18/08/2022
Trong thế pháp, Phật pháp cũng có câu: “đại nghi đại ngộ, tiểu nghi tiểu ngộ, không nghi không ngộ”. Nghi đó là nghi tình, không phải hoài nghi, không phải hoài nghi giáo huấn thánh hiền. Cùng là một chữ, phát âm giống nhau, ý nghĩa không tương đồng, không được nhầm lẫn.
Pháp sám hối như thế nào, cũng không sám trừ được nghiệp chướng của quý vị. Sau cùng vẫn còn một pháp, chính là “nam mô A Di Đà Phật”, có thể hóa giải thiên tai mà tất cả kinh pháp không hóa giải được, câu danh hiệu này có thể hóa giải. Trước đây khi mới học Phật, nghe nói như vậy không thể tin được, luôn cho rằng nói quá khoa trương, không phải thật. Bây giờ chúng tôi tự thân trải nghiệm, thông qua 60 năm học tập, chúng tôi khẳng định lời ngài nói, hoàn toàn là thật, không phải giả. Khẳng định pháp sư Quán Đảnh là bậc tái sanh, không phải là người bình thường, vì sao vậy? Vì đây là diễn thuyết, ngài nhất định chứng được mới có thể nói ra. Nếu không thật sự chứng được, sao ngài có thể nói ra được lời này! Chúng tôi trải qua thời gian dài huân tu, đối với giáo lý đại thừa hầu như ngày ngày không gián đoạn. 60 năm huân tu chúng tôi có thể ngộ, có thể ngộ sâu sắc, khẳng định câu này là thật, rất hiệu quả.
Bên dưới nói: “Là nguyện vì vô lượng chúng sanh, khai hiển pháp tánh chân thật, lại hiển lộ ra tám vạn bốn ngàn diệu pháp, đối trị phiền não của chúng sanh”. Câu này hiển thị chư Phật Bồ Tát, giáo hóa chúng sanh, dụng ý là gì? Có dụng ý gì? Có mục đích gì? Người bây giờ thích hoài nghi, không có mục đích, không có ý đồ, vì sao người đó làm chuyện ngu ngốc này? Nói cho chư vị biết, quả thật không có mục đích, không có ý đồ, cũng không có dụng ý. Quý vị muốn hỏi vì sao họ làm việc này? Họ chỉ trả lời một câu: “Pháp vốn như thế”. Nếu như ta muốn minh tâm kiến tánh, muốn thành Phật, thành Bồ Tát, sẽ giống như họ vậy. Đến lúc đó ta mới hoát nhiên đại ngộ, mới biết ta hoài nghi họ, không tin họ, hoàn toàn do tập khí phiền não của mình chi phối. Phật Bồ Tát có ý gì chăng? Họ có ý đồ chăng? Có mục đích chăng? Nếu họ khởi tâm niệm này, họ liền đọa lạc vào trong phàm phu lục đạo. Lục đạo phàm phu mới có tập khí phiền não này, Phật Bồ Tát đã đoạn tận từ lâu rồi. Cổ nhân có câu thành ngữ nói rằng: “lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử”, chính là ý này. Ta thấy sai hoàn toàn, nghĩ sai hoàn toàn. Thấy sai, nghĩ sai này, liên quan rất lớn đến chính mình. Liên quan gì? Đời này mình gặp Phật Bồ Tát sẽ có cơ duyên thành Phật, thành Bồ Tát. Nhưng sự hoài nghi này khiến ta đánh mất cơ duyên, Phật Bồ Tát không tổn thất, đúng là như như bất động. Gây ra tổn thất lớn lao cho mình, tổn thất không gì sánh được, sai lầm lớn rồi!
Chẳng những siêu việt Phật, Bồ Tát, Thanh văn, Duyên giác của thế gian, ngay cả thánh hiền thế gian, họ khởi tâm động niệm vì quốc gia, vì dân tộc, vì tất cả chúng sanh, toàn tâm toàn ý phụng hiến, không cầu cho riêng mình, không cầu danh văn lợi dưỡng cho mình. Hiền nhân của thế gian đều có thể làm được, huống gì đại thánh đại hiền xuất thế gian.
Trong giáo lý đại thừa nói, nghi chính là hoài nghi, nghi hoặc là chướng ngại lớn nhất của Bồ Tát, chướng ngại gì? Chướng ngại việc tu thiện, chướng ngại việc tích đức, chướng ngại chứng tam muội, chướng ngại sự khai ngộ, chướng ngại ta chứng quả. Vì thế chữ nghi này liệt vào một trong sáu loại căn bản phiền não, tham sân si mạn, sau cùng là nghi. Không được hoài nghi, hoài nghi là sai. Trong thế pháp, Phật pháp cũng có câu: “đại nghi đại ngộ, tiểu nghi tiểu ngộ, không nghi không ngộ”. Nghi đó là nghi tình, không phải hoài nghi, không phải hoài nghi giáo huấn thánh hiền. Cùng là một chữ, phát âm giống nhau, ý nghĩa không tương đồng, không được nhầm lẫn. Đối với giáo huấn thánh hiền tuyệt đối không hoài nghi, nếu cho rằng nó có vấn đề, ta có thể đặt một dấu chấm hỏi, đây gọi là nghi tình, ta không được phủ định nó, vì sao vậy? Vì chưa hiểu triệt để chân tướng, sau khi hiểu triệt để chân tướng, mới có thể quyết định.
Chư Phật Bồ Tát không hoài nghi đối với tất cả pháp thế xuất thế gian, vì sao vậy? Vì họ hiểu rõ chân tướng sự thật.
---------------
Trích: TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 265 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI - Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
-------------------------------
ST