Hoàng Ngọc

Hoàng Ngọc Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Hoàng Ngọc, Digital creator, Mipec Long Biên/Hà Nội, Hanoi.

Nếu bạn đang kinh doanh trong thời điểm hiện tại thì đừng bỏ lỡ buổi live này 👇👇👇
23/06/2025

Nếu bạn đang kinh doanh trong thời điểm hiện tại thì đừng bỏ lỡ buổi live này 👇👇👇

GIẢI ĐÁP TẤT CẢ VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ MỚI NHẤT 2025 – BUỔI LIVESTREAM KHÔNG THỂ BỎ LỠ

📆 Thứ 3, ngày 24/06/2025
🕒 Lúc 15:00 chiều
📍 Phát trực tiếp trên fanpage của Hoa Nam Logistics

Dành riêng cho:

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang nhập hàng Trung Quốc
- Các hộ kinh doanh cá thể còn nhiều băn khoăn về chính sách thuế mới

🎙️ Đồng hành cùng chuyên gia đặc biệt:
CEO Hồng Minh – "Chuyên gia với 25 năm kinh nghiệm trong ngành kế toán thuế"
Thành lập Công ty Dịch vụ kế toán Thuế Liên Việt hơn 17 năm
Một trong những Đại lý Thuế đầu tiên tại Việt Nam
Ủy viên Ban chấp hành Hội Kế toán Hành nghề Việt Nam

⛔ Sự thay đổi về chính sách thuế đang khiến nhiều chủ kinh doanh lúng túng, đặc biệt là trong lĩnh vực nhập hàng Trung Quốc. Nếu bạn không nắm bắt sớm, rất dễ bị rơi vào thế bị động – thậm chí tổn thất lớn vì không tuân thủ đúng.

Hãy comment ngay câu hỏi của bạn dưới bài viết này – Chuyên gia sẽ chọn lọc và giải đáp trực tiếp trong livestream ngày 24/6 tới đây!

👉 Chỉ cần 30 phút xem live, bạn có thể tiết kiệm cả chục triệu đồng chi phí sai sót do hiểu nhầm thuế.
Comment ngay câu hỏi của bạn bên dưới để được chuyên gia giải đáp trong buổi livestream nhé!
📢 Chia sẻ bài viết để nhiều người cùng biết – bạn bè của bạn chắc chắn cũng cần thông tin này! 👇

23/06/2025

Từ đây tới cuối năm là những biến động kinh tế không lường trước được, nên có mấy ý mình nhắc bản thân và tụi nhỏ ở nhà:

1. Còn việc chưa bị sa thải thì hãy cố giữ. Đừng hờn dỗi sếp, đừng bỏ việc chữa lành. Công ty khó khăn có giảm lương tí thì cũng cứ chấp nhận trừ khi có lời mời khác sẵn rồi. Cố thể hiện bản thân tối đa để không nằm trong danh sách cân nhắc cắt giảm nhân sự.
“Lương” trong giai đoạn này là thứ quý giá, mấy tháng sau cũng cực kì quý giá, đừng vứt bỏ nó chỉ vì cảm xúc.

2. Khi kinh tế xuống chắc chắn sẽ ngày càng nhiều lừa đảo.
Nếu gặp một cơ hội đem đến tiền quá nhanh, nên “sợ hãi”, đừng tham lam, dù đó là người cực thân của mình, vì có khi chính họ cũng bị lừa mà không biết.
Chỉ một nút nhấn, bạn có thể bay mất hàng trục hàng trăm triệu, chỉ một phút tham lam, bạn có thể vướng vô cục nợ mà bạn không thể trả nổi.
Nhớ: Ai cũng nghèo thì không ai khùng đi mang tiền cho bạn đâu.

3. Cắt giảm những thứ không quan trọng, tập trung tối đa vào thứ đang kiếm ra tiền.
Đừng dùng con nhiều tiền bù lỗ cho con ít tiền, mà dùng tiền đó scale con nhiều tiền ra nhiều tiền hơn.
Ở vị trí doanh chủ, thì dễ hiểu, nhưng ở vị trí làm công ăn lương thì việc đó cơ bản là đừng tốn thời gian vào những việc mà bạn không thấy nó ra tiền, mà có khi còn đốt tiền nhiều hơn. Nếu freelance đang ngon, tập trung cày freelance. Nếu làm công đang lương cao, tập trung làm việc mang lại doanh số cho công ty.
Đừng dại đốt tiền vào những nơi mình không có kiến thức mà chỉ nghe mng xúi.
Và đừng đẻ thêm thú vui nào tốn tiền tốn thời gian.

4. Cày và tiết kiệm.
Đoạn này không phải để chill, không phải để chữa lành nếu bạn chưa ổn định.
Dồn sạch thời gian để cày và chống đỡ. Có tiền ngày 1 không có nghĩa 10 ngày sau vẫn có. Tháng này đủ ăn chưa chắc tháng sau không bị ra đê. Mọi biến động đều bất ngờ, nên cần phối hợp nhuần nhuyễn 2 thứ: Kiếm tiền (tấn công) & tiết kiệm (phòng thủ)

5. Nhớ lời hiền nhân nào đó đã nói: Bất kì game nào cũng có luật chơi, bất kì luật chơi nào cũng có cách thắng.
Đừng hoảng, tập trung phân tích và tìm ra kẽ hở để bản thân sinh tồn, có khi lại mở ra cơ hội cho đợt bump kinh tế tiếp theo.

Cố lên

Nghe có vẻ phũ, nhưng đây lại là một trong những nhận thức quan trọng nhất để bạn thoát khỏi cảm giác “mình phải làm tất...
23/06/2025

Nghe có vẻ phũ, nhưng đây lại là một trong những nhận thức quan trọng nhất để bạn thoát khỏi cảm giác “mình phải làm tất cả vì không ai nghĩ được như mình.”

❌ Sai lầm phổ biến của lãnh đạo:
Bạn kỳ vọng nhân viên:
- Phải chủ động như bạn.
- Phải nhìn xa, nghĩ lớn như bạn.
- Phải đau đáu với công ty như bạn.
Và khi họ không làm được như vậy, bạn thất vọng.
Bạn cho rằng “họ không có tâm” hoặc “thiếu tinh thần trách nhiệm”.

🎯 Sự thật là:
- Đây không phải công ty của họ. Bạn là người sáng lập, là người gánh toàn bộ trách nhiệm còn họ là người làm thuê. Trách nhiệm và động lực là khác nhau.
- Nếu họ suy nghĩ như bạn thì họ đã không ở vị trí hiện tại. Một người có tầm nhìn chiến lược, năng lực hệ thống, tư duy chủ động như bạn thì khả năng cao họ đã là chủ một tổ chức khác, hoặc đang trên con đường đó.

✅ Vậy vai trò của bạn là gì?
Không phải “kỳ vọng họ phải giống bạn”, mà là dẫn dắt để họ phát triển đúng theo vị trí và giá trị họ mang lại.

💡 3 điều lãnh đạo cần làm thay vì thất vọng:
1. Xác định rõ kỳ vọng theo từng cấp bậc
- Nhân viên mới → cần gì rõ ràng, hướng dẫn cụ thể.
- Nhân viên tầm trung → cần phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Nhân sự chủ chốt → cần biết giao quyền và ra quyết định thay bạn.
Bạn không thể mong cùng một kiểu tư duy từ tất cả.

2. Huấn luyện để họ nâng tầm chứ không trách vì họ chưa tới tầm
- Nếu họ giỏi như bạn thì vai trò của bạn còn lại là gì?
- Bạn cần dạy họ cách tư duy, cách nhìn vấn đề, cách phản hồi chứ không chỉ “giao việc và đòi kết quả như mong muốn”.

3. Tạo hệ thống để người chưa giỏi vẫn làm được việc
Bạn sẽ thấy đỡ mệt hơn rất nhiều khi thay vì kỳ vọng “tất cả đều phải nghĩ như sếp” bạn thiết kế quy trình, mẫu biểu, hướng dẫn rõ ràng.
Người không cần giỏi cũng có thể hoàn thành công việc đúng cách.

🧭 Lãnh đạo không phải là nhân bản ra một đội quân giống bạn. Lãnh đạo là biết dùng người theo năng lực, dẫn dắt theo bối cảnh và phát triển người theo tiềm năng.

Đừng mong ai giống bạn vì bạn là duy nhất. Việc của bạn là xây hệ thống và đội ngũ để không ai phải giống bạn mà cả tổ chức vẫn tiến về phía trước.

Muốn đội ngũ trung thành và tin tưởng? Học 11 bài học lãnh đạo từ Napoleon – vị tướng tài ba khiến hàng vạn người nguyện...
23/06/2025

Muốn đội ngũ trung thành và tin tưởng? Học 11 bài học lãnh đạo từ Napoleon – vị tướng tài ba khiến hàng vạn người nguyện dốc sức theo sau
Làm lãnh đạo không phải là ngồi ở vị trí cao nhất. Đó là khả năng truyền cảm hứng – dẫn dắt và xây dựng một đội ngũ trung thành không vì chức danh, mà vì con người bạn thật sự là ai.

11 nguyên tắc lãnh đạo sâu sắc mà bất cứ ai đứng đầu đội nhóm cũng có thể học hỏi:

1. Nhắm mục tiêu cao – Đừng hài lòng với trung bình
Bạn có đang tự “giới hạn mình” bởi những mục tiêu an toàn? Napoleon luôn đặt mục tiêu lớn, vì ông hiểu rằng: chỉ khi dám mơ lớn, ta mới buộc bản thân hành động quyết liệt. Đội ngũ cũng từ đó mà dấn thân cùng bạn.

2. Có mặt đúng lúc – đúng nơi
Lãnh đạo không chỉ là “ra chỉ thị từ xa”. Napoleon có mặt nơi quân lính cần ông nhất giữa chiến trường, giữa thời điểm khó khăn nhất. Sự hiện diện của bạn – đôi khi chính là điều vực dậy tinh thần đội nhóm.

3. Làm gương – không chỉ ra lệnh
Bạn có sẵn sàng làm một việc nhỏ nhất cùng nhân viên? Khi bạn xắn tay áo làm cùng bạn không cần “ra lệnh” để được tôn trọng. Bạn tự nhiên trở thành điểm tựa.

4. Giữ lời hơn cả chiến lược
Lãnh đạo giỏi không phải là người hứa hay. Mà là người giữ lời. Một lời hứa thực hiện, giá trị hơn trăm lần tuyên bố mà không làm.

5. Biết ơn là nguồn lực tinh thần mạnh nhất
Một lời cảm ơn đúng lúc có thể khơi dậy nhiệt huyết hơn cả thưởng tiền. Napoleon biết rõ điều đó và ông không bao giờ quên công lao của đội ngũ.

6. Khác biệt là lợi thế cạnh tranh
Đừng sợ khác người. Hãy tìm hướng đi mà chưa ai dám thử. Lãnh đạo xuất sắc không làm giống số đông, họ đi trước bằng sáng tạo và tư duy mới.

7. Tôn trọng – trước khi mong được tôn trọng
Bạn có thật sự hiểu nhân sự của mình? Bạn có dám trao quyền – hay chỉ tin bản thân? Napoleon lắng nghe và chính điều đó tạo ra lòng trung thành.

8. Giao tiếp bằng mắt – không chỉ bằng lời
Ánh mắt chân thành nói lên điều mà lời nói không thể. Hãy nhìn vào mắt nhân sự khi nói chuyện, bạn sẽ thấy sự kết nối trở nên thật hơn, sâu hơn.

9. Giữ cái đầu lạnh – khi mọi thứ nóng lên
Quản trị cảm xúc là bản lĩnh. Một lãnh đạo dễ nổi nóng thường làm tổn thương mối quan hệ và đánh mất sự tỉnh táo để ra quyết định đúng.

10. Tôn trọng thời gian – của mình và của người khác
Không họp kéo dài. Không trì hoãn. Không ôm đồm. Napoleon hiểu rõ: thời gian là tài sản lớn nhất của một quốc gia, và của một tổ chức.

11. Không ngừng học – kể cả khi đang ở đỉnh cao
Bạn đã đủ giỏi? Chưa bao giờ. Napoleon luôn học vì ông biết, kẻ ngừng học là kẻ sắp bị thay thế.

🎯 Nếu bạn muốn đội nhóm tin tưởng, yêu quý và sẵn sàng theo bạn đi đường dài, hãy bắt đầu bằng chính hành vi của bạn mỗi ngày.
Làm sếp không phải là có quyền lực.
Làm sếp là làm người được tin.
Và người được tin là người không ngừng trưởng thành để nâng tầm người khác.

Bạn muốn chọn 3 nguyên tắc nào của Napoleon để áp dụng từ tuần này? Hãy thử và cảm nhận sự khác biệt.

23/06/2025

Cùng Hoàng Ngọc tìm hiểu về các chính sách mới nhé ❤

Tôi từng chứng kiến một tình huống rất quen:Một nhân viên A – làm giỏi, thân với sếp – được “du di” khi đi trễ.Một nhân ...
23/06/2025

Tôi từng chứng kiến một tình huống rất quen:
Một nhân viên A – làm giỏi, thân với sếp – được “du di” khi đi trễ.
Một nhân viên B – làm tốt nhưng ít nói – bị nhắc nhở nặng nề vì cùng lỗi ấy.

Bạn biết chuyện gì xảy ra sau đó không?
- Nhân sự bắt đầu mất niềm tin vào công bằng nội bộ.
- Người giỏi... bắt đầu ngại cống hiến.
- Người mới... bắt đầu thận trọng và dè dặt.

❌ Cảm xúc không phải là cách để vận hành tổ chức
Khi công ty vận hành dựa trên cảm xúc, bạn sẽ thấy:
+ Người này được ưu tiên – người kia bị bỏ rơi
+ Mỗi quyết định đều “tùy người, tùy tâm trạng”
+Không ai dám phản biện vì sợ... bị ghét
Điều này dẫn đến văn hóa không minh bạch, không phát triển.

✅ Chuyển từ cảm xúc sang nguyên tắc, bắt đầu từ 3 việc
1. Thiết lập nguyên tắc vận hành minh bạch
Định nghĩa rõ ràng: Thế nào là hoàn thành tốt, thế nào là vi phạm.
Ghi thành văn bản: quy định thưởng – phạt – xử lý lỗi.
👉 Khi nguyên tắc rõ, cảm xúc được tiết chế.

2. Gắn KPI vào kết quả, không chỉ dựa cảm nhận
KPI không phải để “áp lực” – mà để đo lường công bằng.
Đặt mục tiêu theo vị trí – đánh giá theo dữ liệu cụ thể.
👉 Gỡ bỏ “thiện cảm” đưa ra quyết định theo số liệu.

3. Xử lý tình huống theo quy trình, có biên bản rõ ràng
Bất kỳ sự cố nào cũng cần ghi nhận, phân tích nguyên nhân, có hướng xử lý.
Có mặt nhân sự liên quan và xác nhận bằng văn bản.
👉 Điều này giúp giảm tranh cãi, và tạo sự nhất quán trong hành xử.

🎯 Một tổ chức muốn bền không thể dựa vào cảm tính. Vì cảm tính dễ thay đổi còn nguyên tắc thì bảo vệ được cả sếp và nhân sự.
Hãy để nguyên tắc thay thế cảm xúc trong ra quyết định. Và bạn sẽ thấy tổ chức mình trưởng thành, ổn định và đáng tin hơn mỗi ngày.

“Không có tôi, mọi thứ sẽ loạn?” Đó không phải là niềm tự hào. Đó là hồi chuông cảnh báo.Tôi từng nghĩ: “Mình là người c...
23/06/2025

“Không có tôi, mọi thứ sẽ loạn?” Đó không phải là niềm tự hào. Đó là hồi chuông cảnh báo.
Tôi từng nghĩ: “Mình là người cầm trụ. Nếu không có mình, chắc chắn team rối.” Cảm giác đó vừa… tự hào, vừa mệt mỏi. Vì sau mỗi lần nghỉ ngắn, tôi quay về và thấy hàng loạt việc bị đình trệ. Không ai biết phải làm gì tiếp theo.

Lúc đó tôi mới nhận ra:
Không phải tôi quan trọng mà là tôi đã không xây hệ thống.

Vấn đề không nằm ở nhân sự mà nằm ở sự phụ thuộc vào một người.
- Bạn đang làm quá nhiều việc “trong đầu”?
- Bạn vẫn nói miệng để hướng dẫn thay vì viết ra hoặc chuẩn hóa?
- Bạn cảm thấy “nếu không có mình không ai làm được đúng”?
👉 Tất cả đều là dấu hiệu của một hệ thống... chưa tồn tại.

✅ Giải pháp: Hệ thống hóa để doanh nghiệp vận hành không phụ thuộc vào cá nhân
1. Biến công việc lặp lại thành checklist
- Việc gì làm 2 lần → cần có checklist.
- Từ việc nhập hàng, báo cáo tuần, tuyển dụng... tất cả nên có bước cụ thể, rõ ràng.
- Bạn không thể phát triển – nếu cứ lặp đi lặp lại điều người khác có thể làm.

2. Chuẩn hóa quy trình A-Z cho các hoạt động trọng yếu
- Tuyển dụng: ai làm – bước nào – gửi mail gì – hẹn thế nào?
- Bán hàng: tư vấn – chốt đơn – nhập liệu – giao hàng có đúng luồng?
- Đào tạo: mỗi vị trí mới cần học gì – theo trình tự nào?
Không có quy trình → không ai kế thừa được.
Có quy trình → bạn trao quyền an toàn hơn.

3. Hướng dẫn bằng công cụ trực quan không chỉ nói miệng
- Dùng video quay màn hình thay vì training lặp đi lặp lại.
- Slide, sơ đồ, biểu mẫu... giúp nhân sự hiểu và làm được việc.
- Có thể bắt đầu đơn giản với Google Drive hoặc Notion.
- Việc gì làm 1 lần nhưng giúp 10 người hãy ưu tiên.

🎯 Nếu bạn thấy “thiếu tôi là rối loạn” → đó không phải là thành công. Đó là rủi ro hệ thống. Và bạn đang... giữ chân chính mình trong guồng quay không lối thoát.
Muốn vững không phải dựa vào vai một người. Mà là dựa vào cách cả tổ chức cùng vận hành mượt mà.

Bắt đầu từ checklist đầu tiên và bạn sẽ thấy mình tự do hơn mỗi tuần.

23/06/2025

Vì sao mà lương cao, đãi ngộ tốt mà các Sếp không giữ được nhân sự ?

5 THÓI QUEN NHỎ TẠO RA ĐỘI NGŨ LỚN MẠNH: Bí quyết của người lãnh đạo giỏiBạn có từng nghĩ: “Tôi bận trăm việc sao còn th...
22/06/2025

5 THÓI QUEN NHỎ TẠO RA ĐỘI NGŨ LỚN MẠNH: Bí quyết của người lãnh đạo giỏi
Bạn có từng nghĩ: “Tôi bận trăm việc sao còn thời gian phát triển nhân sự?”
Tôi cũng từng vậy. Nhưng rồi tôi nhận ra: mình không cần làm thay chỉ cần gieo đúng hạt mầm mỗi ngày.

📌Dưới đây là 5 thói quen tôi đã bắt đầu và đội ngũ bắt đầu lớn lên cùng tôi.

🔹 1. Lắng nghe điều nhân sự chưa dám hỏi
Không phải nhân sự nào cũng giơ tay hỏi khi không hiểu. Nhất là những bạn mới, hoặc từng bị mắng vì đặt câu hỏi “ngốc nghếch”.
Người lãnh đạo giỏi sẽ chủ động quan sát và gợi chuyện. Tôi thường hỏi:
“Nếu em là người mới em thấy điều gì khó hiểu nhất?”
“Có điều gì em thắc mắc nhưng ngại hỏi không?”
Chỉ cần hỏi đúng cách họ sẽ mở lòng. Và chính những câu hỏi tưởng nhỏ lại là gốc rễ giúp họ phát triển.

🔹 2. Mỗi tuần đặt 1 câu hỏi gợi mở để rèn tư duy
Không cần dạy lý thuyết dài dòng. Chỉ cần mỗi tuần 1 câu hỏi:
“Nếu được làm lại việc này em sẽ làm khác gì?”
“Nếu đây là công ty của em, em sẽ ra quyết định nào?”
“Có gì trong tuần này khiến em suy nghĩ lâu nhất?”
👉 Những câu hỏi này không chỉ giúp nhân sự trưởng thành mà còn giúp tôi hiểu họ đang phát triển ở mức nào.

🔹 3. Mỗi tháng giao 1 thử thách, không an toàn mãi
Bạn sẽ không biết ai có tiềm năng, nếu không cho họ cơ hội bước ra ngoài vùng quen thuộc. Tôi có thói quen mỗi tháng chọn 1 người trong team và giao thử thách như:
- Chủ trì 1 buổi họp
- Viết kế hoạch cho dự án mới
- Đào tạo lại 1 kỹ năng đã nắm vững
Không phải ai cũng làm tốt ngay. Nhưng ai cũng… lớn hơn sau thử thách đó.

🔹 4. Phản hồi theo tiến trình, không đợi đến lúc sai mới nói
Rất nhiều lãnh đạo chỉ phản hồi khi nhân sự mắc lỗi. Điều đó khiến người làm… căng thẳng, và không hiểu mình đang đi đúng hướng hay không.

Tôi chọn cách phản hồi theo tiến trình. Ví dụ:
- Giữa tuần → hỏi nhanh: “Tiến độ tới đâu rồi?”
- Gần deadline → góp ý sớm nếu thấy lệch
- Sau khi hoàn thành → tổng kết học được gì
👉 Phản hồi đúng lúc giúp điều chỉnh kịp thời thay vì sửa chữa hậu quả.

🔹 5. Ghi nhận mỗi bước tiến, không chờ tới kết quả cuối
Tôi từng nghĩ: “Phải làm xong mới khen”.
Sau này tôi hiểu: phát triển là hành trình, không phải đích đến. Khi ai đó:
- Dám đặt câu hỏi hay hơn
- Tự lên kế hoạch tốt hơn lần trước
- Góp ý cho người khác lần đầu tiên
Tôi đều ghi nhận.
👉 Động lực không đến từ phần thưởng lớn mà từ việc thấy mình đang “tiến lên từng chút”.

🎯 Phát triển đội ngũ không phải việc thêm mà là cách bạn làm việc khác đi. Chỉ với 5 thói quen này bạn sẽ:
- Giữ kết nối với từng người
- Giúp họ đi đúng hướng
Và xây dựng một đội ngũ đủ năng lực để đồng hành dài hạn.

22/06/2025

Tại sao các Sếp giao việc rồi mà nhân viên làm mãi vẫn sai ???

22/06/2025

3 BƯỚC ĐỂ CÁC SẾP ĐÀO TẠO NHÂN SỰ ĐÚNG MÀ KHÔNG CẦN PHẢI LÀM THAY HỌ ⬇⬇⬇

“Tôi từng nghĩ: Làm lãnh đạo là phải giỏi nhất, cho đến khi tôi suýt kiệt sức”Có giai đoạn, tôi lao vào làm tất cả: viết...
22/06/2025

“Tôi từng nghĩ: Làm lãnh đạo là phải giỏi nhất, cho đến khi tôi suýt kiệt sức”
Có giai đoạn, tôi lao vào làm tất cả: viết kế hoạch, họp khách hàng, xử lý lỗi nhỏ, đưa ra quyết định lớn. Bởi vì tôi tin rằng:
“Mình là người lãnh đạo, mình phải làm tốt mọi thứ để làm gương.”

Ban đầu, mọi người im lặng nhìn tôi làm. Sau đó… vẫn im lặng. Không phải vì họ ngưỡng mộ mà vì họ nghĩ: “Sếp làm được thì để sếp làm.”

Và tôi bắt đầu mệt. Mệt đến mức, tôi nhìn quanh và chợt thấy:
Mình đang chạy một mình.

❌ Tôi tưởng mình đang “làm gương” hóa ra là đang ôm hết
Tôi từng nghĩ: “Làm lãnh đạo là phải giỏi hơn team.”
Giỏi ra quyết định nhanh hơn.
Giỏi xử lý khủng hoảng tốt hơn.
Giỏi gánh trách nhiệm nặng hơn.
👉 Nhưng hóa ra, cái tôi đang dạy là: “Đừng làm, để sếp làm cho.”
Không ai học được gì. Không ai tiến bộ.
Và đến lúc tôi mỏi chẳng có ai đủ sẵn sàng để bước lên thay mình.

❌ Tôi giao việc nhưng không huấn luyện
Tôi từng giao task theo kiểu: “Làm cái này nhé, deadline mai.”
Có hướng dẫn. Có deadline. Nhưng không có… hướng dẫn tư duy.

👉 Tôi không giúp họ trả lời:
- Tại sao lại làm thế?
- Làm sai thì sửa thế nào?
- Làm tốt thì nâng cấp ra sao?
Tôi không dạy họ cách tự nghĩ. Tôi chỉ dạy họ cách làm y như mình. Và khi không có tôi, họ dừng lại.

❌ Tôi không có bản đồ phát triển cá nhân cho từng người
Tôi chỉ mong “cả team chủ động” nhưng lại không bao giờ hỏi:
- Người này muốn phát triển điều gì?
- Họ đang thiếu kỹ năng gì?
- 3 tháng tới, họ muốn vươn đến đâu?
👉 Khi không có lộ trình, người ta chỉ làm cho xong.
Không động lực. Không mục tiêu. Không cam kết dài hạn.

✅ Tôi thay đổi khi hiểu rằng: Lãnh đạo là giúp người khác trở nên giỏi hơn
Tôi bắt đầu dành thời gian cố định mỗi tuần để coach 1–1.
Không chỉ hỏi “tiến độ đến đâu” mà hỏi:
“Khó khăn của em là gì?”
“Giải pháp em đã nghĩ đến là gì?”
“Sau việc này, em học được gì?”
Tôi bắt đầu xây lại từng “bản đồ phát triển cá nhân” cho mỗi thành viên.
👉 Đặt mục tiêu theo quý. Theo kỹ năng. Theo dự án. Tôi dần dạy cách tư duy xử lý vấn đề, chứ không dừng ở việc hướng dẫn thao tác.

🎯Tôi không còn là người giỏi nhất trong phòng. Nhưng tôi là người giúp nhiều người trở nên giỏi hơn chính họ 3 tháng trước. Và đó – tôi tin – mới là một người lãnh đạo thực thụ.

Address

Mipec Long Biên/Hà Nội
Hanoi
100000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hoàng Ngọc posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share