Meme Troll Doggo

Meme Troll Doggo Các tin tức được tổng hợp sẽ gửi đến các bạn đọc

Sau năm 1975, Việt Nam mình thu được nhiều vũ khí của Mỹ, Ngụy. Sau đó sử dụng trong chiến tranh Tây Nam giai đoạn 1979....
14/04/2025

Sau năm 1975, Việt Nam mình thu được nhiều vũ khí của Mỹ, Ngụy. Sau đó sử dụng trong chiến tranh Tây Nam giai đoạn 1979. Vậy là lúc đó Việt Nam có cả vũ khí của cả hai phe Liên Xô và Mỹ. Còn hiện nay, một trường hợp mình thấy khá thú vị là Ấn Độ. Họ đã tự sản xuất được nhiều vũ khí, nhưng nguồn nhập khẩu cũng rất đa dạng. Ví dụ như:
Họ mua từ Mỹ các vũ khí:
Máy bay Săn ngầm P-8I. Trong khi họ mua các tàu ngầm Kilo và thuê tàu ngầm hạt nhân từ Nga, và mua tàu ngầm Scorpene
Họ mua từ Mỹ các máy bay: AH-64, MH-60R, C-17 và C-130J. Mua các tiêm kích Refale từ Pháp và Su-30MKI, Mig-29 từ Nga. Ngoài ra các tên lửa đối không và đối đất từ Mỹ, Pháp và Israel như: JDAM, Exocet, Meteor, Mica, python. Đó chủ là các khí tài tấn công đường không
Nhưng họ cũng mua S-400 từ Nga, và cả Barak-8, MRSAM từ Israel.
Những cặp đối lập như máy bay săn ngầm-tàu ngầm. Hệ thống phòng không với tên lửa và máy bay tấn công đường không lại được Ấn Độ nhập khẩu từ những nền quốc phòng coi như là trường phái khác nhau (phái nào cũng mạnh).
Vậy có khi nào họ sẽ dùng P-8I để tập luyện và truy lùng chính tàu ngầm của mình, hay dùng cả Su-30, Refale đồng thời tập luyện tấn công để S-400 tập luyện phòng thủ. Hay cả không quân và tàu ngầm hợp sức đánh một hạm đội tàu chiến, để hạm đội đó vừa tập luyện khả năng chống ngầm và phòng không.
Nếu vậy, rất nhiều khả năng họ có thể nắm được ưu nhược điểm của các dòng vũ khí này, và có cách khắc chế cho riêng mình.
Việt Nam có mối quan hệ rất tốt với Ấn Độ, và cũng có các đoàn cán bộ đi học tập và đào tạo tại đó, nếu chúng ta có thể hiểu và học tập được các ưu nhược điểm của các dòng vũ khí từ các nước Nga, Mỹ, Pháp, Israel mà Ấn Độ đang có. Thì sẽ rất có lợi cho việc tập luyện và sản xuất trang bị của Việt Nam.

Nhân dịp sắp đến Đại lễ 30/4, khi các tiêm kích Su-30MK2 sẽ góp mặt trong màn diễu binh hoành tráng, mình xin phép làm m...
13/04/2025

Nhân dịp sắp đến Đại lễ 30/4, khi các tiêm kích Su-30MK2 sẽ góp mặt trong màn diễu binh hoành tráng, mình xin phép làm một bài so sánh nho nhỏ giữa Su-30MK2 – niềm tự hào của Không quân Việt Nam, và J-16 của Trung Quốc.
Việt Nam hiện sở hữu 35 chiếc Su-30MK2, là lực lượng chủ lực và hiện đại nhất của Không quân ta.
Trung Quốc sản xuất hàng loạt J-16, ước tính đến 2024 đã có khoảng hơn 300 chiếc vì đã có chiếc J-16 số hiệu 1303, là chiếc số 3 trong lô số 13, và mỗi lô từ 24-30 chiếc, ngoài ra còn có biến thể J-16D cho tác chiến điện tử.
J-16 có tầm hoạt động 3.000 km khi không tiếp dầu tương tự như Su-30MK2. Nhưng J-16 có khả năng tiếp dầu trên không, giúp kéo dài thời gian hoạt động.
Su-30MK2 hiện chưa áp dụng tiếp dầu, nhưng với tầm bay 3.000 km, việc tuần tra hay tác chiến vẫn rất ổn vì nó có thể xuất phát từ bở biển Việt Nam và bay ra biển Đông.
Su-30MK2 mang theo tên lửa không đối không: R-77, R-73 cho đối không. Tên lửa Kh-31 cho đối hải và các bom dẫn đường: KAB-500, KAB-1500 cho tấn công mặt đất.
Tải trọng vũ khí là khoảng 8 tấn vũ khí. (Ngoài ra thông tin về Kh-29 và khả năng mang theo Kh-59 là chưa rõ ràng lắm).
Về phần J-16 có: Tên lửa không đối không: PL-9, PL-12, PL-15 tầm xa. Tên lửa chống hạm: YJ-12, YJ-83, tầm xa
Tên lửa đối đất: KD-88, cùng các loại bom dẫn đường chính xác.
Tải trọng: Từ 8-12 tấn, linh hoạt hơn tùy nhiệm vụ.
Về rada: Su-30MK2 dùng rada PESA còn J-16 dùng rada kiểu AESA,
Về động cơ thì Su-30MK2 dùng động cơ AL-31F, còn J-16 dùng WS-10A, chỗ này thì AL-31F có vẻ vẫn tốt hơn.
Một vài so sánh giữa Su-30MK2 và J-16, J-16 được sản xuất nhiều, và tương đồng chức năng với Su-30MK2, nhưng các biến thể vũ khí thì Trung Quốc đã tự chủ được, nên rất khó đoán và nắm bắt được thông số sức mạnh thực của nó.

02/04/2024

Khi người hướng nội và người hướng ngoại gặp nhau 😂

Trong những năm gần đây, Pháp đã vươn lên trở thành một trong ba nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, chỉ sau Mỹ và N...
20/09/2023

Trong những năm gần đây, Pháp đã vươn lên trở thành một trong ba nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga.
Mình xin đưa ra một vài ý kiến và tổng hợp như sau:
Sự tự chủ trong phát triển vũ khí:
Một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào sự thành công của Pháp trong lĩnh vực này là sự tự chủ của Pháp trong việc phát triển vũ khí. Pháp có một nền tảng công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ, có khả năng sản xuất một loạt các vũ khí tiên tiến, từ máy bay chiến đấu, tàu chiến, tàu ngầm đến tên lửa.
Ví dụ, máy bay chiến đấu Rafale là một sản phẩm của ngành công nghiệp quốc phòng Pháp. Dù có khởi đầu khá chật vật trên thị trường xuất khẩu nhưng những năm gần đây nó đã mang lại trái ngọt cho ngành công nghiệp quốc phòng của Pháp.
Rafale giờ đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Ai Cập, Ấn Độ, UAE và Qatar.
Một yếu tố khác góp phần vào sự thành công của Pháp trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí là những nỗ lực tích cực của Pháp để mở rộng thị trường. Trong những năm gần đây, Pháp đã ký kết nhiều hợp đồng vũ khí lớn với các quốc gia trên thế giới. Tiêu biểu đó là lô các tiêm kích Refafe bán cho Ấn Độ và hợp đồng bán tàu ngầm Scorpene, trong đó Ấn Độ có thể tự đóng các tàu ngầm này trong nước. Ấn Độ với xu hướng phát triển một lực lượng quốc phòng mạnh, đa dạng và tự chủ, thì đây có thể là một thị trường rất tiềm năng cho Pháp.
Dưới đây là một số vũ khí tiêu biểu của Pháp đã được xuất khẩu:
Tiêm kích Rafale
Tàu chiến Gowind
Tàu ngầm Scorpene
Tên lửa Exocet
Hệ thống phòng không SAMP/T
Tiêm kích Mirage
Với những thành công trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí, Pháp đang dần khẳng định vị thế của mình là một nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Tuy ngày càng vươn lên trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới, nhưng Pháp lại không có một nền chính trị mạnh khi họ đã nhiều lần phải nhượng bộ trước đồng minh về các quyết định của mình. Bên cạnh đó, việc Pháp vẫn duy trì các áp đặt với nhiều nước châu Phi cũng gây nên một làn sóng phản đối ở châu Phi, và điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới Pháp rất nhiều.

Ngoài lề một chút thì Việt Nam cũng đang sử dụng rada Coast Watcher 100 của Tập đoàn Thales- Pháp. Và Việt Nam đã từng đàm phán mua tiêm kích Mirage-2000 của Pháp nhưng hợp đồng đã không diễn ra.

Còn các bạn nghĩ thế nào về vũ khí của Pháp? Liệu có vũ khí nào của Pháp phù hợp với Việt Nam không?

Address

Hanoi

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Meme Troll Doggo posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share