Chuyện xưa

Chuyện xưa Chúng mình mong muốn chia sẻ những câu chuyện của quá khứ, của đất nước.

"NỬA NĂM KHÔNG BIẾT HẠT GẠO TRÒN MÉO..."Có những thời kỳ nửa năm không biết hạt gạo, nó tròn nó méo. Cả năm không biết h...
14/11/2024

"NỬA NĂM KHÔNG BIẾT HẠT GẠO TRÒN MÉO..."
Có những thời kỳ nửa năm không biết hạt gạo, nó tròn nó méo. Cả năm không biết hạt muối mặn hay ngọt. Trong đại đội, có một cậu lính người Tây Nguyên, mới bày cho cả đám cách dùng tro thay muối. Nhưng cách này cũng chỉ là tình thế vì phải đốt sẽ gây ra khói và không phải tro của cây gỗ nào cũng dùng được…
Có lần lính trinh sát được cử đi băng rừng lấy muối về cho đại đội, 3 người đi chỉ còn 1 người về, mang theo được nửa cân muối… Anh em cầm gói muối rồi ôm nhau mà khóc thôi. Hồi ấy anh em động viên nhau là bát cơm chia nửa, viên thuốc đập nát chia thành hai, ba phần. Nhưng mà cả vài tháng trời không có thuốc, lấy đâu ra cơm mà san. Nhiều tàu không số bị chúng nó tìm được, phá hết, anh em ngoài biển còn hy sinh đau lòng nữa.
Thế rồi anh em thiếu muối, cứ bệnh rồi ngã xuống, thiếu muối thì làm gì có đề kháng, cứ sốt rét là chết.
Giờ hiện đại rồi thì làm gì còn mấy ai ăn muối nữa, bao nhiêu gia vị khác thay thế cả, nhưng góc nhà thì vẫn luôn còn một lọ nhỏ, có lẽ vẫn vì ám ảnh cái ngày đó.
🍁VTV Đặc biệt: Mảnh Ký Ức
Trích phỏng vấn Đại tá Nguyễn Văn Tạo, lưu bút của Trung tá Ninh Hoàng Trung.

Năm 1971, cả lớp chúng tôi ghi danh để chiến đấu ở Mặt trận Quảng Trị. Ngày trước khi tách nhau cử về từng đơn vị, cả lớ...
16/08/2024

Năm 1971, cả lớp chúng tôi ghi danh để chiến đấu ở Mặt trận Quảng Trị. Ngày trước khi tách nhau cử về từng đơn vị, cả lớp ngồi với nhau liên hoan cùng với ổi, me, một chút lương khô quân nhu được cấp và pha chanh đường được trường tặng. Chúng tôi ghi dòng chữ lên bảng, rằng khi nào hòa bình sẽ quay lại đây họp lớp và tiếp tục học tập. Chúng tôi lập một sơ đồ chỗ ngồi gửi lên trường, để sau này đứa nào trở về có thể tự tìm chỗ ngồi được.

Nhưng mấy chục năm trôi qua, chúng tôi chưa từng gặp lại nhau và chúng tôi không tổ chức thêm bất cứ một cuộc họp lớp nào khác cho đến tận bây giờ và mãi mãi về sau nữa.

“Vì cả lớp tôi đều đã hy sinh trong mặt trận Quảng Trị, chỉ còn mình tôi là thương binh 1/4 trở về. Thương binh 1/4 là nặng nhất, mất hoàn toàn sức lao động, người tôi còn tới 20 mảnh đạn nên cũng không thể quay lại học tập được nữa…”

Giấc mơ sống trở về, họp lớp và tiếp tục học tập không thể được thực hiện, nhưng một giấc mơ lớn hơn đã được chúng tôi thực hiện, là giấc mơ giúp cho Tổ Quốc được thống nhất.


Câu ghi chú trong ngoặc kép của của bác Lê Quốc Thành. Chiến sĩ C7 - E95, chiến đấu mặt trận Quảng Trị.
Nội dung trích từ cuốn Một Thời Hoa Lửa

"Trung đội em chỉ còn thế này thôi, hết rồi..."Có lẽ đã lâu rồi, nên có câu chuyện vẫn còn nhớ và có câu chuyện đã lãng ...
20/07/2024

"Trung đội em chỉ còn thế này thôi, hết rồi..."

Có lẽ đã lâu rồi, nên có câu chuyện vẫn còn nhớ và có câu chuyện đã lãng quên… Hôm đấy, địch bắn phá dữ dội quá, tôi mới gọi một trung đội ở tiền phương trở về để tái cơ cấu, điểm danh thêm lính mới và bổ sung lương thực sau mấy ngày chỉ có cháo loãng và củ rừng. Một lát sau, chỉ thấy có 3 cậu trở về, tôi mới bảo rằng: “Sao chỉ có 3 cậu quay về thế? Gọi cả trung đội quay về chứ”.

Thì có cậu trung đội phó đứng nghiêm, gạt nước mắt, máu vẫn chảy rỉ ở cánh tay trả lời: “Trung đội em chỉ còn thế này thôi. Hết rồi”.

- Hết rồi ư? Vâng, hết rồi.

Cả một trung đội hơn 40 người ra ra tiền tuyến mà chỉ còn có 3 người. Cơm anh nuôi chuẩn bị cho mỗi người một nắm mà giờ còn thừa nhiều quá. Gạo thì thiếu mà cơm thì thừa…

| Thiếu tướng Ngô Duy Phát, Sư đoàn 320.
Chia sẻ bởi Tisofi

"Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc".Hồi còn đi học ...
01/07/2024

"Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc".

Hồi còn đi học phổ thông, có 2 bài thơ "Đất Nước" khiến mình rất khoái. Một là bài của Nguyễn Đình Thi và bài còn lại là của Nguyễn Khoa Điềm. Năm nay, cũng là 50 năm mà trường ca Mặt đường khát vọng được xuất bản lần đầu tiên (1974).

Trường ca được sáng tác vào năm 1971, giữa lúc quân và dân ta chống lại Việt Nam hóa chiến tranh, có nhiều trận đánh ác liệt với phía địch, đặc biệt là chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Và cũng trong năm 1971, hàng ngàn sinh viên miền Bắc tình nguyện đặt sách vở vào một góc, lên đường ra chiến trường, chi viện cùng nhân dân miền Nam chống giặc theo tiếng gọi của “Đất Nước”.

“Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”


Cre: Tifosi

Hồi đó, anh em chiến sĩ được phát 2 nắm cơm, mỗi nắm dành cho 1 ngày hành quân, còn lại thì ăn rau tàu bay, rau dương xỉ...
15/06/2024

Hồi đó, anh em chiến sĩ được phát 2 nắm cơm, mỗi nắm dành cho 1 ngày hành quân, còn lại thì ăn rau tàu bay, rau dương xỉ luộc chấm muối hột… Vẫn nhớ câu chuyện đi hành quân qua A Lưới, anh bạn ở tiểu đội cạnh bị mảnh pháo văng dập nát thân dưới. Trước khi hy sinh, anh bạn ấy dùng 2 tay cố tìm bọc cơm nắm ở túi trước, đưa cho đồng đội, bảo là: “Mày ăn đi, mày to hơn tao, ăn một nắm thì đi sao được, tao đi rồi, không ăn nữa đâu”. Nói xong, anh bạn ấy nhắm mắt, nắm cơm thì dính chút máu…
Có thời điểm tiểu đoàn chia cho mỗi anh em lạng rưỡi gạo rồi chia theo nhau hành quân trong 3 - 4 ngày để đến chỗ tập trung… Thường là mỗi tiểu đội sẽ cử một người mang hết. Khi đến điểm tập trung rồi, tự nhiên thấy có tiểu đội chỉ có một người đến được. Anh em kể lại rằng vừa tản ra thì tiểu đội bị phục kích hy sinh gần hết, chỉ còn lại duy nhất một người. Nên gạo cũng gần như còn nguyên, chẳng ai ăn được gì cả.
Hiện nay, gạo nhiều, cơm dư. Nên mỗi khi vào ngày giỗ đồng đội, phải đong một bát gạo thật đầy và nắm một hòn cơm thật to kèm theo khoanh giò đặt lên mộ và ban thờ, để báo cho anh em biết là đã thống nhất, hòa bình rồi.


Tập 1 - Giải mã mang tên Việt Nam.
Lưu bút chiến trường CCB Tạ Đình Hải.

Anh em chiến đấu rất đói, cả sáng mà không thấy anh nuôi mang cơm nắm đến. Hồi ấy, mỗi ngày anh nuôi sẽ mang cơm đến vào...
15/06/2024

Anh em chiến đấu rất đói, cả sáng mà không thấy anh nuôi mang cơm nắm đến. Hồi ấy, mỗi ngày anh nuôi sẽ mang cơm đến vào tầm rạng sáng. Nhưng hôm ấy, đợi đến gần trưa vẫn chẳng thấy gì. Trung đội trưởng cử tôi về lán đóng quân, đi đường thì thấy anh em phía hậu cần đứng quây vào một chỗ quanh cái xác của anh nuôi.
Anh em bảo lại là lúc ấy có toán lịch biệt kích địch đi qua, chúng bắn một phát vào bụng anh, hỏi rằng anh mang đồ ăn đi đâu, nói ra thì chúng sẽ tha. Nhưng anh nuôi không nói câu gì, vội chuyển túi cơm ra đằng sau lưng, thế là chúng bắn vào ngực rồi rút chạy. Anh em tiếp viện đến ngay khi nghe tiếng súng, chỉ được nghe anh nuôi kể lại như vậy, rồi anh nuôi chỉ vào túi cơm ở đằng sau lưng, bảo rằng: “Mang cho anh em đồng đội đi, từ sáng giờ họ chưa ăn cái gì, tôi đi đây”.
Sau đó, tôi mang cơm và kể lại câu chuyện đó cho anh em chiến sĩ ở vòng ngoài. Ai cũng vừa gặm cơm, vừa khóc như con trẻ. Miếng cơm đang ăn lại được đánh đổi bằng tính mạng của đồng đội…
Sau này khi họp mặt anh em hồi ấy, khi thấy miếng xôi được nắm gọn, tự dưng một đồng đội khóc chảy cả nước mắt. Anh em lại nhớ về hồi ấy.


Minh họa: Giải mã mang tên Việt Nam
Trích dẫn Những câu chuyện của đồng đội tại Đăk Tô (1972)

Address

Hanoi

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Chuyện xưa posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share