Giáo Viên Can Thiệp

Giáo Viên Can Thiệp Dạy trẻ can thiệp LH: 0981409455 (zalo)
(1)

🌱TỰ KỶ CÓ PHẢI LÀ DẤU CHẤM HẾT❓☺️TÔI PHẢI LÀM GÌ KHI CON TÔI TỰ KỶ?Tự kỷ không phải là dấu chấm hết – mà là một khởi đầu...
08/06/2025

🌱TỰ KỶ CÓ PHẢI LÀ DẤU CHẤM HẾT❓
☺️TÔI PHẢI LÀM GÌ KHI CON TÔI TỰ KỶ?
Tự kỷ không phải là dấu chấm hết – mà là một khởi đầu khác biệt.

1. Ba mẹ cần HIỂU ĐÚNG VỀ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
🔹 Tự kỷ là rối loạn phát triển thần kinh suốt đời, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội, điều hòa cảm giác và hành vi. Nó không phải là bệnh – nên không thể “chữa khỏi” bằng thuốc hay một liệu pháp đơn lẻ nào.
🔹 Tuy nhiên, nếu được can thiệp sớm và đúng cách, trẻ có thể học được cách giao tiếp, thể hiện cảm xúc, tương tác với người khác, và phát triển kỹ năng sống cần thiết để sống độc lập hơn.
🔹 “Phổ” trong tự kỷ nghĩa là sự khác biệt ở mỗi trẻ là vô cùng đa dạng: có trẻ nói lưu loát nhưng khó kết nối cảm xúc, có trẻ lại không nói nhưng rất giỏi ghi nhớ. Vì thế, không có một phương pháp chung cho tất cả – mỗi trẻ cần được hiểu và hỗ trợ theo cách riêng.
🔹 Và đặc biệt quan trọng: tự kỷ không phải do lỗi của cha mẹ. Đừng đổ lỗi – hãy đồng hành.

2. TÔI PHẢI HỖ TRỢ DẠY CON TÔI NHƯ THẾ NÀO?
➤ Hành động 1: Đừng chờ đợi – hãy can thiệp sớm ngay khi có dấu hiệu
⏰ Giai đoạn từ 0–5 tuổi là “cửa sổ vàng” cho sự phát triển não bộ. Nếu được hỗ trợ đúng lúc, trẻ có thể hình thành nền tảng ngôn ngữ, giao tiếp, kiểm soát hành vi và kỹ năng xã hội.

🔑 Can thiệp sớm KHÔNG có nghĩa là bắt con học nhiều, mà là:
- Thiết lập môi trường học thân thiện, trực quan, có cấu trúc rõ ràng
-Chơi tương tác có mục tiêu – không chỉ để vui mà còn để học kỹ năng sống
- Có sự phối hợp giữa giáo viên, chuyên gia, và gia đình

➤ Hành động 2: Tập trung vào dạy GIAO TIẾP CHỨC NĂNG trước tiên
📣 Nếu con chưa nói được, hãy dạy con “biểu đạt nhu cầu” bằng tranh, cử chỉ, ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ.
✅ Trẻ cần biết cách “nói” rằng: con muốn gì – không thích gì – cần giúp đỡ – muốn dừng lại.
👉 Giao tiếp là chiếc cầu nối giữa trẻ và thế giới. Nếu không có cách giao tiếp, trẻ sẽ la hét, ăn vạ, hành vi tiêu cực vì bất lực. Hãy bắt đầu từ đó.

➤ Hành động 3: Dạy con theo cách con học – không phải theo cách người lớn muốn dạy
🧠 Trẻ tự kỷ có cách xử lý thông tin khác biệt. Truyền đạt bằng lời nói nhiều khi không hiệu quả. Hãy:
- Dùng hình ảnh, biểu tượng, đồ vật thật
- Cấu trúc không gian và lịch trình rõ ràng
Chia nhỏ kỹ năng – dạy từng bước – lặp lại nhất quán
- Củng cố hành vi tích cực – khen đúng lúc, đúng cách
🎯 Đừng đánh giá con qua bài kiểm tra – mà hãy nhìn vào những tiến bộ nhỏ mỗi ngày.

➤ Hành động 4: Đừng bỏ qua cảm xúc và giác quan của con
❤️ Trẻ tự kỷ có cảm xúc, có yêu thương – nhưng thể hiện khác biệt. Có thể con không ôm khi vui, không khóc khi buồn, không nói “mẹ ơi” – nhưng con vẫn cần kết nối.
🌪️ Nhiều trẻ còn gặp khó khăn với xử lý giác quan: nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, thích quay vòng, bịt tai, liếm đồ… Đây không phải là “hư” – mà là nhu cầu cảm giác.
👉 Hãy nhờ chuyên gia đánh giá và hỗ trợ điều hòa cảm giác cho con đúng cách – để con học tốt hơn.

➤ Hành động 5: Khám phá và nuôi dưỡng điểm mạnh của con
🌟 Nhiều trẻ tự kỷ có năng lực nổi bật ở một số lĩnh vực như ghi nhớ, nhạc, toán, hội họa…
🎨 Hãy để con được “toả sáng theo cách riêng” – đó chính là động lực để phát triển sự tự tin và ý nghĩa sống.

🎯 THÔNG ĐIỆP DÀNH CHO BA MẸ:
- Tự kỷ không phải là dấu chấm hết – mà là khởi đầu của một hành trình đầy thử thách và yêu thương.
- Hãy trở thành người đồng hành kiên cường, thấu hiểu và dũng cảm nhất trong hành trình phát triển của con.
- Con bạn xứng đáng được yêu thương – được học hỏi – và được sống trọn vẹn với tiềm năng của con.

🔆Hãy hình dung hành vi của một đứa trẻ như một tảng băng trôi.Thứ chúng ta dễ thấy nhất là phần nổi: những lần con từ ch...
05/06/2025

🔆Hãy hình dung hành vi của một đứa trẻ như một tảng băng trôi.

Thứ chúng ta dễ thấy nhất là phần nổi: những lần con từ chối tham gia, không thể ngồi yên, bùng nổ cảm xúc hay phản ứng dữ dội. Nhưng những điều ấy không phải là “vấn đề” cần bị trừng phạt hay sửa chữa.

Bởi giống như một tảng băng trôi, phần lớn điều thực sự đang diễn ra lại nằm ẩn sâu bên dưới – trong vùng không ai thấy được.
Ở đó có thể là nỗi lo âu không diễn tả được, cảm giác cơ thể đang rối loạn, hoặc những nhu cầu chưa từng được thấu hiểu.

Đặc biệt là khi con trải qua một cơn khủng hoảng cảm giác – xin hãy nhớ rằng:

👉ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CƠN ĂN VẠ CẦN PHẢI BỊ PHẠT

Con không đang cố "làm quá lên" để thu hút sự chú ý.
-> Con đang đau đớn thật sự.

Đó là phản ứng của một cơ thể và tâm trí quá tải, không còn cách nào khác để chịu đựng.
Những cơn khóc, la hét, co người, không nói được hay tự làm đau mình – đều là tín hiệu của sự tuyệt vọng cần được giúp đỡ, không phải là sự bướng bỉnh.

Bởi mỗi đứa trẻ là một bức tranh hoàn chỉnh – được dệt nên từ cảm giác, vận động, cảm xúc, ngôn ngữ, nhận thức, mối quan hệ và môi trường sống.
Chỉ khi ta nhìn con bằng một lăng kính đủ rộng và trái tim đủ mềm, ta mới không hỏi:
------
“Làm sao để sửa hành vi này?”
Mà sẽ bắt đầu hỏi:
“Hành vi này đang muốn nói điều gì về nhu cầu sâu bên trong của con mình?”
------

Và lúc đó, điều quý giá nhất chúng ta có thể trao cho con không phải là lời quát mắng – mà là sự dịu dàng, kiên nhẫn và tử tế. Hiểu và thương con nhiều hơn.
St

🌱5 giai đoạn giúp các cô, các phụ huynh gọi trẻ hồi đáp khi được gọi tên!!!
05/06/2025

🌱5 giai đoạn giúp các cô, các phụ huynh gọi trẻ hồi đáp khi được gọi tên!!!

12 KỸ NĂNG SỐNG GIÚP CON TỰ LẬP TRƯỚC TUỔI TRƯỞNG THÀNHCha mẹ không dạy con để giữ con bên mình mãi mãi… mà để con đủ vữ...
02/06/2025

12 KỸ NĂNG SỐNG GIÚP CON TỰ LẬP TRƯỚC TUỔI TRƯỞNG THÀNH
Cha mẹ không dạy con để giữ con bên mình mãi mãi… mà để con đủ vững vàng giữa thế giới rộng lớn ngoài kia. 🌿

1. Biết tự dậy vào mỗi sáng
Không phải vì mẹ lười gọi, mà là để con bắt đầu ngày mới bằng sự chủ động.

📌 Gợi ý:

Đặt đồng hồ báo thức nhỏ ngay đầu giường cho con.

Nhắn nhủ nhẹ: “Mai chuông reo là con thử tự dậy nha, mẹ tin con làm được!”

Nếu con dậy trễ, mẹ vẫn mỉm cười: “Con đang tập quen, mẹ thấy con cố gắng rồi!”

2. Biết nấu những món đơn giản
Không cần cầu kỳ — chỉ cần con biết chăm sóc bản thân mình.

📌 Gợi ý:

Dạy con luộc trứng, pha mì, chiên trứng.

Khi con lóng ngóng, mẹ đừng la, hãy nói: “Lần đầu mà như vậy là mẹ khen đó!”

Cuối tuần, cho con chọn món và cả nhà cùng vào bếp.

3. Làm việc nhà theo độ tuổi
Không phải để “giúp mẹ” – mà để hiểu giá trị của đóng góp.

📌 Gợi ý:

Tuổi mẫu giáo: xếp dép, nhặt rau.

Tuổi tiểu học: gấp quần áo, lau bàn, dọn đồ chơi.

Luôn ghi nhận: “Nhờ con, nhà mình gọn hẳn!”

4. Tự giác học tập
Khi con học vì chính mình chứ không vì lời nhắc của mẹ, đó là dấu hiệu trưởng thành.

📌 Gợi ý:

Cùng con tạo góc học tập ấm cúng.

Mỗi tối, cùng nhìn lại: “Hôm nay con đã hoàn thành điều gì nè?”

Khi con lười, đừng trách vội. Hỏi nhẹ: “Có gì khiến con mất tập trung không?”

5. Biết chọn trang phục phù hợp
Dạy con ăn mặc không phải để “đẹp mắt người ngoài” – mà là tôn trọng chính mình.

📌 Gợi ý:

Hỏi: “Con nghĩ đi học thì nên mặc gì để thoải mái mà vẫn gọn gàng?”

Khi con chọn chưa hợp, mẹ đừng chỉnh ngay – hãy gợi ý để con tự suy nghĩ lại.

6. Quản lý chi tiêu cá nhân
Một ít tiền tiêu vặt – cũng đủ để con học được sự kiên nhẫn và lựa chọn khôn ngoan.

📌 Gợi ý:

Giao tiền theo tuần/tháng nhỏ.

Con thích món gì, hướng dẫn cách để dành.

Khi con mua được món mong chờ, hãy ăn mừng cùng con.

7. Biết chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì
Đừng né tránh. Cơ thể lớn lên – cảm xúc cũng lớn theo. Hãy đi cùng con.

📌 Gợi ý:

Chuẩn bị băng vệ sinh, khăn sạch… đặt nơi con dễ thấy.

Nói trước, không chờ con hỏi.

Luôn tạo không gian để con có thể chia sẻ mà không ngại.

8. Giữ an toàn cá nhân
Không phải làm con sợ – mà để con biết tự bảo vệ mình.

📌 Gợi ý:

Tập nói “KHÔNG” khi ai đó chạm vào nơi không phù hợp.

Dạy quy tắc “3 bước khi bị lạc”: đứng yên – gọi lớn – nhờ người đúng.

Dùng sách tranh, trò chơi để con học nhẹ nhàng.

9. Giao tiếp và ứng xử văn minh
Lời nói, ánh mắt, cách cư xử… là “tấm danh thiếp” đầu đời của con.

📌 Gợi ý:

Dạy con cảm ơn – xin lỗi – biết nhờ vả đúng cách.

Khi con cư xử chưa hay, đừng mắng. Hỏi: “Nếu là con, con sẽ muốn nghe gì từ bạn?”

Khen con cụ thể: “Hôm nay con chào bác rất lễ phép, mẹ tự hào lắm.”

10. Quản lý thời gian đơn giản
Thói quen nhỏ hôm nay – sẽ thành khả năng tự quản quý giá sau này.

📌 Gợi ý:

Vẽ bảng giờ biểu bằng màu sắc sinh động.

Mỗi lần hoàn thành đúng giờ, được tặng sticker tích điểm.

Nhấn mạnh “chất lượng” – không phải số lượng việc.

11. Làm việc độc lập
Không ai sinh ra đã tự lập. Nhưng con hoàn toàn có thể học điều đó – từng bước nhỏ một.

📌 Gợi ý:

Để con tự chuẩn bị đồ đi học mỗi sáng.

Khi con nhờ buộc dây giày, mẹ chỉ nói: “Con thử đi, mẹ nhìn con nè!”

Và đừng quên ghi nhận: “Con làm được rồi, mẹ tin con mà.”

12. Biết phối hợp khi làm việc nhóm
Dù giỏi đến mấy – con vẫn cần học cách sống cùng người khác.

📌 Gợi ý:

Cho con tham gia nhóm chơi, nhóm học.

Khi có xung đột, hướng dẫn con nói chuyện, chia sẻ, không tranh giành.

Kể chuyện về những đội nhóm thành công – để con hiểu: một mình không thể đi xa.

💬 LỜI KẾT
Làm cha mẹ, đôi khi ta quên rằng:
Con không thể học tự lập trong một sớm một chiều.
Nhưng con có thể học mỗi ngày – nếu có ba mẹ kiên nhẫn bên cạnh.

Không làm hộ.
Không vội trách.
Chỉ cần âm thầm đồng hành, lặp lại những điều nhỏ bé với tình yêu bền bỉ và niềm tin không đổi.

✨ Hôm nay con chưa làm được – không sao.
Chỉ cần ngày mai con lại muốn thử, lại dám làm…
Là con đang lớn lên – theo cách vững vàng nhất rồi đó.

🌱Hãy hình dung hành vi của một đứa trẻ như một tảng băng trôi.Thứ chúng ta dễ thấy nhất là phần nổi: những lần con từ ch...
27/05/2025

🌱Hãy hình dung hành vi của một đứa trẻ như một tảng băng trôi.

Thứ chúng ta dễ thấy nhất là phần nổi: những lần con từ chối tham gia, không thể ngồi yên, bùng nổ cảm xúc hay phản ứng dữ dội. Nhưng những điều ấy không phải là “vấn đề” cần bị trừng phạt hay sửa chữa.

Bởi giống như một tảng băng trôi, phần lớn điều thực sự đang diễn ra lại nằm ẩn sâu bên dưới – trong vùng không ai thấy được.
Ở đó có thể là nỗi lo âu không diễn tả được, cảm giác cơ thể đang rối loạn, hoặc những nhu cầu chưa từng được thấu hiểu.

Đặc biệt là khi con trải qua một cơn khủng hoảng cảm giác – xin hãy nhớ rằng:

ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CƠN ĂN VẠ CẦN PHẢI BỊ PHẠT

Con không đang cố "làm quá lên" để thu hút sự chú ý.
-> Con đang đau đớn thật sự.

Đó là phản ứng của một cơ thể và tâm trí quá tải, không còn cách nào khác để chịu đựng.
Những cơn khóc, la hét, co người, không nói được hay tự làm đau mình – đều là tín hiệu của sự tuyệt vọng cần được giúp đỡ, không phải là sự bướng bỉnh.

Bởi mỗi đứa trẻ là một bức tranh hoàn chỉnh – được dệt nên từ cảm giác, vận động, cảm xúc, ngôn ngữ, nhận thức, mối quan hệ và môi trường sống.
Chỉ khi ta nhìn con bằng một lăng kính đủ rộng và trái tim đủ mềm, ta mới không hỏi:
------
“Làm sao để sửa hành vi này?”
Mà sẽ bắt đầu hỏi:
“Hành vi này đang muốn nói điều gì về nhu cầu sâu bên trong của con mình?”
------

Và lúc đó, điều quý giá nhất chúng ta có thể trao cho con không phải là lời quát mắng – mà là sự dịu dàng, kiên nhẫn và tử tế. Hiểu và thương con nhiều hơn.
Nguồn: St fb , tâm lý ý yên

𝟓 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐯𝐢 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐠𝐚̣̆𝐩 𝐨̛̉ 𝐭𝐫𝐞̉: 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐪𝐮𝐞𝐧 𝐭𝐡𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐱𝐮̛̉ 𝐥𝐲́ 𝐝𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐨 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐡𝐮𝐲𝐧𝐡 Trong quá trình ...
19/05/2025

𝟓 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐯𝐢 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐠𝐚̣̆𝐩 𝐨̛̉ 𝐭𝐫𝐞̉: 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐪𝐮𝐞𝐧 𝐭𝐡𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐱𝐮̛̉ 𝐥𝐲́ 𝐝𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐨 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐡𝐮𝐲𝐧𝐡
Trong quá trình nuôi dạy và can thiệp cho trẻ, đặc biệt là trẻ có những nhu cầu đặc biệt, các hành vi như ăn vạ, quấy khóc, lăng xăng chạy nhảy, hay chống đối khi học… là điều hầu như cha mẹ và giáo viên đều phải đối mặt mỗi ngày. Thực tế, mỗi hành vi của trẻ đều có nguyên nhân riêng, và hiểu rõ những nguyên nhân này sẽ giúp chúng ta xử lý tình huống một cách bình tĩnh và hiệu quả hơn.

1. 𝑻𝒓𝒆̉ 𝒂̆𝒏 𝒗𝒂̣, 𝒌𝒉𝒐́𝒄 𝒍𝒐́𝒄 𝒌𝒉𝒊 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 đ𝒂́𝒑 𝒖̛́𝒏𝒈 𝒚𝒆̂𝒖 𝒄𝒂̂̀𝒖
Nguyên nhân thường gặp:
- Trẻ chưa biết cách thể hiện nhu cầu một cách rõ ràng.
- Trẻ từng được đáp ứng khi ăn vạ nên hình thành thói quen này.

Cách xử lý:
- Kiên trì giữ bình tĩnh, tránh chiều theo ngay lập tức.
- Đợi trẻ bình tĩnh rồi mới nhẹ nhàng hỏi trẻ cần gì.
- Dạy trẻ sử dụng các phương tiện giao tiếp thay thế như chỉ tranh ảnh (PECS), cử chỉ hoặc lời nói ngắn gọn.

Gợi ý tương tác với phụ huynh:
"Khi con ăn vạ, ba mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh, không lập tức đáp ứng. Chờ con ngừng khóc, sau đó nhẹ nhàng nhắc: 'Con bình tĩnh rồi, con cần gì nào?'. Dần dần con sẽ hiểu cách thể hiện nhu cầu đúng đắn hơn."

2. 𝑻𝒓𝒆̉ 𝒕𝒉𝒊𝒆̂́𝒖 𝒄𝒉𝒖́ 𝒚́, 𝒍𝒐̛ đ𝒂̃𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒊 𝒉𝒐̣𝒄 𝒉𝒂𝒚 𝒄𝒉𝒐̛𝒊
Nguyên nhân thường gặp:
- Hoạt động chưa phù hợp sở thích hoặc khả năng của trẻ.
- Môi trường xung quanh nhiều yếu tố gây phân tán (tiếng ồn, đồ chơi khác…)

Cách xử lý:
- Lựa chọn hoạt động ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với trẻ.
- Loại bỏ hoặc giảm tối đa các yếu tố gây phân tâm trước khi hoạt động.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ như bảng trực quan, đồng hồ báo giờ giúp trẻ dự đoán được thời gian kết thúc.

Gợi ý tương tác với phụ huynh:
"Cha mẹ thử chọn một hoạt động thật đơn giản và chỉ để đúng đồ dùng cần thiết trước mặt con. Sử dụng đồng hồ báo giờ, trẻ sẽ hiểu rằng khi hết thời gian là xong và dễ tập trung hơn."

3. 𝑻𝒓𝒆̉ 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒎𝒖𝒐̂́𝒏 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒕𝒂́𝒄, 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 đ𝒐̂́𝒊 𝒌𝒉𝒊 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒚𝒆̂𝒖 𝒄𝒂̂̀𝒖

Nguyên nhân thường gặp:
- Yêu cầu đưa ra quá khó hoặc không rõ ràng.
- Trẻ chưa hiểu rõ phải làm gì, dẫn đến cảm giác thất bại ngay từ đầu.

Cách xử lý:
- Chia nhỏ nhiệm vụ thành từng bước thật đơn giản và cụ thể.
- Đưa ra hướng dẫn trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn.
- Áp dụng nguyên tắc trực quan “Đầu tiên – Sau đó” để trẻ hiểu rõ điều cần làm và phần thưởng sẽ nhận được.

Gợi ý tương tác với phụ huynh:
"Cha mẹ thử nói thật đơn giản với con: 'Đầu tiên con bỏ đồ chơi vào hộp, sau đó mình ra sân chơi nhé!'. Nếu trẻ vẫn từ chối, hãy chia nhỏ thêm: 'Con cất một đồ chơi thôi rồi đi chơi liền'. Trẻ sẽ dễ chịu và hợp tác hơn nhiều."

4. 𝑻𝒓𝒆̉ 𝒕𝒂̆𝒏𝒈 đ𝒐̣̂𝒏𝒈, 𝒍𝒆𝒐 𝒕𝒓𝒆̀𝒐, 𝒄𝒉𝒂̣𝒚 𝒏𝒉𝒂̉𝒚 𝒍𝒊𝒆̂𝒏 𝒕𝒖̣𝒄 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒌𝒊𝒆̂̉𝒎 𝒔𝒐𝒂́𝒕
Nguyên nhân thường gặp:
- Trẻ có nhu cầu vận động mạnh nhưng chưa được đáp ứng đầy đủ.
- Trẻ chưa được hướng dẫn cách tự điều chỉnh mức năng lượng.

Cách xử lý:
- Cho trẻ vận động mạnh hợp lý trước các hoạt động tĩnh như học hoặc ăn.
- Thiết lập lịch trình rõ ràng với sự xen kẽ giữa hoạt động vận động và nghỉ ngơi.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ cảm giác như bóng yoga, bạt nhún để giúp trẻ giải phóng năng lượng.

Gợi ý tương tác với phụ huynh:
"Trước khi ngồi vào bàn ăn hay học bài, ba mẹ nên cho trẻ vận động mạnh khoảng 10-15 phút. Trẻ được giải phóng năng lượng sẽ dễ ngồi yên hơn trong các hoạt động tiếp theo."

5. 𝑻𝒓𝒆̉ 𝒈𝒂̣̆𝒑 𝒌𝒉𝒐́ 𝒌𝒉𝒂̆𝒏 𝒌𝒉𝒊 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒖̛̀ 𝒉𝒐𝒂̣𝒕 đ𝒐̣̂𝒏𝒈 𝒏𝒂̀𝒚 𝒔𝒂𝒏𝒈 𝒉𝒐𝒂̣𝒕 đ𝒐̣̂𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒂́𝒄
Nguyên nhân thường gặp:
- Trẻ chưa biết trước điều gì sắp diễn ra.
- Trẻ đang tập trung cao độ vào hoạt động hiện tại, chưa sẵn sàng cho việc chuyển tiếp.

Cách xử lý:
- Thông báo rõ ràng trước khi chuyển tiếp (bằng lời hoặc hình ảnh).
- Dùng thẻ lịch trình trực quan để trẻ dễ đoán trước điều sắp tới.
- Thực hiện chuyển tiếp nhẹ nhàng bằng cách đếm ngược, hát một bài hát hoặc hỗ trợ tích cực để giúp trẻ chuyển đổi dễ dàng hơn.

Gợi ý tương tác với phụ huynh: “Ba mẹ thử áp dụng thông báo chuyển tiếp rõ ràng như: ‘5 phút nữa chúng ta nghỉ nhé!’, hoặc dùng hình ảnh minh họa. Khi hết giờ, nhẹ nhàng hát bài hát chuyển hoạt động để con thấy vui vẻ hơn khi chuyển tiếp.”

Mỗi trẻ đều khác biệt, vì vậy hãy kiên trì, linh hoạt và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với con mình

✨️CÁCH KHẮC PHỤC KHI TRẺ NÓI LẮP! Ba mẹ, các cô lưu lại nhé!-----------
15/05/2025

✨️CÁCH KHẮC PHỤC KHI TRẺ NÓI LẮP! Ba mẹ, các cô lưu lại nhé!
-----------

Chia sẻ với các bạn một vài gợi ý sửa tật nhại lời ở trẻ!Con nhỏ mới tập nói thường sẽ bắt chước và lặp lại lời nói của ...
12/05/2025

Chia sẻ với các bạn một vài gợi ý sửa tật nhại lời ở trẻ!

Con nhỏ mới tập nói thường sẽ bắt chước và lặp lại lời nói của người lớn.
Ví dụ như khi mẹ hỏi: “Cái gì đây?” con cũng sẽ trả lời “Cái gì đây?”, mà không biết diễn đạt câu trả lời của mình. Vậy khi trẻ nhại lời, cha mẹ nên làm gì?
Không nên quá lo lắng khi trẻ lặp lại lời nói vì nó cũng có thể là bước đệm cho sự phát triển ngôn ngữ.

🔎 Con nhại lại lời là do hai nguyên nhân:

• Do con chưa hiểu câu hỏi, nên không biết cách trả lời. Có thể con chưa nhận thức được, hoặc chưa biết cái sự vật được nhắc đến trong câu hỏi. Vậy nên trước khi đặt câu hỏi cha mẹ nên xem nhận thức hiện tại của con đang ở mức độ nào, không nên đặt ra mục tiêu cao quá so với con và phải chuyển sang dạy cho trẻ ngôn ngữ tiếp nhận trước. Ví dụ: dạy cho trẻ biết con gà trước khi đặt câu hỏi “Con gì đây?”.

• Con nhại lại lời dù biết câu trả lời: có nghĩa là con đã biết “Ô tô” nhưng khi mẹ hỏi “Xe gì đây”, con vẫn trả lời “Xe gì đây” thay cho trả lời “Ô tô”, hoặc khi mẹ hỏi “Xe gì đây? Ô tô”, con cũng nhại lại “Xe gì đây? Ô tô”.

👉 Để giải quyết trường hợp này, cha mẹ có thể làm theo cách sau:

• Cách 1: khi đặt câu hỏi, cha mẹ sẽ nói rất nhanh và nói với giọng nhỏ cho câu hỏi “Xe gì đây” và nói to, rõ ràng câu trả lời “Ô tô” để con có thể vuốt đuôi câu trả lời. Cha mẹ cũng có thể đặt câu hỏi “Xe gì đây?” và mớm lời luôn giúp con “Ô”, để con trả lời “Ô tô”.

• Cách 2: cha mẹ sẽ thay đổi cách hỏi, như “Đây là xe gì? Xe ô tô”, vì khả năng nhớ của con chỉ có thể nói được 3-4 từ nên con sẽ nói “Xe ô tô” là câu trả lời luôn. Hoặc khi hỏi câu hỏi “Xe gì đây?”, cha mẹ chỉ vào bản thân mình, còn trả lời “Xe ô tô hoặc ô tô” thì chỉ vào con, như vậy sẽ giúp con phân biệt được khi nào là đến lượt con nói.

• Cách 3: trong buổi dạy con nên rủ thêm một người nữa để ngồi học cùng con, mẹ sẽ hỏi con, người học hỏi cùng một câu hỏi để trẻ bắt chước người học cùng trả lời

👉✨️KHI NÀO CẦN SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN TRẺ TỰ KỈMột số câu hỏi cần đặt ra khi con bạn 18 tháng tuổi:1❤️. Con có nhìn và chỉ ...
02/05/2025

👉
✨️KHI NÀO CẦN SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN TRẺ TỰ KỈ

Một số câu hỏi cần đặt ra khi con bạn 18 tháng tuổi:
1❤️. Con có nhìn và chỉ bằng ngón trỏ cho bạn xem một vật gì hay không?
2.❤️ Con có nhìn theo khi bạn chỉ vật gì đó bằng ngón trỏ không?
3.❤️ Con có chơi giả vờ với các đồ vật quen thuộc trong gia đình không?
🌿Nếu câu trả lời là không, bạn cần quan sát kĩ hơn để nhận biết một số dấu hiệu sau có xuất hiện ở con hay không nhé!
1.😊Các vấn đề về chơi xã hội
- Không quan tâm tới các bạn khác/người khác đang chơi cùng
- Có vẻ hằn học với các anh chị em
- Hay ngồi gào khóc một mình
- Không để ý tới ba mẹ khi đi làm hay khi về nhà
- Không quan tâm tối các trò chơi, kể cả trò chơi ú òa
- Phản ứng mạnh khi được bế hay ôm hôn
- Không giơ tay đòi bế
- …
2. 😊Các vấn đề về giao tiếp
- Tránh tiếp xúc mắt
- Không nhận biết môi trường xung quanh
- Kéo tay người lớn thực hiện 1 việc nào đó cho mình chứ không tự làm
3. 😊Các hành vi lặp đi lặp lại
- Vẫy tay
- Nhìn liên tục vào quạt trần đang quay hay bánh xe đang quay
- Tự xoay vòng vòng
- Xếp đồ vật thành hàng hoặc thành chồng
- Chỉ chơi 1 số vật nhất định
- Không để ý tới đồ chơi mà chỉ để ý tới 1 bộ phận, ví dụ bánh xe của ô tô đồ chơi
- Đi nhón chân
4.😊 Những hành vi kì lạ bất thường
- Lắc lư, đong đưa
- Tắt bật đèn liên tục
- Ăn những đồ vật bất thường như: quần áo, rèm cửa, tóc…
- Thích so ngón tay trước mắt
- Thích chui xuống gầm ghế hay các khe hở hẹp
- Thích các động tác mạnh lên cơ thể: leo trèo, nhảy, chạy liên tục
- Bôi trét phân khi đi vệ sinh
- ….
5.😊 Các vấn đề về vận động
- Vận động tinh vụng về
- Phối hợp tay mắt kém
- Đi nhón gót
- Không bắt được quả bóng
- Giữ thăng bằng lạ thường
- Vụng về, hay ngã
- Hay chảy nước dãi
- Không biết đạp xe
- …
6. 😊Sự nhạy cảm quá mức
- Bịt tai khi nghe nhạc
- Nhìn chằm chằm vào bóng đèn hoặc mặt trời
- Không chơi các đồ chơi mềm như gấu bông
- Tự dứt tóc hay tự cấu mình chảy máu
- ….
7. 😊Phản ứng cảm giác
- Khó chịu khi cắt tóc
- Khó chịu khi thay đổi quần áo theo mùa
- Không thích tắm rửa
- Chỉ ăn một số đồ ăn nhất định
- Bịt tai khi nghe nhạc
- Không quay lại khi được gọi tên
- …
8. 😊Tự gây thương tích
- Đập đầu vào tường
- Tự cắn
- Tự cấu
- Tự dứt tóc
- …
9. 😊Cảm giác an toàn
- Không sợ độ cao
- Không nhận ra nguy hiểm
-…

🌱  8 MẸO NHỎ GIÚP TRẺ HỢP TÁC KHI LUYỆN NÓI“Con em cứ quay đi chỗ khác, không chịu nói gì cả.”“Ngồi chưa được 1 phút là ...
02/05/2025

🌱 8 MẸO NHỎ GIÚP TRẺ HỢP TÁC KHI LUYỆN NÓI

“Con em cứ quay đi chỗ khác, không chịu nói gì cả.”

“Ngồi chưa được 1 phút là con bỏ chạy…”

Bạn không cô đơn đâu. Điều này rất phổ biến ở trẻ chậm nói.

🌈Nhưng thay vì ép con ngồi học, hãy áp dụng những mẹo linh hoạt – vui vẻ – gợi mở dưới đây:

1. Chơi chứ không học

➤ Bỏ bàn học – chọn sàn nhà, ghế sofa, gương lớn…

➤ Vừa chơi, vừa lồng từ khóa → con không bị áp lực.

2. Nói thật ngắn, thật chậm

➤ “A… uống” thay vì: “Con có muốn uống nước không nè?”

🌈Trẻ dễ bắt chước hơn → đỡ lạc mất âm.

3. Lặp đi lặp lại 1 từ trong 1 ngày

➤ Chỉ 1 từ như “măm”, “ư”, “A” → giúp não con ghi nhớ sâu.

4. Dùng âm thanh hài hước để gây chú ý

➤ “Bùm!”, “Phùuuu!”, “Á á á!” → con cười → rồi bật theo.

5. Bắt chước âm con trước – rồi mời con lặp lại

➤ Con: “ư…” → mẹ: “ư nè! con nói ư hay quá!”

🌈 Trẻ cảm thấy được “nghe – hiểu – đồng hành.”

6. Chỉ luyện nói khi con đang vui – không bao giờ khi con đang giận, đói, mệt

➤ Giao tiếp luôn cần trạng thái tích cực để hiệu quả.

7. Tạo “khung thời gian vàng”: 5 phút sau khi ăn nhẹ, sau khi ngủ dậy, khi đang chơi món yêu thích

➤ Não tỉnh táo + cảm xúc tốt → là lúc dễ bật âm nhất.

8. Luôn kết thúc buổi chơi bằng cái ôm và lời khen

➤ “Hôm nay con giỏi quá! Nói ư rồi nè!”

🌈Trẻ sẽ mong chờ lần sau → đó là hợp tác thật sự, không ép buộc.

🎯 Khi bạn biến luyện nói thành một cuộc chơi yêu thương – trẻ sẽ muốn chơi lại… và muốn nói thật nhiều.

✨️10 Cách Cải Thiện Cảm Xúc Giận Dữ La Hét Trẻ Đặc Biệt❤️Nguồn: cô Tố Như**Hiểu về cơ chế cảm xúc bộ não**Phần vỏ não tr...
02/05/2025

✨️10 Cách Cải Thiện Cảm Xúc Giận Dữ La Hét Trẻ Đặc Biệt
❤️Nguồn: cô Tố Như
**Hiểu về cơ chế cảm xúc bộ não**

Phần vỏ não trước trán (thùy trán) giống như một đầu bếp chuyên nghiệp - người sẽ lập kế hoạch món ăn, cân đo gia vị và điều chỉnh lửa.

Nhưng giống như một đầu bếp tập sự, vị đầu bếp này cần tới 20 năm học việc mới thực sự thành thạo nghề!

Trong khi đó, hệ thống Limbic (não "bò sát") lại giống như một cái bếp gas đang cháy rừng rực: hễ có gì chạm vào là bùng lên ngay!

Nó không cần suy nghĩ, không cần tính toán, cứ thế mà phản ứng tức thì với mọi kích thích.

Vì vậy, khi con của chúng ta gặp khó khăn với cảm xúc.

Như một chiếc cốc tràn, một chút mệt mỏi, đói bụng, hay quá tải giác quan là có thể khiến con thấy giận dữ hoảng loạn.

Con không thể suy nghĩ logic , mọi hành động chỉ bộc phát theo bản năng sinh tồn: hoặc đứng yên sợ hãi, hoặc dùng mọi cách loại bỏ nguy cơ, hoặc chạy tán loạn.

Cô biết rằng Ba Mẹ cảm thấy rất lúng túng trong việc đồng hành cùng cảm xúc của con lúc này.

Thế nhưng Ba Mẹ nhớ lúc tình huống khẩn cấp trên máy bay, người lớn cần đeo mặt nạ oxy trước khi đeo cho trẻ em không?

Nếu chúng ta không đủ thông suốt, bị cuốn theo cảm xúc của con, vội vàng dùng ngôn từ tiêu cực hay phạt đánh con mong"dập tắt" cảm xúc của con, giống như việc đặt một nắp đậy lên nồi nước đang sôi vậy - áp lực sẽ càng tăng lên!

Ba mẹ à, hầu hết chúng ta không cố ý làm vậy đâu.

Nhưng đôi khi cô thấy nhiều ba mẹ vẫn nghĩ rằng "con chỉ được vui, không được buồn".

Giống như chúng ta chỉ chấp nhận nắng mà không chấp nhận mưa vậy - điều đó không thực tế phải không?

Nhưng giống như một cây xương rồng không được tưới nước, việc không được thấu hiểu về mặt cảm xúc có thể khiến con tổn thương sâu sắc, và khi lớn lên có thể lặp lại cách đối xử này với con cái của mình.

Nhưng nếu chúng ta quản lý được chúng trước thì sẽ từ từ khiến cơn giận dữ của con tan dần trong lớp sương mờ.

Bởi vì Cảm xúc có thể gây MẤT NĂNG LƯỢNG hoặc TĂNG CƯỜNG NĂNG LƯỢNG

**CẢM XÚC TĂNG CƯỜNG NĂNG LƯỢNG:**

- Cảm xúc tăng cường năng lượng thúc đẩy sự khỏe mạnh và khả năng phục hồi.
- Chúng có thể nâng cao tâm trạng và tăng cường cảm giác hạnh phúc tổng thể.
- Khuyến khích một cái nhìn tích cực và động lực.

**NHỮNG CẢM XÚC TIẾP THÊM NĂNG LƯỢNG:**

- Vui vẻ
- Hài lòng
- Biết ơn
- Yêu
- Bình yên
- Lạc quan
- Tự tin
- Hy vọng
- Tự hào
- Chấp nhận
- Hào hứng
- Thanh thản

**CẢM XÚC MẤT NĂNG LƯỢNG:**

- Cảm xúc mất năng lượng có thể làm cạn kiệt năng lượng và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
- Thường liên quan đến căng thẳng, xung đột hoặc các tình huống khó khăn.
- Có thể biểu hiện về thể chất như căng thẳng, mệt mỏi hoặc đau đầu.

**NHỮNG CẢM XÚC MẤT NĂNG LƯỢNG:**

- Lo lắng
- Thất vọng
- Tội lỗi
- Buồn bã
- Tức giận
- Choáng ngợp
- Tuyệt vọng
- Tuyệt vọng
- Sợ hãi
- Oán giận
- Xấu hổ
- Thất vọng
- Kiệt sức
- Khó chịu

Hãy liệt kê lại xem ngày hôm nay ta đã trao nhau những cảm xúc nào.

Và cô mời ba mẹ cùng trở thành những "huấn luyện viên cảm xúc" cho con - người sẽ lắng nghe, thấu hiểu và hướng dẫn con xử lý cảm xúc một cách lành mạnh, thay vì cố gắng "xóa" chúng đi!

Hãy xem đây là rất nhiều cách để đổ bớt nước trong chiếc cốc tràn cảm xúc.

Ba Mẹ hãy lưu về làm màn hình điện thoại, để lựa chọn cách phù hợp cho con nhé. Mỗi trẻ sẽ phù hợp với hình thức làm dịu khác nhau, hãy thử hết và xem cách nào con hoàn toàn hợp tác.

💥 MỘT SỐ BÀI TẬP TRÒ CHƠI GỢI Ý GIÚP LUYỆN TẬP TRUNG CHÚ Ý CHO TRẺ 💥1. Trò chơi: “vẽ”- Chuẩn bị: bảng, bút lông viết bản...
30/04/2025

💥 MỘT SỐ BÀI TẬP TRÒ CHƠI GỢI Ý GIÚP LUYỆN TẬP TRUNG CHÚ Ý CHO TRẺ 💥

1. Trò chơi: “vẽ”
- Chuẩn bị: bảng, bút lông viết bảng, khăn lau
- Cách thực hiện: Phụ huynh nên sắp xếp các ý tưởng trong đầu trước khi chơi trò này với trẻ. Ta có thể vẽ một vòng tròn lên bảng nhưng nhớ là vẽ chậm chậm và hỏi trẻ “đố con mẹ vẽ cái gì?”, trẻ sẽ trả lời nếu biết, còn trẻ không trả lời được thì mẹ có thể nói “à là một hình tròn”, sau đó từ hình tròn ta vẽ một đường thẳng xuống và tiết tục hỏi trẻ “mẹ vẽ thành hình gì nữa đây?” “bong bóng”, tiếp tục vẽ xung quanh hình tròn nhiều hình oval để tạo thành bông hoa, sau đó vẽ thêm lá tạo thành cành hoa. Ta sẽ cố gợi ý đặt câu hỏi cho trẻ để trẻ chú ý vào nét vẽ. Có thể sáng tạo thành các hình như: con ốc sên, mặt trời, con sâu...
2. Hoạt động tô màu
- Chuẩn bị: Giấy, bút màu
- Cách chơi: Phụ huynh gợi ý một số hình cho trẻ chọn để tô như: mặt cười, mặt buồn, hình tròn, vuông, con cá, con gà… đầu tiên nên cho trẻ chọn những hình đơn giản trước, dần dần cho trẻ chọn các hình phức tạp hơn. Phụ huynh nên tô cùng trẻ và khuyến khích trẻ bằng lời nói như: con tô mặt cười cho thật đẹp nhé giống của mẹ nè, xem ai tô nhanh hơn nhé… 😊
3. Trò chơi “làm bánh”
- Chuẩn bị: đất sét, một số khuôn làm bánh
- Cách chơi: Phụ huynh cùng chơi với bé, vừa chơi vừa diễn giải bằng lời nói: “hôm nay sinh nhật ba, 2 mẹ con mình sẽ làm bánh tặng ba nhé!Đầu tiên mình làm bánh sinh nhật tăng ba”, vừa nói và vừa cùng bé nhào đất, dùng khuôn bánh ấn xuống để tạo thành bánh. sau đó đặt câu hỏi cho bé “con muốn là gì tặng ba” nên gợi ý cho bé, và tiếp tục trò chơi tới khi nào bé có dấu hiệu chán.
4. Trò chơi “tìm đường đi”
- Chuẩn bị: mô hình xe đồ chơi nhỏ, khối gỗ đồ chơi
- Cách chơi: sắp các khối gỗ tạo thành mô hình nhà tượng trưng, xếp đường đi: 1 đường sẽ về tới nhà, 1 đường sẽ vào hẻm cụt. Ban đầu Phụ huynh cho 2 đường, ngắn, sau đó tăng lên dài, tăng lên 3 đường, 4 đường cho bé chọn lựa
(Cách chơi tìm đường này có thể sử dụng bút lông vẽ trên bài tập giấy nếu bé nào có kỹ năng vẽ, viết tốt)
5. Trò chơi “chọn hình”
- Chuẩn bị: một số hình ảnh quen thuộc với trẻ
- Cách chơi 1: Ban đầu sử dụng 2 hình, cho trẻ quan sát sau đó cho trẻ nhắm mắt lại, mẹ giấu đi 1 hình và hỏi trẻ “con xem mất hình nào?”. Tăng lên lần lượt 3, 4, 5 hình khi trẻ làm tốt.
- Cách chơi 2: có thể mẹ sắp xếp thứ tự 2 hình, cho trẻ quan sát, sau đó mẹ xáo trộn 2 hình đó và yêu cầu trẻ sắp xếp lại. Tăng lên lần lượt 3, 4, 5… hình khi trẻ làm tốt.
- Cách chơi 3: Cho trẻ quan sát 1 hình, sau đó mẹ sắp hình đó trong 2 hình khác, và yêu cầu trẻ tìm hình vừa được xem.
6. Đọc sách cho bé nghe là hoạt động tăng khả năng chú ý ở trẻ rất tốt, phụ huynh nên đọc sách nhiều cho trẻ nghe. Khi đọc sách phụ huynh nên diễn tả nét mặt và giọng nói của mình phù hợp với các nhân vật trong truyện sẽ giúp trẻ thích thú hơn.Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ.
Khi trẻ có thể nhớ câu chuyện mà trẻ đã được nghe, ta có thể cùng trẻ kể lại câu chuyện bằng cách khơi gợi cho trẻ, cho trẻ bắt chước các giọng điệu, nét mặt của nhân vật.
7. Xâu hạt là hoạt động giúp phát triển vận động ngón tay, ngoài ra nó còn phát triển khả năng tập trung chú ý cho trẻ rất tốt.
- Chuẩn bị: Bộ xâu hạt (được bán nhiều ngoài nhà sách)
- Cách chơi: ban đầu phụ huynh đưa ra số hạt yêu cầu trẻ xâu vào hết (vì dụ: 5 hạt), sau đó tăng dần số hạt càng nhiều càng tốt. Nếu khả năng nhận thức trẻ tốt thì ta có thể cho trẻ xâu hạt xen kẽ (ví dụ: 1 màu vàng, 1 màu đỏ, hoặc 1 con cá, 1 con gà…)
8. Trò chơi “quan sát tranh”
- Chuẩn bị: 1 số tranh có nhiều chi tiết Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ.
- Cách chơi: Cho trẻ quan sát tranh với 3 chi tiết khác nhau trong thời gian 1p có thể trò chuyện với trẻ những hình ảnh trong tranh, sau đó cất tranh đặt câu hỏi cho trẻ “trong tranh có những hình gì?”, trẻ phải nêu lên những hình vừa thấy.
Hoặc đối với những trẻ hạn chế ngôn ngữ, chúng ta có thể để những tấm hình cắt rời giống trong tranh và 1 số hình không có trong tranh, đưa cho trẻ để trẻ chọn ra những hình mà trẻ thấy trong tranh
9. Trò chơi “tìm hình” Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ
- Chuẩn bị: Hình vẽ có nhiều hình học khác nhau, hoặc tranh 1 số dụng cụ có chứa hình học
- Cách chơi: Cho trẻ tìm hình chữ nhật trong bức tranh đồ dùng nhà bếp (có 3 hình ảnh), tăng dần mức độ.
10. Trò chơi “đẩy xe”
- Chuẩn bị: bìa cứng, nhiều xe đồ chơi
- Cách chơi: đặt bìa cứng cho có động nghiêng 30 – 40 độ, sau đó đặt lần lượt từng chiếc xe lên cho xe chạy
11. Trò chơi xé giấy
- Chuẩn bị: 1 ít giấy báo, hoặc giấy trắng
- Cách chơi: Cho bé xé giấy theo hình trên giấy báo, hoặc cho bé xé giấy tự do, hoặc ba mẹ có thể vẽ đường kẽ sẵn trên giấy và cho bé xé theo đường kẽ
Trò chơi này ngoài việc phát triển chú ý thì còn phát triển vận động tinh khá tốt cho trẻ
12. Cho trẻ nghe nhạc nhiều cũng kích thích trẻ chú ý ghi nhớ lời bài và giai điệu của bài hát, đến lúc nào đó trẻ nghe được bài hát thì trẻ cũng ngân nga theo.
13. Ngoài ra còn một số hoạt động như trò chơi xây dựng, trò chơi xếp hình cũng giúp trẻ phát triển tốt sự tập trung chú ý.
👉Trẻ có thể tập trung và chú ý vấn đề sẽ giúp hoàn thành tốt công việc một cách dễ dành hơn. Nhờ vào sự tập trung cao độ, trẻ sẽ dễ dàng đánh bại những tác động xung quanh như tiếng ồn hoặc các hoạt động làm phân tán tư tưởng. Hãy tập luyện thói quen cho sự tập trung chú ý hàng ngày cho trẻ cho đến khi trẻ đang làm việc gì đó mà vẫn tập trung tốt vào công việc của mình dù có bị bất cứ tác động xung quanh khác xen vào.
Chúc ba mẹ có những giờ học và chơi bên con thật thú vị 💗
-------
Nguồn:st.

Address

Yên Viên _ Gia Lâm _ Hanoi
Hanoi

Telephone

+84981409455

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Giáo Viên Can Thiệp posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share