Hi mood

Hi mood Khi Marketer & Designer cần một chút vui

/Làm thương hiệu F&B, bạn có cần bắt trend liên tục không?/Món mì trà sữa này mình đi ăn một cách tình cờ và sau khi up ...
05/10/2024

/Làm thương hiệu F&B, bạn có cần bắt trend liên tục không?/

Món mì trà sữa này mình đi ăn một cách tình cờ và sau khi up một chiếc story trên Instagram, các bạn của mình đã vào hỏi và mình cũng rất bất ngờ vì món ăn này đang rất hot trên mạng, nhưng mình lại không hề biết.

Một câu hỏi đặt ra là, là một người làm thương hiệu và làm việc chính liên quan đến ngành F&B, bạn có luôn phải nắm rõ từng xu hướng trong ngành ẩm thực?

Thú thực là từ hôm mình biết mình bỏ lỡ một sự kiện hot như vậy mình cũng đã hơi tự trách bản thân phải năng cập nhật chứ không chỉ ngồi nhà tập trung vào những báo cáo thị trường và thương hiệu mình đang làm việc được. Nhưng hôm qua có một sự kiện làm mình thay đổi góc nhìn đó, đó là việc em trai mình đi thi cuộc thi marketing và ngồi giải case thương hiệu, một bài toán khá quen thuộc khi làm trong agency.

Ban đầu mình củng cố quan điểm phải tập trung nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh. Đúng nhưng chưa đủ. Quả thật trước khi tiếp xúc với bài toán thương hiệu nào, mình thường “ăn ngủ” ở… siêu thị vì cảm giác nếu mình bỏ lỡ một thương hiệu nào cũng sẽ là vấn đề cũng như ham muốn đọc đến hơn 400 bài nghiên cứu khoa học vì sợ mình lỡ một cái gì đó. Nhưng khi thị trường đã làm tất cả những cái bạn có, bạn không có gì ngoài sản phẩm đang có hoặc bạn rất khó khác biệt, bạn phải làm gì? Mình cũng đã từng trầm cảm như vậy khi làm một bài toán về nước tinh khiết. Và lúc này nhu cầu khách hàng có, thị trường vẫn mở cho bạn, thì dù thế nào, bạn vẫn phải nhảy vào và đi tìm khách hàng cho riêng bạn thôi.

Từ một case study liên tưởng luôn đến việc làm nội dung trên mạng xã hội, tại sao một chị làm video nấu ăn không đẹp, lên hình ảnh thật thà, quay những video nấu ăn nhanh bằng điện thoại lại có triệu người theo dõi trong khi cũng là những video nấu ăn, nhiều tài khoản đầu tư rất đẹp, bắt mắt, tìm được “ngách” của mình lại không nhiều người follow hay tương tác đến vậy?

Và một câu trả lời từ một quyển sách marketing gối đầu giường từ chục năm trước của mình, đơn giản bạn cho khách hàng cái họ không cần thì bạn có làm thật đẹp, rất đầu tư thì khách hàng vẫn bỏ rơi bạn. Vì chị Tiktoker kia “vô tình” đã tạo nên một kho ẩm thực mà mẹ nào nấu gì cũng nhớ chị ý có nấu món đó, và cách chia sẻ của chị thì cứ như một chị hàng xóm nào đó cạnh nhà mình. Và mình tự nhiên nghĩ đến cái thương hiệu bé xinh mình đang ấp ủ, à, thực ra trước giờ mình cũng không quan tâm ngoài kia thế giới đang làm gì, mỗi khi làm một sản phẩm mình đều nghĩ, cái này khách có thích không đến độ nhìn một đơn hàng mình đã hiểu khách này khẩu vị như nào nên mình đã bỏ lỡ rất nhiều trend chứ có phải mỗi trend này đâu.

Quay lại chiếc bát mì bò và câu trả lời bạn có cần phải bắt trend không, mình nghĩ vẫn vui nếu như bước ra được thế giới ngắm nhìn người ta đang làm gì để học hỏi, nhưng quan trọng hơn thì vẫn cần ngày ngày vắt tay lên trán nghĩ, khách sẽ thích cái gì nhỉ, mình làm được gì cho họ?

Một chút review cho bát mì, mình thích sự sáng tạo trong ẩm thực và bát mì này đã làm được điều đó! Nếu như không cố gắng uống một cốc nước thật đầy trước khi ăn để ăn bớt lại thì bát mì này ngon

"Thành công không mang đến cho chúng ta hạnh phúc, nhưng hạnh phúc sẽ mang lại sự thành công" - Ali AbdaalKhi bạn chán g...
04/04/2024

"Thành công không mang đến cho chúng ta hạnh phúc, nhưng hạnh phúc sẽ mang lại sự thành công" - Ali Abdaal

Khi bạn chán ghét công việc, muốn quăng tất cả đi, gửi đơn xin nghỉ việc cho sếp, hãy dừng lại một giây và hỏi xem, mình ghét công ty hay ghét công việc mình đang làm. Lý do là gì, ở đâu và mình cần chỉnh sửa lại những gì.

Và bí mật của làm việc hiệu năng đó chính là cảm giác tích cực về bản thân và yêu công việc mình đang làm. Feel Good Productivity là một cuốn sách hay cho những ai đang muốn bùng cháy, bỏ hết tất cả đi cũng như có rất nhiều bí kíp về làm việc hiệu năng và cách mang lại cảm xúc tích cực cho bạn kể cả khi công việc thật đáng ghét. Review chi tiết mình đã có ở đây 👇

Người làm thiết kế thương hiệu không chỉ là một đồ hoạ viên giúp khách hàng tạo nên những hình ảnh theo yêu cầuCông việc...
03/04/2024

Người làm thiết kế thương hiệu không chỉ là một đồ hoạ viên giúp khách hàng tạo nên những hình ảnh theo yêu cầu

Công việc thiết kế, đặc biệt là thiết kế thương hiệu đòi hỏi bạn cần nhiều kỹ năng hơn là việc chỉ sử dụng phần mềm.

Một người làm thiết kế là một nhà nghiên cứu, trước khi trình bày những ý tưởng cho khách hàng, họ phải hiểu những câu chuyện xung quanh thương hiệu, thậm chí là tâm tư suy nghĩ và đời sống của người sáng lập, khách hàng của họ, mục tiêu của doanh nghiệp cũng như xem xét tất cả những tài liệu nhiều khi khá là lộn xộn để có thể sắp xếp và lên một ý tưởng mới. Bởi vậy khi báo giá hãy đừng ngại ngần chia sẻ chi phí thiết kế bao gồm công sức làm nghiên cứu này với khách hàng của bạn nhé.

Trước khi tạo ra một hình ảnh có hàng trăm câu hỏi và rất nhiều công việc không tên đằng sau nó, mục đích chính là để tìm ra lỗ hổng trong việc truyền đạt thông tin giữa việc thương hiệu và khách hàng của họ và từ đó đưa ra giải pháp bằng hình ảnh để giúp doanh nghiệp truyền đạt đúng thông tin và khách hàng hiểu đúng ý mà họ muốn, mà cũng phải thật bắt mắt đủ để gây sự chú ý và thiện cảm.

Một người làm thiết kế thương hiệu còn là một người tư vấn, họ có tư duy sáng tạo cùng với kỹ năng thiết kế để tư vấn cho người sáng lập doanh nghiệp những cách giao tiếp với khách hàng hiệu quả.

Công việc của người làm thiết kế thương hiệu không dễ nhưng nó rất thú vị và đằng sau đó là sự tự hào sau khi công việc hoàn thành.

Còn bạn, quan điểm của bạn về nghề thiết kế như thế nào?

---

A brand designer isn't merely a technician focused solely on translating clients' ideas into visually appealing graphics.

The work of a brand designer requires a broad skill set beyond mere software proficiency.

A brand designer is a researcher who involves thorough research into the brand, its audience, available resources, and the strategic arrangement of visual elements. Therefore, don't forget to include research work into your quotation.

A brand designer crafting an image involves extensive questioning and effort to identify gaps between the brand and its target audience, then bridging these gaps with visual solutions.

A brand designer acts as a consultant, who possesses forward-thinking and graphic design skills, a brand designer consults the brand founder to effectively convey the brand's message to the intended audience.

Although challenging, the work of a brand designer is dynamic and ultimately rewarding, evoking a sense of pride after diligent effort.

Bạn là một người bán hàng hay một người xây dựng thương hiệu?Nếu bạn không chắc chắn, hãy tự hỏi những câu hỏi sau:- Bạn...
25/03/2024

Bạn là một người bán hàng hay một người xây dựng thương hiệu?

Nếu bạn không chắc chắn, hãy tự hỏi những câu hỏi sau:

- Bạn có suy nghĩ giống như những người xây dựng thương hiệu không?

- Khi bắt đầu bán một sản phẩm, bạn có xem xét việc tạo logo, xây dựng trang web và tìm lĩnh vực của bạn không?

- Bạn có nhất quán trong việc truyền đạt thông điệp thương hiệu của mình đến khách hàng mục tiêu và trên mọi nền tảng không?

- Bạn đặt giá dựa trên giá trị thương hiệu hay chứ không phải từ giá gốc của sản phẩm?

- Bạn có thể tưởng tượng được tương lai của công việc của mình trong năm, mười năm, hoặc thậm chí là nhiều hơn không - không chỉ cho mùa này hay khi hết hàng?

Và nếu hầu hết các câu trả lời của bạn đều là 'Có', thì bạn là một người xây dựng thương hiệu đó. Tại sao bạn không tìm hiểu sâu hơn để nâng tầm sản phẩm lên thành thương hiệu.

Hãy bình luận '.' nếu bạn quan tâm đến chủ đẻ này và mình sẽ chuẩn bị những bài viết tiếp theo. Trong lúc đó hãy đọc bài viết chi tiết quan điểm của mình tại comment nhé!

—-

Are you running your business as a salesperson or a brand builder?

If you are unsure, ask yourself these questions:

- Do you have identical thought processes as brand builders?

- Do you consider making a logo, building a website, and find your niche when you start selling a product?

- Are you consistent in conveying your brand’s message to your target audience and across all platforms?

- Do you set pricing based on your brand equity rather than product features or its production price?

- Can you imagine the future of your work in five, ten, or even more years - not just for this season or out of stock?

And if most of your answers are 'Yes,' then you are. Let's delve into my detailed opinion on this article in the comments. Comment 'Y' if you are interested in this topic and I will prepare more insight about brand building in the upcoming time.

- Lan

Address

Hanoi

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hi mood posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share