Vũ Trụ GEI

Vũ Trụ GEI — TÌNH YÊU BẮT ĐẦU TỪ TRÁI TIM CHỨ KHÔNG PHẢI GIỚI TÍNH 🏳️‍🌈

Không biết chị có sợ độ cao không? Để em còn biết đường đưa chị lên đỉnh :))
22/06/2025

Không biết chị có sợ độ cao không?
Để em còn biết đường đưa chị lên đỉnh :))

Bỏ ngoài tai những lời tán tỉnh Em chỉ lên đ.ỉ.n.h với người em iu :)))
21/06/2025

Bỏ ngoài tai những lời tán tỉnh
Em chỉ lên đ.ỉ.n.h với người em iu :)))

𝐆𝐮̛̉𝐢 𝐞𝐦 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐦𝐚̉𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐡𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐆𝐮̛̉𝐢 𝐞𝐦 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐦𝐚̉𝐧𝐡 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐧𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐚̆̉𝐧𝐠 𝐭𝐚𝐧
31/05/2025

𝐆𝐮̛̉𝐢 𝐞𝐦 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐦𝐚̉𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐡𝐨̂̀𝐧𝐠
𝐆𝐮̛̉𝐢 𝐞𝐦 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐦𝐚̉𝐧𝐡 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐧𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐚̆̉𝐧𝐠 𝐭𝐚𝐧

Buổi sáng em rất tồi Nhưng buổi tối em rất tình ♥️
29/05/2025

Buổi sáng em rất tồi
Nhưng buổi tối em rất tình ♥️

Tâm trí anh như A PHỦ Đắm chìm trong cơn mông MỊ là em ❤️
26/05/2025

Tâm trí anh như A PHỦ
Đắm chìm trong cơn mông MỊ là em ❤️

— Chờ gì nữa mà không cưới 🥰
23/05/2025

— Chờ gì nữa mà không cưới 🥰

Khi tình yêu là thật, giới tính không còn là rào cản mà chỉ là một chi tiết nhỏ trong câu chuyện lớn hơn.
22/05/2025

Khi tình yêu là thật, giới tính không còn là rào cản mà chỉ là một chi tiết nhỏ trong câu chuyện lớn hơn.

— Tình yêu không chọn giới tính, chỉ chọn đúng người 🥰
21/05/2025

— Tình yêu không chọn giới tính, chỉ chọn đúng người 🥰

"Tình yêu của chúng ta như một bản nhạc dịu êm, ngân vang mãi trong trái tim, không cần lời ca vẫn đong đầy cảm xúc."
19/05/2025

"Tình yêu của chúng ta như một bản nhạc dịu êm, ngân vang mãi trong trái tim, không cần lời ca vẫn đong đầy cảm xúc."

Chương 11:  Ba ngày sau. Tiệc ăn hỏi được tổ chức linh đình trong phủ họ Đỗ, khách khứa ra vào tấp nập, trống chiêng tưn...
16/05/2025

Chương 11:

Ba ngày sau.

Tiệc ăn hỏi được tổ chức linh đình trong phủ họ Đỗ, khách khứa ra vào tấp nập, trống chiêng tưng bừng, r ư ợ u t h ị t bày biện khắp sân lớn. Nguyệt ngồi trong phòng trang điểm, bên cạnh là bà Đỗ. Mặt nàng dửng dưng nhưng lòng dậy sóng. Bà Đỗ khẽ chỉnh lại búi tóc cho con gái, miệng vẫn nở nụ cười nhẹ nhưng mắt thì ánh lên vẻ lo lắng.

- Nhớ lời mẹ dặn, đúng giờ Tuất con cứ đi theo lối sau. Sân trước đang lo tiếp khách người làm không để ý đâu. Ông Lục đã chuẩn bị sẵn kiệu đợi bên ngoài tường viện.

Nguyệt siết chặt tay mẹ.

- Mẹ… Con không biết bao giờ mới gặp lại mẹ…

- Gặp lại hay không còn nhờ vào trời thương. Nhưng chỉ cần con luôn nhớ lúc nào mẹ cũng yêu con.

Ở bên kia bến Dạ Thanh, Liên đứng lặng lẽ dưới gốc cây đa tay xách bọc hành lý đơn sơ. Gió sông thổi tung mái tóc, lộ rõ gương mặt gầy gò nhưng ánh mắt đầy chờ mong. Bà Tứ đứng sau lưng, tay ôm lấy túi thuốc quen thuộc.

- Mẹ… Mẹ thật sự không đi cùng con sao?

Giọng Liên nghèn nghẹn, mắt đã hoe đỏ.

- Con không muốn đi mà bỏ mẹ lại một mình. Trên đời này, con chỉ còn mẹ thôi.

Bà Tứ quay đi, đôi mắt già nua nhìn về phía bầu trời mờ sương. Một lúc lâu sau, bà khẽ thở dài:

- Thôi được. Ta già rồi, chạy chẳng nhanh bằng tụi con nhưng còn thở là còn bước theo con.

Liên sững người vài giây, rồi mừng rỡ ôm chầm lấy bà Tứ:

- Mẹ! Con cảm ơn mẹ!

Ngay lúc đó, từ xa phía bờ bên kia một chiếc kiệu nhỏ xuất hiện. Nguyệt bước xuống, gương mặt không son phấn mà rạng rỡ tựa ánh bình minh. Hai người chạy lại ôm nhau, nước mắt rơi chẳng nói nên lời.

Thế nhưng chưa kịp rời bến thì từ phía xa tiếng vó ngựa vang lên dữ dội. Ông Đỗ, trong cơn thịnh nộ vì phát hiện con gái biến mất, đã huy động người ngựa truy đuổi. Tiệc ăn hỏi náo loạn, khách chưa hiểu chuyện gì đã thấy ông chủ nhà hét lớn:

- Truy bắt! Không được để nó thoát

Cũng ngay lúc đó, ông Lục vội đẩy ba người lên thuyền nhỏ đã neo sẵn:

- Mau đi đi! Bọn họ sắp đến rồi.

Liên níu tay ông Lục:

- Còn ông?

- Ta không đi đâu. Ở lại mới giữ ông Đỗ khỏi nghi ngờ thêm. Mau lên!

Thuyền rẽ sóng, bà Tứ ôm lấy Liên còn Nguyệt quay lại nhìn về phía phủ họ Đỗ nơi nàng đã lớn lên, nơi từng là cả một cuộc đời. Gió thổi tung tấm khăn quàng trên cổ mang theo nỗi buồn và cả hy vọng.
Phía sau họ, tiếng vó ngựa cuống cuồng dừng lại bên bến trống. Ông Đỗ chỉ kịp nhìn thấy cánh buồm khuất sau rặng tre.

- NGUYỆT!!!

Tiếng gọi xé gió, lạc lõng trong buổi chạng vạng.

Ông Đỗ giận dữ đứng lặng trên bến sông Dạ Thanh, ánh mắt như muốn thiêu rụi cả mặt nước đang lặng lờ trôi. Mặc cho gia nhân lùng sục khắp các bến thuyền, rừng lau vẫn không thấy bóng dáng Nguyệt hay Liên. Chiếc thuyền nhỏ đã đi xa, khuất hẳn sau lũy tre mang theo ba con người trốn chạy khỏi số phận.

- Lũ phản bội! Dù thế nào ta cũng quyết tâm tìm ra nó.

Nhưng suốt ba ngày sau đó, dù người ngựa chia năm xẻ bảy lùng khắp bến sông, chợ trấn thậm chí cả những làng ven rừng vẫn bặt vô âm tín. Như thể bóng Nguyệt và Liên chưa từng đi qua nơi nào cả.

Về phần ba người kia, trên chuyến thuyền thuê lại từ một lão ngư dân già họ đã lên bờ từ bến rẽ sang một dòng sông nhỏ hoang vắng. Từ đó họ đi bộ xuyên rừng, vượt đồi, men theo những lối mòn mà chỉ người địa phương mới biết.

Thế nhưng, niềm vui được tự do chưa trọn vẹn bao lâu thì nỗi lo lắng mới ập đến. Nguyệt, vốn từ bé sống trong nhung lụa, không quen gió sương, sớm đã mệt mỏi vì đường xa. Đến ngày thứ bảy sau khi rời khỏi bến Dạ Thanh, nàng bắt đầu lên cơn sốt nặng.

Đêm ấy, họ tạm dừng chân ở một ngôi làng hẻo lánh tên Đông Trầm cách phủ họ Đỗ ngàn dặm, nơi này ít ai lui tới. Bà Tứ gõ cửa một nhà dân ven rừng xin được tá túc một đêm. Lấy lý do con gái đang bệnh nặng.

Người chủ nhà, một cặp vợ chồng nông dân hiền lành đồng ý cho họ trú tạm trong căn nhà tranh sau vườn. Bà Tứ không dám chậm trễ, lập tức sắc thuốc, đắp lá, chăm sóc Nguyệt như con ruột. Mỗi khi nàng mê man gọi tên Liên, bàn tay Liên lại siết chặt tay nàng, vừa lo vừa xót.

- Chúng ta sẽ ở lại đây một thời gian, cho đến khi Nguyệt khoẻ lại.

Bà Tứ nói nhỏ, mắt nhìn ánh đèn leo lét trong gian nhà tranh.

Liên gật đầu, vòng tay ôm lấy Nguyệt đang run rẩy trong chăn mỏng.

- Dù đi đâu, con cũng không để nàng ấy chịu khổ một mình.

Bà Tứ lặng im. Gió ngoài rừng thổi vào khe cửa, se sắt như báo hiệu những ngày gian nan phía trước… Nhưng cũng chính lúc này, giữa rừng sâu và mưa gió họ bắt đầu viết nên một chương mới không còn chạy trốn mà là học cách sống sót và giữ lấy nhau.

Chương 12:

Mưa đã ngớt dần trên mái tranh cũ. Đông Trầm, vùng đất hẻo lánh lại có một vẻ yên bình đến lạ. Những cánh đồng xanh mướt, sông rạch hiền hoà, con người chất phác. Tất cả như dang tay đón ba kẻ tha hương với trái tim đầy thương tích.

Nguyệt dần hồi phục. Cơn sốt lùi sau vài ngày được thuốc thang và chăm sóc tận tình. Mỗi buổi sáng, nàng ngồi bên hiên nghe tiếng chim gọi nhau từ xa, ánh mắt không còn lo sợ như những ngày mới trốn đi. Liên thì luôn ở bên cạnh, cầm tay nàng, kể những câu chuyện ngắn ngủi để nàng vui cười.

Bà Tứ cũng thay đổi. Người đàn bà già cỗi ấy tưởng đã quen sống một mình với ngổn ngang kí ức nay lại thấy lòng mình ấm dần lên. Những nỗi đau khứ hóa ra cũng có ngày được xoa dịu bằng tiếng cười khúc khích của hai cô gái trẻ.

Sau vài tuần, cả ba quyết định sẽ không đi nữa. Họ gom góp chút tiền bạc còn lại cùng với sự giúp đỡ của vợ chồng người nông dân kia, dựng nên một căn nhà nhỏ bên bìa rừng. Mái lá đơn sơ, tường bằng đất nện nhưng ấm áp tiếng cười.

Một già hai trẻ sống bên nhau như thể đã là một gia đình.

Hàng ngày, Liên tay thoăn thoắt chăm sóc vườn tược, nàng vẫn giữ thói quen cẩn thận, tỉ mỉ. Mỗi cây cỏ, mỗi đóa hoa đều được nàng chăm chút như chính bản thân mình. Nguyệt, nay đã dần quen với cuộc sống này. Không còn là cô gái kiêu hãnh trong phủ xưa, mà là một người phụ nữ trưởng thành, trầm lặng và suy tư. Còn bà Tứ, dù đã không còn trẻ nhưng đôi tay của bà vẫn không ngừng lao động, từ việc chữa bệnh cho người trong làng đến việc nấu nướng cho gia đình nhỏ của mình.

Đêm nọ, Nguyệt tựa vào vai Liên, khẽ nói:

- Nếu được sống như thế này mãi mãi… thì mọi chuyện ta đã trải qua đều xứng đáng.

Liên không nói gì, chỉ nắm tay nàng thật chặt. Trong gian nhà nhỏ giữa rừng sâu, ánh đèn dầu le lói. Ngoài kia, trăng lên đầy trời.

————

Nhiều năm sau…

Ở phủ họ Đỗ, thời gian cũng không buông tha cho ông bà. Họ già đi, không còn trẻ trung như trước nhưng những ký ức về Nguyệt, về những năm tháng đã qua vẫn luôn ám ảnh trong lòng. Ông Đỗ, giờ đây đã gầy đi, mái tóc bạc phơ, đôi mắt trĩu nặng sự hối hận. Những quyết định sai lầm, tất cả đều khiến ông đau đáu về con gái mình. Ông không thể chối bỏ rằng mình là một người cha và tình yêu dành cho Nguyệt chưa bao giờ nguôi ngoai.

Bà Đỗ nhìn thấy sự thay đổi trong chồng, sự tiều tụy vì nhớ thương con gái, bèn cẩn trọng ngồi xuống bên ông, đặt 1 sấp thư lên bàn.

- Ông, bao nhiêu năm nay, Nguyệt vẫn viết thư về đấy. Con gái vẫn luôn nhớ thương chúng ta. Chỉ vì sợ ông còn giận nên tôi mới không nói. Nay nhìn thấy ông như vậy tôi không lỡ…

Ông Đỗ im lặng, đôi mắt nhìn xa xăm ra ngoài cửa sổ nơi mà bóng hoàng hôn đã bắt đầu buông xuống. Những lời bà Đỗ vừa nói như cắt ngang sự lặng im trong lòng ông. Ông nhớ con gái đến xé lòng.

Bà Đỗ nhìn chồng, cảm nhận được sự đau đớn trong ông. Cả hai đã từng đối mặt với bao nhiêu sóng gió trong đời nhưng chưa bao giờ bà thấy ông Đỗ yếu đuối như lúc này.

- Ông, nếu có thể, tôi sẽ thay ông gửi thư cho Nguyệt, để con biết rằng chúng ta vẫn luôn nghĩ về con. Dù gì, ông cũng là cha của con, còn tôi là mẹ của con. Chúng ta không thể để những năm tháng quá khứ che lấp tình thương.

Ông Đỗ cúi đầu, đôi tay run rẩy cầm lấy bức thư mà bà Đỗ đưa cho. Ánh sáng từ ngọn đèn dầu lung linh chiếu sáng những ký tự trên trang giấy. Trong tâm trí ông, những lời chưa viết đã vang vọng như một lời xin lỗi muộn màng. Dù không thể thay đổi quá khứ, ông vẫn mong mỏi con gái sẽ nhận những lời xin lỗi chân thành từ người cha này. Dẫu biết rằng điều đó có thể không bao giờ xoa dịu được vết thương trong lòng Nguyệt.

Ông chậm rãi nói:

- Bà hãy nhắn giúp tôi với con, rằng: tôi xin lỗi con. Tôi chỉ mong các con bình an. Chỉ vậy thôi tôi cũng đủ mãn nguyện rồi. Có những sai lầm khi nhận ra thì đã quá muộn rồi. Mong trời phật che chở cho các con.

Bà Đỗ gật đầu nhưng lòng bà cũng đầy lo lắng. Hy vọng rằng, Nguyệt sẽ hiểu được lòng ông bà. Hiểu rằng dù có bao nhiêu sai lầm, tình thương của cha mẹ vẫn không bao giờ thay đổi.

- Hết -

Chương 10: Từ những mẩu chuyện vụn vặt thu nhặt được khắp các trấn nhỏ ven núi, ông Lục cuối cùng cũng tìm ra một dấu vế...
15/05/2025

Chương 10:

Từ những mẩu chuyện vụn vặt thu nhặt được khắp các trấn nhỏ ven núi, ông Lục cuối cùng cũng tìm ra một dấu vết rõ ràng. Ở vùng rừng thuộc huyện Trấn Tây có một bà lão sống trong căn nhà lá dựng bên bờ suối, chuyên bốc thuốc chữa bệnh. Người dân gọi bà là “bà thầy thuốc rừng”, nổi tiếng vì tài chữa bệnh. Sống với cô con gái tóc ngắn, y phục đơn giản hay khoác trên người bộ quần áo màu lam.

Ông Lục không chần chừ. Ông thuê người dẫn đường, vượt qua những triền dốc đá và suối sâu để đến được căn nhà ấy. Gần trưa, khi ông đến khói lam đã phảng phất trong gió, thoảng mùi thuốc bắc.

Khi ông vừa đặt chân đến sân thì đúng lúc cánh cửa gỗ mở ra. Người bước ra không ai khác chính là Liên nhưng nay đã khác xưa nhiều.
Liên ngạc nhiên khi nhìn thấy người đàn ông quen mặt. Sau một thoáng sững sờ, cô dè chừng hỏi:

- Ông… là quản gia bên nhà bà Đỗ?

Ông Lục khẽ cười, giọng trầm nhưng thân thiện:

- Ta mừng vì cô còn nhớ. Ta từng gặp cô vài lần khi đến phủ ông bà Đỗ… lúc ấy tiểu thư còn nhỏ mà cô thì hay theo sau.

Liên gật nhẹ. Bỗng từ trong nhà, một giọng quen thuộc vang lên:

- Là ai đến vậy, Liên?

Bà Tứ bước ra. Vừa nhìn thấy ông Lục, gương mặt già nua thoáng bàng hoàng:

- Lục… ông là Lục đấy ư?

Ông Lục cũng sững lại, rồi bật cười:

- Thật hữu duyên. Gần hai mươi năm rồi, bà vẫn nhận ra ta à?

Bà Tứ xúc động tiến lại gần:

- Ông từng bị rắn đ ộ c c ắ n, bất tỉnh trong rừng. Chính tôi là người kéo ông về và hút m á u đ ộ c ra khỏi chân. Không ngờ đời này còn gặp lại.
Ông Lục cúi người, chắp tay kính cẩn:

- Ơn ấy… Lục mỗ chưa từng quên. Hôm nay, ta đến là để báo tin. Tiểu thư Nguyệt vẫn bình an và… nhớ Liên nhiều lắm.

Liên nắm chặt tay, ánh mắt run run. Ông Lục nhìn sang bà Tứ, trầm giọng:

- Chuyện ta sắp nói… không dễ dàng. Sau khi cô Liên bỏ trốn, ông Đỗ nổi trận lôi đình. Ông ấy đổ hết mọi tội lỗi lên đầu cô và cho rằng chính cô đã dụ dỗ tiểu thư lầm đường lạc lối. Vì muốn ‘rửa sạch’ tiếng xấu, ông Đỗ ép gả tiểu thư cho con trai một vị quan lớn vào tháng tới.

Bà Tứ nhíu mày:

- Gả gấp vậy sao?

- Vâng. Nhưng bà Đỗ… lại không muốn thế. Bà biết lòng con gái mình nên đã âm thầm nhờ tôi tìm hai người. Bà muốn gặp mặt, muốn hỏi rõ ràng. Và nếu quả thật… cô Liên và tiểu thư có tình cảm chân thật, bà sẽ nghĩ cách giúp.

Liên thẫn thờ, lòng dậy sóng. Cô không ngờ người mà cô vẫn nghĩ là khắt khe với con gái lại sẵn sàng đi một nước cờ nguy hiểm đến thế.

Bà Tứ hạ giọng, mắt đăm chiêu:

- Vậy là thời khắc quyết định cũng đến rồi.

Ông Lục cúi đầu:

- Nếu bà và cô đồng ý, ba ngày nữa, hãy đến bến sông Dạ Thanh, lúc rạng sáng. Bà Đỗ sẽ đợi ở đó. Mọi việc sẽ được bàn kỹ hơn.



Trước khi rời đi, ông Lục cúi người thật thấp trước bà Tứ và Liên:

- Ơn cứu m ạ n g năm xưa, ta luôn khắc ghi. Hôm nay được gặp, lại còn có cơ hội làm điều đúng đắn… coi như ông trời có mắt. Ba ngày nữa, tại bến sông Dạ Thanh, rạng sáng. Ta sẽ chờ.

Liên nắm tay bà Tứ gật đầu thay lời hứa. Ông Lục quay đi, bóng dáng hòa vào núi rừng. Từng bước vững chãi như mang theo cả hy vọng của hai cô gái nhỏ phía sau.

Ông Lục trở về phủ vào sáng sớm hôm sau. Không đợi nghỉ ngơi, ông lập tức xin gặp riêng phu nhân. Trong gian phòng quen thuộc nơi hậu viện, bà Đỗ đang chắp tay đứng bên khung cửa sổ ánh mắt phảng phất nỗi u buồn như trôi theo làn khói mỏng trong chiếc lư hương cũ.

- Phu nhân, tôi đã tìm được họ.

Bà Đỗ giật mình quay lại.

- Thật sao? Họ… họ sống ra sao rồi?

Ông Lục nhẹ gật đầu nói:

- Cô Liên đang ở cùng bà Tứ – một bà lão sống nương nhờ vào nghề thuốc. Hai người ở trong một ngôi nhà tranh ngoài ven rừng, khá kín đáo. Dường như họ cũng đang trốn tránh sự t r u y lùng. Bà Tứ là người từng cứu tôi năm ấy trong chuyến đi rừng, nên khi gặp lại tôi cũng bất ngờ. Họ sống giản dị nhưng bình yên.

Bà Đỗ lặng người. Một lúc sau, bà khẽ thở dài, rồi quay sang nói nhỏ:

- Ông hãy giữ kín mọi chuyện. Tôi sẽ sắp xếp.

Ông Lục cúi đầu:

- Vâng. Bà cần gì cứ sai bảo.



Đêm đó, trong gian phòng bị canh giữ nghiêm ngặt, bà Đỗ vào thăm con gái. Ánh đèn dầu leo lét hắt bóng hai mẹ con lên tấm bình phong.

- Nguyệt.

Nguyệt ngồi dậy, đôi mắt sưng đỏ vẫn ánh lên tia hy vọng mong manh.

Bà Đỗ nắm tay con, tay kia vuốt nhẹ mái tóc rối.

- Mẹ gặp được bà Tứ và Liên rồi. Cả hai đều an toàn. Mẹ đã dặn ông Lục giữ kín nhưng sẽ thu xếp để hai đứa có thể gặp lại.

Nguyệt mừng đến rớm nước mắt, run giọng:

- Thật sao? Con biết ơn mẹ nhiều lắm.

- Chỉ cần con còn sống bình yên, mẹ có làm gì cũng đáng. Nhưng từ giờ, con phải thật cẩn thận. Cha con mà biết thì mẹ con mình nguy to.

Bà Đỗ nắm tay con gái, giọng chậm rãi nhưng đầy chắc chắn:

- Ba ngày nữa, vào đúng đêm trăng khuyết, con hãy chuẩn bị sẵn. Khi nghe thấy ba tiếng gõ nhẹ bên cửa sổ phòng, đó là hiệu mẹ gửi. Lúc ấy, con chỉ việc đi theo người đưa đường, hiểu chưa?

Nguyệt gật đầu liên tục, nước mắt không kìm được lăn dài trên má. Bà Đỗ lau nước mắt con, mím môi dặn dò thêm:

- Những ngày tới, nhất định phải vờ như ngoan ngoãn, thuận theo lời cha. Dù cha con có nói chuyện hôn sự hay bắt con gặp mặt người kia, con cũng phải nhẫn nhịn. Đừng để cha con sinh nghi. Một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến mọi thứ đổ vỡ.

Nguyệt nuốt nước mắt, nắm tay mẹ thật chặt.

- Con hiểu rồi mẹ ạ… Con sẽ làm được.

Bà Đỗ khẽ gật đầu, mắt cũng rưng rưng.
Gió đêm se lạnh nhưng trong căn phòng mờ ánh đèn dầu ấy. Hơi ấm của tình mẫu tử và tia hy vọng len lỏi khiến lòng người như được sưởi ấm.

Ba ngày sau nhằm đêm mồng Sáu, trời bất chợt đổ mưa lâm râm gió thổi hun hút qua những dãy hành lang dài hun hút của phủ họ Đỗ. Trong gian phòng khuê các của tiểu thư Nguyệt, mọi người hầu đều được lui hết vì nàng báo mệt không muốn ai làm phiền.

Từ sớm, bà Đỗ đã rời khỏi phủ với lý do sang chùa cầu bình an. Trên thực tế, bà rẽ sang một hướng khác, men theo lối hậu đạo quanh co dẫn đến khu đồi nhỏ phía sau phủ. Tại một chỗ rừng trúc thưa, nơi cánh cổng phụ ít người lui tới, bà đứng lặng trong chiếc áo choàng sẫm màu, mắt dõi về phía con đường mờ tối, nơi bà mong con gái sẽ bước ra.

Cùng lúc đó, Nguyệt đã thay sẵn bộ nam trang đơn sơ giấu dưới giường từ chiều hôm trước. Tay nàng run lên khi cài xong chiếc khăn lụa quấn quanh đầu, che đi mái tóc dài mềm mượt. Ngoài sân, tiếng mưa rơi rả rích như đang đếm ngược đến khoảnh khắc chia xa… hoặc hội ngộ.

Rồi… cốc… cốc… cốc - ba tiếng gõ khẽ, ngắn và đều vang lên nơi vách tường cạnh song cửa.

Nguyệt n g ừ n g thở. Đó là ám hiệu.

Nàng hé cửa sổ, thấy bóng dáng ông Lục đứng đợi trong chiếc áo tơi. Ông không nói một lời, chỉ ra hiệu nàng theo sau. Cả hai men theo lối đi tối om, vượt qua hành lang đá ẩm, băng qua khu nhà kho cũ kỹ và đến cánh cổng nhỏ sau phủ. Khóa sắt đã được tháo từ trước chỉ cần đẩy nhẹ là cửa mở.

Phía ngoài, gió mưa vẫn táp vào mặt. Nhưng giữa màn đêm, dưới tán trúc lưa thưa một người phụ nữ đứng đợi trong chiếc áo choàng dài, tay cầm đèn lồng nhỏ đã được che kín.

Nguyệt nhận ra mẹ mình trong nháy mắt.

- Đi thôi con.

Giọng bà Đỗ khẽ vang lên, nghẹn ngào nhưng dứt khoát.
Rồi bà nhẹ đẩy con gái về phía xe ngựa nhỏ chờ sẵn được phủ kín bạt đen. Ông Lục trèo lên ghế phu xe, hạ thấp mũ xuống. Cánh cửa xe khép lại.

Khi bánh xe bắt đầu lăn đi, ngồi trong xe tay bà siết chặt chiếc khăn tay thêu hoa đã ướt mưa. Trong tim bà nỗi sợ và hy vọng quấn lấy nhau. Nhưng bà biết… mình đã làm điều đúng đắn.

Xe khuất dần trong màn đêm. Nguyệt đang trên đường đến nơi có Liên… và tự do.

Đến một đoạn đường vắng gần rừng, xe rẽ vào một lối nhỏ tiến về bến sông Dạ Thanh.
Cuối cùng họ cũng đã tới nơi. Không lâu sau, từ phía rặng tre xa xa ánh đèn le lói xuất hiện. Một chiếc thuyền nhỏ cặp bờ rồi từ đó bóng người bước xuống là Liên và bà Tứ.

Nguyệt vừa thấy dáng người quen thuộc ấy liền sải bước lao tới ô mchoàng lấy Liên trong vòng tay run rẩy. Hai người siết chặt nhau như sợ chỉ cần buông ra thôi là tan biến mất. Bà Đỗ lặng lẽ nhìn con gái còn ông Lục khẽ quay đi để giấu ánh mắt đã đỏ hoe.

Bà Tứ tiến lên, chắp tay nhẹ cúi trước bà Đỗ. Ánh sáng đèn lồng hắt lên gương mặt bà và trong khoảnh khắc ấy bà Đỗ sững người.

Bà lùi lại nửa bước, nhìn chằm chằm người phụ nữ trước mặt, đôi mắt mở lớn:

- Cô… là… Tứ?

Bà Tứ bình thản gật đầu:

- Dạ, tôi là Tứ. Năm xưa từng hầu hạ trong phủ… là người bị đuổi đi trong một đêm mưa…

Bà Đỗ nghẹn lời. Bao nhiêu năm trôi qua những tưởng người con gái bé nhỏ năm xưa đã chẳng còn sống sót sau o a n khuất. Giờ đây lại đứng trước mặt bà đường hoàng và mạnh mẽ.

- Trời ơi… Tứ… Cô sống đến giờ?

- Cũng nhờ may mắn và được cưu mang. Mười mấy năm nay, tôi học nghề thuốc và sống ẩn trong rừng, chữa bệnh cứu người.

Nguyệt và Liên đều quay lại, ngơ ngác. Bà Đỗ khẽ giơ tay ra hiệu cho hai đứa trẻ không ngắt lời.

Bà Đỗ nhìn bàn Tứ, chậm rãi nói:

- Năm đó… ta không biết chuyện xảy ra ra sao. Nhưng bây giờ, ta nợ cô.

Bà Tứ khẽ mỉm cười, một nụ cười đã từng chịu quá nhiều đau thương nhưng vẫn giữ được sự điềm tĩnh:

- Cô Nguyệt và con bé Liên… là hai đứa trẻ đáng được sống hạnh phúc. Tôi chỉ làm điều phải làm.

Bà Đỗ khẽ gật đầu, quay sang con gái rồi nhìn bà Tứ. Ánh mắt đã không còn khoảng cách giai tầng chỉ còn sự đồng cảm của hai người mẹ cùng sẵn lòng làm tất cả vì con mình.

Bầu trời dần sẫm, tiếng nước sông Dạ Thanh vỗ vào mạn thuyền nghe như lời thầm thì của quá khứ, của định mệnh. Đêm ấy, bên bến sông ấy hai người mẹ, hai người con họ đã tìm thấy nhau trong nỗi mừng mừng tủi tủi. Họ sẽ cùng nhau viết tiếp đoạn tương lai không còn lẩn trốn.

- Ta đã chuẩn bị rồi.

Bà Đỗ khẽ lên tiếng xoá tan bầu không khí im lặng, giọng run nhẹ như vừa từ trong ngực nén ra.

- Bao nhiêu năm làm dâu phủ họ Đỗ ta có chút của riêng, giấu được ít bạc vàng. Nguyệt, mẹ sẽ đưa cho con đủ để con sống yên ổn một đời nếu phải đi thật xa…

Nguyệt òa khóc, ôm lấy mẹ mình.

Bà Đỗ vuốt tóc con gái, tay hơi run nhưng ánh mắt rắn rỏi:

- Mẹ không thể cãi lại cha con. Nhưng một người mẹ… chẳng lẽ chỉ biết đứng nhìn con mình bị giam hãm cả đời trong hôn nhân không tình yêu? Mẹ đã quyết rồi.

Bà Tứ lặng im nghe rồi mở chiếc túi vải cũ bên hông, lấy ra một bọc nhỏ:

- Tôi cũng có chút t i ề n là do chữa bệnh tích cóp. Không nhiều nhưng có thể dùng khi đến vùng mới. Tôi cũng có người quen ở một làng chài ven biển phía Nam… nếu cần, tôi có thể đưa hai đứa đi theo lối đó, tránh tai mắt của quan quân.

Ông Lục gật đầu:

- Tôi cũng đã chuẩn bị một chiếc xe ngựa nhỏ ở lối rừng. Chúng ta không đi qua cổng lớn mà men theo bờ tre rồi rẽ hướng tây. Xe sẽ chờ sẵn, sau độ ba ngày đêm ba ngày tới. Trên đường đi sẽ có người của tôi hỗ trợ nếu cần. Khi ra khỏi địa phận kinh thành sẽ có người dẫn tới bến thuyền.

Liên siết tay Nguyệt, ánh mắt nàng lần đầu không còn sợ hãi mà thay vào đó là một niềm tin:

- Chúng ta sẽ không còn trốn nữa. Sẽ đi để sống một cuộc đời của chính mình.

Bà Đỗ nhìn Liên ánh mắt dịu lại. Bà không còn thấy đây là một người hầu thấp kém nữa mà là người có thể cho con gái bà tình thương thật sự.

- Ta chỉ mong con được sống thật dù có phải xa ta một đời.

Bà Đỗ khẽ nói rồi rút ra từ trong tay áo một chiếc trâm ngọc quý, cài vào tóc Nguyệt.

- Mang theo cái này. Dù con ở đâu… nó cũng là tín vật để mẹ nhớ con.

Gió sông lại thổi mạnh như giục giã những kẻ sắp bước sang một chặng đường mới. Và đêm ấy, giữa tiếng nước vỗ bờ bốn người họ đã lặng lẽ lập nên một kế hoạch vượt khỏi gông xiềng của số phận với tình thương làm ngọn đuốc soi đường.

Khi kế hoạch đã bàn xong, ánh trăng cũng vừa lấp ló sau những rặng tre ven bờ đổ xuống dòng sông Dạ Thanh một lớp sáng bạc dịu dàng như lời tiễn biệt. Thuyền lặng lẽ cập bến chỉ còn tiếng gió đêm và tiếng côn trùng rả rích bên tai.

Bà Đỗ là người đứng dậy trước. Bà đưa tay nắm lấy tay bà Tứ, không còn sự phân biệt chủ - tớ của quá khứ chỉ còn hai người mẹ đau đáu vì con.

- Cảm ơn bà. Tôi mang ơn bà một đời này.

Giọng bà Đỗ khàn khàn.

Bà Tứ nhẹ lắc đầu, mỉm cười nhè nhẹ:

- Con tôi sống yên là đủ. Đời tôi không tiếc điều gì.

Bà Đỗ quay sang ôm chặt con gái:

- Ba ngày nữa… là lễ ăn hỏi. Cứ tạm ngoan ngoãn nghe lời. Mẹ sẽ lo bên ngoài. Lúc phủ rối ren vì lễ tiệc đó là lúc thích hợp nhất để con đi.

Nguyệt gật đầu, ôm lấy mẹ thật lâu. Nàng biết cuộc chia ly này có thể là mãi mãi.

Liên đứng phía sau, cúi đầu trước bà Đỗ:

- Con sẽ bảo vệ Nguyệt… suốt đời này.

Bà Đỗ nhìn Liên, khẽ gật đầu:

- Ta tin con.

Ông Lục cũng tiến đến, chắp tay cung kính:

- Phu nhân, tiểu thư… xin hãy yên lòng. Mọi chuyện tôi sẽ thu xếp chu toàn.

Gió nổi lên nhẹ nhẹ. Trước khi rời đi, cả bốn người cùng nhìn lại con thuyền nhỏ đang neo lặng trên sông nơi đã chắp nối nên một con đường trốn chạy đầy hy vọng.

Đêm ấy, họ chia tay nhau trong im lặng. Không ai dám chắc tương lai ra sao nhưng trong lòng mỗi người đều có một ngọn lửa âm ỉ. Thứ lửa của tình thương, của tự do và của một khát khao được sống đúng với trái tim mình.

Chương 9: Còn ở phủ họ Đỗ, kể từ hôm phát hiện Lâm Phong thực chất là con hầu Liên năm xưa ông Đỗ như phát cuồng. Việc L...
14/05/2025

Chương 9:

Còn ở phủ họ Đỗ, kể từ hôm phát hiện Lâm Phong thực chất là con hầu Liên năm xưa ông Đỗ như phát cuồng. Việc Liên trốn thoát được khỏi tay lính khiến ông càng điên tiết. Ông đích thân hạ lệnh t r u y nã khắp cả vùng thậm chí còn sai người sang các huyện bên dò tung tích.

- Ta không tin có thể để đứa con hầu trốn thoát dễ dàng như vậy!

Ông đập mạnh cây quạt lên bàn, tức giận đến mức mạch m á u trên trán giật giật.
Trong khi đó, Nguyệt bị giam lỏng trong phòng. Mỗi ngày, nàng đều được mẹ ghé thăm đôi chút.
Nguyệt vẫn nằm lặng trên chiếc giường gỗ, ánh mắt hướng về khoảng trời nhỏ sau bức rèm tre. Nàng đã gầy đi nhiều, da trắng bệch như tuyết cũ nhưng trong đáy mắt vẫn còn vương ánh kiên định dịu dàng.

Tiếng cửa mở khe khẽ. Là mẹ.

Bà Đỗ vào phòng, không rời mắt khỏi con gái đang nằm nghiêng, tưởng như ngủ mà chẳng hề yên giấc. Bà đã tránh mặt con suốt nhiều ngày qua kể từ sau khi mọi chuyện vỡ lở. Lòng bà rối như tơ, vừa giận vừa thương vừa sợ điều mình không thể kiểm soát.

- Nguyệt… Con có muốn ăn gì không?

Giọng bà nhẹ như gió. Khẽ đến gần giường Nguyệt.
Nguyệt chậm rãi quay lại. Một thoáng bất ngờ vụt qua mắt nàng rồi thay vào đó là vẻ dịu dàng pha lẫn xa cách:

- Con vẫn ổn, con không đói mẹ ạ.

Bà Đỗ ngồi xuống mép giường, im lặng một lúc rồi mới cất lời. Không còn là giọng một mệnh phụ phu nhân mà là một người mẹ đầy giằng xé:

- Trước kia, ta không hiểu. Ta tưởng… thứ tình cảm đó là sai trái, là trái đạo. Nhưng nhìn con tiều tụy thế này, lòng ta cũng không đành.

Nguyệt quay mặt đi, mắt hoe đỏ:

- Con xin lỗi… vì khiến mẹ khó xử.

- Con có thể kể ta nghe không? Về con bé ấy.

Nguyệt sững lại. Nàng không ngờ mẹ mình lại buông một câu hỏi dịu dàng đến thế. Và rồi như đập vỡ bức đê đã nứt, nàng bật khóc. Nước mắt trào ra không ngừng, rơi ướt cả hai bàn tay gầy guộc đang siết chặt.

- Mẹ… con không biết từ bao giờ, chỉ biết mỗi lần gặp Liên con như có lại hơi thở. Con sợ ánh mắt chị ấy tránh né, sợ từng lần xa cách. Con không cần danh phận, chỉ cần… Liên sống. Chỉ cần được nhìn thấy chị ấy một lần nữa…

Bà Đỗ im lặng chỉ đưa tay vuốt tóc con gái, từng động tác chậm rãi như những ngày Nguyệt còn bé. Nét mặt bà đượm buồn.

- Con gái à! Trên đời này chẳng có tình cảm nào sai nếu đó là thật tâm. Mẹ… không chắc sẽ thuyết phục được cha con. Nhưng nếu con vẫn một lòng như thế… ta sẽ không quay lưng với con nữa.

Nguyệt ngẩng lên, ngỡ ngàng và xúc động. Trong ánh mắt lấp lánh kia niềm hy vọng đã nhen lại như ngọn lửa bé nhỏ, mong manh nhưng rực rỡ.



Hôm sau, khi nắng mới lên chưa kịp hong khô giọt sương trên mái ngói. Ông Đỗ đã cho gọi vợ vào thư phòng. Gương mặt ông lạnh lùng, nét mỏi mệt càng khắc rõ nơi vầng trán. Trước mặt là thiệp hồng dập nổi dấu quan phủ miền đông – nhà quan tri phủ Lâm Kiến nổi danh giàu có quyền thế và có con trai tuổi vừa vặn với Nguyệt.

- Bà xem đi. Họ đánh tiếng muốn kết thân. Ta đã ngỏ lời trước, giờ bên ấy đáp lại, coi như thuận cả đôi đường.

Bà Đỗ liếc qua một lượt, gương mặt dần biến sắc.

- Ông… ông định gả Nguyệt sao? Trong lúc nó còn chưa khỏe lại hẳn?

- Chính vì vậy ta mới phải gấp. Nó càng ở phủ càng mơ mộng chuyện đ i ê n rồ ấy. Càng lưu luyến con hầu kia… càng hỏng đời nó mà n h ụ c cả tổ tông.

- Nhưng Nguyệt…

- Ta đã nhịn nó đủ lâu! Một đứa con gái đi yêu đương với người cùng phái lại còn là kẻ hầu hạ! Bà muốn ta để người ngoài cười vào mặt cả họ Đỗ này sao?

Bà Đỗ cắn chặt môi. Bà không dám nhắc đến cuộc trò chuyện đêm qua giữa mình và con gái. Cũng không dám hé môi về những giọt nước mắt của Nguyệt khi gọi tên Liên. Nhưng ánh mắt ông Đỗ giờ đây đã đầy quyết liệt, hệt như cái đêm ông sai người truy đuổi Liên.

- Lễ hỏi sẽ định vào tháng sau. Còn cưới xin thì tùy sức khỏe Nguyệt. Dù gì… cưới xong rồi, nó cũng phải quên đi thôi.

Cùng lúc đó, Nguyệt vẫn đang ở trong phòng không hay biết gì về kế hoạch cha mình đang sắp đặt. Nàng chỉ cảm thấy trong lòng dấy lên một nỗi bất an mơ hồ như thể sóng gió chưa thực sự qua đi.

Đêm hôm ấy, trăng mờ mịt sau màn mây xám. Trong phòng, Nguyệt vẫn ngồi bên cửa sổ, mắt lặng nhìn ngọn đèn dầu lay lắt mà lòng chẳng yên. Tiếng bước chân quen thuộc vang lên khe khẽ nơi hành lang, nàng vừa quay đầu thì thấy bóng dáng gầy gò của mẹ mình đang rón rén khép cửa lại.

- Con còn thức không?
Giọng bà Đỗ dịu xuống khác hẳn vẻ lạnh lùng thường ngày.

Nguyệt khẽ gật đầu, nhưng đôi mắt dường như đã nhìn thấu điều gì đó.

- Mẹ… cha định gả con, đúng không?

Bà Đỗ khựng lại, không ngờ con gái mình lại đoán nhanh đến thế. Sau một thoáng im lặng, bà gật đầu nhẹ như một cái thở dài:

- Phải… Là quan phủ Lâm Kiến. Họ muốn kết thân. Cha con đã định rồi.

Nguyệt đứng bật dậy, đôi mắt long lanh ánh nước:

- Mẹ, con không thể lấy người khác. Con không yêu ai ngoài Liên. Nếu bị ép… con thà c h ế t…

- Nguyệt! Đừng nói dại! Con là m á u
t h ị t của mẹ, mẹ sao nỡ thấy con khổ…

Hai mẹ con ôm nhau trong nước mắt. Và cũng từ giây phút ấy trong lòng người mẹ một kế hoạch lặng lẽ được nhen lên.
Bà Đỗ hỏi nhỏ Nguyệt như sợ ai nghe thấy.

- Thời gian Liên ở phủ lúc con bệnh, con có nghe kể gì về việc sau khi rời khỏi nhà ta. Liên sống ở đâu không?

- Liên bị đuổi khỏi phủ, nàng được một người một bà lão tên Tứ cứu – người này đã chăm sóc, dạy nghề thuốc và coi Liên như con ruột. Con không biết gì nhiều về bà ấy. Liên chỉ bảo bà ấy sống ẩn trên núi, không giao du với ai. Người gầy guộc, tóc bạc trắng và có dáng đi hơi lệch… nhưng giỏi y thuật và vô cùng thương Liên.

Bà Đỗ nghe đến ánh mắt thoáng nghi hoặc. Cái tên “Tứ”… nghe quen quen nhưng vẫn chưa thể liên tưởng được.
Bà Đỗ không nói rồi rời đi. Trong đầu bà đã có những toan tính cho riêng mình.

Suốt mấy ngày sau đó, bà Đỗ tỏ ra bình thường như không có gì. Nhưng mỗi tối, khi bóng tối phủ lên mái ngói cũ, bà lại bí mật gặp quản gia thân tín nhất – ông Lục – người năm xưa từng được cha bà cứu mạng nay vẫn trung thành tuyệt đối.

- Lục, ta cần ngươi giúp một việc. Lặng lẽ thôi… vì mạng sống của con gái ta.

Sau một hồi lặng thinh, ông Lục khẽ gật đầu.

- Bà yên tâm. Tôi sống là để báo ân… cho người đã từng cứu nhà tôi.

- Ngươi nghe kỹ đây. Hãy tìm một bà lão tên Tứ, có hành nghề bốc thuốc, dáng người gầy, đi khập khiễng. Có thể ở vùng núi phía Tây hoặc quanh các trấn nhỏ. Đừng chỉ dò hỏi người tên Tứ hãy tìm người từng cứu sống một cô gái trẻ bị rơi xuống vực.

Ông Lục nghiêm giọng đáp:

- Vâng thưa bà. Những gì bà nói, tôi sẽ cho người lần theo từng mối.

Lần theo lời mô tả ấy, ông Lục khởi hành trong âm thầm. Đi từ trấn này sang trấn khác, ông hỏi thăm từng hiệu thuốc từng người dân buôn thảo dược. Không ai biết rõ tên Tứ nhưng có một bà lão sống trong rừng, thỉnh thoảng vào chợ thuốc. Đi theo bà luôn có một cô gái bịt kín mặt và không bao giờ mở miệng nói 1 câu.

Càng nghe, ông Lục càng chắc chắn đó là Liên.
Trở lại phủ sau gần mười ngày biệt tăm, ông Lục cúi mình thưa lại mọi chuyện với bà Đỗ. Nghe đến đoạn bà lão từng đi khập khiễng và hay dùng một loại dầu thơm đặc trưng cho bệnh đau khớp, bà Đỗ khẽ giật mình.

- Dầu ấy… hình như… năm xưa, trong phủ ta từng có một người làm hay dùng… cũng tên là Tứ.

Một tia ký ức mơ hồ hiện lên nhưng bà Đỗ chưa nói ra thành lời. Limh cảm của người mẹ cho bà biết rằng chuyện giữa con gái mình và Liên cùng người phụ nữ tên Tứ kia… đều không phải là ngẫu nhiên.

Address

Hanoi

Telephone

+84886003842

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Vũ Trụ GEI posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Vũ Trụ GEI:

Share