Nhà xuất bản Hội Nhà Văn

Nhà xuất bản Hội Nhà Văn Nhà xuất bản Hội Nhà Văn
Tell: 024 38222135 / 098 3413042
65 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ra mắt sách “Ba người vượt ngục Guyane”:Hành trình vượt nửa vòng Trái đất trở về quê hương của 3 chí sĩ yêu nước quả cảm...
12/07/2025

Ra mắt sách “Ba người vượt ngục Guyane”:
Hành trình vượt nửa vòng Trái đất trở về quê hương của 3 chí sĩ yêu nước quả cảm🌿

Ngày 12/7, tại NXB Hội Nhà văn diễn ra lễ ra mắt sách “Ba người vượt ngục Guyane” của kĩ sư Đỗ Thái Bình.

Cuốn sách dày hơn 500 trang, kể lại câu chuyện của 3 chí sĩ Nguyễn Quang Diêu, Lý Liễu và Đỗ Văn Phong từ khi bị tòa án thực dân Pháp kết án khổ sai, lưu đày sang nhà lao ở Guyane (vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Nam Mỹ), nhưng vẫn giữ trong mình ý chí sống để rồi bắt đầu hành trình vượt ngục trở về quê hương.

Sách “Ba người vượt ngục Guyane” của kĩ sư Đỗ Thái Bình là một công trình khảo cứu công phu, chứa đựng nhiều tư liệu lịch sử về hành trình vượt ngục để trở về quê hương của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ 20 bị thực dân Pháp tù đày biệt xứ tại đảo Guyane.

Cuốn sách còn đặc biệt ở phần phụ lục - một danh sách chi tiết những tù nhân Việt Nam từng bị lưu đày ở Guyane, được chú giải đầy đủ họ tên, số tù, năm tuyên án, tên con tàu áp giải, và các trại giam mà họ từng bị giam giữ. Đây là nguồn tư liệu vô giá đối với người làm sử và độc giả quan tâm đến lịch sử đầu thế kỷ 20.

Kĩ sư Đỗ Thái Bình là một nhà nghiên cứu về hàng hải, từng viết và chuyển ngữ nhiều sách, công trình về hàng hải, tàu thuyền. Ông là cháu nội của nhà nho Đỗ Văn Phong, một trong 3 chí sĩ hoạt động yêu nước nêu trên và cũng là người sáng lập thương hiệu NXB Mai Lĩnh nổi tiếng.

Để viết cuốn sách, kĩ sư Đỗ Thái Bình dành hàng chục năm nghiên cứu, thu thập tư liệu, văn khố tại các trung tâm lưu trữ của Việt Nam, Văn khố Hải ngoại (ANOM) ở Pháp và trên thế giới. Ông đã tự mình tới Guyane để tìm lại những dấu vết lịch sử của ông nội khi bị giam cầm cùng các chí sĩ yêu nước khác sau bản án ngày 5/9/1913 của thực dân Pháp và cuộc đào thoát đầy ly kỳ của họ.

Qua cuốn sách, tác giả đã khắc họa chân dung các chí sĩ, cách họ nuôi dưỡng lý tưởng sống và lên kế hoạch tìm về quê hương ở nơi xa cách nửa vòng Trái đất. Để rồi khi thời cơ đến, họ băng sông Maroni của Guyane đến nước láng giềng Surinam rồi tiếp tục di chuyển sang đảo Trinidad, và từ đó, mỗi người lần lượt tìm cách riêng về Việt Nam trên những con tàu xuất phát từ Bắc Mỹ.

Kĩ sư Đỗ Thái Bình chia sẻ: “Tôi muốn viết cuốn sách này để tưởng nhớ những người yêu nước đã sống, đã hi sinh ở Guyane và để tri ân những người đã giúp nhóm tù, trong đó có ông nội tôi, vượt ngục thành công. Số phận của mỗi người đều gắn chặt với tập thể và với lịch sử”.

Tại lễ ra mắt sách, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, “Ba người vượt ngục Guyane” là một nghiên cứu đồ sộ, có khối lượng kiến thức lớn. Ông nhận định, đã có những công trình nghiên cứu về cuộc đời các chí sĩ yêu nước giai đoạn đầu thế kỉ 20, nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống. “Cuốn sách đã cho thấy phần nào những bí ẩn chưa từng biết đến, về số phận con người, và về những đóng góp của các chí sĩ yêu nước thời đó”, nhà sử học Dương Trung Quốc nêu.

GS.TS Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đánh giá, cuốn sách không chỉ dừng lại ở giá trị tư liệu đơn thuần. Theo ông, những tư liệu mà kĩ sư Đỗ Thái Bình công bố có chiều sâu và độ bao quát hiếm thấy, được chắt lọc từ hai nguồn chính yếu: điền dã thực địa và tiếp cận thư tịch, tạo nền tảng vững chắc để tái dựng bức tranh lịch sử.

Thái Hà🌿

__ Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn 🧡

___ Ra mắt sách "BA NGƯỜI VƯỢT NGỤC GUYANE" của tác giả Đỗ Thái Bình🌿Một cuộc sống giam cầm khắc nghiệt vượt xa trí tưởn...
11/07/2025

___ Ra mắt sách "BA NGƯỜI VƯỢT NGỤC GUYANE" của tác giả Đỗ Thái Bình🌿

Một cuộc sống giam cầm khắc nghiệt vượt xa trí tưởng tượng. Những cuộc đào thoát khỏi ngục tù tăm tối không đếm xuể của những nghĩa sĩ quả cảm. Tất cả được ghi chép lại tỉ mỉ trong quyển “Ba người vượt ngục Guyane” của tác giả Đỗ Thái Bình.

Tác giả Đỗ Thái Bình xuất thân là kỹ sư đóng tàu, thành viên của Hội Đóng tàu Hoàng gia Anh (MRINA) và Hội Đóng tàu Hoa Kỳ (MSNAME). Thông thạo năm ngôn ngữ, ông từng chuyển ngữ nhiều công trình chuyên khảo về ngành hàng hải như Từ điển bách khoa hàng hải, Thuyền buồm Đông Dương, Đường trên biển, Trong thế giới tàu thuyền… Không phải nhà sử học chuyên nghiệp, nhưng sự quan tâm lâu dài đến lịch sử hải hành và đặc biệt là hành trình vượt ngục của những người lính thuộc địa, trong đó có ông nội mình, ông Đỗ Văn Phong, đã dẫn dắt Đỗ Thái Bình đến với dự án Ba Người Vượt Ngục Guyane.

Tác phẩm là kết quả của hàng chục năm thu thập tài liệu, khảo cứu hiện trường và lần theo dấu vết cuộc đào thoát, trải dài từ Guyane đến các châu lục khác. Đây là nỗ lực tái dựng một lát cắt lịch sử, dựa trên chứng tích, bản đồ và hồ sơ giam giữ.

Nhà sử học Dương Trung Quốc viết vài dòng khi được đọc trước bản thảo quyển sách như sau: “Dù khiêm nhường không nói ra, nhưng đọc một cuốn sách công phu không chỉ với lượng tham khảo các nguồn tư liệu thành văn và lưu trữ rất phong phú mà còn dày công tốn sức, tốn tiền của và thời gian để lặn lội tới tận Guyane xa tít mù tắp tận bên kia Nam bán cầu, cũng như những cuộc du thám trên vùng đất xa lạ, gặp gỡ những nhân chứng lần đầu được gặp… có thể cảm thấy được cái động lực thúc đẩy tác giả viết công trình này để tìm lại dấu xưa và niềm tự hào về những bậc tiền bối của gia tộc mình cũng là sự tri ân với những đấng tiền nhân có công với Quốc gia, Dân tộc”.

Không đi tìm cảm xúc, cũng chẳng khai thác bi kịch bằng lối văn cường điệu, cuốn sách ghi lại câu chuyện người thật việc thật của ba nghĩa sĩ gồm Nguyễn Quang Diêu, Lý Liễu và Đỗ Văn Phong. Ba nhân vật này là bị cáo trong một phiên Tòa Đề hình của thực dân Pháp tại Hà Nội nhằm đàn áp những nghĩa sĩ tham gia vào nhiều biến cố chính trị ở đầu thế kỷ XX như các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, “Hà Thành đầu độc” (1908), giết tuần phủ Nguyễn Duy Hàn ở Thái Bình và hai sĩ quan Pháp tại khách sạn Hà Nội… Họ bị kết án khổ sai, lưu đày sang nhà lao Guyane, nhưng vẫn giữ trong mình ý chí về sự sống: phải đi, phải vượt, phải sống.

Từ cuộc vượt ngục ly kỳ của ba nghĩa sĩ, quyển sách phản chiếu hệ thống thực dân hình sự, nơi con người bị tước bỏ tư cách công dân và lưu đày biệt xứ. Trong không gian nhà tù thuộc địa giữa rừng thiêng nước độc đó, không tồn tại chỗ đứng cho lòng thương hại. Chỉ có ý chí bền bỉ cùng khát vọng sống mãnh liệt mới giúp những người vượt ngục lần tìm đường trở lại quê hương.

Tác giả Đỗ Thái Bình chia sẻ: “Vốn dĩ tôi viết cuốn sách này để nhắm đến nhiều đối tượng, cho nên cũng sẽ có nhiều cách đọc khác nhau. Bạn trẻ có thể đọc lướt qua nhanh từ đầu và xem phần chú giải (glossary), xem phần chỉ mục (index) để hiểu tổng quan của vấn đề. Những người muốn tìm hiểu sâu có thể đọc chậm để mà nghiền ngẫm từng đoạn. Các nhà nghiên cứu có thể tìm thêm các tư liệu để bổ sung và nghiên cứu tiếp. Tôi mong có nhiều bạn trẻ sẽ giúp cho cuốn sách tiếp cận nhiều người đọc hơn bằng nhiều cách như tóm tắt lại dưới dạng video clip, chia podcast thành từng câu chuyện một”.

Nhóm thực hiện

Tham khảo: ELLE Feature Team

___ Tác phẩm "Ba người vượt ngục Guyane" của tác giả Đỗ Thái Bình chính thức ra mắt vào:

9 giờ sáng, ngày 12.7.2025, tại Tầng 3 - Phòng Nghệ Thuật - Nxb Hội Nhà Văn (65 Nguyễn Du - P. Hai Bà Trưng - TP. Hà Nội).

Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn 🧡

KHOẢNH KHẮC GẶP GỠ 📸 NHÀ BÁO, NHIẾP ẢNH TRẦN MẠNH THƯỜNG 11.7.2025“Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường là tác gi...
11/07/2025

KHOẢNH KHẮC GẶP GỠ 📸 NHÀ BÁO, NHIẾP ẢNH TRẦN MẠNH THƯỜNG
11.7.2025

“Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường là tác giả của 4 cuốn sách ảnh, 7 cuốn sách về kỹ thuật nhiếp ảnh và lý luận phê bình nhiếp ảnh. Ông cũng đã biên soạn trên 50 đầu sách về khoa học kỹ thuật và văn học nghệ thuật.

Cần mẫn và đam mê, số đầu sách ông ra hàng năm gần bằng số năm làm nghề của ông. Gần đây nhất, vào tháng 12/2020, cuốn sách ảnh được ông ấp ủ 40 năm mang tên “Nhìn lại cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979” được Nxb Hội Nhà văn công bố và được Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trao giải xuất sắc. Cuốn sách gồm hơn 120 bức ảnh đen trắng, bao gồm những hình ảnh hiếm hoi chụp tại mặt trận Cao Bằng từ sáng 17/2/1979, thời điểm bắt đầu cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc của quân dân ta cho đến khi kết thúc chiến tranh ngày 5/3/1979.

Đánh giá về cuốn sách ảnh này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh: "Những khuôn hình của nhà nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường luôn tạo ra những cái nhìn tập trung, sắc lạnh, vừa chi tiết, vừa bao quát và lột tả được toàn bộ diễn biến của cuộc chiến tranh. Những bức ảnh trung thực cho người xem cảm nhận như chính mình đã chứng kiến cuộc chiến tranh ấy".

___ MỘT ĐƠN VỊ NỖI BUỒN🌿[Đọc "Nỗi cô đơn dài như sợi lanh của mẹ" - của tác giả Lâu Văn Mua - Viết&Đọc Mùa Hạ 2025]Mẹ gò...
10/07/2025

___ MỘT ĐƠN VỊ NỖI BUỒN🌿
[Đọc "Nỗi cô đơn dài như sợi lanh của mẹ" - của tác giả Lâu Văn Mua - Viết&Đọc Mùa Hạ 2025]

Mẹ gò lưng bên khung cửi
những ngón tay khéo léo
xoay trở từng sợi mong manh
như đang đan lại những mảnh vỡ trong lòng anh
nhưng vẫn để sót một khoảng trống vô hình..
Và khi mẹ dừng tay
anh biết
nỗi cô đơn vẫn còn đó
dài như sợi lanh chưa bao giờ đứt.

Mẹ, khung cửi gỗ lộc cộc và chiều ngả lưng đồi. Đó là tất cả những điều tuần hoàn trong một ngày của mẹ. Từ khoảnh khắc hạt lanh nảy mầm cho tới khi mẹ se được sợi lanh đầu tiên được tính bằng tháng. Vậy bao nhiêu cho đủ một tấm áo? Mẹ không rõ. Mẹ chỉ biết hơi thở cuối cùng của đời mẹ là hạn chót.

Những sợi lanh chiều chiều nối đuôi nhau, xoay trên vòng xoay bất tận của định mệnh. Những sợi lanh cũng không biết khi nào công việc của chúng mới kết thúc. Chúng lặng thinh và ngoan ngoãn chấp nhận số phận của mình. Những sợi lanh không lên tiếng, ngồi bên mẹ tay đưa thoăn thoắt và chân giậm nhịp nhàng.

Mẹ sẽ không để sợi lanh bị đứt. Khung cửi lộc cộc cứ vậy chuyển mình, bện vào nó từng sợi lanh mỏng mảnh, đan hoài nỗi trống vắng của mẹ thành điều an ủi duy nhất.

“Nỗi cô đơn của anh” hay chính là nỗi buồn của mẹ, xa xăm như ánh dương cuối cùng của ngày vắt qua song cửa bạc nắng. Và anh biết, khi mẹ ngừng tay, tấm áo dệt lanh là minh chứng rõ ràng nhất cho cuộc đời buồn tênh ấy. Những tháng ngày “cả một đời không ai hiểu/ cả một mình không ai cùng”.

- Audrey - HVBCTT 🌿

___ Bạn đọc ĐỌC và CHIA SẺ CẢM NHẬN xin liên hệ:

Mail: [email protected]
Hoặc: [email protected]

Zalo: 0976168808 (Trang Thụy)
- 0868853491 (Ha Nguyen)

___ BẠN ĐỌC ĐẶT SÁCH vui lòng liên hệ:

🪻 Link đặt sách:

https://nxbhoinhavan.vn/chi-tiet/viet-va-doc-chuyen-de-mua-ha-2025.html

🪻 Gọi số điện thoại:

🌞Trang Thụy: 0976168808
🌞 Việt Hưng: 0983413042

🪻Mua trực tiếp tại:

Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 65 Nguyễn Du, P. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

NXB Hội Nhà Văn 🧡

___ Đọc di cảo thơ Chế Lan Viên, khác với một giọng sử thi của thời Điêu tàn, Ánh sáng và phù sa hay Đối thoại mới, ở đâ...
09/07/2025

___ Đọc di cảo thơ Chế Lan Viên, khác với một giọng sử thi của thời Điêu tàn, Ánh sáng và phù sa hay Đối thoại mới, ở đây ta gặp nhiều cơn đau. Chế Lan Viên từng phải đi chữa bệnh dài ngày ở Trung Quốc, cuối đời ông cũng bị bệnh.

Lý do thể chất tác động mạnh đến cách tư duy, đến những điều viết ra trong thơ, nhưng ta phải nhớ đây là những bài thơ di cảo, chưa công bố lúc ông còn sống.

Cả một đời thơ Chế Lan Viên giấu khá kín những cơn đau sau những lời thơ đầy khẩu khí thời đại mạnh mẽ như thơ quảng trường. Có lúc cơn đau hiện diện theo kiểu gián cách thời ấy, như “mạch máu ta là những mối đau thương” (Đừng quên lãng, tập Điêu tàn, 1937) hoặc trong một ký ức được ông viết thật nhẹ bẫng: “Năm con đau, mế thức một mùa dài” (Tiếng hát con tàu, tập Ánh sáng và phù sa, 1960).

[...]

N.Tr.Q.

___ BẠN ĐỌC ĐẶT SÁCH vui lòng liên hệ:

🪻 Số điện thoại:

🌞Trang Thụy: 0976168808
🌞 Việt Hưng: 0983413042

🪻Mua trực tiếp tại:

Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 65 Nguyễn Du, P. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Sách có giá:
Bìa mềm: 180.000₫
Bìa cứng: 360.000đ
Phí ship: 30.000₫ - 35.000đ

NXB Hội Nhà Văn 🧡

___ Về một "ca" lạ trong thơ🌿Không ít lần, thấy Hồ Minh Tâm ngoại hiện hóa tâm tư qua con chữ. Sự ẩn giấu, dồn nén cảm x...
09/07/2025

___ Về một "ca" lạ trong thơ🌿

Không ít lần, thấy Hồ Minh Tâm ngoại hiện hóa tâm tư qua con chữ. Sự ẩn giấu, dồn nén cảm xúc đâu đó lại chợt bùng lên, như dòng điện năng muôn thuở trong thơ. Đó là khi anh viết về những “vùng đau”:..
mẹ tôi bưng đèn
ngó nghiêng triêng gióng
bốn giờ sáng gánh khế về chợ Hạ
đổi mớ cá long tong
à ơi ngày dài tháng rộng
tôi nghe trên mái nhà mưa vấp
bà tôi hạ thấp mái rèm
lem lem tiếng đoàn tàu trườn qua
Tôi nghe tiếng tàu cau đầu hồi vừa rụng sau nhà
lưng mo cau thì cong cong
bụng mo cau thì rồng rộng
trăng rưới đều hai phía
lưng thì vàng
bụng thì trắng
chẳng biết màu thật của trăng màu chi
con tắc kè con giật mình
tiếng mỏng như sợi chỉ
con mèo khoang sè sẹ lén trăng đi
Giọng mẹ tôi ngái ngủ vọng ra:
con ơi, hay là cha con về?”

[...]

Ph.G.Th.

___ BẠN ĐỌC ĐẶT SÁCH vui lòng liên hệ:

🪻 Link đặt sách:

https://nxbhoinhavan.vn/chi-tiet/viet-va-doc-chuyen-de-mua-ha-2025.html

🪻 Gọi số điện thoại:

🌞Trang Thụy: 0976168808
🌞 Việt Hưng: 0983413042

🪻Mua trực tiếp tại:

Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 65 Nguyễn Du, P. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

NXB Hội Nhà Văn 🧡

___ Có những khi tôi viết mà không hiểu hết mình đang viết gì. Nhưng cơ thể tôi run lên như vừa đi qua một vùng chiến sự...
08/07/2025

___ Có những khi tôi viết mà không hiểu hết mình đang viết gì. Nhưng cơ thể tôi run lên như vừa đi qua một vùng chiến sự cũ. Và tôi tin – thơ đang nhớ giùm tôi một phần mà ý thức đã chối bỏ. Thơ – không nằm ngoài thân thể.

Tôi đã từng tưởng rằng: cơ thể là nơi trú ngụ của linh hồn, và thơ – là tiếng nói của linh hồn đó. Nhưng không. Càng viết, càng lắng nghe, tôi hiểu ra: cơ thể cũng biết nói. Và đôi khi, nó là kẻ nói thật hơn cả ngôn ngữ.

Nếu một ngày tôi không còn cơ thể này nữa, tôi tự hỏi: liệu tôi còn viết được không? Ý thức tôi có thể vẫn tồn tại. Lý trí tôi có thể vẫn phân tích. Nhưng nếu không còn một thân thể để đau, để run, để mệt, để thở, thì thơ – còn là thơ không?

N.T.Th.

___ BẠN ĐỌC ĐẶT SÁCH vui lòng liên hệ:

🪻 Link đặt sách:

https://nxbhoinhavan.vn/chi-tiet/viet-va-doc-chuyen-de-mua-ha-2025.html

🪻 Gọi số điện thoại:

🌞Trang Thụy: 0976168808
🌞 Việt Hưng: 0983413042

🪻Mua trực tiếp tại:

Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 65 Nguyễn Du, P. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

NXB Hội Nhà Văn 🧡

___ Có thể ta không còn viết để được in, không còn viết để được nhớ. Nhưng nếu không viết, chính ta sẽ quên mình từng bi...
08/07/2025

___ Có thể ta không còn viết để được in, không còn viết để được nhớ. Nhưng nếu không viết, chính ta sẽ quên mình từng biết đau, từng yêu thương, từng giãy dụa.

Và như thế, câu thơ – dẫu là một nơi lưu đày – vẫn là nơi cuối cùng để linh hồn còn có thể tồn tại trong hình dạng ngôn ngữ.

Đó chính là một loại lưu vong không đến từ địa lý mà đến từ chính tiếng nói của mình. Không ai đày ta đi, không ai gạch tên ta khỏi bản đồ nhưng ta vẫn bị đẩy ra khỏi chính căn nhà từng là nơi trú của tiếng nói. Một ngày, người viết chợt nhận ra: từng con chữ quen thuộc bắt đầu trở nên xa lạ. Ngôn ngữ không còn nhận ra ta, như một người mẹ già nhìn đứa con lang bạt quay về mà không thể gọi tên.

Và thế là, ta không còn được ở trong chính ngôn ngữ của mình.

[...]

N.T.Th.

___ BẠN ĐỌC ĐẶT SÁCH vui lòng liên hệ:

🪻 Link đặt sách:

https://nxbhoinhavan.vn/chi-tiet/viet-va-doc-chuyen-de-mua-ha-2025.html

🪻 Gọi số điện thoại:

🌞Trang Thụy: 0976168808
🌞 Việt Hưng: 0983413042

🪻Mua trực tiếp tại:

Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 65 Nguyễn Du, P. Cửa Nam, TP. Hà Nội.

NXB Hội Nhà Văn 🧡

Ch ế t kh ô🌿Hàng nghìn con vật lớn bị hạn hán,    tụ tập và rồi chết khô bên các dòng sông lớnCạn dòng.Coi chừng nghìn t...
08/07/2025

Ch ế t kh ô🌿

Hàng nghìn con vật lớn bị hạn hán,
tụ tập và rồi chết khô bên các dòng sông lớn
Cạn dòng.
Coi chừng nghìn tứ thơ lớn của anh bỏ mạng trơ xương
Bên hồn anh cạn nước.
Mỗi nhà thơ sinh ra ở đời, như bầy voi kia là phải nghĩ đến
Một dòng sông.
Chỉ cặp ngà với cái đuôi không đủ là voi đâu, voi ạ!
Một nắm xương, một dòng sông
Đó mới thực là mình.

Chế Lan Viên🌿

__ BẠN ĐỌC ĐẶT SÁCH vui lòng liên hệ:

🪻 Gọi số điện thoại:

🌞Trang Thụy: 0976168808
🌞 Việt Hưng: 0983413042

🪻Mua trực tiếp tại:

Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 65 Nguyễn Du, P. Cửa Nam, TP. Hà Nội.

NXB Hội Nhà Văn 🧡

___ NHỮNG SỢI TÓC NUỐT VÀO NÓ THỜI GIAN🌿 [Đọc bài thơ "Ăn tóc" của nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư - Viết&Đọc Mùa Hạ 2025]T...
07/07/2025

___ NHỮNG SỢI TÓC NUỐT VÀO NÓ THỜI GIAN🌿
[Đọc bài thơ "Ăn tóc" của nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư - Viết&Đọc Mùa Hạ 2025]

The evil, it spread
like a fever ahead

It was night when
you died, my firefly.

Tội lỗi cựa mình, lan ra
như một cơn sốt trên trán nóng

Chính vào cái đêm định mệnh
khi người vụt tắt, đom đóm của mình con.

“Cô gái không hề để ý gì về thời gian yên bình của mái tóc”. Cho tới một tích tắc bất ngờ, như một sự thức tỉnh ở sườn dốc bên kia của cuộc đời. Cô rùng mình. Những ngón tay gầy, lộ trơ những khớp nối và dài ngoẵng. Những ngón tay len lỏi vào mái tóc rối, mái tóc nức mùi thời gian, dài thõng ngang vai và ở cuối đuôi vểnh lên xác xơ màu của nắng chiều. Một buổi chiều hoang hoải và vàng khô, như bao buổi chiều hoang hoải và vàng khô khác.

Cô ăn tóc. Ăn như một thói quen rồi dần trở nghiện. Cô bắt đầu từ những đuôi tóc xấu số. Những đuôi tóc vàng hoe không còn có thể cựa mình, những đuôi tóc đã từng là điểm bắt nguồn của sự sống, từng là cái rễ cắm sâu vào lòng sự sống. Cô ăn tóc. Nó kích thích cô nhớ lại từng kí ức mơn man vào những ngày còn là bào thai đỏ hỏn. Mê man và loay hoay trong đống trí nhớ chết tiệt, những sợi tóc dài ra và chỉ dẫn đến niềm đau bất tận như định sẵn, như đích đến và tất yếu của sự sống. Ngọn tóc giòn rụm, rơi khô trên hiên nhà, lạo xạo trong miệng và khó nuốt như một nỗi đau chưa nguôi. Nỗi đau nào bây giờ? Cô phải lựa chọn giữa hàng mớ câu chuyện đã đưa cô đến mỗi chiều này. Nỗi đau nào là duy nhất? Cô đã sống sót nhưng những mảnh vỡ còn vương lại ở đâu đó giữa những câu chuyện hoặc là một ai đó? Khiến cho quá khứ dài ngoẵng như một thiên truyện, một trường ca luân hồi. Nhưng cô mãi mãi không hàm ơn từ nó điều gì. Nỗi đau dạy ta phải gan trường bằng mọi giá nhưng vẫn hoài thất bại trong việc bảo toàn sự trinh nguyên của ánh mắt.

“Thời gian đã hết hạn từ bốn mươi năm trước”. Đã là nửa đời người kể từ khi cô còn thời gian để làm bất cứ việc gì. Hay ít nhất là để ngăn chặn nỗi đau bất tận nguyền rủa cô mỗi chiều hoang. Nhưng ai có con mắt thứ ba để ngăn chặn được nỗi đau cơ chứ. Như một lời sấm truyền và nó sẽ đeo đẳng cô cả đời, như mái tóc, cứ sờ sờ ở đó và nhắc nhớ cô về lầm lỗi và thương xót. Đuôi tóc héo hon như thân thể sau nhiều năm bị dày vò bởi hờn ghét và hối hận. Đuôi tóc không thể nuốt trôi, nó lờ lợ và chát chúa. Cứ nghĩ đến đó cô lại rùng mình như có ai kề dao vào cổ và bắt phải sống lại những tháng ngày ấy một lần nữa. Vậy nhưng những ngọn tóc cứ cụt dần, chẻ nhánh lưa thưa rồi cô vẫn cứ ăn mãi. Cô luôn gặp lại chính mình ở lối mòn suy nghĩ, dường như cô thích thú với việc nhớ lại và gọi đó là hoài niệm hơn là lắc đầu và rũ áo ra đi. Những sợi tóc đã ở với cô tự buổi hồng hoang suy nghĩ, mang theo trí nhớ về từng gương mặt đã đi qua, từng nỗi buồn lan ra từ đỉnh đầu, chảy dài như thời gian đằng đẵng ngang vai. Và cô vẫn tiếp tục ăn tóc, gặm nhấm nỗi buồn cả đời với một niềm mê man bất tận. Một giấc mộng dài mà vẫn thật hơn trái đất. Một cuộc mơn trớn cô tự nguyện nằm ngửa. Một mũi tên lao vào hồng tâm ngực trái. Như một sự thú chí không rõ nguyên do, cô nguyện cầu một ngày không xa được rữa ra trong đất. Tóc và thân thể cô sẽ hòa làm một. Khi ấy cô trở về với nguyên thủy, tạo hóa sẽ sắp xếp cho cô một cuộc hòa giải định mệnh. Khi và chỉ khi ấy, cô mới buông tha cho mái tóc tội lỗi. Và tận cùng của sự sống, dù sao, vẫn dễ dàng hơn tha thứ cho chính mình.

Thúy Hà🌿

___ BẠN ĐỌC CHIA SẺ CẢM NHẬN xin liên hệ:

Mail: [email protected]
- [email protected]

Zalo: 0976168808 (Trang Thụy)
- 0868853491 (Ha Nguyen)

✨ Bài cảm nhận, bạn đọc viết trong khoảng 200-500 chữ, tối đa 1000 chữ.

✨ Phòng phát hành - truyền thông trực tiếp nhận bài, biên tập (nếu cần) và đăng tải bài viết trong thời gian sớm nhất.

___ BẠN ĐỌC ĐẶT SÁCH vui lòng liên hệ:

🪻 Link đặt sách:

https://nxbhoinhavan.vn/chi-tiet/viet-va-doc-chuyen-de-mua-ha-2025.html

🪻 Gọi số điện thoại:

🌞Trang Thụy: 0976168808
🌞 Việt Hưng: 0983413042

🪻Mua trực tiếp tại:

Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 65 Nguyễn Du, P. Cửa Nam, TP. Hà Nội.

NXB Hội Nhà Văn 🧡

__ MỜI bạn đọc ĐỌC và CHIA SẺ CẢM NHẬN...☘️Khi đọc bất kỳ một tác phẩm nào, ai cũng có ít nhất một lần thấy lặng thinh v...
07/07/2025

__ MỜI bạn đọc ĐỌC và CHIA SẺ CẢM NHẬN...☘️

Khi đọc bất kỳ một tác phẩm nào, ai cũng có ít nhất một lần thấy lặng thinh và dữ dội trong cảm xúc. Khi đó, điều ta muốn, có lẽ là tìm hiểu về tác giả, cà phê cà pháo hoặc ngồi một mình với cút rượu để tự mổ xẻ cảm xúc với chính mình.

"Viết&Đọc Mùa Hạ 2025" đã đi được nửa chặng đường trong chuỗi hành trình tìm tới với bạn đọc. Số Mùa Hạ 2025 đã nhận được rất nhiều phản hồi, mỗi phản hồi là vô số những cảm xúc đẹp và tươi mới. Để nối dài hơn, những đồng điệu về tâm hồn, kết nối bạn đọc và tác giả... Phòng phát hành - Truyền thông NXB Hội Nhà Văn xin gửi tới bạn đọc LỜI MỜI về ý tưởng:

🌼 ĐỌC và CHIA SẺ CẢM NHẬN của bạn về những điều bạn thấy ý nghĩa trong các tác phẩm do NXB Hội Nhà Văn xuất bản, phát hành hoặc bất kỳ một tác phẩm văn chương nào đã xuất bản.

✨ Bài cảm nhận, bạn đọc viết trong khoảng 200-500 chữ, tối đa 1000 chữ.

✨ Phòng phát hành - truyền thông trực tiếp nhận bài, biên tập (nếu cần) và đăng tải bài viết trong thời gian sớm nhất.

✨ Bạn đọc có bài chia sẻ, nhận được ưu đãi giảm 50% + Freeship cho 2 đơn sách bất kỳ, khi các bạn đặt mua sách tại Nxb Hội Nhà Văn.

___ BẠN ĐỌC CHIA SẺ CẢM NHẬN xin liên hệ:

Mail: [email protected]
Hoặc: [email protected]

Zalo: 0976168808 (Trang Thụy)
- 0868853491 (Ha Nguyen)

___ BẠN ĐỌC ĐẶT SÁCH vui lòng liên hệ:

🪻 Link đặt sách:

https://nxbhoinhavan.vn/chi-tiet/viet-va-doc-chuyen-de-mua-ha-2025.html

🪻 Gọi số điện thoại:

🌞Trang Thụy: 0976168808
🌞 Việt Hưng: 0983413042

🪻Mua trực tiếp tại:

Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 65 Nguyễn Du, P. Cửa Nam, TP. Hà Nội.

NXB Hội Nhà Văn 🧡

__ Thơ không có địa chỉ cố định. Nhưng thơ luôn có mặt trong một trạng thái đặc biệt của con người: LẶNG THINH.Người lặn...
07/07/2025

__ Thơ không có địa chỉ cố định. Nhưng thơ luôn có mặt trong một trạng thái đặc biệt của con người: LẶNG THINH.

Người lặng thinh không phải người im lặng. Lặng thinh là một dạng hoạt động cao nhất của cảm xúc. Đó là khi ta đang đối thoại dữ dội với chính mình, nhưng không một âm thanh nào thoát ra.

Chúng ta tưởng rằng thơ cần được lưu trữ, cần được giới thiệu, cần được đứng trong tuyển tập. Đúng, nhưng chưa đủ. Nơi trú ngụ lâu dài nhất của thơ là những người lặng thinh. Những người không nói ra, nhưng chưa từng quên. Những người tưởng đã quên, nhưng một câu thơ vẫn bật lên - giữa đêm.

Thơ không đòi ta phải nhớ cả bài. Thơ chỉ đòi ta... đừng vứt đi một câu duy nhất mà trái tim đã từng rung lên. Và hãy nhớ, cuối cùng của thơ không phải là trang sách, mà là người đọc lặng thinh.

[...]

N.T.Th.

___ BẠN ĐỌC ĐẶT SÁCH vui lòng liên hệ:

🪻 Link đặt sách:

https://nxbhoinhavan.vn/chi-tiet/viet-va-doc-chuyen-de-mua-ha-2025.html

🪻 Gọi số điện thoại:

🌞Trang Thụy: 0976168808
🌞 Việt Hưng: 0983413042

🪻Mua trực tiếp tại:

Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 65 Nguyễn Du, P. Cửa Nam, TP. Hà Nội.

NXB Hội Nhà Văn 🧡

Address

Hanoi

Opening Hours

Monday 09:00 - 17:00
Tuesday 09:00 - 17:00
Wednesday 09:00 - 17:00
Thursday 09:00 - 17:00
Friday 09:00 - 17:00

Telephone

+842438222135

Website

https://sachdientu.nxbhoinhavan.vn/

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Nhà xuất bản Hội Nhà Văn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category