Bác sĩ Nhi Tiểu Cường

Bác sĩ Nhi Tiểu Cường Bác sĩ Nội trú Nhi
Giảng viên Đại học
Admin group: Bác Sĩ Nhi Tiểu Cường
(1)

Mấy nay Tui khám thấy các con mắc Thuỷ Đậu, các Mom để ý các bé nhé.
19/06/2025

Mấy nay Tui khám thấy các con mắc Thuỷ Đậu, các Mom để ý các bé nhé.

29/05/2025

1/6
Các Mẹ cho bé uống Vitamin A định kỳ nhé

26/05/2025

Khám mà nhiều Bé mắc COVID-19 ghê! Các mẹ chủ động đeo khẩu trang và Vệ sinh tay để bảo vệ Bé nhé!

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam thịnh vượng - thống nhất ❤️
30/04/2025

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Việt Nam thịnh vượng - thống nhất ❤️

Tăng đề kháng cho trẻ —> hàng giả! Hãy tin tưởng các BS của con, người luôn đồng hành cùng các Con
25/04/2025

Tăng đề kháng cho trẻ —> hàng giả!
Hãy tin tưởng các BS của con, người luôn đồng hành cùng các Con

20/04/2025

Sữa giả rồi
Thuốc giả = Tinh bột + Giảm đau + Phẩm màu ==> Giảm đau thần tốc
Dưới cái tên hoa mỹ: TPCN

12/04/2025

🆘 HÀ NỘI 🆘
Gần 600 loại sữa bị làm giả với số lượng cực lớn, thu lợi gần 500 tỷ đồng trong 4 năm qua, khởi tố 8 bị can liên quan

Hà NộiNhật ký đêm trực                                 Tai nạn sinh hoạtTua tui trực thường bất ổn đến lạ, một đêm trực ...
09/04/2025

Hà Nội
Nhật ký đêm trực
Tai nạn sinh hoạt
Tua tui trực thường bất ổn đến lạ, một đêm trực với 2 ca cấp cứu
- Bé trai 3 tuổi, xinh xắn thông minh nhanh nhẹn cùng anh trai chơi đùa trên giường, sau đó trèo lên thành giường nhảy lộn xuống chân tiếp đất. Lúc đó mẹ đang mải làm không để ý hết, chỉ nghe tiếng kêu la của Con chạy vào thấy Bé ôm đùi phải và khóc lớn. Cứ vậy Mẹ ôm con đến viện
- Sau khi nhìn thấy đùi P biến dạng cong, trẻ đau đơn. Tui cho con tiêm Paracetamol và dùng Morphin ( nhóm thuốc giảm đau mạnh), vì khi gãy xương đùi có 2 nguyên nhân dẫn đến Shock đó là ‘ Đau’ và ‘ Mất máu cấp’. sau đó trẻ được cố định chân bằng nẹp rồi chụp X-quang đánh giá tổn thương
- Bé thứ 2: một trẻ gái 18 tháng, trộm vía xinh xắn, nằm chơi với Mẹ, trong phút không để ý con lăn xuống thành giường đập đầu xuống nền cứng, sau ngã trẻ mệt, buồn nôn và ngủ nhiều hơn. Mẹ cho con vào viện, Bé được chẩn đoán ‘ Chấn thương sọ não sau tai nạn sinh hoạt’ Con được chụp CT sọ não vào hội chẩn ngoại thần kinh can thiệp
- Tai nạn sinh hoạt luôn xung quanh những đứa trẻ, cái gì cũng lạ cũng mới. Tui từng cấp cứu bé bỏng nước sôi do kéo dây bình siêu tốc, bỏng do cha mẹ nướng mực bằng cồn, đuối nước……hay con đút tay vào ổ điện.
- Nếu trẻ bị chấn thương, tai nạn trong quá trình đến bệnh viện các Mom hãy cho con dùng thuốc hạ sốt nhé, vì nó còn có tác dụng khác giúp giảm đau, đó là việc nên làm giúp con giảm đau và đến cơ sở gần nhất.

Chúc các Con luôn mạnh khỏe và bình an

05/04/2025

Nhật ký đêm trực
Hà Nội:
Hen phế quản và RSV
- Thời tiết Hà Nội mấy nay thay đổi đến chóng mặt, đang nóng chuyển lạnh nay chuyển nồm ẩm.
- Ngày qua Tui trực khám một loại các Bé lên cơn hen phế quản cấp, vào trong tình trạng khò khè, khó thở, rút lõm lồng ngực và SpO2 tụt.
- Có bạn chỉ cần khí dung Pulmicort + Ventolin + Oxy đã đáp ứng, sau đó phối hợp Combivent … Bé cần dùng chống viêm đường tĩnh mạch, nếu không đáp ứng thì dùng Magnesium sulfate
- Nhưng những lần vậy chỉ là giải pháp tạm thời, cách quan trọng nhất vẫn là dự phòng hen phế quản theo đùng phác đồ
Một số lưu ý:
1. Tránh yếu tố kích phát
+ Bụi nhà, lông thú nuôi, phấn hoa, nấm mốc → tránh nuôi chó mèo trong nhà nếu trẻ bị dị ứng.
+ Khói thuốc lá
+ Ô nhiễm không khí: dùng máy hút ẩm, máy lọc không khí trong phòng
+ Hút bụi chăn ga gối và mền thường xuyên, hạn chế dùng chăn bông, chăn lông
+ Tránh các loại hoa, phấn hoa gây kích ứng
+ Tránh thuốc kích phát cơn hen như aspirin, NSAIDs dùng khi có chỉ định
2. Tránh để trẻ Viêm đường hô hấp trên
+ Chính đợt nhiễm virus cấp sẽ khởi phát cơn hen phế quản, tái đi tái lại
+ Tiêm chủng đầy đủ ( cúm mùa và phế cầu )
3. Dùng thuốc dự phòng và tái khám theo hẹn
+ Corticoid hít (ICS) liều thấp (an toàn, ít tác dụng phụ).
+ Montelukast (kháng leukotriene)
+ Tái khám: đánh giá đáp ứng điều trị, tác dụng phụ của thuốc, và cân nhắc tăng hay giảm liều thuốc

Cách để trẻ bớt ốm là dự phòng thật tốt nha!

03/04/2025

Hà Nội
Nhật ký đêm trực
Vết xước nhỏ, hậu quả lớn
- Trẻ nam 5T vào tua Tui trong tình trạng sốt cao liên tục ngày T4 kèm theo đỏ da, ho đờm và mệt nhiều.
- Khai thác bệnh sử thấy Mẹ cho uống kháng sinh Cefixime 3 ngày và thuốc ho, nhưng tình trạng của con không cải thiện, sốt cao tăng dần, dày cơn, đỏ da, ho nặng tiếng, thở nhanh và mệt
- Tiếp cận trẻ: sốt cao và triệu chứng đường hô hấp, trẻ được xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực và làm Test nhanh Virus Cúm A/B, Covid-19 và Adenovirus.
- Chỉ số viêm tăng cao Bạch cầu hơn 25 G/L, CRP gần 300mg/L và X-quang ngực có 1 đám mờ, nang khí nhỏ và ít dịch màng phổi, siêu âm thấy dịch không đồng nhất. Trẻ chẩn đoán Nhiễm khuẩn huyết/ TD Viêm phổi hoại tử --> nhập viện được dùng kháng sinh mạnh và kết hợp, chọc dịch màng phổi, cấy máu 2 mẫu, cấy dịch tỵ hầu chẩn đoán.
- Khai thác lại bệnh sử: Cách đó 1 tuần trẻ có 1 cái nhọt ở Mông phải, sau đó tự vỡ, gia đình chỉ chấm cồn lau sạch, nghĩ rằng con sẽ ổn nên ko để ý…. Tua trực vẫn nghĩ căn nguyên có thể trong Viêm phổi hoại tử và Áp xe da liên quan đến Tụ Cầu Vàng ( một vi khuẩn thường gặp, nhưng nhiều biến chứng và ổ di bệnh).
- Sau 3 ngày kết quả cấy máu và dịch màng phổi ra trùng 1 căn nguyên là Tụ cầu, nhạy với Vancomycin sau 2 tuần điều trị trẻ ổn định và xuất viện

P/S Đôi khi chỉ vết xước nhỏ, vết muỗi cắn, vết xước ở tay, chân, mông, các vị trí kín đáo nếu không để ý đều có thể là căn nguyên nặng nề như nhiễm khuẩn huyết.
Hy vọng bài viết nhỏ sẽ là chút kinh nghiệm

Bác sĩ Nhi Tiểu Cường

30/03/2025

Thiếu Sắt
- Mấy ngày nay Tui khám dinh dưỡng cho các Bé đa phần khám vào vì triệu chứng khó ngủ, ngủ không ngon giấc, trằn trọc, giật mình biểu hiện thiếu vi chất: kẽm, sắt, canxi hoặc thiếu vitamin D. Bé khác thì biếng ăn, chậm tăng cân và chậm phát triển chiều cao theo tuổi, men răng xỉ màu, móng tay chân mủn hoặc có khía, tóc rụng dạng vành khăn cũng là biểu hiện thiếu vi chất.
- Các con vào chỉ cần xét nghiệm Công thức máu và Sắt huyết thanh, Ferritin cũng đủ để nghĩ đến trẻ có thiếu máu thiếu sắt, tình trạng này không hề hiếm gặp đối với BS Nhi Khoa
- Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt của con
+ Con uống quá nhiều sữa tươi, chế độ ăn không đa dạng, lười ăn thịt cá cũng là một nguyên nhân đáng báo động.
+ Với trẻ đủ tháng thì trong 4-6 tháng đầu đời ít nguy cơ thiếu sắt do Sắt của mẹ truyền sang con vào 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên trẻ sinh non và thiếu cân thì sắt dự trữ quá ít so với nhu cầu phát triển mạnh, do đó cần bổ sung Sắt liều sinh lý 1-2 mg/kg/ngày ngay sau sinh đến ít nhất 1 tuổi
+ Mẹ không được bổ sung sắt và acid folic trước 3 tháng thai kỳ, trong lúc mang thai và 6 tháng sau sinh cũng là căn nguyên khiến con dễ bị thiếu sắt.
+ Những trẻ đủ tháng, ti mẹ hoàn toàn sau 4-6 tháng dễ bị thiếu sắt vì vậy trẻ cần được bổ sung thêm sắt từ các nguồn như thực phẩm có Sắt kịp thời hoặc SCT giàu sắt (12 mg/l) hoặc bổ sung qua chế phẩm chứa sắt phù hợp.
+ Trẻ > 1 tuổi uống quá 700ml sữa tươi cũng có nguy cơ cao thiếu máu do thiếu sắt cao.
- Khi nào nên bổ sung sắt cho Con
Khuyến cáo của Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ:
Trẻ sinh đủ tháng, bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ chủ yếu: bổ sung sắt dự phòng từ 4-6 tháng tuổi. Trẻ sinh non, sinh nhẹ cân, bổ sung sắt dự phòng từ tháng đầu tiên đến 12 tháng tuổi
+ Trẻ sinh non trước 36 tuần hoặc thiếu cân (

28/03/2025

Hà Nội: Dịch Sởi
Chuyện nay mới kể

- Đây là ca Sởi nặng điển hình của dịch sởi năm nay mà Tui đã điều trị. Mấy ngày nay Tui bị các nhóm Anti-Vaccine công kích rất nhiều, và cũng không thể hiểu nổi tại sao họ lại muốn những người khác cũng vậy, khi đặt tính mạng của các Con dựa và quan điểm lạc hậu như vậy.
- Tua Tui trực nhận một bé trai 12 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, mới tiêm 1 mũi Sởi.
Bé sốt 8 ngày, chẩn đoán Viêm phổi/ Sởi đã khám 2 phòng khám và 1 bệnh viện Tư khá lớn đều về theo dõi uống hạ sốt và Vitamin A
- Bé sốt cao liên tục, dày cơn, những cơn đỉnh 40C, môi khô, mệt nhiều, khàn tiếng ho cơn, thở nhanh, mạnh nhanh, nhẹ và tiểu ít.
Tiếp cận với trẻ với dấu hiệu nặng, con được thở oxy, truyền dịch chống sốc và xét nghiệm máu, chụp X-quang, Siêu âm Tim.
- Trẻ được chẩn đoán TD Sốc nhiễm khuẩn huyết/ Viêm phổi nặng/ Sởi. Sau khi xét nghiệm trả về với ‘Đáp ứng viêm tăng mạnh IL-6: 1500, Ferritin 4000, LDH 3530 và D-Dimer > 20000, phổi mờ lan tỏa’ trẻ được hội chẩn dùng IVIG (viết tắt của Human Immunoglobulins- một thuốc khá đắt tầm 6-9 triệu/lọ do cân nặng lớn trẻ dùng 4 lọ/ngày trong 3 ngày ). Mỗi ngày bé hồi phục dần, giảm bậc kháng sinh và cải thiện tốt trên lâm sàng và xét nghiệm
- Tuy nhiên những bạn khác có thể nặng hơn, thậm chí cần thở máy, lọc máu…. và những outcome xấu hơn nữa. Đôi khi chỉ có gia đình trong hoàn cảnh Con diễn biến nặng mới thực sự thấu hiểu được mạng sống là vô giá.

Hy vọng các Mom hãy luôn tin tưởng đội ngũ Bác sĩ, những người ngày đêm luôn nỗ lực chăm sóc và đồng hành cùng các Con

Thân ái
,

Address

Hanoi

Telephone

+84963226778

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Bác sĩ Nhi Tiểu Cường posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Bác sĩ Nhi Tiểu Cường:

Share