17/01/2025
🩸Trên đời này làm gì có ai làm tròn được chữ Hiếu!
❣️Chúng ta đã quá quen thuộc với câu nói “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” hay “nước mắt chảy xuôi”, đúng vậy, công lao của bậc sinh thành là không thể sử dụng một đại lượng nào để đong đếm, nên ta thường nói là TÌNH YÊU VÔ BỜ. Vậy nếu đã nói là vô bờ thì ta có thể đáp trả hay đền ơn tình yêu đó mà không còn “mắc nợ” đến đấng sinh thành không? Ắt hẳn là không, điều đó được minh chứng trong đời sống và trong cả đời sống sinh hoạt tín ngưỡng. Nếu khi mà ta dám tự khẳng định: “Tôi làm được và làm tròn chữ hiếu” thì câu nói đó chỉ chứng minh bạn là một kẻ vô tình và cạn nghĩa. Có khi nào ta lại nói với cha mẹ mình rằng: “Con đã trả ơn sinh thành của cha mẹ, nên từ giờ chúng ta không còn nợ tình nghĩa…” hay không. Thế nên, làm tròn chữ HIẾU là điều không thể, nó chỉ là phương châm sống, là thước đo để đánh giá nhân cách, nhân phẩm và đạo đức của con người mà thôi.
❣️ Không phải tự nhiên mà các cụ nhà ta lại có câu “Thứ nhất tu nhà, Thứ nhì tu chợ, Thứ ba thu chùa”. Đây là một thứ tự đúng đắn và ta nên hiểu sâu về nó. Tu nhà chính là ngưỡng đầu tiên, ta cần chăm lo, phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc gia đình; từ cái tâm, ý, khẩu… Nếu trong nhà còn không thể thử tế được với người thân thì làm sao có thể học đòi bao dung giúp đỡ các mảnh đời khác. Bạn có thể động lòng thương với một bà cụ/ ông cụ/ người mẹ bế con nhỏ đi rao bán hàng/ một em bé nhỏ tuổi bán vé số… nhưng lại rất tiết kiệm cái lòng thương, giúp đỡ, quan tâm với người thân và đặc biệt là cha mẹ.
❣️ Vì sao lại nói là Tết Đoàn Viên? Vì sao lại có Mùng một Tết cha, Mùng hai Tết mẹ, Mùng ba mới đến Tết Thầy? Cha mẹ là người sinh thành, ta phải trân quý và tri ân hàng đầu. Thầy là người góp phần hình thành nên tri thức, đạo đức, nhân cách của chúng ta. Nhưng ta thường quên đi những người thầy đầu tiên, đó là ÔNG, BÀ, CHA, MẸ.
❣️ Trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẹ Đồng là tên gọi thân thương và trân trọng dành cho Quan Thầy/ Đồng Thầy. Thế nhưng, các cụ không ở đâu lại nghĩ ra các danh xưng đó, không phải vì Quan Thầy là người đẻ đồng ra bạn! Mà để gọi Quan Thầy là mẹ Đồng thì người đó phải có cái tình thương, bao dung, đức tính của một người mẹ! Hiện nay nhiều người bị ẢO TƯỞNG với cái danh Đồng Thầy hay Mẹ Đồng mà chưa nhìn nhận bản thân mình: liệu mình đã xứng đáng với danh xưng đó chưa? Để được gọi là mẹ thì người đó phải hội tụ các phẩm chất cao quý của người mẹ, tuy nhiên “nhân vô bất thập toàn” không ai hoàn hảo và mẹ cũng vậy. Nhưng nếu chỉ cần có một lòng nhân hậu, bao dung, thấu hiểu, yêu thương thì đó cũng là điều kiện đủ.
❣️Chia sẻ. Hoan hỉ, hoan hỉ và hoan hỉ!