trương lớn của Đảng.

Theo văn bản số 3883/VPCP-PL ngày 06/5/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Bộ Công an thiết lập và quản lý hệ thống tiện ích để lấy ý kiến Nhân dân trên ứng dụng VNeID từ ngày 06/5/2025 đến hết ngày 29/5/2025.

* Ngoài VNeID, cá nhân có thể góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản gửi đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của Nhân dân.

10/05/2025
Công an tỉnh Nam Định hướng dẫn sử dụng tiện ích lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi hiến pháp năm 2013 trên ứng dụ...
10/05/2025

Công an tỉnh Nam Định hướng dẫn sử dụng tiện ích lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID

Address

Ha Nam

Telephone

+84816227666

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Công an thị trấn Yên Định posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share