Góc Nhìn Mới

  • Home
  • Góc Nhìn Mới

Góc Nhìn Mới Yêu nước cần một sự tỉnh táo, minh triết và suy nghĩ rộng mở.

NÂNG CAO CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU CỦA “CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC VĂN HÓA” ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM------------------------------...
14/07/2025

NÂNG CAO CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU CỦA “CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC VĂN HÓA” ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
--------------------------------
Nhận thấy khó có thể khuất phục niềm tin và ý chí của người dân Việt Nam trên mặt trận chính trị, kinh tế, quân sự, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nham hiểm sử dụng mặt trận văn hóa, với các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, luôn che đậy, thay đổi hình thức nhằm truyền bá văn hóa ngoại lai, âm thầm tác động, gây ảnh hưởng, thâm nhập nhằm từng bước thay đổi suy nghĩ, tình cảm, tư tưởng của một bộ phận người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ. Đó là mưu đồ sâu xa của “chủ nghĩa đế quốc văn hóa” hiện nay.

Âm mưu thâm độc của “chủ nghĩa đế quốc văn hóa”

Trong sự biến đổi và phát triển ở cấp độ toàn cầu, chủ nghĩa tư bản đã sử dụng văn hóa như công cụ, phương tiện và vũ khí giúp quốc gia thống trị mở rộng quyền lực và ảnh hưởng đối với quốc gia “thuộc địa kiểu mới”. Văn hóa được xem là một trong 5 mặt trận then chốt (cùng với kinh tế, chính trị, quân sự và truyền thông) định hình bức tranh tổng thể của chủ nghĩa đế quốc toàn cầu. Trong bối cảnh hiện nay, chủ nghĩa đế quốc dai dẳng thực hiện âm mưu “xâm lăng văn hoá”, đồng hoá văn hóa bản địa, nhằm làm thất bại ý chí của quốc gia-dân tộc yếu thế, quốc gia-dân tộc không đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.

"Chủ nghĩa đế quốc văn hóa" thường sử dụng sức mạnh của cải, quyền lực truyền thông và bạo lực để thực hiện bá quyền văn hóa, “xâm lăng văn hóa”, tạo điều kiện thuận lợi cho âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ các quốc gia khác, hướng tới “chiến thắng không có chiến tranh” và mưu đồ hoàn thành chiến lược “bá chủ toàn cầu” của chủ nghĩa tư bản.

Đặc trưng của "chủ nghĩa đế quốc văn hóa" là việc các nước đế quốc xuất khẩu văn hóa và các mô hình tư bản, bao gồm cả kinh tế, chính trị và giáo dục sang các nước đang phát triển, biến những nước này trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai của tư bản. Các luồng văn hoá ngoại lai này không ngừng mở rộng, thâm nhập sâu vào đời sống xã hội, dần thay thế các giá trị và tư tưởng văn hóa bản địa, từ đó gây ảnh hưởng và định hình các giá trị, tư tưởng văn hóa tại các nước đang phát triển. Mục tiêu cuối cùng của "chủ nghĩa đế quốc văn hóa" là quyền thống trị tư tưởng và độc quyền văn hóa toàn cầu.

Mũi nhọn của “chủ nghĩa đế quốc văn hóa” đối với Việt Nam

Sau gần 40 năm đổi mới và hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế và bối cảnh thời đại toàn cầu hóa, Việt Nam phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức không nhỏ, nhất là chiến lược “diễn biến hòa bình” của các lực lượng thù địch, phản động không ngừng chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nhận thấy khó có thể khuất phục niềm tin và ý chí của người dân Việt Nam trên mặt trận chính trị, kinh tế, quân sự, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nham hiểm sử dụng mặt trận văn hóa, với các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, luôn che đậy, thay đổi hình thức truyền bá văn hóa ngoại lai, âm thầm tác động, gây ảnh hưởng, thâm nhập và từng bước thay đổi suy nghĩ, tình cảm, tư tưởng của một bộ phận người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ.

Đến nay, "chủ nghĩa đế quốc văn hóa" kết hợp chặt chẽ với "chủ nghĩa đế quốc truyền thông" từng bước tiếp cận, xâm nhập tinh vi vào xã hội Việt Nam, tạo ra sự ảnh hưởng rõ nét đối với văn hóa bản địa. Mặc dù, dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hóa lâu đời, có sức đề kháng cao trước âm mưu “đồng hóa” văn hóa, nhân dân ta có tinh thần cảnh giác, tự vệ, tự cường, nhưng ở mức độ nhóm cộng đồng/nhóm xã hội, văn hóa ngoại lai của chủ nghĩa đế quốc đã tác động đáng kể vào đời sống xã hội, gây ra những thay đổi và hệ lụy không nhỏ đối với văn hóa truyền thống của người Việt.

Trong khi đó, nhiều phương tiện truyền thông đại chúng của phương Tây ra sức tuyên truyền, phóng đại về giá trị văn hóa phương Tây, thông qua những mỹ từ “tự do, dân chủ”, hay được đóng gói trong những miếng bánh “nhân quyền”, “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” mang tính áp đặt, thiên vị và không phù hợp với đặc điểm truyền thống, lịch sử, văn hóa và thể chế chính trị ở Việt Nam. Họ muốn biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ sản phẩm văn hóa, phổ biến rộng rãi hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa, tiêm nhiễm lối sống tiêu dùng, cá nhân, thực dụng; đồng thời gieo rắc văn hóa độc hại, làm cho văn hóa Việt Nam trở nên lai căng, mất bản sắc và dần trở thành “thuộc địa văn hóa”.

Tăng cường sức mạnh nội sinh để phòng, chống “xâm lăng văn hóa”

Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn”. Bảo vệ giá trị văn hóa cũng là cách bảo vệ nền tảng tư tưởng, tinh thần cho xã hội, giúp giữ gìn chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên mặt trận văn hóa.

Để đấu tranh phòng, chống “chủ nghĩa đế quốc văn hóa”, làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, trước hết, chúng ta cần thấm nhuần chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về bảo vệ, xây dựng và phát triển văn hóa, trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư ngày 17-4-2009 về tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27-7-2010 của Ban Bí thư về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, biến sản phẩm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc thành sản phẩm đặc sắc phục vụ du lịch, thương mại và dịch vụ, mang lại nguồn lực cho công cuộc phát triển đất nước, làm cho văn hóa thực sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước.

Hiện nay, công nghiệp văn hóa được xem là lĩnh vực công nghiệp đặc trưng của thế kỷ 21, là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Phát triển công nghiệp văn hóa đã trở thành xu thế quan trọng trong chính sách văn hóa của nhiều quốc gia, nhằm bảo vệ các giá trị văn hóa trong nước, chống lại sự “xâm lăng văn hóa” ngoại lai, đồng thời là vũ khí gia tăng “sức mạnh mềm” của quốc gia. Phát triển công nghiệp văn hóa và phát huy, lan tỏa hệ giá trị văn hóa Việt Nam là yêu cầu cấp thiết hiện nay, là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành văn hóa.

Cùng với đó, chúng ta cần chủ động, tích cực nhận diện, đấu tranh chống lại âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Một mặt, cần sử dụng báo chí cách mạng là lực lượng tiên phong, mũi nhọn trong phản bác, đấu tranh phòng, chống “xâm lăng văn hóa”; chủ động tiến công vào các luồng thông tin xấu độc đối với văn hoá truyền thống và văn hóa cách mạng Việt Nam; mặt khác, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường giám sát, phản biện xã hội, tranh thủ sự đồng tình của dư luận nhằm phê phán thói sùng ngoại, lai căng, dị hợm của một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ.

Giải pháp căn cơ là thường xuyên giáo dục, bồi đắp, khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết cộng đồng, ý chí tự cường, tự hào dân tộc cho mỗi người dân và cộng đồng các dân tộc Việt Nam; tăng cường thực hiện hiệu quả nhiệm vụ gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, các di tích lịch sử văn hóa; bảo tồn, phát huy và lan toả các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc ra thế giới; tích cực bồi dưỡng, giáo dục về niềm tin, niềm tự hào, tự tôn về bản sắc văn hóa dân tộc, chăm lo xây dựng môi trường văn hóa, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân và thế hệ trẻ.

Nguồn: NGUYỄN MINH TUẤN

HOA KỲ SẼ THUA TRUNG QUỐC NẾU CÒN CÓ TƯ DUY ÁP ĐẶT, XÂM LƯỢC THUẾ QUAN ĐỐI ỨNG VỚI CÁC QUỐC GIA ĐANG THÂN THIỆN VỚI MÌNH...
14/07/2025

HOA KỲ SẼ THUA TRUNG QUỐC NẾU CÒN CÓ TƯ DUY ÁP ĐẶT, XÂM LƯỢC THUẾ QUAN ĐỐI ỨNG VỚI CÁC QUỐC GIA ĐANG THÂN THIỆN VỚI MÌNH!
--------------------------
Mới đây tổ chức WTO đánh giá, Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành đối tác thương mại hàng đầu, phổ biến nhất đối với các quốc gia trên toàn thế giới với hàng hóa dân dụng giá rẻ, giá trị sử dụng tốt và phù hợp với mức thu nhập trung bình của mỗi quốc gia đã tạo ra chiến thắng vượt trội trong chuỗi cung ứng toàn cầu trước cường quốc Hoa Kỳ.

Những ngày gần đây, đại chiến thương mại Mỹ - Trung đã và đang thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận quốc tế. Đây là một sự kiện kinh tế nổi bật, bắt đầu từ năm 2018 và kéo dài đến nay với nhiều diễn biến phức tạp, bởi nó không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn lan sang và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác như chính trị, công nghệ, sở hữu trí tuệ và cạnh tranh chiến lược toàn cầu.

Đáng lưu ý, Mỹ là quốc gia chịu tác động thâm hụt thương mại lớn nhất của Trung Quốc kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (từ 100 tỷ USD năm 2001 lên 375 tỷ USD năm 2017). Ước tính sơ bộ, từ năm 2001 đến nay thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã vượt 6.000 tỷ USD - con số mà những người làm kinh tế như “tỷ phú” D.Trump không thể không để mắt đến.

Chính quyền Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc giảm thặng dư thương mại với Mỹ nhưng Trung Quốc đáp trả rằng để giảm thâm hụt thương mại, chính Mỹ cần tăng cường hoạt động xuất khẩu của mình. Thế nhưng một quốc gia chủ yếu sản xuất ngành công nghiệp xa xỉ, giá thành cao ngất ngưởng không thể tiêu thụ ở các quốc gia có nhu cầu thấp. Bên cạnh đó, nền sản xuất Hoa Kỳ nhiều năm qua xa rời sản xuất hàng hóa tiêu dùng mà chủ yếu là nhập khẩu, trong khi mức sống người Mỹ lớn, tỷ lệ dân số già tăng lên, lực lượng ăn theo nhiều nhiều hơn lực lượng lao động chính, kèm theo các chính sách bảo hộ không bảo đảm ... đã đẩy phần cầu lớn hơn cung, tạo ra lỗ hổng an sinh xã hội. Vì thế bắt buộc phải nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc với khối lượng lớn, thâm hụt thương mại là điều không tránh khỏi.

Hoa Kỳ đang đưa ra chính sách thuế quan nhập khẩu khó hiểu và gây ức chế về thuế đối ứng với nhiều quốc gia, trong khi Trung Quốc âm thầm thâu tóm thị trường quốc tế bằng chính sách giá thành và thuế quan đối ứng thấp, đã vô tình làm cho Hoa Kỳ phải sốc, càng sốc, càng cáu, càng "xâm lược" thuế quan với các quốc gia khác dưới con bài "áp đặt" thì Hoa Kỳ càng thất bại trong ván bài kiềm chế Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.

Gần 3 thập niên qua, Hoa Kỳ đầu tư vào chiến tranh còn Trung Quốc lại rẽ theo hướng khác, hướng thân thiện với mọi quốc gia và họ đã bắt đầu trỗi dậy, vượt qua Hoa Kỳ để trở thành siêu cường thế giới, ông chủ nợ lớn nhất của hành tinh, trong đó Hoa Kỳ cũng là con nợ lớn nhất của họ

Đến bây giờ mà anh Donald J. Trump cũng không nhận ra Hoa Kỳ thật sự là con hổ giấy, đã, đang và sẽ thua Trung Quốc nếu còn có tư tưởng xâm lược thuế quan đối ứng với các quốc gia thân thiện với mình, nhất là với đối tác chiến lược Việt Nam😀

Nguồn: Phó Thường Dân

CÓ NHỮNG THÀNH PHẦN KHÔNG MUỐN VIỆT NAM PHÁT TRIỂN --------------------Vụ tai nạn Trần Đại Nghĩa đã khiếu nhiều nạn nhân...
11/07/2025

CÓ NHỮNG THÀNH PHẦN KHÔNG MUỐN VIỆT NAM PHÁT TRIỂN
--------------------
Vụ tai nạn Trần Đại Nghĩa đã khiếu nhiều nạn nhân thương vong, nhưng tất nhiên, lỗi không phải nằm ở con xe mà là người lái. Nhưng, nếu con xe xuất hiện ở vụ hôm qua là một chiếc Vinfast, chắc chắn, nhiều người sẽ đổ tội là con xe, mặc định con xe đó chắc chắn phải có lỗi, không cần phải điều tra nguyên nhân làm gì. Nếu nguyên nhân không phải là do con xe, chắc chắn là bưng bít (?)

Và tất nhiên đám chống phá bất mãn như Nguyễn Văn Đài, Hoàng Dũng, Phương Ngô… không hề đăng bất kỳ thông tin nào về những hãng xe khác. Những vụ việc lừa dối người tiêu dùng, mua bia kèm lạc, gian lận khí thải, che giấu lỗi động cơ, lỗi túi khí… của các hãng khác chẳng “được” chúng nó quan tâm. Các bạn sẽ không bao giờ tìm thấy một bài đăng của bọn chống phá lên án hãng xe M trong vụ “bố chuột” của Duy Mạnh.

Mỗi ngày tại Việt Nam có vài trăm vụ tai nạn giao thông diễn ra tại Việt Nam, cướp đi tính mạng của hàng chục người. Nhưng, có một điều như thế này, nếu thấy xe điện tai nạn thì người ta sẽ chụp ảnh, đăng bài còn xe xăng thì khó mà thu hút sự chú ý, trừ những vụ cực kỳ nghiêm trọng. Và mấy đứa bất mãn, chống phá sẽ dựa vào đó rồi nói rằng xe điện mất đảm bảo an toàn, hay gây ra tai nạn. Vậy, trước khi có xe điện, thì chẳng lẽ Việt Nam không có vụ tai nạn nào diễn ra?

Như vụ cháy cư xá Độc Lập tại TP. Hồ Chí Minh, bọn nó vào tận trang cá nhân của những nạn nhân để mỉa mai. Anh Dũng - một nạn nhân của vụ cháy có đăng ảnh mừng ngày 30/04, chúng vào xúc phạm, chửi bới, lấy ảnh của anh ra để châm chọc, mang những đứa con của anh ra để cà khịa…

Nghĩa tử là nghĩa tận, người đã mất cần được an nghỉ. Vậy mà có đám người không bằng cầm thú, mồm thì bảo là đấu tranh cho “tự do dân chủ”, lại đi mỉa mai chính đồng bào của mình.

Tôi khinh những con người như vậy. Và tôi biết rằng chúng nó không hề muốn Việt Nam phát triển, những doanh nghiệp lớn của Việt Nam đều bị chúng chống phá, chúng nó muốn muốn hạ thấp nỗ lực, sức lao động của người dân và doanh nghiệp Việt Nam.

Nguồn: tifosi

“CHỦ NGHĨA XÃ HỘI – ĐÍCH ĐẾN CỦA NHÂN LOẠI HAY ĐÍCH ĐẾN CỦA SỰ NGỘ NHẬN?” – VÀ VẤN NẠN TƯ DUY CỦA NGUYỄN VĂN ĐÀI--------...
11/07/2025

“CHỦ NGHĨA XÃ HỘI – ĐÍCH ĐẾN CỦA NHÂN LOẠI HAY ĐÍCH ĐẾN CỦA SỰ NGỘ NHẬN?” – VÀ VẤN NẠN TƯ DUY CỦA NGUYỄN VĂN ĐÀI
-----------------------------
Trong một thế giới đầy biến động, nơi mà công nghệ có thể đưa con người lên sao Hỏa, thì Nguyễn Văn Đài – một nhân vật mang dáng dấp của “thầy bói mù luận đường đi” – vẫn bám riết vào trò tung hứng ngụy biện cổ điển, nhằm công kích chủ nghĩa xã hội (CNXH) và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với bài viết “Những câu hỏi hại não Tô Lâm về Chủ nghĩa xã hội”, Nguyễn Văn Đài không hề có ý định tìm hiểu thực chất của CNXH, mà chỉ dùng nó làm cái cớ để reo rắc hoài nghi, gieo mầm phản kháng trong tâm trí giới trẻ. Hãy cùng bóc tách từng lớp ngụy luận trơn tuột như dầu cá mà Đài đã trét lên trang viết của mình.

1. “Nếu chủ nghĩa xã hội là đích đến, tại sao cả thế giới rẽ lối?” – Một câu hỏi trông có vẻ thông minh, nhưng lại lười tư duy.

Thưa ông Đài, nếu ai cũng nghĩ như ông thì chắc hôm nay nhân loại vẫn đang sống trong thời kỳ săn bắt hái lượm, bởi “thấy ai đốt lửa bị bỏng thì thôi khỏi phát minh bếp gas”. Nếu ông hỏi “tại sao một số nước từng đi theo CNXH lại rẽ lối”, thì tôi sẽ hỏi lại: Tại sao hàng trăm triệu người dân trên thế giới vẫn bị bóc lột tàn bạo trong các nền tư bản hào nhoáng, nơi chỉ có 1% dân số sở hữu 50% tài sản toàn cầu?

Liên Xô tan rã không phải vì lý tưởng CNXH sai lầm, mà vì bộ máy lãnh đạo trì trệ, giáo điều, thoái hóa và xa rời nhân dân. Giống như việc một người ăn uống mất vệ sinh bị đau bụng, không có nghĩa là cả ngành nông nghiệp sai.

2. “Người khôn không học lý thuyết, mà nhìn vết chân người đi trước” – Nghe như lời ru ngủ của một anh bán hàng đa cấp.

Nếu nhìn vào “vết chân người đi trước”, thì xin hỏi ông Đài: Ai là người ném bom nguyên tử xuống Nhật? – Mỹ.

Ai là người tạo ra các trại tập trung nô lệ da đen? – Mỹ.

Ai là người dựng lên các cuộc chiến tranh đẫm máu ở Trung Đông để bán vũ khí, hút dầu mỏ? – Mỹ và đồng minh.

Vậy nếu “đi theo vết chân của họ” là khôn ngoan, thì có lẽ khôn ngoan nhất là... trở thành cướp biển hiện đại có bom nguyên tử trong túi và ngân hàng ở Thụy Sĩ?

Xin lỗi, ông Đài, trí tuệ không nằm ở việc bắt chước, mà ở chỗ biết học từ thất bại để hoàn thiện, chứ không phải quay đầu làm nô lệ của chủ nghĩa tư bản hoang dã.

3. “Liên Xô đã chết, Đông Âu rẽ hướng, dân Việt vẫn ‘đèn dầu chưa tắt’” – Vâng, câu văn hay nhưng rỗng tuếch.

Ông Đài đưa ra ví dụ về các nước Đông Âu như Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan… để chứng minh rằng từ bỏ CNXH là đúng đắn. Nhưng xin hỏi, giờ ông có dám sống ở Ba Lan không khi chi phí sinh hoạt vượt xa thu nhập, người trẻ bỏ nước ra đi, và nạn phân biệt chủng tộc lan tràn?

Tiệp Khắc giờ đã chia đôi. Romania vẫn vật lộn với nạn tham nhũng. Hungary bị EU chỉ trích vì chính sách “độc tài hóa chính trị”. Và Ba Lan? Đang phải chật vật giữ thanh niên ở lại vì hàng loạt người trẻ ra nước ngoài làm việc tay chân.

Vậy đó là "ánh sáng tự do" mà ông Đài ngợi ca?

4. “Nếu quá độ 90 năm mà chưa tới, thì đó là cái bàn xoay lòng vòng?” – Hay chính là não trạng của những kẻ chỉ biết đo đường bằng... niềm tin Mỹ hóa?

Thưa ông Đài, một dân tộc bị tàn phá sau hàng nghìn năm chiến tranh, bom đạn, nghèo đói, nô lệ – thì việc đi tới một xã hội công bằng, hạnh phúc không thể bằng cách… leo lên máy bay hãng hàng không tư bản và ngồi chờ tiếp viên phát “tự do”. Không! Nó cần thời gian, khát vọng, trí tuệ và cả bản lĩnh vượt qua chính những “thế lực phá hoại tư tưởng” như ông.

Việt Nam không chậm. Việt Nam đang đi – nhưng đi trong bối cảnh một thế giới đầy biến động, nơi mà mỗi bước đi đều phải tính bằng cả mồ hôi và máu. Thử hỏi: Đất nước nào từng bị cấm vận, đánh phá, bao vây tứ phía mà vẫn đứng lên, trở thành nhà sản xuất lúa gạo hàng đầu, chế tạo vệ tinh, tổ chức các sự kiện quốc tế lớn?

5. “Người trí tuệ không nghe tuyên truyền?” – Vâng, nhưng người trí tuệ cũng không nghe... ngụy biện!

Tuyên truyền không xấu. Vấn đề là tuyên truyền cái gì, và cho ai. Nếu ông nói “tuyên truyền là sai”, thì chắc các chiến dịch bầu cử Mỹ toàn là diễn hài dân túy?

Việt Nam có tuyên truyền, nhưng là tuyên truyền cho tinh thần đoàn kết, chống giặc, vượt nghèo. Còn ông, ông tuyên truyền cho điều gì? Cho một xã hội tự do kiểu Mỹ – nơi mỗi năm có hàng trăm vụ xả súng, cảnh sát bắn chết dân đen giữa đường, và người vô gia cư sống cạnh toà nhà chọc trời?

6. “Thế hệ trẻ cần biết?” – Vâng, và thế hệ trẻ cũng cần BIẾT AI ĐANG DẮT MÌNH ĐI BẰNG MỘT SỢI DÂY CƯỜI KHẨY.

Ông Đài kêu gọi giới trẻ "dám đặt câu hỏi". Nhưng đặt câu hỏi không có nghĩa là nghe lời một chiều từ những kẻ vỗ ngực “yêu nước bằng bàn phím” rồi phủ định sạch trơn mọi giá trị mà cha ông đã đánh đổi bằng máu để giữ lấy.

Thế hệ trẻ hôm nay cần biết:
Rằng CNXH không phải là thiên đường dọn sẵn, mà là hành trình kiến tạo một xã hội không ai bị bỏ lại phía sau.

Rằng quá độ không phải là lạc đường, mà là tránh vết xe đổ của những quốc gia bị thị trường nuốt chửng.

Và rằng, không có tự do nào thật sự nếu nó chỉ để phục vụ cho lợi ích của 1% dân số.

KẾT LUẬN: ĐỪNG HỎI “TẠI SAO THẾ GIỚI RẼ LỐI?” – MÀ HÃY HỎI “TA CÓ ĐI ĐÚNG HƯỚNG VỚI ĐIỀU MÌNH MUỐN KHÔNG?”

Ông Nguyễn Văn Đài thân mến, nếu ông nhìn thế giới chỉ qua lăng kính CNN và BBC, ông sẽ thấy CNXH là điều lạc hậu. Nhưng nếu ông bước chân về nông thôn Việt Nam, nhìn những đứa trẻ đến trường bằng xe đạp mới, nhìn người dân có điện, có đường, có bác sĩ – thì ông sẽ hiểu: CNXH không phải là giấc mơ viển vông, mà là một tiến trình dài hơi, nơi con người được đặt làm trung tâm – chứ không phải lợi nhuận.

Ông hỏi "nếu con đường ấy đúng thì tại sao chẳng ai đi nữa?". Vậy tôi hỏi lại: Nếu con đường tư bản đúng, thì tại sao 80% dân số thế giới vẫn đói nghèo?

Hỏi là để hiểu, chứ không phải để gieo rắc ngờ vực. Phản biện là để khai sáng, chứ không phải để dẫn đường vào bóng tối.

Và nếu ông vẫn muốn "thoát khỏi CNXH", thì xin mời ông lên máy bay một chiều sang xứ sở của "ánh sáng dân chủ", nhưng hãy nhớ: ở đó, giấc mơ Mỹ có thể là hiện thực... với điều kiện ông mang trong túi ít nhất một triệu đô la.

Người dân đặc biệt là giới trẻ Việt Nam còn đủ tỉnh táo để không bị dẫn đi lòng vòng bởi kẻ từng chối bỏ quê hương.

Nguồn: Rồng Vàng

MỸ ÁP THUẾ "TRỪNG PHẠT" 50% VỚI BRAZIL, 7 NƯỚC KHÁC 20-30%-------------------------------Chưa đầy một tháng sau khi tuyê...
10/07/2025

MỸ ÁP THUẾ "TRỪNG PHẠT" 50% VỚI BRAZIL, 7 NƯỚC KHÁC 20-30%
-------------------------------
Chưa đầy một tháng sau khi tuyên bố sẽ mở rộng chính sách “thuế đối ứng toàn cầu”, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến cả thị trường quốc tế chao đảo khi chính thức thông báo áp mức thuế nhập khẩu lên tới 50% đối với hàng hóa từ Brazil, cùng mức thuế 20–30% với bảy quốc gia khác bao gồm Philippines, Brunei, Moldova, Algeria, Iraq, Libya và Sri Lanka. Động thái này không chỉ là đòn đánh vào kinh tế mà còn là một tuyên ngôn ngoại giao mang nhiều tầng ý nghĩa, đánh dấu sự leo thang chưa từng có trong chính sách thương mại của Mỹ.

Việc Brazil là quốc gia duy nhất phải chịu mức thuế “cao chót vót” 50% không đơn thuần chỉ vì lý do kinh tế. Tổng thống Trump trong tuyên bố đăng tải trên Truth Social đã liên kết mức thuế này với việc Brazil đang tiến hành xét xử cựu Tổng thống Jair Bolsonaro – đồng minh thân cận của ông Trump. Ông gọi đây là “cuộc săn phù thủy chính trị” và khẳng định “sự can thiệp bất hợp pháp vào tự do ngôn luận là điều không thể chấp nhận”. Điều này cho thấy yếu tố chính trị nội bộ và cá nhân đang ngày càng chi phối chính sách thuế của chính quyền Trump, mở rộng khái niệm “thuế đối ứng” từ cán cân thương mại sang cả… quan điểm tư pháp.

Phản ứng từ phía Brazil không để chậm trễ. Chính phủ của Tổng thống Lula da Silva lên tiếng chỉ trích quyết định của Mỹ là “vô lý, không thể chấp nhận được” và tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả phù hợp nhằm bảo vệ nền kinh tế và chủ quyền tư pháp của mình. Trên thị trường tài chính, đồng real lập tức mất giá hơn 2% so với USD – dấu hiệu đầu tiên cho thấy hệ lụy có thể lan rộng.

Philippines, Brunei, Moldova, Algeria, Iraq, Libya và Sri Lanka cũng bị đưa vào danh sách “thuế đối ứng”, với các mức từ 20% đến 30% tùy loại hàng hóa. Không quốc gia nào trong số này có mâu thuẫn công khai với Mỹ, cho thấy các tiêu chí áp thuế ngày càng thiếu nhất quán, khó lường và dễ đẩy quan hệ song phương vào trạng thái căng thẳng bất ngờ. Đặc biệt, nhiều nước trong nhóm này có nền kinh tế nhỏ và phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, nên các mức thuế mới có thể đẩy họ vào tình thế bất ổn vĩ mô nghiêm trọng.

Tác động tới thị trường và xu hướng toàn cầu

Không chỉ là hành động mang tính trừng phạt, các mức thuế mới còn là một phần trong chiến lược tái định hình hệ thống thương mại toàn cầu theo hướng “nước Mỹ trên hết”. Các nhà phân tích cảnh báo, làn sóng thuế này có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền: lạm phát tăng, hàng hóa nhập khẩu đắt đỏ hơn, các chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đặc biệt trong các ngành nông sản, khoáng sản và linh kiện điện tử. Đây là những lĩnh vực mà Brazil và các nước bị ảnh hưởng giữ vai trò quan trọng.

Tuy vậy, các doanh nghiệp và nhà đầu tư Mỹ cũng không khỏi lo lắng. Việc áp thuế cao có thể làm tăng chi phí sản xuất trong nước, dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn, khiến sức cạnh tranh toàn cầu của hàng Mỹ suy giảm. Một số hiệp hội thương mại Mỹ đã lên tiếng kêu gọi chính quyền cân nhắc lại “tính hiệu quả thực tế” của chính sách thuế nếu xét về dài hạn.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Việt Nam nổi bật lên như một ví dụ điển hình về chiến lược đối thoại khôn ngoan. Chỉ vài ngày trước thời hạn Mỹ dự kiến tăng thuế vào ngày 9/7, Việt Nam đã kịp đạt thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ, qua đó giảm mức thuế áp dụng với hàng hóa Việt Nam từ 46% xuống còn 20%. Đồng thời, Việt Nam cam kết miễn thuế hoàn toàn cho hàng hóa Mỹ, bao gồm cả ô tô động cơ lớn – một bước đi thể hiện tinh thần “hợp tác có đi có lại”.

Chính sách thuế của ông Trump đang đặt nhiều quốc gia vào thế bị động, nhưng cũng mở ra cơ hội cho những nước biết đón đầu và thương lượng kịp thời. Việt Nam đã làm được điều đó bằng cách chủ động đàm phán, chuẩn bị kỹ lưỡng và thể hiện sự nhất quán từ cấp cao nhất. Trong một thế giới nhiều bất ổn, đây không chỉ là bài học kinh tế mà còn là chỉ dấu về bản lĩnh chính trị và năng lực thích ứng chiến lược.

Các mức thuế mới của Mỹ đang tạo ra một cơn địa chấn thương mại toàn cầu. Điều đáng lo ngại là ranh giới giữa biện pháp kinh tế và đòn trừng phạt chính trị ngày càng mờ nhạt, khiến hệ thống thương mại quốc tế đối mặt với nhiều rủi ro không thể kiểm soát bằng các quy tắc thông thường. Trong bức tranh đó, sự nhạy bén và chủ động của Việt Nam không chỉ giúp bảo vệ nền xuất khẩu mà còn khẳng định vị thế của một quốc gia biết ứng xử thông minh trong thời đại bất định.

Nguồn: Như Phương

CẢNH GIÁC TRƯỚC CÁC THÔNG TIN XẤU, ĐỘC LIÊN QUAN ĐẾN DANH SÁCH NHÂN SỰ CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI ĐẢNG----------------------Công a...
09/07/2025

CẢNH GIÁC TRƯỚC CÁC THÔNG TIN XẤU, ĐỘC LIÊN QUAN ĐẾN DANH SÁCH NHÂN SỰ CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI ĐẢNG
----------------------
Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, không chia sẻ hoặc lan truyền các thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng, tránh gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn.

Theo Công an thành phố Hà Nội, hiện nay trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân đang tích cực triển khai các bước chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, một nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa then chốt chính là công tác nhân sự.

Tuy nhiên, đây cũng chính là lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị lợi dụng để tung tin xấu, độc nhằm gây nhiễu loạn thông tin, tạo hoài nghi, chia rẽ nội bộ, làm suy giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội và một số trang tin không kiểm chứng xuất hiện nhiều nội dung xuyên tạc, bịa đặt liên quan đến lý lịch, tài sản, đời tư của cán bộ nằm trong diện quy hoạch hoặc đề cử. Các thông tin này thường được lồng ghép, sử dụng ngôn từ giật gân nhằm tạo hiệu ứng lan truyền, gây rối loạn thông tin và mất ổn định chính trị.

Để ứng phó hiệu quả, Công an thành phố Hà Nội đề nghị các cấp, các ngành và toàn xã hội cần đồng bộ triển khai các giải pháp phòng ngừa và đấu tranh với loại thông tin sai lệch này.

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức trong toàn hệ thống chính trị về tính chất nguy hiểm và thủ đoạn tinh vi của các thế lực thù địch. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải đi trước một bước, kịp thời định hướng dư luận, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân.

Thứ hai, các cơ quan chức năng cần tăng cường năng lực giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các nguồn phát tán thông tin xấu, độc. Đồng thời, chủ động cung cấp thông tin chính thống, công khai, minh bạch về quá trình chuẩn bị nhân sự để người dân hiểu đúng, đủ và có niềm tin. Trong đó, vai trò của báo chí cách mạng và truyền thông chính thống là hết sức quan trọng. Báo chí cần là lực lượng tiên phong phản bác luận điệu sai trái, bảo vệ cán bộ, bảo vệ uy tín Đảng, đồng thời lan tỏa những tấm gương tiêu biểu, tích cực trong đội ngũ nhân sự được giới thiệu.

Thứ ba, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những người trong diện quy hoạch, cần giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, gương mẫu trong lời nói và việc làm, đồng thời chủ động công khai, minh bạch các thông tin liên quan khi cần thiết để “miễn dịch” với các thông tin bịa đặt, vu khống.

Thứ tư, công tác phòng ngừa thông tin xấu, độc không thể là nhiệm vụ riêng của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào, mà cần sự vào cuộc đồng bộ, chặt chẽ, có chiều sâu và dài hạn của toàn xã hội, với sự lãnh đạo toàn diện của Đảng. Có như vậy, mới có thể bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng, giữ vững niềm tin của nhân dân, đảm bảo thành công cho công tác nhân sự và Đại hội Đảng các cấp.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân khi sử dụng mạng xã hội cần chú ý tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật. Theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ thì hành vi lan truyền tin sai sự thật có thể bị phạt 5-10 triệu đồng đối với cá nhân và 10-20 triệu đồng đối với tổ chức. Các trang tin điện tử, mạng xã hội vi phạm có thể bị xử phạt 20-70 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm. Nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người dân nên cập nhật thông tin liên quan các vấn đề thời sự qua các phương tiện truyền thông chính thống, không chia sẻ các thông tin chưa được kiểm chứng, không đúng sự thật trên mạng xã hội tránh gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố. Các trường hợp vi phạm sẽ bị lực lượng chức năng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật./.

Nguồn: Đại biểu Nhân dân

VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN TUNG HỎA MÙ, ĐẢ KÍCH VIỆC TRIỂN KHAI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HAI CẤP------------------------------Từ n...
07/07/2025

VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN TUNG HỎA MÙ, ĐẢ KÍCH VIỆC TRIỂN KHAI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HAI CẤP
------------------------------
Từ ngày 1/7/2025, toàn quốc chính thức áp dụng mô hình chính quyền địa phương hai cấp (tỉnh và xã). Theo đó, cả nước có 34 tỉnh, thành phố và 3.321 đơn vị hành chính cấp xã đi vào hoạt động.

Việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp là bước đi đúng đắn và mang tính chiến lược lâu dài, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, các thế lực xấu tiếp tục tung ra luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, giở trò “hội luận”, “đối thoại”, “phân tích chuyên gia” để đả kích Đảng, Nhà nước ta.

Trên trang mạng của các tổ chức, cá nhân thù địch, phản động rêu rao việc “luận bàn mô hình chính quyền hai cấp”, tạo cớ cho các đối tượng chống đối xuyên tạc, bôi nhọ. Các đối tượng khoác áo “chuyên gia” là những kẻ chống phá ở hải ngoại, gắn mác “lý luận” nhưng thực chất là sự nguỵ biện bằng việc trích chép không đầy đủ, sai lệch về chủ trương tinh gọn bộ máy của Đảng, Nhà nước ta để hướng lái thành chuyện “đấu đá nội bộ”, “tinh gọn để tạo phe cánh, loại đối thủ”…

Trang Việt Tân đăng bài đả kích việc sáp nhập tỉnh, thành, phường, xã mới rồi rêu rao rằng, tình hình hiện tại “rối như canh hẹ”, cán bộ đón chào việc sáp nhập bằng cách “hối hả đốt tài liệu”. Bài viết xuyên tạc việc sáp nhập “không theo bất cứ quy định nào”, từ đó cho rằng việc sắp xếp bộ máy mới ở địa phương là “chiến dịch bố trí nhân sự” tạo ê kíp, phe cánh. Các đối tượng đưa ra thông tin sai trái rằng, cuộc sáp nhập diễn ra khi Quốc hội chưa ban hành luật mới về tổ chức chính quyền địa phương dẫn tới nhiều địa phương sau khi hợp nhất đã “rơi vào trạng thái hỗn loạn”; tung tin các bộ phận chuyên môn không được hướng dẫn rõ ràng nên trì trệ trong công việc, hồ sơ chồng chất nhưng không ai dám giải quyết, nhân sự dôi dư không biết sắp xếp thế nào còn người dân “không biết đi đâu để giải quyết thủ tục hành chính”…

Chúng quy kết việc hợp nhất “không chỉ là sự lúng túng về mặt kỹ thuật mà còn là biểu hiện của việc làm chính sách thiếu chuẩn bị, nóng vội và đầy rủi ro”. Từ đó rêu rao “sáp nhập hay cưỡng bức hoá quyền lực cá nhân”, xuyên tạc việc hợp nhất trở thành vỏ bọc để cá nhân hoá quyền lực, làm lệch hướng cải cách bộ máy nhà nước…

Một số đối tượng cũng lợi dụng vấn đề này để tung ra những luận điệu chống phá “công dụng của sáp nhập là xáo bài, đổi nhân sự”, giả giọng “hiến kế” để nguỵ biện rằng, muốn công cuộc sáp nhập thành công thì “phải cắt đuôi định hướng XHCN”… Trên một số diễn đàn, các đối tượng mượn danh “hội luận”, “toạ đàm” để đưa ra các lý lẽ sai lệch, các thông tin bị cắt ghép, đánh tráo bản chất, từ đó vẽ ra viễn cảnh “hỗn loạn do sáp nhập”, “cán bộ rối như canh hẹ” nhằm đánh vào tâm lý người đọc, gây hoang mang dư luận.

Trước những luận điệu sai trái, gây nhiễu trên mạng xã hội đòi hỏi mỗi người khi tiếp nhận thông tin cần tỉnh táo, nhận diện chiêu trò, thủ đoạn của các đối tượng xấu. Trong công cuộc tinh gọn bộ máy, sáp nhận đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức chính quyền cấp huyện, cần nắm rõ chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước cũng như quá trình triển khai, cụ thể là:

Thứ nhất, tính tất yếu việc hợp nhất tỉnh, thành phố, hợp nhất cấp xã, triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm việc xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy phù hợp của hệ thống chính trị để xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị.

Bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, những thành tựu phát triển hạ tầng kỹ thuật đặt ra thách thức lớn về đổi mới thể chế vận hành nền kinh tế mà cơ sở thực hiện là tổ chức bộ máy và không gian phát triển mới. Nhận thức rõ vấn đề này, ngay từ năm 2017, Đảng đã ban hành Nghị quyết số 18 - NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Trong nhiều bài viết, bài phát biểu của mình, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đến nay đã hội đủ các điều kiện chín muồi và coi đây là một cuộc cách mạng, tác động sâu rộng, cần tiến hành khẩn trương, theo cách “vừa chạy, vừa xếp hàng”, đòi hỏi sự quyết tâm, hy sinh quyền lợi của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức…

Việc thay đổi và vận hành thể chế có liên quan mật thiết với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Chính vì thế, chỉ trong thời gian ngắn, Đảng ta ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đây là công việc đòi hỏi phải làm mạnh mẽ, quyết liệt như Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định “chậm trễ là có lỗi với nhân dân”.

Do đó, cần nhận diện, đấu tranh với các luận điệu sai trái của đối tượng xấu khi chúng đưa ra các thông tin sai lệch, xuyên tạc hòng gây mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ, gieo rắc sự nghi ngờ, tâm lý lo lắng, hoang mang trong tư tưởng, niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân về mục đích, ý nghĩa công cuộc sáp nhập, tinh gọn bộ máy.

Thứ hai, tinh gọn bộ máy, sáp nhập địa giới hành chính tỉnh, thành phố và địa giới cấp xã, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp là việc làm khoa học, đảm bảo tính chặt chẽ. Hoàn toàn không phải là nôn nóng, vội vàng, chụp giật… như luận điệu các đối tượng xấu rêu rao. Không có chuyện sáp nhập diễn ra khi Quốc hội chưa ban hành Hiến pháp sửa đổi và luật mới về tổ chức chính quyền địa phương.

Thực tế, các vấn đề pháp lý cho việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã được Quốc hội thảo luận và ban hành đảm bảo tính chặt chẽ, dân chủ. Cụ thể, sáng 16/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, Điều 110 của Hiến pháp được sửa đổi như sau: “Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được tổ chức thành hai cấp, gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do luật định. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập”.

Tiếp đó, ngày 16/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Trên cơ sở các nguyên tắc phân định thẩm quyền, luật đã thiết kế lại toàn diện nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh và cấp xã), bảo đảm phân định rõ, không trùng lắp, chồng chéo về nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cấp chính quyền, phù hợp với mô hình quản trị địa phương hiện đại. Đồng thời, luật sửa đổi tạo cơ sở pháp lý để các luật chuyên ngành quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã.

Thứ ba, việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp và hợp nhất tỉnh, thành phố, hợp nhất địa giới hành chính cấp xã nhận được sự đồng thuận rất cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Theo dõi vấn đề này trên mạng xã hội cho thấy, người dân bày tỏ sự ủng hộ, tin tưởng vào chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, quản trị hành chính quốc gia, giảm các tầng nấc hành chính trung gian, mở rộng không gian phát triển mới…

Không có chuyện “người dân bức xúc, phản đối, chống đối” như luận điệu kẻ xấu rêu rao. Điều này thể hiện rõ qua việc lấy ý kiến góp ý của người dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Tại buổi tiếp xúc cử tri tỉnh Bắc Ninh ngày 5/7, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình cho biết, việc xây dựng chính quyền địa phương hai cấp rất hợp lòng dân, tỷ lệ ủng hộ của người dân gần như tuyệt đối. Với những gì còn vướng mắc thì Chính phủ sẽ lắng nghe các địa phương phản ánh để có chính sách phù hợp, đảm bảo chính quyền mới vận hành trơn tru.

Thứ tư, việc thực hiện chính quyền địa phương hai cấp do đã được chuẩn bị chu đáo, có kế hoạch chặt chẽ, khoa học nên đến nay cơ bản các khâu đều thông suốt, không có chuyện “cán bộ bỏ bê, rối loạn, nhân dân không biết làm thủ tục hành chính ở đâu” như luận điệu các thế lực xấu. Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác của Trung ương đã đi thăm, kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương hai cấp tại một số địa điểm ở Hà Nội.

Tại các nơi đến thăm, Tổng Bí thư Tô Lâm đã kiểm tra thực tế cơ sở hạ tầng và việc ứng dụng làm việc trên môi trường mạng trong giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp sống làm việc trên địa bàn. Đánh giá bước đầu cho thấy, hoạt động của các đơn vị hành chính mới liên tục, thông suốt, mọi thủ tục của người dân đều được cán bộ tiếp nhận, xử lý thông suốt.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, đất nước ta bước vào kỷ nguyên phát triển mới đang đặt ra yêu cầu rất cao về đổi mới tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính là một chủ trương lớn, đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, mang tính chiến lược lâu dài, thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn trong việc xây dựng một nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn. Tổng Bí thư chỉ đạo đội ngũ cán bộ công chức tiếp tục triển khai thực hiện các công việc không để gián đoạn, bộ phận tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính hoạt động thông suốt đảm bảo lấy người dân là trung tâm.

Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 3/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, việc giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh và xã đã hoạt động thông suốt, liên tục. Cùng việc giải quyết hồ sơ trực tuyến thì các lĩnh vực giải quyết trực tiếp vẫn tiến hành đúng quy định. Người dân, doanh nghiệp đến nộp hồ sơ trực tiếp tại các địa điểm được tiếp nhận, giải quyết (tính đến chiều 3/7 có 59,3% hồ sơ trực tuyến và 40,7% hồ sơ nộp trực tiếp).

Về cổng dịch vụ công quốc gia, người dân chỉ cần thông qua máy tính, điện thoại di động kết nối Internet là có thể nộp hồ sơ trực tuyến. Như vậy, không có cái gọi là “tình hình rối loạn”, “người dân hoang mang không biết nộp hồ sơ ở đâu”; những thủ tục hành chính đều đảm bảo vận hành thông suốt và bộ máy vận hành của cơ quan chức năng được đảm bảo. Đương nhiên, trong thời gian đầu vận hành không tránh khỏi những vướng mắc phát sinh, những vấn đề đó sẽ được các cơ quan, tổ chức rà soát để xử lý như tinh thần chỉ đạo của Chính phủ./.

Nguồn: CAND

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Góc Nhìn Mới posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Góc Nhìn Mới:

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share