Hà Nội Biz

Hà Nội Biz Trang thông tin cập nhật Tin tức - Kinh tế - Thị trường

Tôi 31 tuổi, làm công nghệ ở Hà Nội, thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng. Nhiều người khuyên nên vay mua nhà sớm để "tho...
27/06/2025

Tôi 31 tuổi, làm công nghệ ở Hà Nội, thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng. Nhiều người khuyên nên vay mua nhà sớm để "thoát cảnh ở thuê", nhưng tôi chọn hướng đi khác: thuê nhà giá hợp lý và mua ôtô phục vụ cuộc sống.

Hiện, tôi thuê căn hộ ngoại thành với giá 5 triệu/tháng – yên tĩnh, đủ tiện nghi. Phần tiền còn lại, tôi mua ôtô tầm 500 triệu để chủ động đi lại, phục vụ nhu cầu cá nhân và gia đình. Không còn cảnh chen chúc mưa nắng, cuối tuần có thể thoải mái lái xe về quê. Cuộc sống nhờ đó nhẹ nhõm hơn.

Nếu vay tiền mua căn hộ tầm 3 tỷ, mỗi tháng tôi sẽ phải gồng gánh hơn 20 triệu cả gốc lẫn lãi – gần như hết sạch thu nhập. Trong khi tôi chưa chắc sẽ sống lâu dài ở một chỗ, hay gắn bó mãi với công việc hiện tại.

Tôi chọn dùng tiền để sống thoải mái và đầu tư cho tương lai. Mỗi tháng vẫn đều đặn trích 5–7 triệu gửi tiết kiệm, mua bảo hiểm, chứng chỉ quỹ. Tôi tin, khi tài chính đủ vững, mua nhà sau này cũng chưa muộn.

Tôi không phản đối chuyện mua nhà, nhưng với tôi, sự ổn định không đến từ một căn hộ mang nợ, mà là một cuộc sống không bị cuốn vào vòng xoáy trả góp. Căn nhà có thể đến muộn, nhưng bình yên thì tôi muốn giữ từ bây giờ.

Cre: Tuấn Ahn

Hai vợ chồng làm lao động chân tay ở Hà Nội, thu nhập gộp mỗi tháng khoảng 20 triệu. Cuộc sống chẳng dễ dàng gì - đi sớm...
26/06/2025

Hai vợ chồng làm lao động chân tay ở Hà Nội, thu nhập gộp mỗi tháng khoảng 20 triệu. Cuộc sống chẳng dễ dàng gì - đi sớm về khuya quanh năm suốt tháng, con nhỏ phải gửi ông bà dưới quê trông hộ. Bé lớn mới 3 tuổi, bé út vừa tròn 1.

Sau 3 năm bươn chải, chắt chiu từng đồng, hai vợ chồng mới dành dụm được 145 triệu. Gần đây nghe nói sắp có dự án nhà ở xã hội, đêm nào cũng trằn trọc, vừa hy vọng, vừa lo lắng...

Không biết với hoàn cảnh như nhà mình thì có cơ hội chạm tay tới một mái ấm nhỏ giữa lòng Hà Nội không các bác...?

Cre: Lê Hương

Hai ngày qua, vợ chồng ông Trần Duy Đồng và bà Nguyễn Thị Hồng (trú tại phường Hưng Lộc, TP Vinh, Nghệ An) chưa hết bàng...
25/06/2025

Hai ngày qua, vợ chồng ông Trần Duy Đồng và bà Nguyễn Thị Hồng (trú tại phường Hưng Lộc, TP Vinh, Nghệ An) chưa hết bàng hoàng khi nhận được thông báo phải nộp gần 4,5 tỷ đồng để chuyển mục đích sử dụng 300m² đất vườn sang đất ở – phần đất cạnh nghĩa trang thôn, thuộc quyền sử dụng của gia đình từ trước năm 1993 và đã được cấp sổ đỏ.

Bà Hồng cho biết, chồng mắc bệnh nặng, nguyện vọng cuối đời của ông là chia đất cho ba người con. Tuy nhiên, chỉ có 150m² được công nhận là đất ở và đứng tên một người con. Để chia phần còn lại, gia đình buộc phải chuyển thêm 300m² đất vườn thành đất ở mới đủ điều kiện tách thửa.

Gia đình đã nộp hồ sơ ngày 17/5, với hy vọng được tính theo bảng giá đất cũ (1,9 triệu đồng/m²), dự kiến đóng khoảng 600 triệu đồng. Nhưng đến ngày 23/6, con gái bà đi nhận kết quả thì choáng váng khi được thông báo phải nộp gần 4,5 tỷ đồng (tương đương 15 triệu đồng/m²).

Theo bà Hồng, dù nộp hồ sơ trước ngày 21/5 – thời điểm bảng giá đất mới có hiệu lực tại Nghệ An, nhưng do hồ sơ được chuyển sang cơ quan thuế chậm gần một tháng (ngày 19/6), gia đình bị tính thuế theo giá mới. "Tại sao nộp trước hạn mà vẫn bị áp theo luật mới?", bà Hồng bức xúc.

Theo Vietnamnet

Khi mới ra đời, GSM đối mặt với nghi ngờ là ‘công cụ’ để VinFast tiêu thụ lượng xe sản xuất được cho là khó bán với số l...
25/06/2025

Khi mới ra đời, GSM đối mặt với nghi ngờ là ‘công cụ’ để VinFast tiêu thụ lượng xe sản xuất được cho là khó bán với số lượng lớn. Thực tế, trong năm 2023 – năm đầu tiên GSM hoạt động, theo báo cáo tài chính của VinFast, tỷ lệ xe ô tô điện và xe máy điện giao cho bên liên quan (chủ yếu là GSM) lần lượt là 72% và 46%.

Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm rất nhanh trong các quý sau đó. Từ quý 3/2024, tỷ lệ xe ô tô điện và xe máy điện giao cho bên liên quan chỉ còn 22% và 5%.

Sự sụt giảm tỷ trọng của Xanh SM trong cơ cấu doanh số của VinFast, cùng lúc với việc doanh số bán lẻ của VinFast tăng vọt và cho biết đã trở thành hãng xe chiếm vị trí số 1 thị phần ô tô vào tháng 11/2024. Con số chính thức được xác nhận khi kết quả bán xe cả năm 2024 công bố với hơn 97.000 chiếc ô tô, động lực chính đến từ mẫu VF5 và VF3 tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Theo: Cafebiz

VinFast không chỉ dẫn đầu cuộc đua xe điện tại Việt Nam mà còn tạo cơ hội “vàng” cho các đối tác đồng hành phát triển hạ...
25/06/2025

VinFast không chỉ dẫn đầu cuộc đua xe điện tại Việt Nam mà còn tạo cơ hội “vàng” cho các đối tác đồng hành phát triển hạ tầng. Điển hình, PV Power - đối tác chiến lược của Vingroup trong triển khai trạm sạc - vừa công bố doanh thu gần 15.000 tỷ đồng sau 5 tháng đầu năm, minh chứng rõ nét cho tiềm năng sinh lời từ hệ sinh thái xanh.

Riêng tháng 5/2025, tổng sản lượng điện của PV Power đạt khoảng 1.807 triệu kWh, mang về doanh thu 3.384 tỷ đồng. Trong đó, Nhà máy Vũng Áng 1 đóng góp gần 1.243 tỷ đồng, Cà Mau 1&2 đạt 976 tỷ - chiếm tới 67% doanh thu toàn hệ thống. Việc đẩy mạnh cung ứng điện cho mạng lưới trạm sạc VinFast, nhất là vào giờ cao điểm, đã giúp tối ưu hiệu suất và lợi nhuận.

Chỉ sau thời gian ngắn triển khai, PV Power đã khánh thành trạm sạc thí điểm tại Hà Nội, cho thấy tốc độ triển khai hạ tầng sạc đáng nể. Khi mạng lưới xe điện VinFast ngày càng mở rộng, cơ hội thu về hàng nghìn tỷ doanh thu mỗi quý với các đối tác năng lượng là hoàn toàn khả thi.

Theo: Znews

Tôi từng thấy nhiều người chia sẻ rằng dù thu nhập hơn 10 triệu/tháng vẫn không thể tiết kiệm. Theo tôi, phần lớn là do ...
24/06/2025

Tôi từng thấy nhiều người chia sẻ rằng dù thu nhập hơn 10 triệu/tháng vẫn không thể tiết kiệm. Theo tôi, phần lớn là do thói quen chi tiêu vượt mức, hình thành từ lâu.

Bản thân tôi có mức lương chính là 12 triệu đồng/tháng, nhưng sau 3 năm vẫn tích lũy được 500 triệu. Tôi xin chia sẻ cách tôi quản lý chi tiêu và thu nhập thêm:

Ngay khi nhận lương, tôi tách riêng tiền chi tiêu cố định, bao gồm:

- Tiền thuê phòng (đã gồm điện nước): 1,5 triệu đồng
- Ăn uống: Do ăn trưa tại công ty, tôi chỉ tốn cho bữa sáng và tối, khoảng 1 triệu
- Chi phí lặt vặt, xăng xe: 1 triệu

➡️ Tổng chi phí cố định hàng tháng là 3,5 triệu đồng. Phần còn lại 8,5 triệu, tôi gửi vào tài khoản tiết kiệm ngay lập tức.

💡 Sau 3 năm, tôi tiết kiệm được 300 triệu từ lương, cộng với khoảng 30 triệu tiền lãi ngân hàng.

Ngoài ra, tôi tranh thủ làm thêm giờ tại công ty, kiếm thêm khoảng 3 triệu/tháng, và nhận thêm việc bên ngoài, mỗi năm thu về khoảng 20 triệu. Tính ra sau 3 năm, nguồn thu này mang lại 170 triệu đồng.

Tổng cộng:
🔸 Tiết kiệm từ lương: 300 triệu
🔸 Lãi tiết kiệm: 30 triệu
🔸 Thu nhập ngoài: 170 triệu
➡️ Tổng: 500 triệu đồng

Tôi nhận ra rằng: Quan trọng không phải bạn kiếm được bao nhiêu, mà là bạn giữ lại được bao nhiêu. Có khoản tiền tích lũy khiến tôi yên tâm, có động lực làm việc hơn rất nhiều so với việc “làm bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu”.

St

TS. Võ Trí Thành kể lại một câu chuyện. Trước đây, khi bàn về thuế thu nhập cá nhân, có người nói: "Tôi thu nhập 20 triệ...
24/06/2025

TS. Võ Trí Thành kể lại một câu chuyện. Trước đây, khi bàn về thuế thu nhập cá nhân, có người nói: "Tôi thu nhập 20 triệu nhưng còn phải nuôi con, nuôi mẹ già.., phải giảm thuế cho tôi chứ" – câu nói này chạm đến một vấn đề thật: Xã hội chỉ thực sự văn minh khi người dân ý thức rõ trách nhiệm thuế, dù số tiền đóng có thể rất nhỏ.

Ông Thành cho rằng, tiến tới đời con cháu chúng ta, ngay cả một người thu nhập chỉ 1 triệu, vẫn nên đóng 1.000 đồng mỗi tháng, không phải để ngân sách thêm dày, mà để tạo thói quen, tạo hành vi rằng: “Tôi là công dân, tôi có nghĩa vụ đóng góp".

Với hộ kinh doanh cũng vậy. Hãy để họ “tập đi” trước khi buộc họ “chạy”. Đừng đòi hỏi họ minh bạch, chuyên nghiệp như doanh nghiệp lớn ngay lập tức. Đó là một hành trình chuyển đổi 3 năm, 5 năm, thậm chí 10 hay 15 năm. Nhưng nếu ta không bắt đầu bây giờ, thì chẳng bao giờ tới đích.

Chị Phương Linh – chủ cửa hàng phụ kiện thời trang – vừa trả mặt bằng tại phố Chùa Bộc (quận Đống Đa, Hà Nội). Căn nhà 4...
23/06/2025

Chị Phương Linh – chủ cửa hàng phụ kiện thời trang – vừa trả mặt bằng tại phố Chùa Bộc (quận Đống Đa, Hà Nội). Căn nhà 4 tầng, tổng diện tích 180m2, trước đó chị thuê chung với một cửa hàng khác: hai tầng dưới giá 40 triệu đồng/tháng, hai tầng trên 20 triệu.

Tuy nhiên, cuối tháng 4, cửa hàng phía dưới rút lui sau hơn một năm lỗ liên tục. Dù chủ nhà đã giảm giá còn 50 triệu đồng/tháng nếu thuê cả căn, chị Linh vẫn không thể gồng tiếp vì doanh thu sụt giảm, chi phí quá cao. Hiện chị chuyển hoàn toàn sang bán hàng online.

Tương tự, một chủ nhà trên phố Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) cho biết căn nhà 50m2 mặt tiền, diện tích sàn 200m2 đã được giảm giá thuê 20%, còn 45 triệu đồng/tháng. Thế nhưng suốt nửa năm qua vẫn không tìm được khách.

“Cũng có người hỏi, nhưng biết giá rồi lại thôi. Giờ kinh tế khó khăn, giảm giá còn hơn để nhà trống,” người này chia sẻ.

Theo Minh Tuấn – môi giới nhà phố lâu năm tại Hà Nội – thị trường cho thuê mặt bằng đang trong giai đoạn khủng hoảng. Anh cho biết, một hệ thống thời trang từng có 10 cửa hàng ở Hà Nội giờ chỉ giữ lại một mặt bằng làm kho, còn lại đều đóng cửa. Nhiều tuyến phố treo biển cho thuê ngày càng nhiều, thậm chí còn hơn cả thời điểm dịch COVID-19.

Theo: VnExpress

CÂU CHUYỆN PHÍA SAU LÀ GÌ?Mới đây thông tin công ty Ăn Cùng Bà Tuyết - thương hiệu đồ ăn vặt nổi tiếng trên MXH giải thể...
23/06/2025

CÂU CHUYỆN PHÍA SAU LÀ GÌ?

Mới đây thông tin công ty Ăn Cùng Bà Tuyết - thương hiệu đồ ăn vặt nổi tiếng trên MXH giải thể nhận về nhiều sự chú ý từ công chúng. Theo Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tình trạng hoạt động của Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Ăn Cùng Bà Tuyết là “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” từ ngày 21/1/2025.

Lý do mà doanh nghiệp này đưa ra với cơ quan chức năng là công ty không tìm kiếm được thị trường, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn vì vậy không còn nhu cầu hoạt động kinh doanh.

Dù dừng hoạt động công ty nhưng hộ kinh doanh Nguyễn Minh Trường - con trai bà Tuyết vẫn đang hoạt động. Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh này là Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu (chính) và Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet.

Thông tin này khiến nhiều người khó hiểu bởi lẽ trên các nền tảng TMĐT, tài khoản kinh doanh của bà Tuyết vẫn được xếp vào nhóm shop nổi bật, ăn nên làm ra. Nhận định này được chứng minh bằng các con số cụ thể.

Theo ghi nhận vào sáng 23/6, chỉ tính riêng ở TikTok Shop với chân gà - sản phẩm bán chạy nhất của bà Tuyết như sau: combo 20 gói chân gà tê cay rút xương - giá niêm yết 300.000đ (giá bán 168.800đ) có 224,9k lượt bán, tương đương doanh thu theo giá niêm yết 67,5 tỷ đồng; combo Đỏ Đen giá niêm yết 200.000đ (giá bán 169.000đ) có 128,3k lượt bán, đạt 25,7 tỷ đồng theo giá niêm yết; combo Tri Ân - giá niêm yết 160.000đ (giá bán 99.999đ) có 89,4k lượt bán, đạt doanh thu theo giá niêm yết là 14,3 tỷ đồng.

Tính tổng cộng với 3 mặt hàng này, doanh thu theo giá niêm yết trên kênh Ăn Cùng Bà Tuyết là 107,5 tỷ đồng.

Con số này chưa bao gồm các mặt hàng khác của Ăn Cùng Bà Tuyết như bimbim, snack đùi gà,... và mới chỉ tính trên một kênh bán hàng, chưa bao gồm các nền tảng TMĐT khác và các kênh bán hàng khác. Vì vậy nếu tính tổng cộng, con số sẽ còn cao hơn rất nhiều, đem về lợi nhuận khủng cho thương hiệu.

KHI ÁNH ĐÈN THÀNH PHỐ KHÔNG CÒN LẤP LÁNHThành phố - nơi từng hứa hẹn cơ hội đổi đời - nay trở thành gánh nặng. Trở về qu...
23/06/2025

KHI ÁNH ĐÈN THÀNH PHỐ KHÔNG CÒN LẤP LÁNH

Thành phố - nơi từng hứa hẹn cơ hội đổi đời - nay trở thành gánh nặng. Trở về quê không hẳn là lựa chọn lý tưởng, nhưng là nơi duy nhất còn lại để bắt đầu lại, chữa lành, hoặc ít nhất là... sống sót.

Một hành trình quay đầu, đầy tiếc nuối. Hiện tượng này không chỉ đơn thuần là sự thay đổi nơi ở, mà còn là tấm gương phản chiếu những áp lực kinh tế sâu sắc, đặc biệt là thị trường lao động co lại và tâm lý tiết kiệm ngày càng tăng.

Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng sau cuộc trò chuyện với một anh bạn thân thiết - người vừa bỏ gần 80 tỷ đồng để mua một căn s...
23/06/2025

Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng sau cuộc trò chuyện với một anh bạn thân thiết - người vừa bỏ gần 80 tỷ đồng để mua một căn shophouse trong khu đô thị nổi tiếng ở TP HCM. Theo lời anh, đây là cơ hội "không thể bỏ qua" vì giá sẽ còn tiếp tục tăng. Nhưng là người ngoài cuộc, tôi thực sự thấy khó hiểu.

Tôi tự hỏi: có đáng không khi 80 tỷ đồng là con số này không phải ai cũng có thể kiếm được trong cả đời? Với số tiền ấy, anh hoàn toàn có thể mua vài căn biệt thự cao cấp ở Quận 7, Quận 9 hoặc đầu tư vào cả loạt bất động sản vừa để ở vừa khai thác. Ấy vậy mà anh lại chọn mua một căn nhà phố thương mại ở nơi mà nói thật lòng, tôi chẳng thấy có gì đang "thương mại" cả.

Đi ngang qua mấy lần, tôi thấy khu này rất đẹp, quy hoạch bài bản, nhưng lại vắng vẻ, thiếu sức sống thương mại. Có lẽ vì cư dân nơi đây thuộc tầng lớp thu nhập cao, ít ra ngoài, ít tiêu dùng kiểu truyền thống. Thực tế, tôi không thấy nhiều cửa hàng hoạt động nhộn nhịp, cũng chẳng thấy dòng người mua sắm hay hàng quán tấp nập như ở Quận 1 hay Quận 5.

Một căn nhà phố cả trăm mét vuông, mặt tiền 2-3 tầng mà không có ai thuê kinh doanh, không thể mở tiệm, không thể làm quán cà phê, không mở shop hay văn phòng dịch vụ, vậy thì cái gọi là "shophouse" chỉ còn là "house" mà thôi. Mà đã là nhà ở, thì cần gì phải bỏ ra gần cả tỷ đồng mỗi mét vuông?

Anh bạn tôi nói: "Chỗ này đầu tư dài hạn, vài năm nữa sẽ tăng nữa, không lỗ được đâu". Tôi biết, đất ở đó đang "sốt", ai cũng nói "trung tâm tài chính mới, vị trí vàng", nhưng có mấy ai tính đến dòng tiền thực tế? Đầu tư là phải có hiệu suất, có khai thác, có kế hoạch kinh doanh. Còn nếu chỉ mua để đó, rồi chờ tăng giá thì chẳng khác nào đánh cược vào thị trường.

Theo tôi, một căn nhà phố thương mại đúng nghĩa phải có tính thương mại thật sự: nằm ở vị trí đông người, dễ tiếp cận khách hàng, tiện kinh doanh hoặc cho thuê sinh lời. Còn ở đây, thương mại gần như chỉ là cái danh, mà giá thì đã vượt quá tầm với của cả những nhà đầu tư dày vốn.

Theo: VnExpress

🚧 HÀ NỘI CHUẨN BỊ XÂY CẦU MAI LĨNH MỚIMáy móc đã tập kết, sẵn sàng thi công cầu Mai Lĩnh (quận Hà Đông, TP Hà Nội) - cây...
20/06/2025

🚧 HÀ NỘI CHUẨN BỊ XÂY CẦU MAI LĨNH MỚI

Máy móc đã tập kết, sẵn sàng thi công cầu Mai Lĩnh (quận Hà Đông, TP Hà Nội) - cây cầu từng là "điểm đen" ùn tắc do quá hẹp, chỉ có 2 làn xe nhưng phải gánh lượng phương tiện khổng lồ mỗi ngày.

Cầu mới dài 570m, thiết kế 4-6 làn xe, nằm trong dự án nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai với tổng chiều dài hơn 21km.

Tổng vốn đầu tư dự án là 8.100 tỷ đồng, trong đó 5.100 tỷ dành cho giải phóng mặt bằng, 2.900 tỷ cho xây dựng và thiết bị. Đường được mở rộng lên 50-60m, tốc độ thiết kế 80km/h.

Khi hoàn thành, đây sẽ là cú hích lớn cho hạ tầng giao thông cửa ngõ phía Tây, giảm ùn tắc và thúc đẩy kết nối vùng.

Theo: Tiền phong

Address

Hanoi
100000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hà Nội Biz posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share