11/11/2023
Chúng ta đang SỢ quá nhiều thứ
Podcast, những video dài cả tiếng đồng hồ chỉ để nói về việc ngày hôm nay của bạn thế nào? Bạn cần làm gì để không còn mất ngủ, không còn úp mặt vào gối khóc mỗi đêm đã không còn là những nội dung xa lạ trên những nền tảng mạng xã hội ngày nay. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc vì sao những nội dung như vậy ngày càng phổ biến hơn?
Theo Thống kê tình trạng sức khỏe tâm thần qua các thế hệ của Hiệp hội Tâm Lý Hoa Kỳ: chỉ có 45% Gen Z chúng ta là có sức khỏe về mặt tinh thần thật sự ổn định, kém xa so với tất cả những thế hệ khác như Millennials ( 56% ), Gen Xers (51%) và Boomers (70%). Bên cạnh đó theo một nghiên cứu khác của ở Nhật Bản và Hàn Quốc, tỉ lệ học sinh cấp 3 tự sát vì áp lực học hành ở mức cao nhất thế giới. Nói nôm ra một cách dễ hiểu thì chúng ta - thế hệ “Gen Dét” đang là những người “bất ổn” nhất ở thời điểm hiện tại.
Điều này đến từ đâu? Những câu nói mà ta nghe đến thuộc lòng như: “Chỉ có mỗi việc ăn với học mà còn không làm được à?”, “Nhìn con nhà người ta được nhất lớp kia kìa”, “Làm đàn ông phải có nhà có xe thì xã hội nó mới nể”, “Làm phụ nữ thì phải ở nhà chăm con đẻ cái thì mới chuẩn chứ”,...
Tôi chưa bàn tới tính đúng sai của những quan điểm hay ý kiến trên tuy nhưng ở thời điểm hiện tại những định kiến này đang là một trong những con dao vô hình cứa vào sâu bên trong tâm hồn các bạn trẻ gen Z từng giây, từng phút, từng ngày một. Đương nhiên đây chỉ là một trong rất nhiều thứ khiến chúng ta SỢ. Sự phát triển quá nhanh của công nghệ nó khiến cho chúng ta học hỏi nhanh hơn nhưng nó cũng khiến cho chúng ta áp lực nhiều hơn. Nhiều người đã lựa chọn sống trong thế giới ảo ở trên mạng xã hội vì họ cảm thấy: “Ồ, thật thoải mái,ở đây mình được là chính mình, chẳng sợ ai phán xét, mình cũng chẳng cần chạy đua với bất cứ thứ gì”.
Sẽ thật nhảm nhí nếu tôi chỉ nêu ra vấn đề mà không chỉ bạn biết, bạn có thể làm gì để bước qua nỗi SỢ của mình nhỉ? Dưới đây là vài giải pháp tôi học hỏi được từ các nghiên cứu khoa học cũng như những thiền sư, bạn có thể tham khảo:
🫶THẤU HIỂU
Cố gắng tìm hiểu lý do vì sao bạn sợ một điều gì đó. Liệu nỗi sợ của bạn có thực tế hay không? Điều gì khiến bạn cảm thấy không thoải mái? Việc phân tích rõ ràng sẽ giúp bạn loại bỏ nỗi lo sợ từ tận gốc.
🧘♀️HÍT THỞ
Khi bạn cảm thấy sợ hãi, hãy thực hiện bài tập đơn giản sau: Nín thở và đếm đến 10, sau đó thở ra thật chậm. Tiếp đến, hít sâu trong khoảng ba giây và thở ra bằng miệng. Bài tập này sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.
🗒️VIẾT RA GIẤY
Nếu bạn cảm thấy việc trò chuyện quá khó khăn, hãy thử viết về nỗi sợ của bạn. Việc ghi chép sẽ giúp bạn theo dõi mức độ căng thẳng và những nguyên nhân gây ra nó.
🥅THỰC HIỆN ĐIỀU TRỊ CÓ CHỦ ĐÍCH
Chủ động tiếp xúc và đối mặt với nỗi sợ hãi trong quá trình điều trị sẽ có hiệu quả hơn so với việc tiếp xúc tình cờ với những gì ta sợ hãi. Vì vậy, tham gia trị liệu mang lại nhiều khả năng kiểm soát và dự đoán hơn một chút, và do đó hiệu quả hơn.
🖥️HỆ THỐNG HÓA
Liệu pháp phơi nhiễm dựa trên một hệ thống phân cấp có tổ chức các tình huống sợ hãi, được xếp hạng từ dễ nhất đến khó nhất. Điều trị bằng cách thực hành với những vật dễ tiếp cận trước và làm việc với những vật khó hơn. Bạn cũng có thể an tâm hơn khi biết rằng có một kế hoạch rõ ràng giúp họ tiến bộ vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân.
🧍♀️KHÔNG BỎ CHẠY
Một phần quan trọng của quá trình điều trị khi chúng ta đối mặt với nỗi sợ hãi, và từ từ nhận ra tình huống chúng ta sợ sẽ không xảy ra. Ví dụ, thang máy đi lên tầng cao nhất sẽ không bị kẹt giữa chừng. Và nhận thấy rằng theo thời gian, sự lo lắng giảm đi và chúng ta có khả năng chịu đựng sự khó chịu tốt hơn.
Thực hiện liệu pháp và luyện tập liên tục, bằng cách lên kế hoạch thực hiện các bài tập phơi nhiễm nhiều lần để giảm bớt nỗi sợ hãi.
📈DỰ KIẾN THĂNG TRẦM
Điều gì đó không làm chúng ta buồn hôm nay không có nghĩa là điều đó sẽ không xảy ra vào ngày mai. Vì vậy, hãy thoải mái với bản thân khi bạn trải qua những thăng trầm này. Và tiếp tục thực hành các nguyên tắc luyện tập để vượt qua nỗi sợ hãi.
Hi vọng những phương pháp này có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ tiến về phía trước. Nếu như bạn có bất kỳ điều gì muốn chia sẻ, bạn có thể chia sẻ cùng tôi. Đừng ngại ngần mà hãy cứ thật thoải mái nói những điều mà bạn muốn nói nhé. Pie luôn ở đây lắng nghe bạn!
Cảm ơn bạn đã lắng nghe và chia sẻ. Hãy chờ đón những điều mới lạ hơn trong những bài viết tiếp theo nhé
11/11/2023
Pie’s