Blog Tài chính số

Blog Tài chính số Cập nhật thông tin kinh tế, tài chính trong và ngoài nước

Khiếp nhể, hình như mỗi báo quân khu 5 là lên bài và sớm nhất....MB bầu Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mớiTại...
15/06/2024

Khiếp nhể, hình như mỗi báo quân khu 5 là lên bài và sớm nhất....

MB bầu Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới

Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) nhiệm kỳ 2024 – 2029 được Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tổ chức vào sáng ngày 15/6 tại MB Grand Tower (18 Lê Văn Lương, Cầu Giấy, Hà Nội), các Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2024 – 2029 với 11 Thành viên HĐQT (trong đó có 01 thành viên độc lập) và 05 Thành viên BKS của MB đã được bầu và ra mắt Đại hội.

Sau khi hoàn tất thủ tục lựa chọn ứng viên và báo cáo Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nhân sự bầu Thành viên HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2024 – 2029 theo quy định, MB đã trình ĐHĐCĐ nhiệm kỳ 2024 – 2029 thông qua số lượng và tiến hành công tác bầu cử. Nhân sự HĐQT, BKS MB được bầu là các nhân sự có trình độ chuyên môn cao, uy tín và có kinh nghiệm trong quản trị – điều hành doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản trị MB theo tiêu chuẩn cao, phát triển bền vững, đảm bảo lợi ích cổ đông MB. Việc lựa chọn cũng đảm bảo tính đa dạng về kinh nghiệm, độ tuổi, giới tính; tính độc lập, có tính kế thừa cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn phù hợp về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và văn hóa làm việc tại Ngân hàng.

Cơ cấu HĐQT gồm 11 Thành viên HĐQT (01 Thành viên độc lập)

04 thành viên kế thừa từ nhiệm kỳ 2019 – 2024 đã trúng cử vào HĐQT nhiệm kỳ 2024 – 2029:

Ông Lưu Trung Thái (Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2019 – 2024) được ĐHĐCĐ bầu là Thành viên HĐQT với tỷ lệ phiếu cao nhất. Cùng ngày, ông Thái đã tổ chức cuộc họp đầu tiên của HĐQT nhiệm kỳ 2024 – 2029, và được HĐQT tín nhiệm bầu tiếp tục là Chủ tịch HĐQT MB nhiệm kỳ mới.

Bà Vũ Thị Hải Phượng (Phó Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2019 – 2024), tiếp tục được bầu là Phó Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ mới. Ngoài ra còn 02 Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019 – 2024 tiếp tục tham gia HĐQT nhiệm kỳ mới là: Bà Vũ Thái Huyền và Ông Lê Viết Hải.

07 gương mặt nhân sự mới tham gia vào HĐQT với đa số là các nhân sự thế hệ 8X gồm:

Ông Phạm Như Ánh – Tổng giám đốc – là nhân sự đã gắn bó 19 năm với MB, có nhiều kinh nghiệm điều hành kinh doanh ngân hàng và đạt thành tích xuất sắc. Ông từng là Thành viên Ban điều hành (BĐH) phụ trách Khối Khách hàng lớn (CIB) và hoạt động kinh doanh khu vực phía Nam – các đơn vị luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch, mang lại hiệu quả cho MB. Năm 2023, ông Ánh được HĐQT tín nhiệm bổ nhiệm là Tổng giám đốc, điều hành MB hoàn thành các nhiệm vụ kinh doanh được ĐHĐCĐ giao năm 2023.

Ông Vũ Thành Trung – Thành viên BĐH – là nhân sự đã gắn bó 14 năm với Tập đoàn MB. Ông có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực đầu tư, bán lẻ, phụ trách các Khối/Cơ quan trọng yếu của MB. Ông Trung là nhân sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình đưa MB trở thành Ngân hàng tiên phong về chuyển đổi số, với quy mô khách hàng thuộc Top đầu trong giai đoạn vừa qua. Cùng ngày, ông Trung đã được HĐQT bầu là Phó Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 – 2029, được kỳ vọng sẽ tăng cường, mở rộng hợp tác và kinh doanh quốc tế của MB.

Bà Nguyễn Thị Hải Lý – Trưởng Ban Đầu tư tài chính – Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông và Quân đội (Viettel) – đã trải qua 26 năm ở các vị trí cán bộ quản lý chủ chốt tại Viettel như: Trưởng ban Đầu tư xây dựng, Ban Đầu tư tài chính của Tập đoàn Viettel; Phó Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch, Chủ tịch Tổng Công ty Đầu tư Quốc tế Viettel… Bà Lý được HĐQT bầu là Phó Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 – 2029, và được kỳ vọng sẽ thúc đẩy, mở rộng hoạt động hợp tác, kinh doanh của MB và các công ty thành viên (CTTV) trong lĩnh vực kết hợp với viễn thông, công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm liên kết viễn thông…

Ông Phạm Doãn Cương là nhân sự có 20 năm công tác tại Viettel với nhiều năm kinh nghiệm tại các thị trường nước ngoài quan trọng của tập đoàn này. Ông từng là Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) và là nhân sự chủ chốt trong lĩnh vực mobile-money của Viettel, được tin tưởng sẽ hỗ trợ MB trong phát triển công nghệ, chuyển đổi số.

Ông Vũ Xuân Nam là nhân sự trẻ nhất của HĐQT MB nhiệm kỳ này, có 13 năm gắn bó và giữ các vị trí quản lý, phụ trách mảng đầu tư của Tổng công ty trực thăng Việt Nam. Ông được tin tưởng sẽ thúc đẩy hợp tác, kinh doanh giữa MB Group và Tổng Công ty trực thăng Việt Nam trong các lĩnh vực: dịch vụ vận tải/hàng không, dầu khí, cơ khí, bay thương mại/du lịch ….

Bà Hoàng Thị Thu Hiền có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, kế toán, đầu tư của Công ty TNHH MTV Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và các CTTV. Bà cũng có kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngân hàng khi công tác tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Bà Hiền được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác, kinh doanh giữa Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn và MB Group trong các lĩnh vực: cảng biển, vận tải biển, dịch vụ tàu biển, logistic, đóng tàu …

Thành viên độc lập HĐQT là ông Hoàng Văn Sâm – Tiến sỹ Kinh tế – có kiến thức sâu về kinh tế, luật kinh tế, có 32 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, giám sát tài chính, quản lý nhà nước và hiểu sâu sắc về MB, đáp ứng các tiêu chuẩn về tính độc lập theo quy định.

Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) nhiệm kỳ 2024 – 2029 được Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tổ chức vào sáng ngày 15/6 tại MB Grand Tower (18 Lê Văn Lương, Cầu Giấy, Hà Nội), các Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát (B...

NCB: Nợ xấu sắp đạt ngưỡng 18%, lợi nhuận chỉ 8 triệu đồngTính đến ngày 31/12/2022, tổng nợ xấu nội bảng của Ngân hàng N...
07/03/2023

NCB: Nợ xấu sắp đạt ngưỡng 18%, lợi nhuận chỉ 8 triệu đồng

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng nợ xấu nội bảng của Ngân hàng NCB đạt 8.556,5 tỷ đồng, cao gấp gần 7 lần so với hồi đầu năm. Điều này khiến tỷ lệ nợ xấu nội bảng của nhà băng này là 17,93%, có nghĩa là trong 100 đồng cho vay thì NCB thì có gần 18 đồng là nợ xấu.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022, cho vay khách hàng của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, HNX: NVB) đạt hơn 47.722 tỷ đồng, tăng 14,7% so với hồi đầu năm. Tuy nhiên chất lượng tín dụng của nhà băng này suy giảm rõ rệt khi Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 tăng đột biến.

Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2022, tổng nợ xấu nội bảng của Ngân hàng NCB đạt 8.556,5 tỷ đồng, cao gấp gần 7 lần so với hồi đầu năm. Trong đó, Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 70,4% lên mức 1.027,7 ỷ đồng; Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) tăng vọt 23,4 lần lên mức 4.248,1 tỷ đồng; Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) tăng tới hơn 7 lần đạt mức 3.280,5 tỷ đồng.

Trong khi đó, Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) giảm 1,8% xuống mức 36.546,1 tỷ đồng; Nợ nhóm 2 (Nợ nghi ngờ) giảm 17% xuống còn 2.619,6 tỷ đồng.

Do đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của NCB tăng vọt từ 3,73% hồi đầu năm lên 17,93%. Điều này có nghĩa là trong 100 đồng cho vay thì NCB thì có gần 18 đồng là nợ xấu. Thông thường phần lớn các ngân hàng kiểm soát tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới mức 3% thì mức nợ xấu 17,93% của NCB thực sự là con số đáng báo động.

Điều khó hiểu là dù nợ xấu tăng mạnh sắp vượt ngưỡng 18% nhưng NCB lại giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Năm 2022, NCB trích lập 308 tỷ đồng cho chi phí dự phòng, giảm hơn 441 tỷ đồng so với 749,2 tỷ đồng trong năm 2021.

Bên cạnh tình trạng nợ xấu đáng báo động thì kết quả kinh doanh của NCB lại kém khả quan khi báo lãi sau thuế chỉ vỏn vẹn 8 triệu đồng trong năm 2022. Nguyên nhân là nhà băng này báo lỗ sau thuế liên tiếp trong quý 2 và quý 3 lần lượt 5,1 tỷ đồng và 196,2 tỷ đồng.

Trong quý 4/2022, NCB đạt gần 481 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 181% so với cùng kỳ năm ngoái. Mảng kinh doanh ngoại hối báo lãi 75,5 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 21,3 tỷ đồng); Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư báo lãi 3 tỷ đồng và hoạt động khác báo lãi 7,5 tỷ đồng.

Do đó, NCB báo lãi sau thuế gần 181 tỷ đồng trong quý 4/2022 trong khi cùng kỳ lỗ hơn 163 tỷ đồng.

Luỹ kế cả năm 2022, NCB đạt 931,7 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, giảm 26% so với năm 2021; Lãi thuần từ dịch vụ giảm 7,5% xuống mức 132,84 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm 53,2% xuống còn 166,7 tỷ đồng;

Điểm sáng trong bức tranh tài chính của NCB trong năm 2022 là hoạt động kinh doanh ngoại hối báo lãi 83,8 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lỗ 18,2 tỷ đồng; Hoạt động khác báo lãi 21,8 tỷ đồng (năm ngoái lỗ 39,2 tỷ đồng).

Sau khi trừ các chi phí và thuế, NCB báo lãi sau thuế chỉ vỏn vẹn 8 triệu đồng trong năm 2022. Con số này trong năm 2021 là 1.400 tỷ đồng.

Sun Group trở thành cổ đông NCB
Hồi tháng 3/2022, Ngân hàng NCB hoàn tất phát hành 150 triệu cổ phiếu cho 535 nhà đầu tư theo phương thức thực hiện quyền mua với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Đáng chú ý, trong số 535 nhà đầu tư mua vào cổ phiếu NVB lần này có sự xuất hiện của Công ty TNHH Đầu tư Tập đoàn Mặt trời - công ty thành viên của Sun Group.

Doanh nghiệp này là một trong 2 nhà đầu tư được NCB phân phối lại số cổ phiếu trong đợt chào bán. Trong đó, lượng cổ phiếu NVB được Sun Group mua vào là 737.444 đơn vị, tương đương 0,18% vốn điều lệ ngân hàng trước phát hành.

Đây là lần đầu tiên Sun Group hiện diện tại NCB với vai trò cổ đông sau khi hàng loạt nhân sự cấp cao từ tập đoàn này chuyển sang đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo ngân hàng.

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông bất thường của NCB diễn ra hồi tháng 7/2021, bà Bùi Thị Thanh Hương, cựu Tổng giám đốc Sun Group đã được bầu làm chủ tịch HĐQT NCB thay ông Nguyễn Tiến Dũng.

Ban điều hành NCB sau đó cũng ghi nhận một loạt thay đổi với bà Dương Thị Lệ Hà làm quyền tổng giám đốc, trong khi bà Nguyễn Thị Thùy Dương và bà Hoàng Thu Trang cùng được bổ nhiệm làm phó tổng giám đốc.

Sau loạt thay đổi ở ban lãnh đạo, tháng 10/2021, Sun Group và NCB đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện.

https://kinhdoanhvaphattrien.vn/ncb-no-xau-sap-dat-nguong-18-loi-nhuan-chi-8-trieu-dong-27757.html

, ,

(KDPT) - Tính đến ngày 31/12/2022, tổng nợ xấu nội bảng của Ngân hàng này đạt 8.556,5 tỷ đồng. Điều này khiến tỷ lệ nợ xấu nội bảng của nhà băng này là 17,93%, có nghĩa là trong 100 đồng cho vay thì có gần 18 đồng là nợ xấu.

Thêm một ngân hàng bị đề nghị điều tra về bán bảo hiểmCục Quản lý Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa chuyển đơn tố cáo...
03/03/2023

Thêm một ngân hàng bị đề nghị điều tra về bán bảo hiểm

Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa chuyển đơn tố cáo của công dân (về việc bị nhân viên Ngân hàng TMCP Tiên Phong tư vấn sai lệch, để họ ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Sun Life) tới C03 - Bộ Công an để giải quyết theo thẩm quyền.

Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm cho biết, đã nhận được đơn tố cáo của công dân Nguyễn Hồng Anh (ở Hà Nội) phản ánh việc nhân viên Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - đại lý của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam) có hành vi tư vấn sai lệch, nhằm ký kết hợp đồng bảo hiểm, gây thiệt hại cho người có đơn tố cáo.

https://tienphong.vn/them-mot-ngan-hang-bi-de-nghi-dieu-tra-ve-ban-bao-hiem-post1514484.tpo

, , , , , ,

Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa chuyển đơn tố cáo của công dân (về việc bị nhân viên Ngân hàng TMCP Tiên Phong tư vấn sai lệch, để họ ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Sun Life) tới C03 - Bộ Công an để giải quyết ...

'Ép' mua bảo hiểm khi vay: Dân kêu cứu trong vô vọngNhiều người dân phản ảnh bị “ép” mua bảo hiểm khi vay vẫn diễn ra, b...
19/02/2023

'Ép' mua bảo hiểm khi vay: Dân kêu cứu trong vô vọng

Nhiều người dân phản ảnh bị “ép” mua bảo hiểm khi vay vẫn diễn ra, bất chấp báo chí lên tiếng. Dù đã “gõ cửa” hàng loạt cơ quan chức năng, cơ bản họ phải “tự bơi”.

Nhiều người dân phản ảnh bị “ép” mua bảo hiểm khi vay vẫn diễn ra, bất chấp báo chí lên tiếng. Dù đã “gõ cửa” hàng loạt cơ quan chức năng, cơ bản họ phải “tự bơi& #8221…

Nhiều doanh nghiệp phải “khất” trả nợ trái phiếuTrong khi đợi các quy định mới cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp (T...
19/02/2023

Nhiều doanh nghiệp phải “khất” trả nợ trái phiếu

Trong khi đợi các quy định mới cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), các DN đang chật vật xoay xở với các lô sản phẩm đã đến kỳ đáo hạn. Nhà đầu tư cũng không dám “xuống tiền” vì sợ rủi ro.

Áp lực đáo hạn trái phiếu tăng mạnh

Theo số liệu từ Công ty Cổ phần FiinRatings, tháng 1 đầu năm 2023 ghi nhận duy nhất một lô trái phiếu được phát hành riêng lẻ thành công, thuộc về một đơn vị đầu ngành về nền móng cọc xây dựng: Công ty Cổ phần Đầu tư Phan Vũ. Lô trái phiếu riêng lẻ với giá trị 110 tỷ VNĐ và lãi suất danh nghĩa 10,5%/năm cho kỳ hạn 5 năm. Mục đích sử dụng vốn là nhằm tái cơ cấu lại nợ của tổ chức phát hành và trái chủ mua duy nhất là Asia Pile Holdings, đơn vị đến từ Nhật Bản hoạt động trong cùng ngành và đã hợp tác với DN phát hành hơn 10 năm qua.

Trong khi đợi các quy định mới cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), các DN đang chật vật xoay xở với các lô sản phẩm đã đến kỳ đáo hạn. Nhà đầu tư cũng không dám “xuống tiền” …

Đề phòng ngay tin nhắn này trên Facebook nếu không muốn mất hết tiền trong tài khoảnTrang tin Business Insider đăng tải ...
17/02/2023

Đề phòng ngay tin nhắn này trên Facebook nếu không muốn mất hết tiền trong tài khoản

Trang tin Business Insider đăng tải bài viết của Chris Boutté – chủ nhân kênh YouTube "The Rewired Soul" với gần 83.000 người theo dõi, trong đó kể lại một trải nghiệm tồi tệ rằng, anh đã bị đánh cắp 1.800 USD (khoảng 42 triệu đồng) sau một lần đăng nhập Facebook.

Chris Boutté. Nguồn ảnh: The Sun Trang tin Business Insider đăng tải bài viết của Chris Boutté – chủ nhân kênh YouTube “The Rewired Soul” với gần 83.000 người theo dõi, trong đó kể lại …

Hưng Thịnh, Đức Long Gia Lai, Xuất nhập khẩu An Giang… nằm trong danh sách khất nợ trái phiếu khi đến hạn thanh toánĐầu ...
13/02/2023

Hưng Thịnh, Đức Long Gia Lai, Xuất nhập khẩu An Giang… nằm trong danh sách khất nợ trái phiếu khi đến hạn thanh toán

Đầu năm 2023, thêm nhiều doanh nghiệp phải khất nợ trái phiếu đến hạn thanh toán trong bối cảnh giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của cả năm lên tới 157.970 tỷ đồng. Trong số đó có những “tên tuổi lớn” như: Hưng Thịnh, Đức Long, Xuất nhập khẩu An Giang…

Cụ thể, Công ty CP Hưng Thịnh Incons (Công ty con của Tập đoàn Hưng Thịnh) vừa thông báo chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu HTNBH2122002. Lô trái phiếu có giá trị phát hành 300 tỷ đồng, công ty mới thanh toán được tiền lãi và 90 tỷ đồng tiền gốc, hiện vẫn còn nợ nhà đầu tư 210 tỷ đồng nợ gốc.

https://kinhdoanhtieudung.thuonggiaonline.vn/tai-chinh/hung-thinh-duc-long-gia-lai-xuat-nhap-khau-an-giang-nam-trong-danh-sach-khat-no-trai-phieu-khi-den-han-thanh-toan-2494.html

, , , ,

Đầu năm 2023, thêm nhiều doanh nghiệp phải khất nợ trái phiếu đến hạn thanh toán trong bối cảnh giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của cả năm lên tới 157.970 tỷ đồng. Trong số đó có những “tên tuổi lớn” như: Hưng...

TCBS bị phạt 405 triệu đồng vì nhiều vi phạm liên quan trái phiếu doanh nghiệp Ngày 11/01/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà n...
15/01/2023

TCBS bị phạt 405 triệu đồng vì nhiều vi phạm liên quan trái phiếu doanh nghiệp

Ngày 11/01/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS).

Theo đó, Công ty bị phạt tiền 250 triệu đồng vì đã có hành vi không đảm bảo các thông tin trong hồ sơ chào bán hoặc phát hành trái phiếu riêng lẻ chính xác. TCBS là tổ chức tư vấn phát hành cho CTCP Wealth Power (Wealth Power) thực hiện đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ trong năm 2021, mã trái phiếu WPCCB2122001.

Tại điểm e mục 11.1, trang 20-21 Bản công bố thông tin về chào bán trái phiếu riêng lẻ (Bản CBTT) của Wealth Power có nội dung “Tổ chức phát hành đã xin được mọi chấp thuận cần thiết từ (các) cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phát hành trái phiếu, bao gồm chấp thuận đối với phương án phát hành”.

Tuy nhiên, Wealth Power không phải là công ty đại chúng, trái phiếu của Wealth Power là trái phiếu phát hành riêng lẻ không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, việc chào bán trái phiếu này của Wealth Power không thuộc trường hợp phải đăng ký, có ý kiến chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, nội dung nêu tại điểm e mục 11.1 Bản CBTT của Công ty Wealth Power là không chính xác.

Công ty cũng bị phạt tiền 85 triệu đồng vì đã thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu chào bán, phát hành riêng lẻ không đúng thời hạn theo quy định. Cụ thể, Công ty thực hiện đăng ký, lưu ký đối với trái phiếu GHICB2124001 do Công ty cổ phần Đầu tư Golden Hill phát hành năm 2021 không đúng thời hạn theo quy định.

Ngày 11/01/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS).

Hưng Thịnh Incons “delay” thanh toán lô trái phiếu đến hạnLý do chậm thanh toán theo Hưng Thịnh Incons là do các chủ đầu...
09/01/2023

Hưng Thịnh Incons “delay” thanh toán lô trái phiếu đến hạn

Lý do chậm thanh toán theo Hưng Thịnh Incons là do các chủ đầu tư không thu xếp kịp nguồn để thanh toán cho doanh nghiệp, dẫn đến nguồn tiền của doanh nghiệp cho trái chủ bị ảnh hưởng so với kế hoạch.

CTCP Hưng Thịnh Incons (mã HTN) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội để công bố thông tin bất thường về việc chậm thanh toán gốc, lãi của lô trái phiếu HTNBH2122002.

Đây là lô trái phiếu được phát hành vào ngày 31/12/2021 và đáo hạn vào ngày 31/12/2022 với giá trị 300 tỷ đồng, được đảm bảo bằng 3,5 triệu cổ phiếu CTCP Hưng Thịnh Incons; 37,5 triệu cổ phiếu CTCP Hưng Thịnh Land và bảo lãnh của ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh.

Theo kế hoạch, ngày thanh toán gốc và lãi của lô trái phiếu là 3/1/2023. Tuy nhiên, đến thời điểm này Hưng Thịnh Incons mới tiến hành thanh toán toàn bộ 8,026 tỷ đồng tiền lãi và 90 tỷ đồng trong số 300 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của lô trái phiếu.

Theo Hưng Thịnh Incons, nguyên nhân chậm thanh toán gốc lãi là do tín dụng bị siết chặt, các thị trường vốn khác như chứng khoán, trái phiếu có nhiều tác động không tích cực, các chủ đầu tư không thu xếp kịp nguồn để thanh toán cho doanh nghiệp, dẫn đến nguồn tiền của tổ chức phát hành cho trái chủ bị ảnh hưởng so với kế hoạch.

Do đó, Hưng Thịnh Incons đề xuất sẽ tiến hành thanh toán toàn bộ lô trái phiếu theo hai đợt, đợt đầu tiên là 105 tỷ đồng sẽ được thanh toán từ ngày 1/3 – 10/3, và 105 tỷ đồng còn lại sẽ được công ty tất toán từ 25/3 – 31/3.

Theo báo cáo tài chính quý 3/2022, tính đến ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Hưng Thịnh Incons đạt 8.469 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm, chủ yếu do tăng các khoản phải thu ngắn hạn (6.588 tỷ đồng, chiếm 76% tổng tài sản).

Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng tăng 28% lên 3.485 tỷ đồng, các khoản trả trước cho người bán ngắn hạn tăng 27% lên 2.256 tỷ đồng.

Khoản vay của các tổ chức tín dụng và phát hành trái phiếu cũng tăng 26%, lên 2.479 tỷ đồng, trong đó khoản vay tại TPBank là 747,3 tỷ đồng, MBbank 197 tỷ đồng, VPBank 203,8 tỷ đồng, MSB 448 tỷ đồng và 296,6 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu.

Hoàng Hà

https://nhipsongdoanhnghiep.laodongcongdoan.vn/hung-thinh-incons-delay-thanh-toan-lo-trai-phieu-den-han-91060.html

, , , ,

Lý do chậm thanh toán theo Hưng Thịnh Incons là do các chủ đầu tư không thu xếp kịp nguồn để thanh toán cho doanh nghiệp, dẫn đến nguồn tiền của doanh nghiệp cho trái chủ bị ảnh hưởng so với kế hoạch.

TNR Hodings Việt Nam có “lừa” bán đất nền tại dự án TNR Grand Long Khánh? Dù trong quy hoạch 1/500, TNR Grand Long Khánh...
04/01/2023

TNR Hodings Việt Nam có “lừa” bán đất nền tại dự án TNR Grand Long Khánh?

Dù trong quy hoạch 1/500, TNR Grand Long Khánh không hề có danh mục “đất nền”, nhưng TNR Hodings Việt Nam vẫn đang cho các đơn vị môi giới chào bán sản phẩm này đến cho khách hàng, dẫn đến nguy cơ mua đất nhưng không ra được sổ…

42 – 47 triệu/m2 đất nền

Theo tìm hiểu của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, dự án TNR Grand Long Khánh, trên thực tế là dự án Khu dân cư Bảo Vinh tại phường Bảo Vinh, TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Dự án do Công ty Cổ phần Bất động sản Mỹ làm chủ đầu tư và Công ty cổ phần Đầu tư phát triển bất động sản TNR Holdings Việt Nam là đơn vị quản lý, phát triển dự án.

Đến thời điểm hiện tại, dự án đang được nhiều đơn vị môi giới chào bán trên thị trường.

Trong vai một khách hàng có nhu cầu mua đất nền đầu tư, phóng viên đã được K., một nhân viên môi giới của TNR Hodings Việt Nam nhiệt tình tư vấn.

Cụ thể, K. cho biết, TNR Hodings Việt Nam đang chào bán 2 loại đất nền và shophouse tại dự án TNR Grand Long Khánh: “Giá hiện tại của dự án là từ 42 – 47 triệu/m2. Một nền có diện tích khoảng 100m2. Mức giá này, cao hơn các dự án phân lô hoặc đất lẻ xung quanh khoảng 20%”.

Lý giải về điều này, K. cho rằng, TNR Grand Long Khánh là dự án được quy hoạch chi tiết 1/500 đầu tiên của TP Long Khánh, nên có đầy đủ những tiện ích bài bản mà đất mua bên ngoài không có được.

“Dự án bên em có tổng diện tích hơn 21ha, nhưng phần đất xây dựng và bán cho khách hàng chỉ khoảng 10ha, còn lại gần 12ha là để làm tiện ích, nên giá đất sẽ cao hơn bên ngoài” - K. nói.

K. cũng cho biết, khách hàng nếu muốn mua, thì cần phải đóng 100 triêu tiền đặt cọc. Sau đó, sẽ có 2 phương thức thanh toán cho khách hàng lựa chọn.

Phương án đầu tiên là thanh toán bằng dòng tiền mặt. Theo đó, khách hàng sau khi đóng 25% giá trị hợp đồng sẽ được ký Hợp đồng thỏa thuận quyền được mua, và sau mỗi 2 tháng sẽ đóng 15% số tiền trong hợp đồng.

Phương án 2 là đóng 25% giá trị hợp đồng, còn lại ngân hàng sẽ hỗ trợ. Với phương án này, chủ đầu tư sẽ có chính sách hỗ trợ ân hạn gốc và miễn lãi cho khách hàng trong 2 năm.

K. cũng khẳng định, TNR Hodings Việt Nam có ngân hàng hậu thuẫn phía sau, nên khách hàng chỉ cần chứng minh thu nhập là có thể được ngân hàng hỗ trợ vay vốn.

“Dự án bên em dự kiến bàn giao vào cuối 2024. Dự án còn có cả căn hộ, nhưng dự kiến phải sau khi bàn giao đất nền, nhà ở khoảng tầm 3 năm thì mới triển khai” – K. tiết lộ.

“Giăng bẫy” khách hàng?

Theo tìm hiểu, ngày 3/12/2020, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định số 4622/QĐ-UNBD về việc công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với khu đất 21,3ha tại phường Bảo Vinh, TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Theo đó, Công ty Cổ phần Bất động sản Mỹ là đơn vị đã trúng đấu giá khu đất nói trên.

Tuy nhiên, trong tổng diện tích 213.178,8m2, chỉ có 106.589,5m2 là diện tích đất được đấu giá. Phần đất này bao gồm Đất ở tại đô thị (đất ở dự án): 95.930,5m2 và Đất thương mại dịch vụ: 10.659m2).

Diện tích đất không đấu giá là 106.589,3m2. Bao gồm đất công cộng khác, đất cây xanh công viên, đất giao thông.

Quyết định này cũng ghi rõ: “Người trúng đấu giá có trách nhiệm xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án theo đúng quy hoạch chi tiết, sau khi hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, người trúng đấu giá có trách nhiệm bàn giao cho UBND TP Long Khánh để quản lý theo quy định”.

Đến ngày 10/5/2022, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 1186/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Bảo Vinh tại phường Bảo Vinh, TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Tại mục 4, quyết định về Quy hoạch sử dụng đất, phân khu chức năng và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc thể hiện, loại hình “đất ở” với tổng diện tích 95.860,8m2 bao gồm: Đất ở thương mại (nhà ở liên kế, nhà ở liên kế thương mại, nhà ở biệt thự, nhà ở hỗn hợp chung cư) và Đất nhà ở xã hội (nhà ở xã hội chung cư).

Cụ thể hơn, theo quy hoạch về phân khu chức năng, khu ở của dự án có tổng diện tích đất ở khoảng 95.860,8m2, gồm:

- Khu nhà liên kế với tổng diện tích khoảng 21.129,2m2, tầng cao 2-4 tầng, gồm 209 căn nhà.

- Khu nhà liên kế thương mại với tổng diện tích khoảng 41.886,3m2, tầng cao 2-4 tầng, gồm 379 căn nhà.

- Khu nhà biệt thự với tổng diện tích khoảng 3.896m2, tầng cao 2-3 tầng, gồm 17 căn nhà.

- Khu nhà ở hỗn hợp chung cư kết hợp thương mại dịch vụ có diện tích khoảng 9.734,5m2, tầng cao tối đa 15 tầng.

- Khu chung cư nhà ở xã hội có diện tích khoảng 19.214,8m2 với chính chất là khu nhà ở xã hội, tầng cao tối đa 9 tầng, đảm bảo tỷ lệ 20% tổng diện tích theo quy định.

Có thể nói, với Quyết định số 1186/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai, dự án Khu dân cư Bảo Vinh (hay còn gọi là TNR Grand Long Khánh) không hề được quy hoạch sản phẩm “đất nền” theo như những gì mà các sàn hay nhân viên môi giới đang chào bán.

Vậy phải chăng, TNR Hodings Việt Nam đang “lừa” khách hàng tại dự án này?

Bởi, cần phải biết, “đất nền” và “đất xây nhà liên kế, đất xây biệt thự…” là những khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Cụ thể, nếu là “đất nền”, khách hàng có thể không cần xây dựng nhà ở trên khu đất đã mua, thì đều sẽ được cấp sổ đỏ trong trường hợp chủ đầu tư hoàn thiện xong hạ tầng và pháp lý.

Nhưng nếu như là “nhà liên kế, nhà biệt thự…”, khách hàng sau khi mua đất, sẽ phải hoàn thiện công trình xây dựng theo như quy hoạch đã được phê duyệt thì mới được cấp sổ hồng. Điều này đồng nghĩa với việc, ngoài số tiền bỏ ra mua “đất nền”, khách hàng sẽ còn phải tốn một khoản tiền tương đối lớn để “xây nhà” theo quy hoạch nếu muốn được cấp sổ.

Thế nhưng, trên thực tế, trong suốt quá trình tư vấn cho khách hàng, nhân viên tư vấn không hề đề cập đến điều này, mà luôn khẳng định, chủ đầu tư đang bán “đất nền” và khách hàng sẽ được nhận về “sổ đỏ”.

Vậy trong trường hợp này, TNR Hodings Việt Nam đang “lừa” khách hàng mua “đất nền” – một sản phẩm không hề có trong quy hoạch 1/500, hay dự án TNR Grand Long Khánh, đã được chủ đầu tư “xin” được cơ quan chức năng điều chỉnh quy hoạch so với trước đó để được bán “đất nền”?

Trên thực tế, những năm qua, có không ít khách hàng đã nhầm lẫn 2 khái niệm này với nhau. Chỉ đến khi đặt bút mua sản phẩm, đến lúc chủ đầu tư không ra được “sổ đỏ” như cam kết thì khách hàng mới “tá hỏa”, chỉ biết “ngậm bồ hòn” khi sự đã rồi.

Liên quan đến dự án TNR Grand Long Khánh, ngày 28/12, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, đại diện truyền thông của TNR Hodings Việt Nam cho biết, thời gian trước, bộ phận marketing có chạy truyền thông giới thiệu dự án đến khách hàng. Hiện dự án đã có Giấy phép xây dựng và chủ đầu tư đang triển khai thực hiện. Tuy nhiên, với những thắc mắc xoay quanh việc nhân viên môi giới đang chào bán sản phẩm đất nền, đại diện TNR Grand Long Khánh chưa đưa ra phản hồi.

https://tieudung.kinhtedothi.vn/bat-dong-san/tnr-hodings-viet-nam-co-lua-ban-dat-nen-tai-du-an-tnr-grand-long-khanh-69436.html

Apax Holdings (IBC) của Shark Thuỷ bị Cục Thuế TP. Hà Nội cưỡng chế thuếNgày 23/11, CTCP Đầu tư Apax Holdings (mã: IBC) ...
23/11/2022

Apax Holdings (IBC) của Shark Thuỷ bị Cục Thuế TP. Hà Nội cưỡng chế thuế

Ngày 23/11, CTCP Đầu tư Apax Holdings (mã: IBC) công bố thông tin về việc nhận được quyết định cưỡng chế thuế bằng biên pháp phong tỏa tài khoản từ Cục Thuế TP. Hà Nội. Tổng số tiền bị cưỡng chế là hơn 5,625 tỷ đồng, bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp thuế.

Trước đó, ngày 16/11/2022, Cục Thuế TP. Hà Nội đã ra quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của IBC (địa chỉ tại số 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) với tổng số tiền hơn 5,625 tỷ đồng.

Nguyên nhân bị cưỡng chế thuế là bởi Apax Holdings mở tài khoản tiền gửi tại nhiều ngân hàng, để tránh việc các ngân hàng trích vượt số tiền cưỡng chế theo quy định, Cục thuế TP Hà Nội đã ban hành 17 các quyết định gửi đến 9 ngân hàng và các chi nhánh là:

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).

https://m.cafebiz.vn/apax-holdings-ibc-cua-shark-thuy-bi-cuc-thue-tp-ha-noi-cuong-che-thue-176221123231443916.chn

Chứng khoán lao dốc tiếp, xuống đáy sau hai nămTiếp nối đà giảm phiên trước, hôm nay 15-11, thị trường chứng khoán tiếp ...
15/11/2022

Chứng khoán lao dốc tiếp, xuống đáy sau hai năm

Tiếp nối đà giảm phiên trước, hôm nay 15-11, thị trường chứng khoán tiếp tục chìm trong sắc đỏ, chỉ số VN-Index lùi về gần mốc 900 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại vẫn kiên trì mua ròng, đối lập xu hướng bán tháo của nhà đầu tư trong nước.

Sắc đỏ giảm điểm tiếp tục bao trùm toàn bộ thị trường chứng khoán trong phiên hôm nay 15-11. Chỉ sau vài tiếng giao dịch, chỉ số VN-Index đã giảm hơn 33 điểm, lùi về mốc 908 điểm - thấp nhất trong vòng hơn hai năm trở lại đây kể từ tháng 10-2020, sau đó tiếp tục dùng dằng.

Nhờ lượng tiền của nhà đầu tư nước ngoài đổ vào mua ròng cổ phiếu đã góp phần giúp thị trường giảm bớt phần nào áp lực. Chỉ trong phiên sáng, khối ngoại đã mua ròng hơn 460 tỉ đồng.

Trong phiên, cổ phiếu ngành ngân hàng bị bán ra mạnh, trở thành một trong những nguyên nhân chính đẩy thị trường chứng khoán lao dốc, điển hình như các mã VCB (Vietcombank), BID (BIDV), VPB (VPBank), CTG (VietinBank), TCB (Techcombank), MBB (MBBank)...

TTO - Tiếp nối đà giảm phiên trước, hôm nay 15-11, thị trường chứng khoán tiếp tục chìm trong sắc đỏ, chỉ số VN-Index lùi về gần mốc 900 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại vẫn kiên trì mua ròng, đối lập xu hướng bán tháo của nhà đầu...

Nợ có khả năng mất vốn tại Vietinbank hơn 12,4 nghìn tỷ đồng, gấp 2,38 lần so với đầu nămTổng nợ xấu tại Vietinbank tính...
31/10/2022

Nợ có khả năng mất vốn tại Vietinbank hơn 12,4 nghìn tỷ đồng, gấp 2,38 lần so với đầu năm

Tổng nợ xấu tại Vietinbank tính đến 30/09/2022 đạt hơn 17.651 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank; HoSE: CTG) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2022. Theo đó, trong quý III, thu nhập lãi thuần nhà băng này đạt gần 12.924 tỷ đồng, tăng 31%; lợi nhuận trước thuế đạt 4.156 tỷ, tăng 35,8%.

Các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng trưởng so với cùng kỳ như lãi từ dịch vụ (+27%), lãi từ kinh doanh ngoại hối (+69%), hoạt động kinh doanh khác mang về khoản lãi thuần 2.238 tỷ đồng, gấp 6,1 lần quý III/2021...

Ở chiều ngược lại, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ hơn 136 tỷ đồng và mua bán chứng khoán đầu tư lỗ gần 105 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2 mảng này đều có lãi.

Thêm vào đó, kỳ này, Ngân hàng trích gần 8.321 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 50% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần vẫn là nguồn thu chính mang về cho VietinBank 35.082 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ 2021. Ngoài ra, Ngân hàng cũng dành ra 18.631 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng (+33%), do đó VietinBank đạt hơn 15.764 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, nếu so với kế hoạch tăng 15% lợi nhuận trước thuế đặt ra từ đầu năm với hơn 19.389 tỷ đồng, hiện Vietinbank đã thực hiện được 79% mục tiêu lợi nhuận sau 9 tháng.

Chi phí dự phòng của VietinBank tiếp tục tăng trong bối cảnh nợ xấu của ngân hàng này có xu hướng tăng khá mạnh.

Cụ thể, tổng dư nợ xấu nội bảng của VietinBank đã tăng thêm 3.351 tỷ trong 9 tháng đầu năm, lên 17.652 tỷ đồng tại thời điểm 30/9. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là gần 12.414 tỷ, gấp 2,38 lần mức ghi nhận hồi đầu năm.

Tính đến cuối quý III, tổng tài sản VietinBank đạt hơn 1,75 triệu tỷ đồng, tăng 14,3% so với cuối năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 10,1% lên hơn 1,245 triệu tỷ. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 1,26% tại thời điểm cuối năm trước lên 1,42%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng từ 180% lên 222%.

Tiền gửi khách hàng tăng 2,4% đạt gần 1,190 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn tăng 4,7% lên 236.347 tỷ đồng và chiếm 19,9% tổng tiền gửi khách hàng. Tiền gửi có kỳ hạn tăng 1,9%, đạt hơn 946.390 tỷ đồng

https://dautuvietnam.com.vn/dau-tu/tai-chinh-ngan-hang/no-co-kha-nang-mat-von-tai-vietinbank-hon-124-nghin-ty-dong-a22223.html

Address

Cầu Giấy
Hanoi
10000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Blog Tài chính số posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Blog Tài chính số:

Share

Category

Nearby media companies


Other Magazines in Hanoi

Show All