
04/07/2024
𝗜𝗻𝘀𝗶𝗱𝗲 𝗼𝘂𝘁 𝟮 (𝟮𝟬𝟮𝟰)
Là phim hoạt hình nhưng người lớn có lẽ sẽ cảm nhận rõ hơn từng nhân vật khi đã có nhiều trải nghiệm, đã đi qua đủ mọi cung bậc cảm xúc và đã gọi tên được cảm xúc đó trỗi dậy như thế nào trong từng thời điểm.
Những tình tiết mà mình thấy thích nhất và relate được với bản thân nhất:
1️⃣Khi Joy breakdown và bật khóc "Các bạn có biết việc phải cố gắng tích cực cũng mệt lắm ko? Mình ko thể có lời giải cho mọi vấn đề được.": Nhờ môi trường, nhờ sự giáo dục, nhờ những người xung quanh và nhờ những trải nghiệm mà mình luôn được mọi người đánh giá là mang nhiều năng lượng tích cực. Đúng là bản thân mình luôn nhận thức được và luôn cố gắng hướng tới những điều tích cực nhất có thể nhưng con người không thể chỉ tồn tại với 1 cảm xúc tích cực trong suốt 24/7 hay 365 ngày/năm, có những lúc mình cũng mệt, cũng oải, cũng đuối lắm, cũng có những lúc ko còn chút sức lực hay năng lượng nào để cố, để gồng, có những lúc cũng trống rỗng, mất phương hướng và cần một chỗ dựa tinh thần...
2️⃣Khi Anxiety lên đến đỉnh điểm: Mình từng trải qua những giai đoạn khủng hoảng, trầm cảm rồi nên đoạn này chạm mình lắm. Những lúc đó cảm giác lo âu bao trùm, cả đầu cả tim đều như muốn nổ tung, rối loạn vì vô vàn những suy nghĩ tiêu cực, extremely overthinking, tưởng tượng ra tất cả những điều tồi tệ sẽ xảy đến. Mặt lợi của Anxiety khi nó ở cấp độ bình ổn thì nó giúp mình nghĩ xa hơn và có kế hoạch và có sự chuẩn bị tốt hơn cho những tình huống có thể xảy ra nhưng cái gì "quá" cũng đều ko nên là vậy.
3️⃣Khi Anxiety nói "chúng ta không thể quyết định Riley là ai": một cảm xúc tích cực hay một cảm xúc tiêu cực không nói lên chúng ta là ai mà sự tổng hoà của tất cả những kí ức, những trải nghiệm, những cảm xúc đó mới tạo nên chúng ta - một độc bản không lẫn lộn được với bất kì ai khác. Lựa chọn để trở thành ai, như thế nào vẫn nằm ở nội lực và trí lực của mỗi người.
4️⃣Khi các bạn cảm xúc ấy ôm lấy nhau: Thỉnh thoảng mình buồn một chút, mình khóc một chút, mình ích kỉ một chút, mình tức giận một chút cũng chẳng sao cả, quan trọng là bản thân nhận thức được, nhìn nhận nó, chấp nhận nó và đối diện với nó chứ đừng ghét bỏ, oán trách hay thả trôi vô định là được.
5️⃣Khi Sadness nói với Joy "Riley cần cậu": Sau tất cả thì dù cảm xúc của chúng ta có là gì, chúng ta vẫn nên hướng tới những điều tích cực nhất. Tích cực không phải buồn mà lại bảo vui, không phải bên trong như bão tố nhưng lại bảo mình vẫn ổn...mà là mình biết mình đang bất ổn và mình mang tinh thần tích cực để đi tìm giải pháp đối diện với nó.
Ai cũng có lúc vui, lúc buồn, lúc chán nản, lúc lo âu, lúc sợ hãi, lúc tức giận, lúc khó ở, lúc xấu hổ,... Ngày nhỏ thì chẳng hiểu gì để mà gọi tên, lớn hơn chút thì mình sợ phải bộc lộ cảm xúc, nghĩ gì cảm thấy thế nào đều nén nhịn trong lòng (vì người ta hay gán mác cảm xúc này là xấu là tiêu cực, cảm xúc kia mới là tốt là tích cực) nhưng lớn lên hơn rồi, trải qua nhiều chuyện, mình hiểu rằng chẳng có cảm xúc nào là tốt hay xấu cả, nó chỉ xấu khi chúng ta để nó đi quá xa, mất kiểm soát, làm những chuyện dại dột, dằn vặt bản thân hay ảnh hưởng tiêu cực tới những người xung quanh... còn mọi cảm xúc đều đáng được trân trọng vì chúng đều là những mảnh ghép rất quan trọng và cần thiết trên hành trình trưởng thành của mỗi chúng ta.
-----
❓Ask me: https://forms.gle/v8ZEi6RYiyZqhXSJ9