Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ - CIS

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ - CIS Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, được thành lập ngày 15/09/2014.

Centre for Indian Studies is an organization in Ho Chi Minh National Academy of Politics, Vietnam, established on 15 September, 2014.

07/05/2025

Statement by Foreign Secretary: OPERATION SINDOOR

30/04/2025

Commemorating 50 Years of Vietnam's Reunification 🇻🇳 Chúc mừng 30/4 – Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước!
Long live the spirit of unity and friendship!
On this historic day, the Centre for Indian Studies at the Ho Chi Minh National Academy of Politics proudly joins the Vietnamese people in celebrating the 50th anniversary of Vietnam Reunification Day (30 April 1975 – 30 April 2025).
As friends and partners, India and Vietnam share a deep-rooted bond built on mutual respect, shared struggles for independence, and a commitment to peace and cooperation.

Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ (ICCR) vừa tổ chức kỷ niệm 75 năm ngày thành lập trong bối cảnh Ấn Độ hướng tới kỷ nguyên...
28/04/2025

Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ (ICCR) vừa tổ chức kỷ niệm 75 năm ngày thành lập trong bối cảnh Ấn Độ hướng tới kỷ nguyên mới mang tên Amrit Kaal (kỷ nguyên vàng son). Nhân dịp này, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ phỏng vấn Tiến sĩ Monica Sharma, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda (SVCC) tại Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội, thành viên của ICCR về phát triển kết nối văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân điện tử.

Quảng bá văn hóa để phát triển quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong kỷ nguyên mới

25/04/2025

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, lên án mạnh mẽ vụ tấn công tàn bạo nhằm vào thường dân ở Pahalgam, Ấn Độ.
The Centre for Indian Studies, Ho Chi Minh National Academy of Politics, Vietnam, strongly condemns the heinous assault targeting civilians in Pahalgam, and stands in solidarity with the victims and their families.

Ngày 22/4/2025, tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, thuộc Viện Chính trị và Quan hệ Quốc tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ ...
25/04/2025

Ngày 22/4/2025, tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, thuộc Viện Chính trị và Quan hệ Quốc tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Tiến sĩ Mạch Lê Thu giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ.

On April 22, 2025, the Center for Indian Studies, Institute of Politics and International Relations, Ho Chi Minh National Academy of Politics, hosted Ceremony to announce the decision to appoint Dr. Mach Le Thu to the position of Deputy Director of the Center for Indian Studies.

05/04/2025
Chúc mừng Tiến sĩ Bùi Việt Hương, Phó Viện trưởng Viện Chính trị và Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí ...
20/03/2025

Chúc mừng Tiến sĩ Bùi Việt Hương, Phó Viện trưởng Viện Chính trị và Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được giao nhiệm vụ kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ từ ngày 17/3/2025. Lễ công bố quyết định diễn ra sáng ngày 20/3/2025.

Congratulate Dr. Bui Viet Huong, Deputy Director of Institute of International Politics and Relations, Ho Chi Minh National Academy of Politics, has been assigned as the Director of Centre for Indian Studies since 17/3/2025. The inauguration ceremony is hosted by the Academy on 20/3/2025. We wish Dr. Bui Viet Huong great success in the new position.

Thông tin chuyên đề “Giao lưu văn hoá Việt Nam - Ấn Độ: Dấu ấn Ấn Độ trong văn bản lịch sử và tư liệu Việt Nam"Chiều ngà...
20/03/2025

Thông tin chuyên đề “Giao lưu văn hoá Việt Nam - Ấn Độ: Dấu ấn Ấn Độ trong văn bản lịch sử và tư liệu Việt Nam"

Chiều ngày 18/3/2025, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ thuộc Viện Chính trị và Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức chương trình thông tin chuyên đề “Giao lưu văn hoá Việt Nam - Ấn Độ: Dấu ấn Ấn Độ trong văn bản lịch sử và tư liệu Việt Nam” do TS Đỗ Trường Giang, Giám đốc Trung tâm Văn hoá Kinh thành, Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam báo cáo.

Dự chương trình thông tin chuyên đề về phía Ấn Độ có bà T.Ajungla Jamir, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam; cán bộ và nhân viên Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam.

Về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có TS Nguyễn Mạnh Hải, Viện trưởng Viện Thông tin khoa học, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ; các đồng chí Phó Viện trưởng Viện Chính trị và Quan hệ quốc tế: PGS,TS Trịnh Thị Xuyến & TS Bùi Việt Hương; cán bộ, giảng viên, công chức, viên chức Viện Thông tin khoa học, Viện Chính trị và Quan hệ quốc tế, Viện Văn hoá và Phát triển.

Trình bày chuyên đề “Giao lưu văn hoá Việt Nam - Ấn Độ: Dấu ấn Ấn Độ trong văn bản lịch sử và tư liệu Việt Nam”, TS Đỗ Trường Giang, Giám đốc Trung tâm Văn hoá Kinh thành, Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam khẳng định, trong khi quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ đương đại đã đạt được động lực và dấu ấn đậm nét trong những thập kỷ gần đây, thì sự gắn kết lịch sử giữa hai nền văn minh này đã kéo dài gần hai thiên niên kỷ, trước cả các quốc gia dân tộc hiện đại và tạo ra nền tảng sâu sắc cho sự hợp tác hiện tại. Vị trí của Việt Nam ở ngoại vi phía đông của Ấn Độ Dương đã tạo ra một giao điểm độc đáo, nơi những ảnh hưởng của Ấn Độ gặp phải các mô hình văn hóa Đông Á đã được thiết lập.

Theo TS Đỗ Trường Giang, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam đại diện cho một trong những mối liên hệ lịch sử bền chặt nhất nhưng chưa được khám phá đầy đủ của châu Á. Bằng chứng khảo cổ học từ vùng ven biển Việt Nam cho thấy mối liên hệ thương mại với Ấn Độ đã có niên đại từ những thế kỷ đầu Công nguyên, trên "Con đường tơ lụa trên biển" băng qua Vịnh Bengal và Biển Đông. Các hiện vật điêu khắc thì cung cấp bằng chứng thuyết phục nhất về sự giao lưu nghệ thuật Ấn-Việt; trong khi bằng chứng ngôn ngữ cho thấy ảnh hưởng đáng kể của tiếng Phạn đối với vốn từ vựng và truyền thống văn học của Việt Nam, cung cấp cái nhìn sâu sắc về chiều sâu của giao lưu văn hóa.

Theo TS Đỗ Trường Giang, một trong những khía cạnh quan trọng nhất của mối quan hệ lịch sử Ấn Độ - Việt Nam là sự truyền bá Phật giáo. Các vương quốc Chăm Pa ở miền Trung Việt Nam đã phát triển Phật giáo đặc sắc chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các mô hình miền Nam Ấn Độ, tạo nên một mô hình giao lưu tôn giáo Ấn-Việt khác biệt. Những di tích kiến ​​trúc còn sót lại tại các địa điểm quan trọng như Mỹ Sơn, Đồng Dương và Pô Nagar là bằng chứng hữu hình về các khái niệm kiến ​​trúc Ấn Độ được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam, thể hiện sự truyền tải văn hóa tinh tế hơn là sự bắt chước đơn thuần.

Với mối liên hệ lịch sử sâu rộng giữa Ấn Độ và Việt Nam, TS Đỗ Trường Giang cho rằng, đây là tài sản ngoại giao có giá trị, nền tảng tự nhiên để hai nước củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ. Những bằng chứng lịch sử đã cho thấy Ấn Độ và Việt Nam đã có những trao đổi thương mại, tôn giáo và văn hóa quan trọng từ xa xưa giúp định hình cả hai nền văn minh. Những cuộc trao đổi này được đặc trưng bởi sự thích nghi có chọn lọc, tôn trọng lẫn nhau và tổng hợp văn hóa thay vì thống trị - một mô hình lịch sử mang lại những bài học giá trị cho hoạt động ngoại giao đương đại. Các mối liên hệ lịch sử này cho thấy hợp tác song phương Việt Nam - Ấn Độ không chỉ đơn thuần là hợp tác về mặt chiến lược, mà có chiều sâu gắn kết tự nhiên từ nhân dân hai nước với các tham chiếu và giá trị văn hóa chung vượt qua các hệ thống chính trị, những thay đổi khó lường của tình hình thế giới và khu vực hiện nay.

Phát biểu tại chương trình, bà T.Ajungla Jamir, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam trân trọng cảm ơn TS Đỗ Trường Giang đã chia sẻ những thông tin nghiên cứu hữu ích về giao lưu văn hoá Việt Nam - Ấn Độ qua các văn bản lịch sử và tư liệu Việt Nam. Đây là những nội dung rất quan trọng, xem xét các mối liên hệ lịch sử giữa hai nước thông qua một lăng kính đa ngành, tiết lộ các mô hình tương tác tiếp tục cộng hưởng trong quan hệ ngoại giao đương đại; qua đó tạo điều kiện cho hai nước củng cố hơn nữa quan hệ song phương trên các lĩnh vực khác.

Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam cho biết, giao lưu văn hoá là một trong những lĩnh vực hợp tác trọng tâm giữa hai nước. Trong những năm qua, hai nước đã hợp tác chặt chẽ trong các dự án trùng tu chung tại các địa điểm như Đồng Dương và Mỹ Sơn, tổ chức các chương trình trao đổi giữa các tổ chức Phật giáo đương đại, hợp tác khảo cổ học và bảo tồn di sản, trao đổi học thuật và giáo dục với các học bổng nghiên cứu, đào tạo đại học và sau đại học, thành lập các trung tâm nghiên cứu Ấn Độ tại các trường đại học Việt Nam và các chương trình nghiên cứu Việt Nam song phương tại Ấn Độ, đề xuất và triển khai các sáng kiến du lịch dựa trên các mối liên hệ lịch sử như phát triển "Tuyến di sản Phật giáo" kết nối các địa điểm ở cả hai quốc gia, các phương pháp tiếp cận du lịch bền vững tại các địa điểm khảo cổ, du lịch cộng đồng kết nối các cộng đồng tôn giáo đương đại.

Tác giả: Mạnh Thắng & MH
Nguồn: https://hcma.vn/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?cm=25&ItemID=19085

KỈ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ẤN ĐỘ(English caption below)Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ là đơn vị trực thuộ...
15/09/2024

KỈ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ẤN ĐỘ
(English caption below)

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, được thành lập ngày 15/09/2014. Lễ khai trương Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ được chủ trì bởi nguyên thủ quốc gia hai Nhà nước, đồng chí Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, và ngài Pranab Mukherjee, Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ.

----------------------------------
10TH ANNIVERSARY OF CENTRE FOR INDIAN STUDIES

Centre for Indian Studies (CIS) is an organization in Ho Chi Minh National Academy of Politics, Vietnam. CIS was established on September 15, 2014. CIS inauguration ceremony had the witness of the two national leaders, H.E. Truong Tan Sang, the President of the Socialist Republic of Vietnam, and H. E. Pranab Mukherjee, the President of the Republic of India.

----------------------------------
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ (CIS), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ / For inquiries, please contact our:
➤ Địa chỉ/Address: 135 Nguyễn Phong Sắc, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
➤ Điện thoại/Phone number: +842462827521
➤ Email: [email protected]
➤ Website: cis.org.vn

23/08/2024

Embassy met with the Director of Centre for Indian Studies, Ho Chi Minh National Academy of Politics and his team to discuss further areas of cooperation activities to promote 🇮🇳 - 🇻🇳 relations.
***
Cán bộ Đại sứ quán đã gặp Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các đồng nghiệp để thảo luận về các lĩnh vực hoạt động hợp tác tiếp theo nhằm thúc đẩy quan hệ 🇮🇳 - 🇻🇳
***
Ministry of External Affairs, Government of India
Thông tin Chính phủ
Hà Nội Online
TRUYỀN HÌNH AN VIÊN
Vietnamnet.vn

Address

135 Nguyễn Phong Sắc, Nghĩa Tân, Cầu Giấy
Hanoi

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ - CIS posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ - CIS:

Share