Bình An

Bình An Chia sẻ những điều tích cực

❤️🥰YÊU CON ĐÚNG CÁCH🌻Bố mẹ sao, con sẽ vậy – Mình thay đổi sớm, con hưởng lợi cả đời! 💪🥰Con nít như tờ giấy trắng, thấy ...
10/04/2025

❤️🥰YÊU CON ĐÚNG CÁCH

🌻Bố mẹ sao, con sẽ vậy – Mình thay đổi sớm, con hưởng lợi cả đời! 💪

🥰Con nít như tờ giấy trắng, thấy gì – học nấy, nghe gì – làm theo. Vậy nên nếu ba mẹ lỡ có vài thói quen chưa ổn, con dễ “sao y bản chính” lắm luôn !
❇️ Cùng điểm lại vài thói quen ba mẹ nên để ý để giúp con lớn lên khỏe mạnh, tích cực hơn nha! 🥰

1️⃣ Nói lời không hay, chửi thề
Trẻ con giống như cái loa phát lại, nghe gì là “bật” lại y chang! Nếu ba mẹ thường nói từ ngữ không đẹp, con sẽ nghĩ đó là cách giao tiếp bình thường á. Mình cứ nói chuyện nhẹ nhàng, văn minh với nhau, tự nhiên con cũng học theo đó!

2️⃣ Cư xử thiếu tinh tế, lịch sự
Con không tự nhiên biết yêu thương, tôn trọng người khác đâu – mấy cái đó học được từ cách ba mẹ cư xử mỗi ngày á. Ba mẹ mà hay lớn tiếng, nói chuyện gắt gỏng, thì con cũng dễ bắt chước theo à nghen!

3️⃣ Ít vận động, ôm điện thoại hoài luôn 📱
Nếu ba mẹ mê điện thoại, mê laptop suốt ngày, làm sao con chịu ra sân chơi hay vận động đây? Cùng con đi bộ, đạp xe, chơi thể thao hay đơn giản là đọc sách cùng nhau cũng vui lắm đó!

4️⃣ Nhanh nổi nóng, không kiểm soát cảm xúc 😡
Ai cũng có lúc mệt mỏi, nhưng nếu ba mẹ hay cáu gắt, khó chịu trước mặt con, con cũng sẽ học cách phản ứng tiêu cực y chang. Cứ từ từ, hít thở sâu rồi nói chuyện nhẹ nhàng với con nha – như vậy con cũng sẽ biết cách giữ bình tĩnh hơn!

5️⃣ Hay trễ nải, thiếu kỷ luật ⏳
Ba mẹ hay trì hoãn, hay hứa rồi quên… thì con cũng dễ học thói quen đó lắm luôn. Thay vào đó, mình cố gắng đúng giờ, giữ lời hứa, con sẽ học được tính có trách nhiệm từ nhỏ luôn nè!

👉 Ba mẹ chính là người thầy đầu tiên của con. Mình sống tích cực, nhẹ nhàng và tử tế – con cũng sẽ lớn lên thật tuyệt vời theo cách đó! 💖


Bình An đi Học

50 PHÉP TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT.1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng m...
28/03/2025

50 PHÉP TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT.

1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.
2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.
3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.
4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.
5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.
6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.
7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.
8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa
9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.
10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.
11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.
12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.
13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.
14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.
15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.
16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.
17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.
18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.
19. Khi nhai tối kỵ chép miệng.
20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]
21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.
22. Không gõ đũa bát thìa.
23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.
24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).
25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.
26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.
27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.
28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.
29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…
30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.
31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.
32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.
33. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.
34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.
35. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.
36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.
37. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.
38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.
39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.
40. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.
41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.
42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện
43. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.
44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.
45. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.
46. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.
47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.
48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.
49. Không được phép quá chén.
50. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.

Lưu lại về học rồi dạy con cháu dần^^

-Sưu tầm-

💡CÔNG THỨC XÂY DỰNG NỘI QUY GIA ĐÌNH “NẾU GIA ĐÌNH BẠN BÌNH AN, ĐỪNG LO SỢ SÓNG GIÓ NGOÀI KIA CÓ THỂ QUẬT NGÃ CON BẠN”💕T...
24/03/2025

💡CÔNG THỨC XÂY DỰNG NỘI QUY GIA ĐÌNH

“NẾU GIA ĐÌNH BẠN BÌNH AN, ĐỪNG LO SỢ SÓNG GIÓ NGOÀI KIA CÓ THỂ QUẬT NGÃ CON BẠN”💕

Thứ có thể tạo nên sự bình an ấy nhất định không thể thiếu những quy tắc và những kỉ luật mềm cần rèn cho con từ giai đoạn ấu thơ.

➡️Lưu ý với bố mẹ khi xây dựng các quy tắc trong gia đình đó là:

- Mình nghĩ không cần chia các nguyên tắc theo độ tuổi vì mỗi đứa trẻ có cách thích nghi khác nhau, và còn dựa cả trên chính thói quen của bố mẹ nữa để có thể đồng hành với con. Quan trọng không phải mấy tuổi trẻ làm được điều đó, mà là độ bền của tính kiên trì khi bạn cùng con thực hiện những quy tắc ấy.
- Hạnh phúc là hành trình chứ không phải là đích đến. Trải nghiệm việc con cố gắng từng chút một mới là đáng quý.
- Những quy tắc muốn trở thành thói quen mình cũng mất cả 2 năm mới rèn được, vì thế với trẻ con điều quan trọng nhất là sự kiên trì và bền bỉ mà thôi.
-Nên đặt ra những mục tiêu nho nhỏ theo mỗi tháng để bản thân có động lực cố gắng
-Nên trao đổi với con về các quy tắc, để “dân chủ” hơn
-Nên nói cho con lí do và mục đích, nói nhiều đến hiệu quả tích
cực mà những kỉ luật đó sẽ đem lại. Mẹ rất vui vì buổi sáng ko phải hò hét con đánh răng, mẹ rất hạnh phúc vì con dọn dẹp giúp mẹ...
- Quy tắc nào mình không thể làm thì đừng ép con làm.
- Cứ tin mình, bố mẹ làm gương tốt ắt con sẽ tốt theo.

➡️NHỮNG QUY TẮC DÀNH CHO BỐ MẸ

1. Thói quen nói chuyện để khích lệ con
- Thường xuyên nói "Cảm ơn con"
- Mỗi ngày trao đổi về 1 chủ đề nào đó, để trẻ đưa ra ý kiến "Con nghĩ như nào" thay vì Y/N, dạy con tranh luận
- Khen ngợi sự nỗ lực "Con cố gắng lắm", "Con làm việc này rất giỏi..."
- Không đưa tay làm trước cho con, đặt câu hỏi "Theo con thì nên làm như nào?"
- Để con được thất bại, trải nghiệm bài học Nhân-Quả

2. Thói quen để gắn kết yêu thương
- Đọc truyện mỗi tối trước khi đi ngủ (30p mỗi ngày những mẩu chuyện văn học hay)
- Mỗi tháng 2 lần cho con đi trải nghiệm thực tế
- Chơi thể thao 2 lần/tuần (đá bóng, đạp xe đạp)
- Bố mỗi tuần 2 ngày về sớm ăn cơm tối cùng con
- Tuần 2 buổi cùng chơi trò chơi 3 người với nhau: Đố vui, vận động
- Nói "Bố mẹ yêu con" ít nhất 10 lần mỗi ngày

3. Thói quen xây dựng ý thức trách nhiệm với gia đình
- Sáng chủ nhật cùng nhau chuẩn bị bữa sáng, dọn dẹp nhà cửa
- Cả nhà cùng dọn dẹp nhà, cùng nấu ăn vào chủ nhật
- Bố: Tắm cho con vào những ngày bố ở nhà
- Dùng ngôn ngữ tôn trọng vợ/chồng trước mặt con
- Nói xin lỗi con khi mình làm sai
- Các ngày kỉ niệm của gia đình và ngày quan trọng của con đều có mặt tham dự
- Bố không đi nhậu quá 2 lần/tuần
- Làm album gia đình hàng năm
- Không dùng điện thoại trong bữa ăn (kể cả trả lời cuộc gọi hay nhắn tin trừ khi có việc khẩn biết trước)

4. Nguyên tắc khi ứng xử với con
- Chú trọng đến quá trình chứ không phải kết quả "Con kể lại quá trình con làm được nó như nào cho mẹ nghe".
- Không trách mắng, cáu giận với lỗi sai của con (bố đã bảo rồi mà, con lúc nào chẳng thế)
- Khi con làm sai hãy mắng vào lỗi sai chứ không phủ định con người con (con hư quá,…)
- Không chê bai khuyết điểm của con, nói xấu trước mặt con (con gầy quá, sao ngu thế...)
- Bố mẹ luôn làm gương cho con trong mọi quy tắc

➡️NHỮNG QUY TẮC KHÁC
1. Trung thực, chính trực, giúp đỡ người khác
2. Kính trọng bố mẹ, ông bà, anh chị
3. Nói ra chính kiến của bản thân, tôn trọng chính kiến của người khác
4. Không cáu gắt khi không hài lòng
5. Không nói dối
6. Không được tự ý nhận đồ của người khác cho khi chưa xin phép mẹ
7. Nếu nói bậy thì đi ra ngoài nói xong rồi vào
8. Không đổ lỗi cho người khác, cho đồ vật và cho hoàn cảnh
9. Được xem youtube vào thứ 7, chủ nhật (1 tiếng/ngày)
10. Mỗi tối không dùng điện thoại sau 20h30
11. Mỗi tuần 1 ngày off điện thoại và mạng xã hội.

➡️QUY TẮC DÀNH CHO CON
Với mình tâm niệm con cần ghi nhớ 2 điều: sống có trách nhiệm với bản thân và trách nhiệm với gia đình.
1. TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN (những việc liên quan đến bản thân)
1.1 Vệ sinh cá nhân
- Đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh
- Tắm: biết tự kì cọ người, tự lau người, tự thay quần áo, cất quần áo bẩn
- Tự chùi khi đi vệ sinh
1.2 Chăm sóc sức khoẻ
- Ăn đúng bữa quy định (không ăn bánh kẹo trước giờ ăn cơm)
- Bữa ăn: không chạy lung tung, ngồi ăn đúng tư thế, dùng dụng cụ đúng quy tắc
- Đi ngủ đúng giờ
- Ăn đồ ăn lành mạnh (hoa quả, uống nước , hạn chế nước có ga và nhiều đường)
- Rửa tay khi đi học về, rửa tay trước khi ăn
- Không ăn bánh kẹo sau 8h00 tối
1.3 Xây dựng tính tự chủ (Phát triển bản thân và thói quen tự lập)
- Nghe Tiếng Anh/Nhật mỗi ngày theo thời gian quy định
- Đọc sách trước giờ đi ngủ mỗi tối (theo lịch chia tối thiểu 30p mỗi ngày) và mỗi sáng trước khi đi học
- Tuân thủ theo thời gian quy định (time over) (hết giờ xem tivi là phải tắt đi...)
- Dọn đồ chơi sau khi chơi xong
- Bỏ rác vào thùng sau khi dùng
- Tự cất đồ bẩn và máy giặt khi về nhà
- Tự cất ba lo, giày dép đúng nơi quy định
- Tự chuẩn bị quần áo, khăn đi học
- Chuẩn bị trước đồ chơi hôm sau mang đến lớp
- Tự quản lí đồ mình mang đi (mất sẽ tự chịu trách nhiệm)
1.4 Văn hoá ứng xử trong gia đình
- Buổi sáng tỉnh dậy chào bố mẹ "Con chào bố/mẹ"
- Chào hỏi: Chào hỏi to. Nói đầy đủ câu có chủ ngữ. Chào hỏi cô giáo và mọi người ở trường
- Lễ phép: Mời bố mẹ ăn cơm. Biết xin lỗi khi làm sai, nói cảm ơn với bố mẹ
- Nhận và trao đồ bằng hai tay cho người khác
- Mở, đóng cửa nhẹ nhàng
- Chào hỏi bố mẹ khi bố/mẹ đi làm về
- Không nói những từ bậy bạ hoặc mình chưa hiểu nghĩa hoặc không thấy bố mẹ dùng
- Ôm hôn tạm biệt bố trước khi đi ngủ "Con chào bố"
- Đi học: Chào tạm biệt ngôi nhà thân yêu/Xin chào ngôi nhà thân yêu
- Chia sẻ cảm xúc của bản thân với bố mẹ (con yêu mẹ, con yêu bố, con không yêu)

2. TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH (những việc liên quan đến gia đình)

2.1 Ý thức tự giác -xây dựng gia đình
- Sắp đũa cho cả nhà và bê thức ăn bày lên bàn
- Ăn xong bê bát đĩa ra bồn (của bản thân và dọn bát đĩa cuối bữa ăn)
- Lau bàn ăn sau khi ăn
- Phân chia quần áo đã phơi
- Hút bụi nhà giúp mẹ
- Cùng mẹ nấu cơm: gọt củ quả, thái rau, xào, nêm gia vị....
2.2 Thói quen tốt trong gia đình
- Tiết kiệm điện: Tắt điện khi không dùng
- Tiết kiệm nước: tắt nước khi không dùng, không để nươc chảy lãng phí, không nghịch nước quá lâu và mở vòi đủ dùng, xả nước vệ sinh đủ sạch
- Tiết kiệm giấy: khăn ăn chỉ rút mỗi lần 1-2 tờ, giấy vệ sinh đủ dùng
- Không gây ồn ào làm phiền người khác khi họ cần thời gian yên tĩnh nghỉ ngơi
- Kiên nhẫn chờ đợi người khác trả lời câu hỏi của mình
2.3 Những công việc sẽ cố gắng làm được trong năm 5 tuổi
- Gấp quần áo cùng mẹ
- Tráng bát và cho vào rổ
- Nấu cơm cùng mẹ sẽ làm thường xuyên đều đặn hàng tuần
- Nếu mẹ có em bé sẽ giúp mẹ chơi cùng em

20/02/2025

Học điều hay 1 năm cũng không đủ,
Học điều hay một ngày cũng là dư.

30/12/2024

Cách niệm Phật của Pháp sư Tịnh Không 🙏🏻

28/12/2024

27/12/2024

NHẪN NHỤC BA LA MẬT

Address

Mê Linh
Hanoi

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Bình An posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share