Chuyện Kể Nhà Mình

Chuyện Kể Nhà Mình Một ít chuyện con nít, một ít chuyện tình yêu, một ít chuyện nhà chuyện phố, một ít chuyện nuôi dạy tích cực
(2)

Chúng mình chia sẻ những câu chuyện nuôi dạy con, kiến thức khoa học về nghề làm cha mẹ

Hạnh phúc thật sự của con người là gì?Phải làm gì để cho con cái được hạnh phúc?Câu trả lời sẽ có trong cuốn sách “Cha m...
23/04/2025

Hạnh phúc thật sự của con người là gì?
Phải làm gì để cho con cái được hạnh phúc?
Câu trả lời sẽ có trong cuốn sách “Cha mẹ hạnh phúc nuôi con hạnh phúc” của tác giả Takashi Maeno – một nhà nghiên cứu tiên phong trong Khoa học hạnh phúc.
Cuốn sách là kết quả tổng hợp tất cả những gì ông và vợ, người đồng thời cũng là cộng sự nghiên cứu đắc lực của ông, đã trải nghiệm trong 16 năm nuôi dạy hai con, cũng như kết quả ông thu được từ nghiên cứu “Khoa học hạnh phúc”.
Trong cuốn sách này bạn sẽ học được những nội dung có tính chất học thuật là các cơ sở lý luận về hạnh phúc và các phương pháp nuôi dạy nên những người con hạnh phúc. Ngoài ra độc giả cũng có thể tìm thấy những bài tập thực hành đơn giản để thực hiện tại nhà cùng người thân, để từ đó lan tỏa hạnh phúc cho bạn đời và con trẻ, bởi vì “trung tâm của hạnh phúc chính là bạn”. Đúng như những gì tác giả đã chia sẻ trong cuốn sách:
“Hạnh phúc sẽ bắt đầu từ chính bạn chứ không phải là ai khác. Nếu như bạn có gương mặt rạng rỡ và trái tim rộng mở thì con trẻ, bạn đời, gia đình, bạn bè, thậm chí cả xã hội cũng đều có thể trở nên hạnh phúc”
Cuốn sách này sẽ trở thành những lời gợi ý giúp giải quyết nỗi khổ sở, vất vả và những căng thẳng của những người làm cha mẹ, giúp các bậc phụ huynh có thể bước những bước dài trong hành trình trưởng thành cùng con.

⁉️TẠI SAO CHA MẸ NÊN RÈN TÍNH TỰ LẬP CHO CON?⁉️Tự lập là một phẩm chất quan trọng cho sự phát triển của con người, giúp ...
22/04/2025

⁉️TẠI SAO CHA MẸ NÊN RÈN TÍNH TỰ LẬP CHO CON?⁉️
Tự lập là một phẩm chất quan trọng cho sự phát triển của con người, giúp con có thể tự quyết định và giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Nếu bạn càng tạo sự tự lập từ sớm thông qua những hành động nhỏ cho trẻ, sẽ giúp ích rất nhiều trên hành trình nuôi dạy con.
Tính tự lập sẽ giúp con:
- Có khả năng tự quyết định, tự giải quyết vấn đề và tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
- Giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác và lãnh đạo, cũng như tôn trọng và thấu hiểu người khác.
- Tăng cường sự tự tin, sáng tạo và năng động, cũng như khả năng thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống.
- Chuẩn bị cho tương lai, khi con phải đối mặt với những thách thức và cơ hội mới mẻ trong học tập, công việc và xã hội.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI ĐỌC NHIỀU SÁCH VÀ NGƯỜI KHÔNG ĐỌC SÁCH______Đọc nhiều tiểu thuyết, bạn sẽ nhìn thấy biết bao cuộ...
05/04/2025

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI ĐỌC NHIỀU SÁCH VÀ NGƯỜI KHÔNG ĐỌC SÁCH
______
Đọc nhiều tiểu thuyết, bạn sẽ nhìn thấy biết bao cuộc đời lên voi xuống chó, gặp bao mánh lới xâu xé bẩn thỉu, chứng kiến bao kiểu nhục dục đê hèn, cảm nhận được nỗi xót xa và không cam lòng, hiểu thế nào là bất lực, u ám. Bạn sẽ đọc được đủ loại chuyện trên thế gian này khiến bạn trầm luân trong chúng, và từ đây trở về sau dù bạn có đối diện chuyện gì đi chăng nữa, đều là những chuyện mà từ trong sâu thẳm trái tim bạn, bạn đã được trải nghiệm qua một lần.
Đọc nhiều sách lịch sử, bạn sẽ đọc được đủ loại quyền uy và biết bao cá thể nhỏ bé bị dòng nước lũ của số mệnh cuốn trôi. Bạn sẽ nhận ra con người nhỏ bé biết mấy còn cuộc đời thì luôn đầy những biến động.
Đọc nhiều sách triết học, bạn được chứng kiến sự hình thành của đủ kiểu giá trị quan, vô vàn những lời giải đáp cho những thắc mắc nhỏ nhặt nhất. Bạn sẽ phát hiện những gì mình luôn vững tin vào sự tồn tại của nó lại hóa ra chỉ là một tràng hư ảo, những điều bạn luôn chế nhạo là xuẩn ngốc lại uẩn chứa nhiều nội hàm cao siêu. Bạn không còn cố chấp với những gì đã từng luôn chấp nhất, dùng ánh mắt tư biện* để nhìn nhận thế giới nửa thực nửa giả này. (tư biện: chỉ đơn thuần suy nghĩ, không dựa vào kinh nghiệm thực tiễn)
Đọc nhiều sách về xã hội học, bạn lần nữa bắt gặp những chuyện vốn quen quá hóa thường, hóa ra đều có nguồn gốc đáng tìm hiểu. Bạn sẽ nhận thấy xã hội loài người chẳng qua chỉ là một bản phác thảo trong tưởng tượng. Bạn cũng sẽ tìm hiểu ra đằng sau những câu chuyện ấp áp lại thường ẩn chứa bao tính toán lạnh lùng, bạn là một phần tử trong cả một hệ thống, là cánh bèo trôi dạt giữa dòng đời.
Đọc nhiều sách về nhân học, bạn hiểu được hóa ra con người cũng chỉ là một loài động vật cực kì đặc biệt, rằng con người chúng ta kỳ thực cũng đâu cao quý đến vậy đâu. Nếu không sở hữu nét đặc thù, thì chúng ta chẳng qua chỉ là một lớp thú khoác lên mình cái áo của văn minh hiện đại.
Không đọc sách nhiều thì cũng chẳng phải là chuyện gì xấu xa cả, vì nhiều khi càng đọc nhiều, càng thấy lạnh nhạt với thế gian.
Dịch bởi: Cao Đức Hiếu
Ảnh: Tiểu Hồng Thư

Hôm nay tập 11 phim "Khi đời cho bạn quả quýt" có 1 phân đoạn hay bùng nổ. Là cuộc đối thoại của Beom (bạn trai Geum Mye...
22/03/2025

Hôm nay tập 11 phim "Khi đời cho bạn quả quýt" có 1 phân đoạn hay bùng nổ. Là cuộc đối thoại của Beom (bạn trai Geum Myeong) và mẹ anh ta:

Bà Mẹ: "Con thì có vấn đề gì chứ? Con nhạy cảm quá thôi. Mẹ đã làm tất cả vì con. Mẹ đã sống vì con. Con mà cưới con bé kia thì con bất hạnh hơn. Vậy tại sao con đối xử thế này với mẹ? Con là cuộc đời của mẹ mà. CUỘC ĐỜI CỦA MẸ!"

Yeong Beom: "Đó LÀ CUỘC ĐỜI CỦA CON! LÀ CỦA CON! Con là thằng đần chưa bao giờ có điều con thực sự muốn trong cuộc đời của mình. Nhưng ít ra mẹ còn được vui. Mẹ vui lắm nhỉ?"
_______

Lời thoại “Mẹ đã sống vì con. Con là cuộc đời của mẹ!” phản ánh một dạng thức phổ biến của sự lệ thuộc cảm xúc trong mối quan hệ cha mẹ - con. Khi người mẹ coi con là trung tâm cảm xúc và mục tiêu tồn tại của mình, từ đó vô thức trao cho đứa trẻ trách nhiệm mang lại hạnh phúc cho mình.

Hành vi của người mẹ không xuất phát từ ác ý. Trái lại, nó vừa là tình thương, nhưng lại được thúc đẩy bởi những trải nghiệm thiếu hụt và tổn thương trong chính cuộc đời của bà mẹ. Nhưng thay vì sống tiếp cho mình, người mẹ tìm cách “sống bù” thông qua con. Và sự hy sinh ấy, dù được tô vẽ bằng tình yêu, lại trở thành sự thao túng đỉnh điểm.

Lời đáp trả của Yeong Beom : “Đó là cuộc đời của con! Là của con! Con là thằng đần chưa bao giờ có điều con thực sự muốn trong cuộc đời mình” - không chỉ là tiếng gào giận dữ, mà còn là tiếng thét của một cái tôi bị bóp nghẹt quá lâu.

Khi một đứa trẻ lớn lên trong hệ giá trị mà mọi lựa chọn cá nhân phải phục tùng cảm xúc của cha mẹ, nó dần mất khả năng tự định danh. Những đứa trẻ ấy không học được cách hỏi mình: “Mình muốn gì?”, mà chỉ biết hỏi: “Mình nên làm gì để cha mẹ vui?”.

Điều này dẫn đến sự phát triển mơ hồ trong quá trình hình thành bản ngã, dễ khiến cá nhân rơi vào trạng thái trì trệ, thiếu động lực sống, thậm chí phát triển các vấn đề tram c@m, rối loạn lo âu, hoặc hình thành sự oán giận ngấm ngầm với người thân.

Khi mẹ Yeong Beom phản đối mối quan hệ tình cảm của con trai bằng lý do: “Con mà cưới con bé kia thì con sẽ bất hạnh hơn”, bà đã mặc định rằng bà biết rõ điều gì khiến con hạnh phúc hơn chính nó. Cơ chế kiểm soát bằng cảm xúc này thường thấy ở phụ huynh nào có xu hướng trực tiếp hoặc gián tiếp phủ nhận quyền tự quyết của con cái dưới danh nghĩa “vì con”.

Nhưng tiếc là, hạnh phúc không thể áp đặt. Mọi sự hy sinh không có sự đồng thuận đều mang màu sắc cưỡng ép, và dù được khoác lên lớp vỏ tình thương, vẫn có thể gây tổn thương sâu sắc.

Tình yêu đích thực là thứ cho đi mà không giữ lại, là sự đồng hành chứ không phải kiểm soát. Một người mẹ yêu thương đúng cách sẽ dạy con tự đứng lên, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm với quyết định đó. Vì đó là cách bà thể hiện lòng tin vào đứa con của mình.

Chỉ khi mỗi cá nhân đủ can đảm nhìn lại, đối thoại, và tái cấu trúc lại mối quan hệ với chính bản thân mình, thì vòng lặp tổn thương mới thực sự được cắt đứt.

Có một chi tiết rất nhỏ trong bộ phim "Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt" đã khiến mình rất cảm động. Đó chính là cách Ae Su...
21/03/2025

Có một chi tiết rất nhỏ trong bộ phim "Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt" đã khiến mình rất cảm động. Đó chính là cách Ae Sun và Gwan S*k đặt tên cho những đứa con của mình.
Cô con gái lớn tên Geum Myeong. "Geum" trong Geum Myeong có nghĩa là Vàng
Cậu con trai giữa tên Eun Myeong. "Eun" trong Eun Myeong có nghĩa là Bạc
Cậu con út tên D**g Myeong. "D**g" trong D**g Myeong có nghĩa là Đồng
Ngày còn trẻ nếu có điều kiện thì cha của bọn trẻ Gwan S*k có lẽ đã theo đuổi con đường làm vận động viên điền kinh. Nhưng cuộc sống đưa đẩy, cậu đã chọn theo tàu đánh cá để kiếm kế sinh nhai cho gia đình nhỏ. Có một giấc mơ đã kết thúc lặng lẽ như thế nhưng bù lại cậu đã có 3 chiếc huy chương vàng - bạc - đồng giá trị hơn bất kỳ chiếc huy chương nào.
Và có lẽ ba mẹ cũng từng lặng lẽ kết thúc giấc mơ của mình vì chúng ta. Mình nghĩ rằng nếu được chọn lại chắc ba mẹ cũng sẽ chọn từ bỏ giấc mơ tuổi trẻ ấy để cho chúng ta có cơ hội theo đuổi ước mơ của mình. Hoặc có thể ước mơ lớn nhất mà ba mẹ theo đuổi chính là được thấy chúng ta bình an mà trưởng thành.
Con cái chính là những chiếc huy chương danh dự và quý giá nhất của ba mẹ. Vì nó được hun đúc bằng tình yêu vô điều kiện.
Bài viết có sử dụng tư liệu từ Seen phim
|Hơi ghiền phim

✨GIÚP TRẺ LIÊN TƯỞNG HÌNH ANH QUA PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI✨Một cách tự nhiên, trẻ có nhiều liên tưởng theo đủ kiểu. Ba mẹ ...
19/03/2025

✨GIÚP TRẺ LIÊN TƯỞNG HÌNH ANH QUA PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI✨
Một cách tự nhiên, trẻ có nhiều liên tưởng theo đủ kiểu. Ba mẹ có thể giúp trẻ nuôi dưỡng nhu cầu này qua những hoạt động đa dạng. Liên tưởng về hình ảnh có thể được đưa ra theo mối quan tâm của trẻ. Hoạt đồng này sẽ làm phong phú thêm vốn từ vựng của trẻ xung quanh những chủ đề khác nhau. Hãy lấy cảm hứng từ các mối quan tâm của trẻ để tạo ra hình ảnh.
Ba mẹ hãy lấy ví dụ động vật nông trại và chỗ ở của con:
1. Hãy bắt đầu trước bằng cách bày ra 12 hình sẽ dùng để tạo ra 6 cặp. Chọn tên động vật mà trẻ đã biết rồi để tránh gây khó khăn cho trẻ. Như vậy, việc bổ sung từ vựng sẽ tập trung vào các loại nơi ở của động vật khác nhau.
2. Hãy ngồi thoải mái dưới sàn và đặt hình trên thảm, hoặc ngồi nơi mà bé thích. Rồi đề nghị trẻ bắt đầu xếp các cặp bằng cách ghép hình con vật tương ứng với chỗ ở của chúng.
3. Để cho trẻ có thể tự chỉnh sửa, hãy dán phía sau hình ảnh chỗ ở các hình động vật tương ứng. Như vậy, trẻ sẽ có thể kiểm tra bất cứ lúc nào xem liên tưởng của mình có đúng hay không.
Gợi ý thú vật và chỗ ở của chúng:
Bò/chuồng bò
Ngựa/chuồng ngựa
Heo/chuồng heo
Lừa/chuồng lừa
Dê/chuồng dê
Chim bồ câu/chuồng chim bồ câu
Gà/chuồng gà
Thỏ/chuồng thỏ
Vịt/ao nước
Một số kết hợp khác: nghề và công cụ, thú vật và thức ăn của chúng, các quốc gia và quốc kì,...
Phương pháp giáo dục Montessori là một phương pháp giáo dục khoa học dựa vào việc quan sát trẻ. Mỗi trẻ có một “kế hoạch phát triển” của riêng mình. Phương pháp giáo dục Montessori mang lại cho trẻ một môi trường được chuẩn bị và thích ứng với nhu cầu của trẻ. Như thế, ta sẽ khuyến khích sự tự lập của trẻ trong không gian tự do và có trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển lòng tự tin và tuân thủ nhịp điệu học tập của trẻ.
- Hoạt động trích từ quyển "Cả năm vui khỏe cùng con - 52 tuần với các hoạt động vui chơi và thư giãn".
-----------------------------------
Mời bạn tham gia nhóm "Cần Cả Ngôi Làng Để Nuôi Dạy Một Đứa Trẻ 🌱" để cập nhật các thông tin hữu ích dành cho gia đình và con cái.
https://www.facebook.com/groups/468099748707878

Trong những năm tháng đầu đời từ 0 – 3t, nuôi dưỡng nền tảng ngôn ngữ cho trẻ chính là bước quan trọng để nuôi dưỡng năn...
14/03/2025

Trong những năm tháng đầu đời từ 0 – 3t, nuôi dưỡng nền tảng ngôn ngữ cho trẻ chính là bước quan trọng để nuôi dưỡng năng lực giao tiếp.
👉 Giai đoạn 0-3t: Trong chuyện 30 phút mỗi ngày từ 0 tháng tuổi
Khi trò chuyện, hãy nhìn vào mắt trẻ, dùng những biểu cảm đa dạng để tương tác nếu trẻ chưa biết nói. Còn ở giai đoạn trẻ tập nói từ 2-3t, hãy kiên nhẫn chờ dợi trẻ biết bật ra từng tiếng, tập nói và diễn đạt cả câu thay vì nghe từ đoán ý và làm luôn cho trẻ.
👉 Mỗi ngày hãy dành 30 phút để đọc truyện và chơi cùng con
Thông qua các hình ảnh thực tế cha mẹ dạy trẻ biết cách sử dụng từ đúng ngữ cảnh, biết quan tâm đến cảm xúc của mọi người, cách chào hỏi và bắt chuyện với mọi người.
👉 Để trẻ được gặp gỡ, trò chuyện với nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau
Điều này không chỉ giúp con nâng cao khả năng giao tiếp mà còn giúp con nuôi dưỡng vốn từ vựng phong phú và rèn luyện khả năng lắng nghe.
📚Trích lược: Kỷ luật mềm trong gia đình | TS Nguyễn Thị Thu

11/03/2025

Trường học Số - khái niệm không mới nhưng vẫn còn "lạ" với nhiều phụ huynh. Mời ba mẹ và các con đón chờ Series "Trường học Số" của trường GritSchool - Trường học Số & Trải nghiệm nhé

KHÁC BIỆT TRONG NÃO BỘ CỦA ĐỨA TRẺ HAM ĐỌC SÁCH VÀ ĐỨA TRẺ HAY XEM ĐIỆN THOẠINhiều bậc cha mẹ ngày nay vì công việc bận ...
27/02/2025

KHÁC BIỆT TRONG NÃO BỘ CỦA ĐỨA TRẺ HAM ĐỌC SÁCH VÀ ĐỨA TRẺ HAY XEM ĐIỆN THOẠI
Nhiều bậc cha mẹ ngày nay vì công việc bận rộn nên không chú ý đến “việc chơi” của trẻ, thay vào đó, họ cho trẻ chiếc iPad hay điện thoại để bé xem, giúp mình tập trung làm việc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng hành động này có thể là nguyên nhân khiến sự phát triển não bộ của trẻ bị kìm hãm trong 5 năm đầu đời, điều này đã được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học.
👉 Não bộ của trẻ thường xuyên được đọc sách
Các hình ảnh não bộ dưới đây (với khu vực màu đỏ) là của một trẻ mẫu giáo được bố mẹ đọc sách cho nghe thường xuyên. Các khu vực màu đỏ thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của chất trắng, giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, đọc viết tốt và sẵn sàng cho việc học sau này.
👉 Não bộ của trẻ thường xuyên xem điện thoại
Trong khi đó, hình ảnh não bộ của một trẻ thường xuyên xem điện thoại (với khu vực màu xanh da trời) cho thấy sự phát triển yếu kém của chất trắng, điều này ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ trong tương lai.
Các nghiên cứu gần đây từ Trung tâm Khám phá Đọc & Đọc hiểu thuộc Bệnh viện Trẻ em Cincinnati (Mỹ) cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm trẻ này. Các bác sĩ nghiên cứu, dẫn đầu bởi Tiến sĩ John Hutton, cho biết rằng não bộ phát triển mạnh nhất trong 5 năm đầu đời, và những trẻ được trải nghiệm những hoạt động kích thích bộ não tổ chức tốt như đọc sách sẽ có lợi thế lớn trong học tập sau này.
👉 Tầm Quan Trọng Của Chất Trắng Trong Não Bộ
Chất trắng là phần giúp kết nối các tế bào não và các bộ phận khác trong cơ thể. Việc tăng trưởng và tổ chức chất trắng có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và học hỏi nhanh chóng. Ngược lại, thiếu chất trắng sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học và xử lý thông tin.
👉 Trải Nghiệm Rất Cần Thiết
Nghiên cứu cho thấy những trẻ tiếp xúc với màn hình hơn 1 giờ mỗi ngày có khả năng đọc viết kém hơn và ít sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. Trái lại, những trẻ thường xuyên đọc sách với bố mẹ có khả năng nhận thức tốt hơn.
👉 Đọc Sách Cho Con Như Thế Nào Mới Tốt?
Tiến sĩ Hutton cho biết, không cần phải tìm kiếm một cuốn sách hoàn hảo, quan trọng là cha mẹ đọc sách với tình yêu thương và kiên nhẫn. Dưới đây là một số lời khuyên để thu hút con yêu thích sách hơn: – Thường xuyên trò chuyện với con. – Hát các bài hát thiếu nhi. – Khuyến khích trẻ tưởng tượng và sáng tạo những câu chuyện của riêng mình. – Đọc sách với giọng điệu thú vị, nhập vai nhân vật. – Cho trẻ chỉ vào tranh, từ và lặp lại từ đó nhiều lần.

❤ Những bài học quan trọng cha mẹ nên dạy con từ nhỏ ❤Chuyên gia - bác sĩ Anh Nguyễn, Ủy Viên Cấp Cao của Hiệp Hội Dinh ...
13/02/2025

❤ Những bài học quan trọng cha mẹ nên dạy con từ nhỏ ❤

Chuyên gia - bác sĩ Anh Nguyễn, Ủy Viên Cấp Cao của Hiệp Hội Dinh Dưỡng và Y Học Lối Sống Vương Quốc Anh (BANT) cho biết:

Một báo cáo gần đây của tổ chức YMCA, Mỹ nghiên cứu trên 10,000 gia đình cho thấy 75% những thứ cần cho sự thành công và hạnh phúc của 1 đứa trẻ được hình thành từ chính gia đình của chúng. Thật vậy, gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công và hạnh phúc của một người. Vậy những bài học nào trẻ nên được dạy ngay từ trong gia đình mình và sẽ càng tốt hơn nếu trẻ được dạy từ nhỏ?

1. Được dạy luôn biết ơn về những thứ trẻ có

Đồ chơi, sách, thú nhồi bông… là hầu như đứa trẻ nào trong gia đình ngày nay cũng có. 🌸

Trẻ chưa thể hiểu rằng con cần biết ơn khi có những thứ này, con cũng không biết có nhiều bạn khác có thể đang phải sống chật vật hơn. Để dạy về bài học biết ơn, trẻ cần được dạy về cuộc sống ''vừa đủ'', hơn là luôn được dư thừa. Khi trẻ có cuộc sống chỉ vừa đủ, con sẽ nhận ra giá trị của từng thứ con có và khi nhìn những người khác, trẻ sẽ cảm thấy biết ơn khi mình có nó.

2. Lòng trung thực 🌿

Không có trẻ nào sinh ra là biết nói dối. Thực ra, chúng học để nói đúng những gì chúng nhìn thấy. Nói dối là 1 hành vi học được từ môi trường bên ngoài. Có 2 loại môi trường có thể ảnh hưởng đến hành vi nói dối của trẻ: môi trường ảnh hưởng lâu dài (từ cha mẹ chúng) và môi trường ngắn hạn (từ bạn bè, thần tượng, anh chị,...). Với môi trường ngắn hạn, trẻ học cách biểu hiện cho phù hợp với môi trường đó, nhưng rồi sẽ tự bỏ khi trẻ qua môi trường khác. Tuy nhiên, với môi trường lâu dài từ cha mẹ, lời nói dối tưởng chừng vô hại như thất hứa hay nói cho vui lại có ảnh hưởng lâu dài đến các con.

3. Không phán xét người khác 🍃

Thay vì phán xét ai đó thì trẻ nên được dạy tập trung phát triển bản thân. Do đó, khi trẻ lỡ nói các lời phán xét kiểu như ''chú này mập quá'', ''cô ấy xấu quá mẹ''... thực ra trẻ không hiểu điều đó là chưa đúng, lúc này bạn chỉ đơn giản nói ''mẹ không biết, và mẹ cũng không nhận xét ai con ạ''. Khi trò chuyện với trẻ, bạn cũng không nên so sánh trẻ với ai, mà chỉ nên tập trung vào điều bạn muốn trẻ tốt hơn.

4. Học về thất bại và thừa nhận lỗi 🌱

Thực ra thất bại và chiến thắng là 2 mặt của 1 đồng xu, không thể tách rời. Trẻ con thường không biết cảm giác của thất bại, mà chỉ biết cảm giác vui vẻ của sự chiến thắng. Điều này dễ làm trẻ hiểu rằng thất bại là thứ gì đó kinh khủng. Thực tế, thất bại là 1 phần của bất kì hoạt động nào, nó hoàn toàn có thể xảy ra cho dù bạn đã lên kế hoạch tốt nhất.

Làm sao để trẻ có thể đối mặt được với nó khi mà trước đây bạn không chuẩn bị cho trẻ hiểu về cảm giác này. Đứa trẻ giỏi là đứa trẻ hiểu được chiến thắng cũng như biết cách đối mặt với thất bại. Do đó, khi chơi cùng trẻ, đừng tạo các chiến thắng giả tạo, hoặc làm dễ chỉ để trẻ chiến thắng hoặc để trẻ vui. Nó không tạo ra 1 đứa trẻ giỏi, mà chỉ tạo ra 1 lớp trẻ hiếu thắng nhưng sợ thất bại.

Dạy trẻ chấp nhận thất bại cũng như biết thừa nhận sự yếu kém hay lỗi lầm của bản thân là cách giáo dục đúng đắn về công bằng.

5. Lắng nghe trước khi nói ✨

Lời nói gay gắt với trẻ là ví dụ để trẻ học về sự yếu kém trong khả năng lắng nghe của người lớn chúng ta. Khi lớn trẻ sẽ dùng cách này để giao tiếp lại với người khác. Nhưng, ngược lại ngay từ nhỏ, bạn luôn tôn trọng và lắng nghe trẻ trước khi nói hay đưa ra quyết định thì trẻ sẽ học để biết lắng nghe bạn và người khác khi lớn hơn.

Khi trẻ giao tiếp với cha mẹ, anh chị em hay bạn bè, trẻ giành nói hay quát họ thì bạn nên nói với trẻ ''Bin, mẹ muốn nghe chị Na nói, con im lặng được không?''. Tưởng chừng như những can thiệp dạng vậy không quan trọng, trẻ con mà sao chẳng được nhưng thực ra nó có giá trị để trẻ hiểu rằng ai cũng có quyền nói và được lắng nghe bởi tất cả mọi người. Rất khó để dạy trẻ điều này khi trẻ lớn, đặc biệt khi trẻ tự cho là ''mọi người phải nghe mình'', nhưng trong cuộc sống ai nói đúng thì người ta mới nghe. Và người luôn nói mà không biết lắng nghe thì điều họ nói chưa chắc đúng.

6. Biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân 🌻

Ít ai nói đây là bài học nên dạy trẻ từ sớm, nhưng nó lại là bài học quan trọng. Khi trẻ chẳng may bị bệnh, là cha mẹ, chúng ta cuống cuồng chăm sóc trẻ từ mua thuốc, nấu cháo, dụ trẻ ăn, uống sữa... nhưng thực ra có 1 cách nên dạy trẻ là giúp trẻ nhận ra là ''cần tự chăm sóc bản thân'' hơn là chỉ có 1 chiều từ người chăm sóc (ví dụ, ở đây là cha mẹ).

Một đứa trẻ lớn lên trong đùm bọc giống như nuôi những con cừu được vây quanh bởi 1 hàng rào, chúng rất thiếu các kỹ năng cần để tự chăm sóc bản thân vì chúng nghĩ rằng hàng rào có thể ngăn chúng khỏi mọi nguy hiểm. Những con cừu ỷ lại vào chiếc hàng rào, mà mất đi cảnh giác về các tiếng động nhỏ như tiếng bước chân của con sói. Nhưng, 1 ngày nào đó, hàng rào bị hỏng hay chẳng còn, thì chúng không thể nhận ra con sói đã đến bên cạnh.

Không ai biết trước 1 điều gì sẽ đến với trẻ và cha mẹ cũng không thể mãi là hàng rào vững chắc, chỉ có 1 điều quan trọng là trẻ phải luôn mạnh mẽ và có đủ kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Khi nhỏ, trẻ bị bệnh không có nghĩa là cứ nằm đó xem TV, Ipad để được chăm sóc mà thay vào đó cho trẻ có cơ hội vận động, vui chơi, tham gia tự chăm sóc bản thân mình như tự lấy nước uống, lấy cam mẹ gọt sẵn để ăn, tự báo cáo với mẹ khi thấy đỡ mệt,...

Trẻ cần được cho thấy bản thân mình cũng có vai trò, hơn là chỉ ngồi im để đón nhận sự chăm sóc từ người khác. Nếu được dạy từ nhỏ thì khi trưởng thành, trẻ sẽ cảm ơn bạn vì những bài học này đã giúp ích rất nhiều cho cuộc sống cũng như tương lai của con.

❤ Trẻ có 4 biểu hiện này chứng tỏ thông minh - cha mẹ giáo dục tốt ❤Muốn đánh giá một đứa trẻ có được giáo dục tốt, có t...
11/02/2025

❤ Trẻ có 4 biểu hiện này chứng tỏ thông minh - cha mẹ giáo dục tốt ❤

Muốn đánh giá một đứa trẻ có được giáo dục tốt, có thông minh hay không, hãy nhìn vào biểu hiện của chúng thường ngày dưới đây, điều thứ 3 vô cùng quan trọng.

Giáo dục con cái không thể phó mặc cho nhà trường, mà trách nhiệm của gia đình, người làm cha làm mẹ cũng rất quan trọng. Sự giáo dục đúng đắn của gia đình chính là nền tảng cốt lõi cho sự thành công của con trong tương lai. Nếu thấy con có 4 biểu hiện dưới đây, chứng tỏ chúng đang được giáo dục đúng đắn.

🌱 Có tính kỷ luật, có văn hóa mọi nơi

Tính kỷ luật và cư xử có văn hóa ở trẻ cần được cha mẹ rèn từ nhỏ. Đừng cẩu thả trong cách dạy con vì nghĩ rằng chúng còn nhỏ, sẽ uốn nắn khi lớn hơn. Bởi vì trẻ em không được sinh ra với các kỹ năng ngôn ngữ xã hội, vì vậy cha mẹ cần dạy con mình về những hành vi phù hợp khi chúng còn nhỏ. Các quy tắc và hành động thực hiện bây giờ sẽ gắn bó với trẻ suốt thời thơ ấu và trưởng thành.

Nếu thấy đứa trẻ biết chào hỏi người lớn, biết chào cha mẹ mỗi khi đi học về, biết dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc trong phòng, biết tắt đèn, phụ giúp cha mẹ công việc trong nhà, biết xin phép khi ra khỏi nhà và về đúng giờ,… chứng tỏ cha mẹ đang giáo dục con đúng đắn.

Ngoài ra còn nhiều biểu hiện khác chứng tỏ con có kỷ luật như khi ở nơi công cộng, bé không làm loạn, biết xếp hàng mua vé, biết giữ trật tự, biết bỏ rác vào thùng rác...

Rèn tính kỷ luật cho con là cần thiết, cha mẹ nên nghiêm khắc dạy dỗ trẻ. Tuy nhiên, nghiêm khắc khác với việc đánh đòn, chửi mắng con trẻ. Hãy khéo léo tạo hứng thú để con tự đi vào kỷ luật. Ví dụ như thay vì quát con: "Đứng dậy đánh răng, mặc đồ ngủ và lên giường! Mau!", thì hãy nhẹ nhàng nói với chúng: "Con muốn đánh răng trước hay mặc đồ ngủ trước nào, cái nào con thích hơn nhỉ"...

🌸 Trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao

Trẻ con rất hiếu kỳ và tò mò. Nhiều khi chúng chưa ý thức được hành động của mình nên có thể gây 1 hậu quả gì đó. Khi thấy con biết nhận lỗi và xin lỗi về việc làm của mình, mà không trả treo, đổ tội cho người khác, chứng tỏ bé là 1 người trung thực. Con được cha mẹ giáo dục rất tốt, sẵn sàng nhận lỗi và chịu trách nhiệm với việc mình làm.

Khi con quá sợ hãi mà không dám nhận lỗi, phụ huynh cũng đừng nên nổi nóng mà trách mắng, đánh đòn, hay dọa dẫm con trẻ. Điều đó chỉ làm chúng thêm sợ hãi và càng che giấu tội lỗi theo bản năng tự vệ mà thôi. Hãy từ từ khơi gợi để trẻ thật thà nói ra việc mình làm. Sau đó hãy nói với chúng rằng việc làm này là sai, sẽ để lại hậu quả như thế nào, và khi con mắc lỗi không dám nói ra, bản thân con sẽ cảm thấy buồn và bứt dứt lương tâm thế nào...

Khi nhẹ nhàng, từ tốn dạy bảo con như thế, đứa trẻ sẽ không vội vàng làm bất cứ việc gì mà không nghĩ đến hậu quả. Chúng cũng sẽ biết cách cư xử đúng mức với những người xung quanh và không làm tổn thương tới bất kỳ ai. Những đứa trẻ có trách nhiệm khi lớn lên sẽ thành những người lớn có trách nhiệm.

🌼 Con thường xuyên tâm sự với cha mẹ

Đây là 1 biểu hiện quan trọng để thấy được trẻ có đang được phụ huynh giáo dục tốt hay không? Bởi không ít ông bố bà mẹ luôn thể hiện mình là người hung dữ, nóng tính, không muốn nghe con giải thích, luôn cho rằng: "người lớn luôn đúng" trước mặt con... Thành ra đứa trẻ tự khép mình và không muốn chia sẻ với bố mẹ bất cứ điều gì. Khoảng cách giữa con cái và cha mẹ ngày 1 xa.

Chỉ khi nào cảm thấy tin tưởng người lớn, trẻ mới dám chia sẻ những khúc mắc, những tâm sự thầm kín của mình. Khi con dám mở lòng và tin tưởng, nghĩa là trước đó bé đã cảm nhận được rằng cha mẹ là người bạn thân của bé, mối quan hệ giữa bé và cha mẹ đang rất tốt. Ngoài ra trẻ cũng ý thức được rằng, cha mẹ là người biết lắng nghe và có thể đưa ra cho bé những lời khuyên đúng đắn nhất. Những khi trẻ buồn hay gặp thất bại, con cũng biết mình có một nơi để trở về, đó là vòng tay yêu thương của cha mẹ.

✨ Con có quan điểm riêng

Nếu cha mẹ giáo dục tốt, trẻ sẽ trở nên tự tin và coi mình chính là 1 cá nhân độc lập. Điều này khác xa với việc trẻ tự coi mình là trung tâm của vũ trụ vì được bố mẹ chiều chuộng quá mức. Tôn trọng con, lắng nghe ý kiến của con và không vội vàng "phủ đầu" lời của con trẻ, chính là sự giáo dục tốt mà cha mẹ cần làm. Ngoài ra, phụ huynh nên có xu hướng không làm thay trẻ, không tước đi quyền suy nghĩ và làm chủ của con. Nếu một đứa trẻ có ý tưởng riêng và dám làm những gì chúng thích, điều đó chứng tỏ cha mẹ đã thấu hiểu và tôn trọng sự phát triển cá nhân của con.

Trên đây là 4 trong nhiều biểu hiện chứng tỏ đứa trẻ đang được sống trong môi trường giáo dục tốt. Dạy con khó rất khó, nhưng dễ cũng rất dễ. Điều quan trọng là phụ huynh nên lắng nghe ý kiến của con, biết phân tích cho con đúng sai và đừng vội vàng kết án trẻ. Có như vậy con mới tự tin bộc lộ hết điểm mạnh bản thân và tự ý thức được những cái xấu cần phải tránh xa, dẹp bỏ.

❤ Nguồn: Afamily

Address

S101 Smartcity Nam Từ Liêm
Hanoi

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Chuyện Kể Nhà Mình posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share