
05/07/2025
Bệnh “tự miễn” là khi hệ miễn dịch quay sang tấn công chính tế bào của mình.
Họ bảo rằng cơ thể nhầm lẫn bạn là kẻ thù, không rõ nguyên nhân, không có cách chữa, chỉ có thể ức chế miễn dịch bằng thuốc cả đời.
Và thế là hàng triệu người sống trong sự sợ hãi với chính cơ thể của mình.
Nhưng nếu bình tĩnh lại, gạt qua các tên bệnh dài dòng như lupus ban đỏ, viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm khớp dạng thấp, vảy nến, Crohn, viêm ruột tự miễn… Thì tất cả đều có một điểm chung: cơ thể đang phản ứng dữ dội với một thứ bên trong mà nó không thể chấp nhận nổi.
1. Hệ miễn dịch không tự nhiên phản bội. Nó bị đầu độc và rối loạn.
Hơn 70% hệ miễn dịch nằm ở ruột (Journal of Immunology, 2014). Nếu ruột bị tổn thương, miễn dịch sẽ rối.
Chế độ ăn công nghiệp, đường, chất tạo vị, chất bảo quản, kháng sinh, thuốc trừ sâu… làm hỏng hàng rào biểu mô ruột, gây ra hiện tượng “leaky gut” – ruột rò rỉ.
(Harvard Health Publishing, 2018: “Leaky Gut: What is it, and how can it affect you?”)
Khi đó, các phân tử thức ăn chưa tiêu hoá, protein lạ, vi khuẩn và độc tố lọt vào máu kích hoạt phản ứng viêm.
Hệ miễn dịch phải hành động, nhưng trong môi trường hỗn loạn ấy, nó không còn phân biệt được bạn thù. Nếu mô cơ thể có cấu trúc giống phân tử ngoại lai, nó sẽ trở thành mục tiêu.
Đó là lý do vì sao trong viêm tuyến giáp Hashimoto, kháng thể antiTPO xuất hiện không phải vì tuyến giáp sai, mà vì hệ miễn dịch nhầm giáp là “kẻ xâm nhập”. (Nature Reviews Endocrinology, 2011)
2. Vaccine, thuốc men, hoá chất làm nhiễu sóng hệ miễn dịch
Vaccine can thiệp miễn dịch chủ động. Nhưng nhiều vaccine chứa adjuvant (chất kích thích miễn dịch), nhôm, PEG, polysorbate 80, chất bảo quản… gây phản ứng viêm mạn tính ở người có cơ địa nhạy cảm. (Autoimmunity Reviews, 2009: “Vaccines and Autoimmunity”)
Tiêm dồn dập trong 6 tháng đầu đời, khi hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, khiến cơ thể “học nhầm” cách phản ứng.
Một số nghiên cứu (Miller & Goldman, 2012) chỉ ra rằng số lượng vaccine được tiêm càng nhiều trong năm đầu đời, tỷ lệ tử vong và bệnh mạn tính càng tăng.
(Nguồn: World Journal of Clinical Pediatrics)
3. Stress mãn tính và cảm xúc bị đè nén
Cortisol, hormone stress, khi tăng kéo dài, gây suy giảm miễn dịch bẩm sinh, nhưng lại kích hoạt miễn dịch thích nghi quá mức.
Kết quả: tế bào miễn dịch tấn công nhầm chính mô cơ thể.
(Psychoneuroimmunology, 4th Edition)
Cảm xúc bị dồn nén, mâu thuẫn chưa giải toả, tự ghét bản thân… tất cả là những dạng viêm tâm lý, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, nội tiết, miễn dịch.
Những ai trải qua tổn thương tâm lý thời thơ ấu có nguy cơ mắc bệnh tự miễn cao gấp 2–3 lần (JAMA, 2019)
4. Cơ thể không tấn công bạn, nó chỉ phản kháng lại môi trường sống không thể chấp nhận được.
Thức ăn giả, thuốc uống, nước ngọt thay nước lọc, kháng sinh, thiếu ngủ, lười vận động… Chính lối sống ấy khiến hệ miễn dịch nhận tín hiệu sai suốt một thời gian dài.
5. Thuốc ức chế chỉ làm câm lặng triệu chứng. Nó không sửa được cơ chế.
Muốn hồi phục, phải làm sạch tín hiệu, phải làm sạch ruột, gan, thần kinh, thở và thói quen sống.
Làm lành ruột rò rỉ bằng cách ăn thực phẩm thô, bỏ tinh chế, bỏ sữa, bỏ đường, bỏ gluten. Giảm viêm toàn thân bằng thực phẩm thật, ngủ đủ, vận động và nắng sớm. Thở sâu, chườm nóng, thải độc gan
Không ai chữa khỏi bệnh tự miễn bằng cách tiêu diệt chính hệ miễn dịch của mình.
Chỉ có thể chữa bằng cách trả lại cho nó môi trường để hồi phục, tái học, và nhận diện lại chính chủ.
Hiểu điều đó bạn sẽ không còn hoảng loạn vì “tự miễn”.
St Chia sẻ của a lương vũ