Xưởng Nhạc Studio

Xưởng Nhạc Studio Hotline : 0383891792
Thi công thiết kế và thiết bị phòng thu
chuyên nghiệp. Đào tạo producer, kĩ thuật viên mixing mastering cơ bản - nâng cao

Mua bán thiết bị thu âm Tai kiểm âm ( closed & opened ) : Byerdynamic DT990  : 2tr950 Byerdynamic DT1990  : 9tr5Audiotec...
06/01/2025

Mua bán thiết bị thu âm
Tai kiểm âm ( closed & opened ) :

Byerdynamic DT990 : 2tr950
Byerdynamic DT1990 : 9tr5

Audiotecnica pro5 : 1tr2
Audiotecnica M20X : 950k
Audiotecnica M30X : 1tr3
Audiotecnica M40X : 1tr850
Audiotecnica M50X : 2tr3
Audiotecnica M50 : 1tr9

Senheiser HD598 : 2tr6
Senheiser HD650 : 5tr
Senheiser HD700 : 9tr8

AKG K701 / 702 : 3tr
AKG K612 : 3tr
AKG K712 : 4tr850

inb để được tư vấn trực tiếp
sdt/ zalo : 03838 9 1792
🔴Dịch vụ thi công thiết kế tiêu âm cách âm studio bar
🔴Dịch vụ thụ âm, mixing mastering cơ bản nâng cao
🔴Đào tạo kĩ thuật viên thu âm, sound engineer cơ bản nâng cao







Mua bán thiết bị thu âm Soundcard : UAD Apollo solo thunderbolt HE : 9tr5UAD Apollo Twin USB HE : 15tr5Antelope dicrete ...
04/01/2025

Mua bán thiết bị thu âm
Soundcard :
UAD Apollo solo thunderbolt HE : 9tr5
UAD Apollo Twin USB HE : 15tr5
Antelope dicrete 8 : 26tr
UR12 : 1tr750
UR22 : 2tr350
UR242 : 2tr8
Komplete audio 1 mk2 : 1tr850
Komplete audio 2 mk2 : 2tr8
Komplete audio 6 mk2 : 4tr5
SSL 2 : 4tr5
SSL 2+ : 5tr5
inb để được tư vấn trực tiếp
sdt/ zalo : 03838 9 1792
🔴Dịch vụ thi công thiết kế tiêu âm cách âm studio bar
🔴Dịch vụ thụ âm, mixing mastering cơ bản nâng cao
🔴Đào tạo kĩ thuật viên thu âm, sound engineer cơ bản nâng cao

Mua bán thiết bị thu âm DRUM MACHINE : ABLETON PUSH 2 likenew : 11trMPC ONE likenew : 11tr5MASCHINE MIKRO MK2 : 2tr5MASC...
03/01/2025

Mua bán thiết bị thu âm
DRUM MACHINE :

ABLETON PUSH 2 likenew : 11tr

MPC ONE likenew : 11tr5

MASCHINE MIKRO MK2 : 2tr5
MASCHINE MK2 : 4tr
MASCHINE STUDIO : 8tr
Tặng full library maschine + hỗ trợ pmem

AKAI MPD 218 : 1tr850

Novation launchpad pro mk2 : 2tr5
Novation launchpad X : 2tr8

inb để được tư vấn trực tiếp
sdt/ zalo : 03838 9 1792
🔴Dịch vụ thi công thiết kế tiêu âm cách âm studio bar
🔴Dịch vụ thụ âm, mixing mastering cơ bản nâng cao
🔴Đào tạo kĩ thuật viên thu âm, sound engineer cơ bản nâng cao

PHÒNG THU ÂM XƯỞNG NHẠC STUDIO                             Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!• Bạn là người yêu thích ...
24/08/2024

PHÒNG THU ÂM XƯỞNG NHẠC STUDIO
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

• Bạn là người yêu thích ca hát và bạn muốn khẳng định mình?
• Bạn muốn lắng nghe ca khúc do chính mình thể hiện và mang sản phẩm đến người nghe 1 cách chất lượng nhất.
• Bạn là người yêu thích ca hát nhưng không có nơi thể hiện?
• Bạn là người hát hay nhưng thiếu tự tin đứng trước đám đông?
• Bạn đã từng thu âm nhiều lần, nhưng sự chuyên nghiệp và chất lượng âm thanh vẫn là điều bạn tìm kiếm?
-------------------------------------------

BẠN CÓ TÀI NĂNG, CHÚNG TÔI CÓ SÂN KHẤU

• Phòng thu âm Xưởng nhạc Studio là phòng thu chuyên nghiệp tại Hà Nội.
• Hợp tác với nhiều nghệ sỹ toàn quốc
• Thu âm chuyên nghiệp cho những người yêu ca hát.
• Đội ngũ kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức âm nhạc chuyên sâu.
• Hệ thống phòng thu được trang bị hiện đại và chuyên nghiệp nhất.
-------------------------------------------

GIÁ TRỊ XUONG NHAC STUDIO MANG LẠI

Bạn thỏa sức thể hiện niềm đam mê ca hát của mình bằng những bản tình ca bất hủ dành tặng cho nhau. Đào tạo bài bản về âm nhạc cũng như kỹ thuật phòng thu, Xưởng nhạc Studio không chỉ mong muốn đem đến cho khách hàng những sản phẩm âm nhạc chất lượng tốt nhất, mà trên hết là sứ mệnh và cam kết của chúng tôi đem tới một không gian âm nhạc hoàn hảo để cùng các bạn - những con người với niềm đam mê âm nhạc thể hiện trái tim và tâm hồn mình qua lời ca và nốt nhạc.

Đến với Xưởng nhạc Studio, bạn không chỉ có được một sản phẩm thu âm tốt nhất mà bạn còn được tận hưởng một không gian tuyệt vời dành cho âm nhạc với những thiết kế chuẩn mực đem đến nhiều cảm xúc tích cực. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại chất lượng phục vụ cao nhất với mức giá rẻ nhất.
-------------------------------------------

NHỮNG DỊCH VỤ THU ÂM TẠI XUONG NHAC STUDIO

• Thu âm ca khúc, lồng tiếng, quảng cáo.
• Hoà âm phối khí sáng tác mới, remix bài hát theo yêu cầu
• Sáng tác ca khúc mới cho cá nhân, doanh nghiệp.
• Thi công thiết kế phòng thu chuẩn âm học
• Mixing mastering multitrack
-------------------------------------------
XƯỞNG NHẠC STUDIO
LIÊN HỆ TƯ VẤN 24/7 VÀ ĐẶT LỊCH THU ÂM
• Hotline: 0383.891.792 - 0388.329.706
• Address: 77/47/22 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội

Những thiết bị cơ bản để bắt đầu cho công việc sản xuất âm nhạcMáy Tính:Đầu tiên muốn làm nhạc tính tất nhiên phải có má...
23/08/2024

Những thiết bị cơ bản để bắt đầu cho công việc sản xuất âm nhạc

Máy Tính:
Đầu tiên muốn làm nhạc tính tất nhiên phải có máy tính. Máy tính khi làm nhạc điện tử thì cần có CPU mạnh quan trọng hơn cả. Với ram thì cần khoảng 8Gb là có thể bắt đầu và 1 ổ cứng lớn lớn xíu. Khuyến nghị có 1 ổ để cài win SSD 250gb trở lên và thêm 1 ổ cứng dữ liệu HDD 1Tb

Audio Interface:
Audio Interface hay anh em thường gọi là soundcard. Nó sẽ giúp cho âm thanh được giải mã một cách trung thực. Điều này giống như các bạn chỉnh ảnh trên ảnh gốc vậy sẽ chính xác hơn.

Tai nghe Kiểm âm:
Tai nghe kiểm âm cũng có nhiệm vụ đưa ra âm thanh trung thực giúp cho mọi người có thể nghe được rõ hơn. Mọi người lưu ý cả soundcard lẫn tai nghe phải dùng cùng lúc mới phát huy được tác dụng rõ ràng. Chỉ dùng một trong hai không mang lại hiệu quả rõ rệt.

Loa Kiểm âm:
Khi các bạn làm việc quá lâu với tai nghe sẽ dễ dẫn đến bị mệt tai, bí và ngứa tai. Loa kiểm lâm sẽ giúp bạn loại bỏ những khó khăn này. Ngoài sau khi làm hậu kỳ âm thanh loa kiểm âm sẽ giúp bạn trong một vài tình huống tốt hơn rất nhiều so với tai nghe như là nghe không gian và nghe thử về tỉ lệ các dải tần số. Nhưng khi các bạn sử dụng loại các bạn lưu ý nếu không xử lý em học cho phòng thì loa kiểm âm cũng không có giá trị gì.

Lưu ý: Là không nhất thiết chúng ta phải có tất cả cùng lúc. Chúng có thể bắt đầu từ một chiếc máy tính và một tai nghe bình thường. Rồi cập nhật dần. Tất nhiên khi có đủ để sắm thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Nhưng trong giai đoạn đầu các bạn cũng chưa cần phải có những đồ đạc quá cao cấp vì chưa đủ khả năng để cảm nhận. Và một điều nữa đó là sau một thời gian bạn lại nâng cấp một món đồ nào đó nó sẽ cho các bạn thêm động lực rất nhiều để tiếp tục học tập đấy.

1️⃣ 𝐌𝐚́𝐲 𝐭𝐢́𝐧𝐡: Đầu tiên muốn làm nhạc tính tất nhiên phải có máy tính. Máy tính khi làm nhạc điện tử thì cần có CPU mạnh quan trọng hơn cả. Với ram thì cần khoảng 8Gb là có thể bắt đầu và 1 ổ cứng lớn lớn xíu. Khuyến nghị có 1 ổ để cài win SSD 250gb trở lên và thêm 1 ổ cứng dữ liệu HDD 1Tb

2️⃣ 𝐀𝐮𝐝𝐢𝐨 𝐈𝐧𝐭𝐞𝐫𝐟𝐚𝐜𝐞: Audio Interface hay anh em thường gọi là soundcard. Nó sẽ giúp cho âm thanh được giải mã một cách trung thực. Điều này giống như các bạn chỉnh ảnh trên ảnh gốc vậy sẽ chính xác hơn.

3️⃣ 𝐓𝐚𝐢 𝐧𝐠𝐡𝐞 𝐤𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐚̂𝐦: Tai nghe kiểm âm cũng có nhiệm vụ đưa ra âm thanh trung thực giúp cho mọi người có thể nghe được rõ hơn. Mọi người lưu ý cả soundcard lẫn tai nghe phải dùng cùng lúc mới phát huy được tác dụng rõ ràng. Chỉ dùng một trong hai không mang lại hiệu quả rõ rệt.

4️⃣ 𝐋𝐨𝐚 𝐤𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐚̂𝐦: Khi các bạn làm việc quá lâu với tai nghe sẽ dễ dẫn đến bị mệt tai, bí và ngứa tai. Loa kiểm lâm sẽ giúp bạn loại bỏ những khó khăn này. Ngoài sau khi làm hậu kỳ âm thanh loa kiểm âm sẽ giúp bạn trong một vài tình huống tốt hơn rất nhiều so với tai nghe như là nghe không gian và nghe thử về tỉ lệ các dải tần số. Nhưng khi các bạn sử dụng loại các bạn lưu ý nếu không xử lý em học cho phòng thì loa kiểm âm cũng không có giá trị gì.

𝑳𝒖̛𝒖 𝒚́: Là không nhất thiết chúng ta phải có tất cả cùng lúc. Các bạn có thể bắt đầu từ một chiếc máy tính và một tai nghe bình thường. Rồi lâu dần cập nhật dần. Tất nhiên khi có đủ để sắm thì sẽ tốt hơn rất nhiều cho các bạn. Nhưng với kinh nghiệm của mình trong giai đoạn đầu các bạn cũng chưa cần phải có những đồ đạc quá cao cấp vì chưa đủ khả năng để cảm nhận. Và một điều nữa đó là sau một thời gian bạn lại nâng cấp một món đồ nào đó nó sẽ cho các bạn thêm động lực rất nhiều để tiếp tục học tập đấy.
Nguồn: Internet
------------
XUONG NHAC STUDIO
Thu âm
Mua bán thiết bị phòng thu
️Sản xuất âm nhạc
️Đào tạo Music Producer
️Sáng tác ca khúc thương hiệu cho doanh nghiệp.
-------------------------------
📍 77/47/22 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
📞0383891792 - 0388329706
📧[email protected]

:06/-strong/-heart:>:o:-((:-h T6 09/08/2024

Danh Sách Thiết Bị Trong Phòng Thu Âm Và Mục Đích Sử Dụng1. MICROPHONE (MIC) - MICRO• Dynamic Microphone - Micro Động: S...
23/08/2024

Danh Sách Thiết Bị Trong Phòng Thu Âm Và Mục Đích Sử Dụng

1. MICROPHONE (MIC) - MICRO

• Dynamic Microphone - Micro Động: Sử dụng chủ yếu để thu âm các nhạc cụ có âm lượng lớn như trống và guitar điện.

• Condenser Microphone - Micro Tụ Điện: Thích hợp để thu âm giọng hát và nhạc cụ có dải tần số rộng.

• Ribbon Microphone - Micro Ribbon: Dùng để thu âm giọng hát và nhạc cụ acoustic với âm thanh ấm áp và tự nhiên.

2. AUDIO INTERFACE - GIAO DIỆN ÂM THANH

• Mục Đích: Kết nối micro và nhạc cụ với máy tính, chuyển đổi tín hiệu analog sang kỹ thuật số và ngược lại.

3. MIXING CONSOLE (MIXER) - BÀN TRỘN (MIX) ÂM THANH

• Mục Đích: Trộn nhiều kênh âm thanh lại với nhau, điều chỉnh âm lượng, EQ và thêm hiệu ứng.

4. DIGITAL AUDIO WORKSTATION (DAW) - PHẦN MỀM ÂM THANH KỸ THUẬT SỐ

• Mục Đích: Ghi âm, chỉnh sửa, mix và master các bản thu âm.

5. STUDIO MONITORS - LOA KIỂM ÂM

• Mục Đích: Phát lại âm thanh một cách trung thực nhất, giúp kỹ sư âm thanh có thể nghe rõ các chi tiết và điều chỉnh mix một cách chính xác.

6. HEADPHONES - TAI NGHE

• Closed-back Headphones - Tai Nghe Đóng: Dùng khi thu âm để tránh âm thanh bị rò rỉ vào micro.

• Open-back Headphones - Tai Nghe Mở: Dùng khi mix và master để có âm thanh tự nhiên và không bị mệt mỏi khi nghe lâu.

7. MIDI CONTROLLER - BỘ ĐIỀU KHIỂN MIDI

• Mục Đích: Điều khiển phần mềm DAW và các plugin nhạc cụ ảo.

8. PREAMPS - BỘ KHUẾCH ĐẠI ĐẦU VÀO

• Mục Đích: Khuếch đại tín hiệu từ micro hoặc nhạc cụ trước khi nó được chuyển đổi sang dạng kỹ thuật số.

9. DI BOX (DIRECT INPUT BOX) - HỘP ĐẦU VÀO TRỰC TIẾP

• Mục Đích: Chuyển đổi tín hiệu không cân bằng từ nhạc cụ điện thành tín hiệu cân bằng.

10. ACOUSTIC TREATMENT - XỬ LÝ ÂM HỌC

• Mục Đích: Cải thiện âm học của phòng thu bằng cách kiểm soát sự phản xạ âm thanh và tiếng vọng.

11. EFFECTS PROCESSORS - BỘ XỬ LÝ HIỆU ỨNG

• Reverb Unit - Thiết Bị Tạo Âm Vang: Thêm âm vang vào tín hiệu âm thanh.

• Compressor - Bộ Nén: Giảm dải động của tín hiệu âm thanh.

• Equalizer (EQ) - Bộ Cân Bằng Âm Thanh: Điều chỉnh các dải tần số cụ thể của tín hiệu âm thanh.

12. PATCH BAY - BẢNG KẾT NỐI

• Mục Đích: Kết nối các thiết bị âm thanh khác nhau trong phòng thu.

13. POP FILTER - LƯỚI LỌC ÂM

• Mục Đích: Đặt trước micro để giảm các âm thanh bật mạnh như "p", "b" khi thu âm giọng hát.

14. STUDIO RACK - GIÁ ĐỠ THIẾT BỊ STUDIO

• Mục Đích: Tổ chức và chứa các thiết bị âm thanh như preamp, compressor, và effects processors.

15. CONTROL SURFACE - BỀ MẶT ĐIỀU KHIỂN

• Mục Đích: Điều khiển phần mềm DAW vật lý, giúp kỹ sư âm thanh dễ dàng điều chỉnh các thông số.

16. AUDIO CABLES - CÁP ÂM THANH

• Mục Đích: Truyền tín hiệu âm thanh giữa các thiết bị.

17. MICROPHONE STANDS - CHÂN ĐẾ MICRO

• Mục Đích: Giữ micro ở vị trí cố định và dễ điều chỉnh.

18. POP FILTERS - LƯỚI LỌC ÂM

• Mục Đích: Giảm tiếng nổ khi phát âm các phụ âm mạnh.

19. SHOCK MOUNTS - GIÁ ĐỠ CHỐNG RUNG

• Mục Đích: Hấp thụ rung động để micro không ghi lại tiếng ồn không mong muốn.

20. MONITOR MANAGEMENT SYSTEM\
Nguồn: Internet
------------------
XUONG NHAC STUDIO
📍 77/47/22 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
📞0383891792 - 0388329706
📧[email protected]

Lưu Ý Khi Chọn Mua Soundcard/ Audio InterfaceAudio Interface (Sound card thu âm) là thiết bị không thể thiếu trong bất k...
19/08/2024

Lưu Ý Khi Chọn Mua Soundcard/ Audio Interface

Audio Interface (Sound card thu âm) là thiết bị không thể thiếu trong bất kỳ phòng thu âm tại nhà nào. Nó là trung tâm kết nối, nơi mà tất cả âm thanh của bạn sẽ đi qua, bao gồm tất cả tín hiệu đầu vào (micro, nhạc cụ) và đầu ra (loa, tai nghe).
Do đó việc chọn đúng Audio Interface phù hợp là rất quan trọng nếu bạn muốn setup một phòng thu. Dưới đây là 04 lưu ý bạn nên biết để chọn mua đúng Audio Interface phù hợp với mình.
Những lưu ý khi chọn mua Audio Interface
1. Số lượng cổng Đầu Vào/ Đầu Ra/ Preamp đồng thời
Đây là điều đầu tiên mà bạn nên cân nhắc thật kỹ khi chọn mua Audio Interface. Trong trường hợp bạn không chắc sound card mình cần bao nhiêu cổng In/Out, hãy thử trả lời câu hỏi “Bạn muốn dùng để thu âm cái gì?”
Nếu kế hoạch của bạn là thu âm cơ bản với 01 vocal và 01 guitar, hoặc xây dựng bài hát bằng cách thu riêng từng track và sắp xếp từng nhạc cụ một, bạn có thể thực hiện được được với chỉ 02 đầu vào trên sound card của mình.
Tuy nhiên, nếu bạn có kế hoạch thu một dàn trống, hoặc một ban nhạc sống, thì bạn sẽ cần một sound card với nhiều cổng Input hơn để có thể ghi âm track/micro cùng lúc.
Hoặc trong một trường hợp khác, nếu bạn muốn mở rộng phòng thu để bao gồm các Outboard Gear khác (Mic Preamp, Compressor, EQ, Outboard Effect,..) hãy chắc chắn rằng Audio Interface của bạn có đủ số cổng In/Out cần thiết ở mức Live-Level.
Ngoài ra bạn có cần cổng MIDI In/Out không? Bạn có cần các cổng kết nối kỹ thuật số S/PDIF or ADAT không?
Một điều nữa bạn cũng nên xem xét, đó là trong tương lai bạn sẽ có ý định nâng cấp quy mô studio của mình hay không? Mặc dù có thể bạn đã đủ những cổng kết nối cần thiết tại thời điểm hiện tại, nhưng cũng có thể bạn cần nhiều cổng kết nối bổ sung hơn nếu bạn muốn mở rộng quy mô phòng thu của mình với nhiều thiết bị outboard hoặc loa monitor hơn.
2. Loại kết nối với Máy tính/Thiết bị
Với sự phát triển và bùng nổ của máy tính và các thiết bị di di động, iPhone, iPad, nhiều sound card được thiết kế để tương thích với chúng, cũng như các phần mềm và ứng dụng ghi âm mà các thiết bị này đang chạy. Dưới đây là các kiểu kết nối phổ biến nhất:
USB Audio Interface: Đây là kiểu kết nối phổ biến nhất hiện nay, bạn sẽ tìm thấy cổng USB (3.0, 2.0 và 1.1) trên hầu hết các máy tính, cả Mac và PC. Ưu điểm của việc sử dụng cổng USB là có nhiều Soundcard được thiết kế để chạy trên nguồn bus USB (thay vì nguồn điện bên ngoài), điều này sẽ rất tuyệt vời nếu bạn có kế hoạch ghi âm di động bằng máy tính xách tay hoặc thiết bị di động của mình.
Thunderbolt Audio Interface: Với tốc độ cực cao và độ trễ thấp, Thunderbolt là tiêu chuẩn mới nhất được hỗ trợ trên một số Audio Interface cao cấp. Thunderbolt 3 (được tìm thấy trên các máy Mac mới nhất) nhanh gấp đôi so với Thunderbolt 2 và nhanh hơn tám lần so với USB 3.0, hỗ trợ tốc độ lên đến 40 Gbps và chiều dài cáp lên đến 100 mét khi sử dụng cáp quang.
Ngoài ra còn 2 chuẩn kết nối nữa mà bạn nên biết là FireWire và PCIe. Chúng hiện không còn hỗ trợ trên những Audio Interface đời mới, tuy nhiên bạn vẫn có thể bắt gặp chúng. FireWire là một trình kết nối chủ yếu được tìm thấy trên máy tính Mac vào những năm 2000. Nó được cải thiện về tốc độ trung bình vào thời điểm đó, nhưng chậm hơn so với USB và Thunderbolt hiện nay. PCIe cũng có những cải tiến về tốc độ, nhưng những đầu nối này cần được cắm trực tiếp vào bo mạch chủ máy tính có khe cắm PCIe mở. Trừ khi bạn có một chính đáng cụ thể để muốn một trong hai kết nối này, hãy tránh chúng và chọn một sound card có hỗ trợ kết nối USB hoặc Thunderbolt.
3. Chất lượng âm thanh
Đa số các sound card trên thị trường hiện nay đều cho chất lượng âm thanh rất tốt nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, bạn cũng nên dành một chút thời gian để xem qua thông số kỹ thuật của sản phẩm để đảm bảo rằng bạn sẽ có được chất lượng âm thanh tốt nhất.
Chất lượng bộ ADC (Bộ chuyển đổi tương tự sang kỹ thuật số)
Điều làm cho Audio Interface có chất lượng âm thanh tốt hơn đó là Noise Floor (Nhiễu nền) và số Sample Rate/ Bit Deth tối đa có thể hỗ trợ. Các Audio Interface rẻ tiền hơn thường có nhiều tiếng ồn hơn, trong khi những Audio Interface chất lượng cao hơn sẽ cho bạn âm thanh sạch hơn rất nhiều.
Chất lượng bộ Tiền khuếch đại (Preamp)
Những Preamp chất lượng thường sẽ bạn dải động rộng hơn (nhiều gain hơn), điều này cho phép âm thanh bạn bạn ghi lại có âm lượng lớn hơn, sạch hơn mà không sợ tín hiệu bị clipping. Đối với một số micro, ví dụ micro condenser bị bạn sẽ không cần lo lắng quá nhiều về gain. Nhưng đối với một số khác, ví dụ Shure SM7B, bạn sẽ cần một preamp có mức gain lớn để micro có được âm thanh tốt nhất.

4. Các lưu ý khác
Phần mềm đi kèm
Nhiều hãng sản xuất Audio Interface có tặng kèm các gói Phần mềm thu âm (DAW), Plugin đi kèm. Đa số các phần mềm này là phiên bản giới hạn tính năng, tuy nhiên cũng đáp ứng rất tốt nhu cầu cơ bản khi bạn mới bắt đầu. Nên hãy xem qua liệu những phần mềm đi kèm này có phù hợp của bạn không nhé!
Onboard DSP
Hiện nay một số thương hiệu như Universal Audio, Apogee, MOTU, PreSonus cung cấp nhiều Audio Interface có tích hợp chip DSP (xử lý tín hiệu kỹ thuật số). Điều này cho phép Audio Interface hoạt động như một thiết bị độc lập mạnh mẽ. Bạn có thể định tuyến âm thanh trên soundcard mà không cần thông qua phần mềm DAW. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm các hiệu ứng cho vocal (EQ, Compressor,..) trong khi thu âm mà không cần lo lắng đến độ trễ.
----------------
XUONG NHAC STUDIO
📍 77/47/22 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
📞0383891792 - 0388329706
📧[email protected]

4 tiêu chí chọn Micro thu âm tối ưu cho phòng thu:Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng, nhiều loại Micro thu âm kh...
13/08/2024

4 tiêu chí chọn Micro thu âm tối ưu cho phòng thu:

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng, nhiều loại Micro thu âm khác nhau, làm sao để lựa chọn đúng thiết bị phù hợp với nhu cầu? Hãy cùng tham khảo 4 tiêu chí chọn Micro thu âm tối ưu cho phòng thu dưới đây.
Với một người làm nghề chuyên nghiệp trong phòng thu, Micro thu âm có vai trò quan trọng không thể thiếu, là công cụ hỗ trợ thu âm thanh trong trẻo và chân thực nhất. Dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế, người dùng sẽ đưa ra quyết định lựa chọn những sản phẩm có tính năng phù hợp.
Loại Micro thu âm
Phân loại trên cấu tạo, Micro thu âm gồm 3 loại chính được sử dụng phổ biến trong cả phòng thu nghiệp dư và chuyên nghiệp: Mic dynamic (micro điện động), Mic condenser (micro điện dung), Micro ribbon.
Micro dynamic
Nguyên lý hoạt động của nó là cảm ứng điện từ. Đây là loại cáp micro "nhạy rung", nhờ một màng kim loại mỏng nối với lõi sắt có nam châm vĩnh cửu bên trong. Khi màng kim loại bị sóng âm tác động, lõi sẽ dao động và tạo ra dòng điện. Do đó, loại micro này có thể hoạt động mà không cần đến các nguồn điện như pin hoặc nguồn phantom.
Lực hút của micro dynamic khá sâu và nhạy, mang lại giọng hát trong trẻo và mang đến cảm xúc đắm say cho người hát. Ưu điểm lớn nhất của dòng micro này là có độ trợ lực tốt, giúp người hát không bị lạc giọng, lên cao không bị hụt hơi, vỡ tiếng, giữ âm thanh ổn định. Nhược điểm của chúng là bắt âm xa không tốt và thường bị mất âm trầm.
Micro dynamic có dải tần khoảng 1-4 kHz, đáp dải tần khoảng 10 kHz, là vùng tấn số thuộc ngưỡng tai người nghe tốt nhất từ đó âm thanh truyền tải đi được người nghe tiếp nhận ở mức tối ưu nhất.
Tuy nhiên so với Micro dynamic, Mic condenser có lực hút mạnh và độ nhạy cao hơn.
Micro condenser
Micrô điện dung là micrô tụ có màng ngăn hoạt động như một mảng tụ điện. Khi âm thanh chạm vào màng ngăn để tạo ra rung động, màng ngăn sẽ chuyển rung động âm thanh thành tín hiệu kỹ thuật số.
Đây là loại micro có độ nhạy cao, đáp tuyến tần số lớn, dù ở khoảng cách xa thì âm trầm của micro vẫn có chất lượng.
Khác với Mic dynamic, Mic condenser cần nguồn phantom 48V để hoạt động, do vậy Micro Dynamic được sử dụng rộng rãi trong các sân khấu và phòng hát karaoke bởi thiết kế chắc chắn và tính di động cao, còn Micro Consender là sự lựa chọn hàng đầu cho các phòng thu cá nhân hay chuyên nghiệp của các MC, BTV, Streamer,...
Micro ribbon
Đúng như tên gọi của nó, Micro ribbon sử dụng một dải ruy băng mỏng dẫn điện rung động trong một từ trường để khởi xướng tín hiệu âm thanh. Bên trong micro có một sợi ruy băng mỏng (bằng nhôm, hợp kim dura,...) được treo lơ lửng trong môi trường điện từ. Khi sóng âm thanh truyền đến micrô, nó sẽ làm rung sợi ribbon, làm thay đổi từ trường và khiến tín hiệu điện thay đổi.
Tuy nhiên với cấu tạo phức tạp như vậy, Micro ruy băng cho khả năng thu âm tốt nhất trong ba loại micro nhưng lại ít được sử dụng trong các phòng thu hơn vì giá thành rất cao, khó bảo quản.
Khả năng loại bỏ tạp âm
Mặc dù phòng thu là không gian kín, hạn chế tối đa tiếng ồn từ không gian bên ngoài, tuy nhiên đôi khi vẫn có một số tạp âm khó tránh khỏi. Loại bỏ tạp âm là điều cần thiết để âm thanh thu vào có độ chân thực cao nhất, rõ ràng và sắc nét. Mỗi loại Micro thì sẽ cho khả năng lọc tạp âm khác nhau.
Tính định hướng của micro
Tính định hướng của Micro là khoảng không gian 3 chiều quanh Capsule, nơi lực hút âm thanh của Micro mạnh và nhạy nhất. Ba loại định hướng Micro phổ biến của Micro bao gồm Omnidirectional (đa hướng), Figure-8 (hình số 8), Cardioid,...
Các dòng Micro thu âm thường là Micro định hướng, chỉ thu được âm thanh tốt nhất ở một số hướng nhất định. Ví dụ như:
• Cardiod: Đầu thu âm thanh vòm và âm thanh vòm phía trước tốt nhất.
• Supercardiod: Thu âm thanh tốt nhất ở phía trước, xung quanh và phía sau.
• Hypercardioid: Thu nhận âm thanh một chút ở phía trước, xung quanh và phía sau
Giá thành
Những loại Micro thu âm có khả năng hút âm càng mạnh và nhạy thì kinh phí càng cao. Do vậy căn cứ vào nhu cầu và mức kinh phí sẵn có bạn chọn loại Micro cho phù hợp.
Nguồn: internet
-----------------
XUONG NHAC STUDIO
📍 77/47/22 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
📞0383891792 - 0388329706
📧[email protected]

XUONG NHAC KIẾN THỨC:EQ (Equalizer) là gì? Và những điều cần phải biết trong hệ thống âm thanhKhi biết cách điều chỉnh t...
09/08/2024

XUONG NHAC KIẾN THỨC:

EQ (Equalizer) là gì? Và những điều cần phải biết trong hệ thống âm thanh

Khi biết cách điều chỉnh thiết bị Equalizer, chất lượng âm thanh sẽ hay hơn hẳn. Vậy Equalizer là gì? Có những chức năng nào? Bạn cùng Điện máy XANH tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Equalizer là gì?
Equalizer (EQ) là một thiết bị được thiết kế nhằm làm thay đổi chất âm khi âm thanh đi qua nó, hay còn được hiểu là thiết bị cân bằng tín hiệu âm thanh. Equalizer sử dụng nhiều bộ lọc điện tử mà mỗi cần làm việc theo nguyên lý tăng hoặc giảm tín hiệu của từng dải tần.
Bên cạnh đó, chúng ta thường gọi nó là bộ amply trong dàn karaoke hay phức tạp hơn là bộ hòa trộn xử lí âm thanh chuyên nghiệp của các DJ.
EQ sử dụng nhiều bộ lọc điện tử, lọc âm thanh theo nguyên lý tăng hoặc giảm tín hiệu của từng giải tần, bạn có thể điều khiển các bộ lọc này thông qua một loạt các nút bấm, núm vặn và thanh trượt. EQ lọc tạp âm, cân bằng bù trừ tần số giúp âm thanh phát ra hoàn hảo hơn, cho bạn trải nghiệm âm nhạc tuyệt vời nhất có thể.

Bạn có thể thấy EQ ở rất nhiều thiết bị nghe nhạc như mp3, loa điện thoại, loa không dây, thậm chí thậm chí cả các dịch vụ phát trực tuyến như Spotify,... hay trong các phần mềm nghe nhạc đều có tính năng cắt lọc tần số. Tuy nhiên, hiểu cách EQ hoạt động và sử dụng nó sao cho hiệu quả thì không hề đơn giản.

Các chức năng điều khiển cơ bản của Equalizer
Dưới đây là một số chức năng điều khiển cơ bản của Equalizer mà bất cứ người dùng nào cũng nên năm rõ để sử dụng thiết bị này đúng cách:
• FREQ (frequency): Đây là thao tác đầu tiên khi sử dụng EQ để chọn vùng tần số để tác động.
• GAIN: Thao tác tiếp theo khi chúng ta đã chọn được vùng tần số thì tùy chỉnh GAIN sẽ tăng (giảm) cường độ của vùng tần số vừa chọn.
• Q (bandwidth): Tùy chỉnh mức độ ảnh hưởng của GAIN đối với các tần số xung quanh gần khu vực FREQ được chọn. Khi Q càng lớn thì nó sẽ kéo theo các tần số xung quanh mạnh mẽ, và ngược lại.

Thuật ngữ và tính năng của Equalizer khi sử dụng
Band: Vùng tần số bị tác động bởi EQ, mỗi một vùng bị tác động gọi là 1 EQ band.

High-Pass và Low-Pass filter
High-Pass và Low-Pass filter là 2 Tính năng thường rất hay dùng nhất trong Equalizer. High và Low pass filter thường cắt từ từ và trong khoảng -6 dB trên một octave (quãng tám), -12 dB trên octave hay thậm chí -18 dB trên một octave.
• High-Pass filter (còn gọi là Low-cut filter - lọc cắt đi các tần thấp) có nghĩa là bất cứ tín hiệu ở dưới dải tần chỉ định sẽ được giảm đi, chỉ để các tần cao đi qua tại điểm được chọn.
• Low-pass filter (còn gọi là High-cut filter - lọc cắt đi phần cao) Dùng để lọc bỏ đi các tần cao, chỉ để các tần thấp đi qua tại điểm được chọn (gọi là điểm cut-off).

Lưu ý: Low-pass filter được người dùng sử dụng khi muốn cắt đi phần trầm hoặc cắt đi phần cao.

Shelving filter (lọc đa tần)
Shelving filter là chức năng dùng để chỉnh đồng thời hàng loạt các tần số xung quanh tần số đã chỉ định làm tăng (và giảm) cường độ tín hiệu của tần số ở phạm vi rộng.
Dạng lọc Shelving filter ngoài nút chỉnh tần số còn một nút để chỉnh tăng hay giảm. Như ở trên High-pass hay Low-pass dùng để cắt đi các tần số dư hơn là tăng. Còn Shelving filter dùng khi ta muốn tăng nhiều giải tần cùng lúc.
Cơ chế hoạt động của Shelving Filter không làm tăng hoặc giảm tín hiệu ngay lập tức mà sẽ tăng dần dần mức độ đến mức yêu cầu, sau đó chuyển thành đường thẳng.
• Shelving Low: tất cả dãy tần bên phải điểm được chọn (dãy tần trầm) sẽ tăng/ giảm cường độ.
• Shelving High: tất cả dãy tần bên trái điểm được chọn (dãy tần cao) sẽ tăng/ giảm cường độ.

Peaking filter
Peaking Filter là tùy chỉnh giúp can thiệp cắt giảm/tăng cường một cách chi tiết và chính xác (theo dạng đỉnh) tại khu vực điểm được chọn vì ít ảnh hưởng các tần xung quanh. Lưu ý Peaking Filter chỉ can thiệp được điểm chọn theo dạng đỉnh nên phạm vi tác động khá hẹp.
Bộ lọc Peaking filter cũng có 2 nút, một để chọn một tần số trung tâm nào đó, và nút kia để chỉnh tăng giảm tín hiệu. Peaking filter thường dùng khi cần xử lý chính xác tần số cụ thể không mong muốn như tiếng ồn, tiếng huýt, tiếng vo ve…
Ngoài các dạng lọc trên, ta còn thấy một số dạng có thêm tính năng như Band pass filter và Notch filter.

Band pass filter và Notch filter
Band Pass Filter là dạng đặc biệt của Peaking Filter thường dùng để tăng (boost) các tần số ở phạm vi rộng (do tính chất can thiệp không phải dạng đỉnh như Peaking Filter). Nguyên lý làm việc cũng tương tự như Peaking Filter dùng để lọc riêng ra tần số nào đó để tăng.
Notch Filter: Tương tự như Band Pass Filter nhưng Notch Filter dùng chủ yếu để lọc bỏ/ cắt giảm tần số.

Các loại thiết bị Equalizer có trên thị trường hiện nay
Trên thị trường hiện nay, các thiết bị Equalizer được sản xuất đa dạng với nhiều mẫu mã, dưới đây là những loại phổ biến:
• Fixed Equalizer: Đây là loại chỉnh đơn giản nhất do chỉ có vài nút (phím) điều chỉnh. Mục đích sử dụng chủ yếu giải quyết nhanh về tần số, có thể thấy trên các dàn Ampli, trên guitar thùng.

• Graphic Equalizer: Là thiết bị EQ điều chỉnh tần số bằng cần gạt, tùy mỗi thiết bị sẽ có số lượng nút gạt nhiều hay ít. Thường các filter (bộ lọc) của Graphic Equalizer là Peaking Filter với Q (bandwidth) được cố định để hạn chế ảnh hưởng tần số các nút gạt xung quanh. Ngoài ra một số Graphic Equalizer có 2 filter ở 2 đầu là Shelving Filter.

• Paragraphic Equalizer: Là một dạng đặc biệt của Graphic Equalizer giúp điều chỉnh tần số trung tâm mỗi band. Một số khác còn có thêm thông số Q (bandwidth) bằng nút điều chỉnh bổ sung. Graphic Equalizer thường được sử dụng nhiều trong thiết bị âm thanh diễn live lẫn mixing trên máy tính.

• Parametric Equalizer: Là thiết bị EQ hiển thị tần số một cách tối ưu, có nhiều tùy chỉnh đa dạng như FREQ, GAIN, Q (bandwidth) hay thậm chí còn có thể tùy chỉnh các Filter (bộ lọc) cho mỗi EQ band như High-Pass, Low-Pass, Peaking, Shelving, Notch Filter.

Ưu điểm của Parametric Equalizer đó là hỗ trợ người dùng tùy chỉnh linh hoạt, chính xác. Tuy nhiên thiết bị này cũng có nhược điểm của Parametric đó là người dùng phải kinh nghiệm về chuyên môn mới có thể sử dụng đúng cách được.

Trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn Equalizer là gì? Và những điều cần phải biết trong hệ thống âm thanh. Mong rằng với những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về thiết bị này nhé!
Nguồn: Internet.
------------
XUONG NHAC STUDIO
📍 77/47/22 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
📞0383891792 - 0388329706
📧[email protected]

XUONG NHAC TIPSTips đánh bass khi làm beat Hip Hop 🎧Khi chơi nốt Tonic (nốt chủ), bạn có thể thử chơi ở nhiều quãng 8 kh...
08/08/2024

XUONG NHAC TIPS
Tips đánh bass khi làm beat Hip Hop 🎧
Khi chơi nốt Tonic (nốt chủ), bạn có thể thử chơi ở nhiều quãng 8 khác nhau. Điều này sẽ giúp 808 bộc lộ được những tính chất khác nhau (khi chơi ở những quãng khác nhau), khiến con beat trở nên đa dạng, thú vị hơn.
Đây cũng là tiền đề để chúng ta thử nghiệm và sáng tạo ra các pattern 808 phức tạp hơn, đặc trưng hơn.
Việc chơi 808 ở nhiều quãng cũng giúp việc arrange bài hát có điểm nhấn và thu hút hơn (ta có thể thấy rõ điểm này ở thể loại drill).
Hãy thử tips này cho lần làm beat tới của bạn nhé.
-----------------
XUONG NHAC STUDIO
📍 77/47/22 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
📞0383891792 - 0388329706
📧[email protected]

Hướng dẫn cách điều chỉnh compressor từ A-ZTrong hệ thống âm thanh, compressor là thiết bị hỗ trợ xử lý tín hiệu âm than...
08/08/2024

Hướng dẫn cách điều chỉnh compressor từ A-Z
Trong hệ thống âm thanh, compressor là thiết bị hỗ trợ xử lý tín hiệu âm thanh, từ đó nâng cao trải nghiệm nghe nhạc cho người dùng. Vậy làm thế nào để điều chỉnh thiết bị? Hãy cùng Tech Sound Việt Nam tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Compressor là gì?
Compressor (bộ nén âm thanh) là một thiết bị điều chỉnh âm thanh, được sử dụng để làm giảm độ động của tín hiệu âm thanh.
Thiết bị hoạt động bằng cách làm giảm mức độ âm thanh của các phần của tín hiệu âm thanh vượt quá một ngưỡng được đặt trước (threshold). Từ đó, compressor tạo ra một tín hiệu nén với độ chênh lệch âm lượng ít hơn giữa các phần tín hiệu yếu và mạnh.
Điều này giúp làm giảm độ chênh lệch âm lượng tổng thể của tín hiệu, làm cho âm thanh trở nên ổn định hơn và dễ nghe hơn. Máy nén thường được sử dụng trong quá trình thu âm, mix và master âm nhạc để kiểm soát và cân bằng độ động của âm thanh.
2. Vai trò của máy nén âm thanh Compressor
Khi sử dụng máy nén, các đoạn tín hiệu âm thanh có độ lớn vượt quá ngưỡng đã được xác định trước sẽ bị giảm âm lượng, trong khi vẫn duy trì mức độ âm lượng của những đoạn có độ lớn thấp hơn ngưỡng đó.
Việc sử dụng máy nén trong hệ thống âm thanh có thể giúp làm cân bằng âm lượng của các tín hiệu âm thanh khác nhau trong một bản thu, giảm bớt biến động âm lượng và tạo ra âm thanh phát ra có tính nhất quán và dễ nghe hơn.
Máy nén cũng có thể được dùng để giảm tiếng ồn và tạo ra các hiệu ứng âm nhạc đặc biệt. Ngoài ra, máy nén còn giúp kiểm soát mức độ đầu vào của tín hiệu âm thanh, giúp người sử dụng có thể điều chỉnh âm lượng một cách thuận tiện hơn.
3. Cách chỉnh Compressor
Trong một số bộ máy nén, có thể có nhiều nút chỉnh hơn. Mỗi thiết bị có thể có thiết kế khác nhau, vì vậy bạn cần hiểu ý nghĩa của từng nút để có thể sử dụng một cách linh hoạt.
Bypass: Cho phép tín hiệu đi qua mà không được điều chỉnh.
Noise Gate: Ngõ vào được đặt một ngưỡng (âm lượng) cụ thể, dưới ngưỡng đó, mạch không hoạt động. Noise Gate hoạt động ngược lại so với máy nén.
Thiết bị được sử dụng khi âm thanh có tiếng sôi hoặc tiếng ồn nhỏ, liên tục, không thể giải quyết hoàn toàn. Tín hiệu nhỏ được loại bỏ tạm thời, chỉ cho tín hiệu lớn hơn một ngưỡng nhất định đi qua, làm cho tiếng ồn trở nên không nghe thấy. Bạn cần sử dụng cẩn thận vì những âm thanh nhỏ có thể bị loại bỏ.
Trong các mạch máy nén, Noise gate, Limiter, ta cần điều chỉnh các chi tiết sau:
Input/Output Gain: Điều chỉnh âm lượng vào và ra. Bạn nên điều chỉnh sao cho mức ra gần như mức vào (nghĩa là khi nhấn/nhả BYPASS, âm lượng không thay đổi đáng kể).
Threshold: Mức tín hiệu bắt đầu qua hoặc bắt đầu nén, được đo bằng dB hoặc Volt. Bạn hãy điều chỉnh và quan sát đèn báo Gain Reduction.
Attack: Xác định tốc độ phản ứng của mạch đối với các tín hiệu "có vấn đề" (đo bằng mili-giây, từ 1 đến 500ms), thông thường là khoảng 200ms.
Release: Thời gian mà mạch ngừng nén sau khi tín hiệu đã ổn định (từ 1 đến 5000ms). Thông thường là khoảng 1000ms, tức là khoảng 1 giây. Hai nút này được điều chỉnh sao cho hiệu quả nén âm thanh được duy trì, nhưng tác động của việc nén không quá lớn, đến mức làm cho âm thanh trở nên không thoải mái.
Peak: Mức tín hiệu đỉnh.
Saturation: Mức tín hiệu bão hòa, ở đó âm lượng không tăng thêm được nữa.
Ratio: Tỉ lệ nén (ví dụ: nếu tín hiệu là +2dB thì nén bao nhiêu phần trăm). Có thể chọn tỉ lệ như 10% hoặc sử dụng giá trị mặc định.
Nguồn: Internet
--------------------------------------------------------------------
XUONG NHAC STUDIO HIỆN ĐANG CUNG CẤP KHÓA HỌC VỀ MIXING MASTERING TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO.
Khóa học Thu âm, Mixing và Mastering chuyên nghiệp cung cấp cho bạn các kỹ năng từ thu âm giọng hát, xử lý hậu kỳ giọng hát đến mixing và mastering nhạc từ cơ bản đến nâng cao một bài hát. Khi hoàn thiện chương trình học này, bạn sẽ có khả năng thu âm, hậu kỳ, nghe và phân tích bài nhạc của một kỹ sư mixing chuyên nghiệp. Đồng thời bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện trong kỹ năng mixing và mastering của mình không chỉ với vocal mà còn cả với nhạc cụ multitrack, từ đó có thể hoàn thiện sản phẩm của chính mình một cách chuyên nghiệp và tự tin hơn.
-------------------------------------------------------------------------
Chi tiết liên hệ:
XUONG NHAC STUDIO
📍 77/47/22 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
📞0383891792 - 0388329706
📧[email protected]

Address

77 Xuân La Tây Hồ
Hanoi
1234

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Xưởng Nhạc Studio posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category