21/09/2024
Chuyện: CHIẾC GÔNG ÊM ÁI.....mà không bền lâu của DÂN VĂN PHÒNG!
Thứ 7, máu chảy về tim, hãy lắng nghe con tim mình mách bảo bạn nhé!
-------------------------------------------------
Đây là chuyện đầy thi vị của một thời Giám đốc Nhân sự, chuyên gia về phúc lợi đồng thời cũng là “chuyên gia cho nghỉ việc”. Đó quả là một "bộ phim dài tập" quen thuộc diễn ra trong đời sống văn phòng mà có lẽ ai cũng từng xem qua, mà vừa mới hôm qua tớ có duyên được đến làm việc tại 1 công ty đối tác bàn về việc đưa công cụ DISC vào trong quản trị và phát triển đội ngũ, chứng kiến cảnh văn phòng và tưởng nhớ lại một thời tớ đã từng!
=====================
1. Chuyện muôn thuở:
Gần 12h trưa! Tiếng nhân viên í ới!
Trưa rồi đấy, hôm nay ăn gì nhỉ? Tôi có cơm rồi! Cứ làm “chiến binh tiết kiệm” cho lành, mang cơm hộp từ nhà đi, vừa tiết kiệm tiền, nắng mưa mặc kệ nó, lại ko phải đau đầu nghĩ xem hôm nay ăn gì, ở đâu, đơn giản, nhanh, gọn!
Haizz, trời mưa quá! Ngại ra ngoài ghê cơ… mà gọi grap thì phải đông đông mới tiết kiệm chứ, giá mà Cty có canteen, cơm dẻo, canh ngọt, vừa sạch sẽ lại tiện lợi thì đúng là thiên đường nơi hạ giới! Không phải suy nghĩ hôm nay ăn gì, mai ăn ở đâu – cứ ra canteen là xong!
Tớ nghĩ thầm, sao giống mình hồi xưa thế chứ! Còn giờ tớ đã xa rồi cái cảnh cơm trưa VP đó!
Đây đúng là Tư duy đỉnh cao của sự "ổn định"
Trải qua hơn 16 năm làm việc văn phòng, trải qua vài cty, tập đoàn khác nhau, tôi nhận ra một điều: Cuộc sống công sở này đúng là một vòng lặp vô tận. Sáng cắp cặp đi làm, trưa lang thang ăn hàng, có cty gọi cơm hộp về cho nhân viên, hoặc may mắn cty có canteen hay bếp ăn phục vụ, chiều lại cắp hộp cơm về. Ôi trời, sao mà nó đúng là tư duy "đóng hộp" đến vậy! Và rồi tôi tự hỏi: "Liệu có phải mình đang bị trói buộc trong một chiếc gông êm ái không?"
Nghĩ lại, cái chế độ “đóng hộp” này đúng là một chiếc gông êm ái thật! Công ty lo cho mình từ bữa ăn trưa, đồng phục, rồi các phúc lợi khác cũng tốt, có Anh Sếp thấu hiểu còn trợ duyên cho người làm nhân sự xây dựng chính sách phúc lợi, môi trường tạo cảm giác yên tâm, hài lòng, hạnh phúc để giữ chân nhân viên, khiến họ vui vẻ làm việc "ổn định". Ủa, thế này còn mong gì hơn nữa? Thật sự biết ơn những trải nghiệm ấy!
=================
2. chuyện đời không như là mơ:
Nhìn quanh văn phòng, tôi thấy các bạn trẻ, mặt mày phơi phới, ánh mắt đầy tự hào. Có bạn còn nghĩ: "Ôi, môi trường này tuyệt vời quá, chắc làm tới lúc về hưu luôn quá!". Mà thật ra, tôi cũng đã từng nghĩ như vậy. Ngày xưa, tôi cũng mơ mộng được làm việc trong một môi trường hài hòa, không nhiều cạnh tranh, được lo đầy đủ phúc lợi từ bữa cơm trưa, đồng phục, du lịch… như thế. Ai mà chẳng thích một cuộc sống êm ả, ổn định cho đến ngày "hạ cánh" an toàn cơ chứ!
Nhưng đời là hình SIN mà, ai mà biết trước được chữ ngờ. Càng êm đềm lại càng dễ biến động. Không có gì là ổn định mãi mãi cả! Công ty nào rồi cũng sẽ có lúc phải tái cơ cấu, phải cắt giảm chi phí, không thể mãi duy trì những phúc lợi tuyệt vời như vậy được.
Và rồi, cái gông êm ái ấy cũng không còn bền lâu. Những con người từng say mê vị ngọt của sự "ổn định" lại là những người bị sốc nhất! Và người làm nhân sự như tôi thì lại bị căng não lên vì áp lực phải ra tay “hạ bệ hoặc cho nhân viên out” mà vẫn phải hợp tình hợp lý.
==============
3. Gông êm ái nhưng không bền lâu:
Nhìn vào môi trường này, tôi cảm nhận rất cần sự năng động, sáng tạo, mà tuổi càng lớn thì cái tính đó càng mai một. Tôi chợt nghĩ, liệu những con người kia họ có nghĩ rằng đến 1 lúc nào đó ngẩng mặt lên đã 40-45t, bước chân ra ngoài thì lo lắng, bất an, mà ở lại thì không xong khi cty gặp khó khăn và không còn chỗ chứa không nhỉ? Liệu khi ấy có còn sự lựa chọn nào cho họ, bởi ngày qua ngày cứ thế bị chiếc gông êm ái đó níu kéo mà quên mất rằng thế giới ngoài kia đang thay đổi…
Thật sự, đã qua rồi cái thời "đam mê" dành cho công việc công sở, mỗi thế hệ X, Y, Z, ... tư duy và hệ giá trị sẽ rất khác nhau, và cứ 13-15 năm là khoảng cách của 1 thế hệ, nhưng tuổi đời lao động đến tận 55-60t. Vậy bạn có cần học cách để thích nghi? Đã qua rồi cái thời chỉ cắm mặt vào làm việc, an toàn và ổn định như thế hệ “X” cổ điển. Khi ngẩng đầu lên thì bạn bè cùng trang lứa, thậm chí cả mấy đứa trẻ nó đã chạy xa mình từ lúc nào không hay. Tụi nó đã kinh doanh, một tay mấy nguồn thu nhập. Còn mình, vẫn hài lòng với bữa trưa văn phòng, hài lòng với cuộc sống lập trình sẵn, như 1 chiếc máy tính lỗi thời, cũ kỹ!
Và khi có sự cố đến, dựa vào đúng một công việc, một nguồn thu, mới thực sự cho mình những bài học xương máu. Nghĩ tới câu nói mà thầy tôi hay nói từ khi tôi bước chân ra ngoài lập nghiệp: “Trâu đi cày cả 1 đời, không có mẩu ruộng nào là của trâu. Người làm thuê cả đời, cũng không có lấy sự nghiệp nào thuộc về mình”. Có cô thì chợ cũng đông, cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui, người vừa từ chức thì đã có người thay chân.
Bởi thế “Ông chủ” chỉ có thể cho ta vị trí, nhưng không thể cho ta tương lai. Muốn có tương lai bền vững phải tự tay mình kiến tạo nó. Đừng mãi ngủ mê trên chiếc gông êm ái, gọi là an toàn nhưng thực chất lại chẳng an toàn tẹo nào!
===============
Và đây là lời nhắn gửi yêu thương NHÉ!:
Tớ thầm nghĩ, thật sự biết ơn hành trình đó với nhiều trải nghiệm quý, và cũng thật sự biết ơn chính mình vì đã kịp lắng nghe tiếng nói của con tim, biết cách quan sát, học hỏi và kịp thức tỉnh. Nếu không, sẽ chẳng biết bao giờ thoát ra khỏi cái gông ru ngủ êm ái, và sống cuộc đời cứ nhàn nhạt chẳng có gì đặc sắc ấy!
Vậy nên, bạn ơi, nếu bạn nhìn thấy mình trong đó, hãy mạnh mẽ đứng lên, làm khác đi, quyết định thay đổi hướng đi, tìm kiếm cho mình một sự nghiệp thông minh, linh động, dễ dàng giúp bạn hoà nhập và chuyển dịch dần giữa cái cũ và cái mới, tạo dựng một sự nghiệp bứt phá, là phương án B lý tưởng cho những ai vẫn đang mê mẩn với chiếc gông êm ái ấy!
Và tớ ở đây, luôn sẵn sàng giúp bạn tìm thấy hướng đi và khai phóng phiên bản tuyệt vời bên trong bạn, hãy liên hệ với tớ nhé!
Yêu thương và biết ơn!