


27/09/2022
Vương quốc Đan Mạch thanh bình, đất nước của những câu chuyện cổ tích Andecxen.

29/06/2021
Cần bán máy phát điện chất lượng đã qua sử dụng 100 giờ, còn mới, không còn nhu cầu sử dung nên bán thanh lý. Giá thỏa thuận.
Số điên thoại liên hệ: A. Hùng 0913220936.

22/05/2021
Giữa mùa Covid.

13/03/2021
Mùa xuân là phải trồng cây.

09/01/2021
Công ty Nam An 19 năm một chặng đường không ngừng phấn đấu học hỏi, lao động sáng tạo để phát triển. Cảm ơn bạn bè anh em đồng nghiệp gần xa trong cả nước đã ủng hộ giúp đỡ công ty.
18/11/2020
Bể thu gom và cô đặc bùn nước thải rửa lọc dạng trụ đứng đáy vát 30 độ xử lý hiệu quả nước thải rửa lọc.

29/08/2020
Công nghệ xử lý chất hữu cơ hoà tan trong nước mặt đang được triển khai tại trạm cấp nước do Nam An đầu tư.
14/07/2020
Đầu tư dự án cấp nước thị trấn Nham Biền Yên Dũng BG sử dụng 2 nguồn nước : nước ngầm và nước sông Thương với 2 hệ thống thiết bị công nghệ và một chất lượng nước sạch 01:2009/BYT.
01/02/2020
Đôi điều về dịch viêm phổi Vũ Hán.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa quyết định công bố dịch truyền nhiễm tại Việt Nam do virus corona. Đây là loại virus mới thuộc chủng corona (ký hiệu 2019-nCoV hoặc nCoV), chưa từng được phát hiện trước đây. Nó được xem xuất phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Trên báo chí quốc tế, người ta thường dùng chữ "coronavirus" như một danh từ chung để chỉ loại virus mới này. Chủng corona chính là chủng của các loại virus gây ra các bệnh đường hô hấp như dịch SARS hay Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2012. Việt nam đã có 6 người nhiễm bệnh tại Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua ngày 31.1 2020 đã tuyên bố virus Corona mới gây dịch viêm phổi Vũ Hán là tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Hiện bệnh đã xuất hiện tại 26 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tính đến ngày 1.2.2020, Trung Quốc đại lục xác nhận 11.791 ca nhiễm bệnh, 259 người chết, và ghi nhận con số ca mắc và chết người mới kỷ lục trong một ngày ở tỉnh Hồ Bắc (1.347 người mắc mới, thêm 45 người chết). Tuy nhiên theo nghiên cứu được công bố hôm 31/1, hơn 75.000 người nhiễm coronavirus mới (2019-nCoV) ở Vũ Hán, khu vực bùng phát dịch khẩn cấp y tế toàn cầu. "Chúng tôi ước tính 75.815 người nhiễm bệnh ở Vũ Hán kể từ ngày 25/1/2020", một nhóm nghiên cứu do Gabriel Leung dẫn đầu đến từ Đại học Hong Kong báo cáo trên tờ The Lancet. Virus corona mới đang gây sợ hãi vì tốc độ lan truyền. Số người bị nhiễm vi rus Vũ Hán đã vượt số người nhiễm trong các các đại dịch SARS (8.000 người) và MERS ( 2.500 người) trước đây. Ở môi trường có nhiệt độ cao trên 20 độ C thì loại vius ngày yếu đi. Hiện tại miền Bắc đang lạnh nọi người nên cảnh giác, hạn chế đi lại tiếp xúc, nên đeo khẩu trang, đeo kính khi ra ngoài và rửa tay sạch sẽ thường xuyên trước khi ăn. Hiện chưa có văcxin phòng ngừa chủng mới virus corona. Các thử nghiệm văcxin phòng chủng virus gây bệnh MERS vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh, tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng với vi trùng chứ không có tác dụng diệt vius. Vius không phải vi sinh vật, chúng không có cấu trúc tế bào như vi sinh, kích thước trung bình của chúng nhỏ hơn vi sinh khoảng 100 lần, rất khó quan sát bằng kính hiển vị. Tuy không có thuốc đặc trị vi rút Vũ Hán nhưng cũng có nhiều loại thuốc giúp bệnh nhân tăng sức đề kháng chông lại nó. Tân Hoa xã mới đây đưa tin các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã chọn ra 30 loại thuốc để thử nghiệm chống virus corona gây viêm phổi cấp ở Vũ Hán, bao gồm các loại thuốc đã có, thuốc đông y và sản phẩm tự nhiên có hoạt tính sinh học. Đây chưa phải là các loại thuốc dùng để chữa bệnh, nhưng được chọn ban đầu như các dạng thuốc "ứng viên" nhằm thử nghiệm, Tân Hoa xã dẫn thông báo từ Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) cho hay. Dựa trên các nghiên cứu mới nhất, nhóm nghiên cứu tiến hành sàng lọc các loại thuốc đang bán trên thị trường cũng như các hợp chất có công hiệu cao và các hợp chất từ cây thuốc. Qua đó, họ chọn ra 30 loại thuốc chống virus này từ việc kết hợp sàng lọc và xét nghiệm enzyme. Những loại được chọn vừa qua bao gồm 12 loại thuốc chống HIV như indinavir, saquinavir, lopinavir, carfilzomib và ritonavir, cũng như 2 loại thuốc chống virus hợp bào hô hấp, thuốc chống tâm thần phân liệt và thuốc ức chế miễn dịch. Ngoài ra, một số loại thuốc truyền thống của Trung Quốc được cho có thành phần hiệu quả chống virus Vũ Hán bao gồm hổ trượng (polygonum cuspidatum), hay còn gọi là củ cốt khí và hoạt huyết đan, cũng nằm trong danh sách cân nhắc dùng để điều trị.
13/01/2020
Công nghệ xử lý nước thải rửa lọc Nam An
Rất nhiều trạm cấp nước hiện nay đang hàng ngày xả thải nước rửa lọc ra môi trường. Nước rửa lọc có hàm lượng bùn cặn ( SS) lớn hơn nhiều lần so với tiêu chuần cho phép theo QCVN 24: 2009/BTNMT , trong đó chú ý là hàm lượng bùn cặn ( chất rắn không hòa tan) phải nhỏ hơn 50 mg/l ( TSS < 50 mg/l)
Nước thải rửa lọc có những đặc điểm sau:
Nước xả ra từ đáy các bể lắng có hàm lượng cặn khoảng 300 mg/l ÷ 600 mg/l
Hàm lượng cặn trung bình của nước rửa lọc bể lọc khoảng 150 mg/l ÷ 300 mg/l
Tính chất nước thải rửa lọc ổn định, thành phần chủ yếu là cặn kết tủa có keo tụ.
Thời gian xả nước thải ngắn khoảng 1 giờ ( tùy theo vào thời gian rửa lọc)
Tần suất xả rửa lọc: 1 lần hoặc 2 lần trong một gày.
Lưu lượng xả lớn chiếm khoảng 5% công suất của trạm cấp nước.
Cặn của nước rửa lọc là các bông cặn có kích thước tương đối lớn ~ 30 nanomet và có tốc độ lắng cao Uo ~ 1,0 mm/s. Giá trị Uo này dễ dàng xác định bằng thực nghiệm tại chỗ sử dụng ống nghiệm đo tốc độ lắng cặn. Thành phần cần xử lý trong nước thải rửa lọc là chất rắn không hòa tan, còn các thành phần khác đều đáp ứng tiêu chuẩn xả thải.
Công nghệ xử lý nước thải rửa lọc truyền thống:
Hầu hết các công trình xử lý nước thải rửa lọc hiện có gồm các hạng mục sau:
1. Hệ thống thu gom nước thải xả rửa lọc.
2. Bể tập trung và điều hòa lưu lượng có thể tích đủ lớn để có thể chứa toàn bộ lượng nước xả rửa lọc thải ra trong 1 lần rửa lọc.
3. Cụm bơm nước thải từ bể thu gom vào bể tách bùn.
4. Bể tách bùn ( hay con gọi là nén bùn) thường là bể lắng đứng, đáy dốc 45º ÷ 60º. Giữa bể có cột phản ứng trung tâm hình trụ đứng để tạo phản ứng kết bông nhờ chất trợ lắng Polyme. Các bông cặn nhỏ nhờ có polyme sẽ kết dính với nhau tạo ra các bông cặn có kích thước lớn, tốc độ lắng cao. Cặn bùn được lắng và tập trung xuống đáy côn của bể, nước sau lắng sẽ đi lên, được dẫn vào máng thu. Nước trong máng thu có độ đục rất thấp ( Độ đục < 10NTU) sẽ được thu hồi dẫn trở lại bể lắng, lọc hoặc xả ra môi trường. Bùn lắng được nén trong đáy chóp của bể tách bùn và được xả vào sân phơi bùn. Tại đây bùn được phơi khô và được bốc đi chôn lấp. Nếu sử dụng máy ép bùn băng tải thì bùn sẽ được máy ép để trở thành bùn khô, có thể đóng bao hoặc xúc đổ vào xe, chở đi chôn lấp.
5. Sân phơi bùn thường được chía làm nhiều ngăn ( từ 3 ngăn trở lên), mỗi ngăn có diện tích đủ rộng để có thể tiếp nhận liên tục bùn đặc từ bể tách bùn trong khoảng thời gian nhất định (khoảng 1 đến 2 tuần). Khi 1 ngăn làm việc ( tiếp nhận bùn) thì các ngăn còn lại phơi bùn trong đó có 1 ngăn chờ ( đã được bốc sạch bùn khô). Hình ảnh sau là bể thu gom và bể tách bùn truyền thống:
Sơ đồ công nghệ tóm tắt như sau:
Nước thải → Bể tập trung → Bơm → Châm trộn polyme → Bể tách bùn → Bùn đặc → Sân phơi bùn ( hoặc máy ép bùn )
Mô hình công nghệ thường dùng:
Nước xả rửa lọc từ các bể lắng, lọc được rãnh nước riêng dẫn về bể thu gom tập trung. Cụm bơm chìm tại bể tập trung có công suất Q lựa chọn sao cho bơm hết lượng nước này trong khoảng thời gian 1 chu kỳ rửa lọc.
Nước thải từ bể thu gom được cấp trộn polyme và bơm vào cột phản ứng trung tâm đặt ở tâm bể lắng đứng. Bể này gọi là bể tách bùn do toàn bộ bùn có polyme kết dính được lắng hoàn toàn xuống đáy bể có chóp với độ dốc từ 45º đến 60º.
Nước ra khỏi cột phản ứng trung tâm sẽ đi ngược từ dưới lên trên và được thu vào máng thu bố trí xung quang thành bể lắng. Nước sau lắng có độ đục thấp, thường nhỏ hơn 10 NTU do đó có thể xả thải ra môi trường hoặc được thu hồi, dẫn về bể lắng hoặc dẫn thẳng vào bể lọc cát để xử lý thành nước sạch.
Bùn lắng dưới đáy bể tách bùn là bùn đặc khoảng 0,1% được định kỳ xả vào sân phơi bùn hoặc bơm vào máy ép bùn..
Công nghệ xử lý nước thải rửa lọc truyền thống này đã được ứng dụng phổ biến tại tại hầu hết các nhà máy cấp nước được xây dựng theo các dự án ODA, JBIC, ADB ... . Chi phí đầu tư xây dựng cho công trình xử lý nước thải rửa lọc rất lớn. Bể tách bùn thường xây dựng bằng bê tông cốt thép với chiều cao lớn ( 5m đến 6m) so với cốt mặt đất tự nhiên, để nước từ máng thu có thể tự chảy trở lại bể lắng, lọc khi thu hồi.
Đề xuất công nghệ xử lý nước thải rửa lọc Nam An:
Nhằm giảm chi phí đầu tư xây dựng và tiết kiệm mặt bằng đất đai xây dựng công trình, công ty TNHH Môi trường công nghệ cao Nam An đề xuất giải pháp xử lý nước thải rửa lọc với nội dung sau:
Cấp polyme vào nước xả rửa lọc ngay trước khi nước rửa lọc chảy vào bể thu gom.
Hạ đáy bể của bể thu gom xuống dưới tạo ra các chóp có thành vát 45º để tập trung và cô đặc bùn lắng.
Tại đáy mỗi chóp lắng đặt bơm chìm để bơm bùn đặc và bơm nước trong.
Giải pháp này cho phép không cần xây dựng bể tách bùn.
Mô hình công nghệ Nam An như sau:
Xây dựng bể thu gom tập trung nước thải theo thiết kế truyền thống tuy nhiên có sự khác biệt về cấu trúc đáy bể để thu gom. Đáy phẳng của bể thu gom truyền thống được thay bằng đáy chóp với độ dốc các mặt cạnh đáy khoảng 50 độ. Dưới đáy chóp đặt các bơm chìm công suất nhỏ đủ bơm hết nước trong bể thu gom trong khoảng thười gian một chu kỳ rửa lọc.
Vận hành bể xử lý nước thải xả rửa lọc như sau:
Nước xả rửa lọc từ các bể lắng, bể lọc cát được dẫn về bể thu gom tập trung. Trước khi chảy vào bể thu gom, nước thải được cấp và trộn dung dịch trợ lắng polyme.
Nước chảy vào đầy bể trong thời gian ngắn bằng đúng thời gian rửa lọc.
Sau khi dừng rửa lọc khoảng 30 phút thì toàn bộ cặn bùn trong nước rửa lọc sẽ được lắng hoàn toàn xuống đáy các chóp bể có độ dốc từ 45º đến 60º.
Mỗi đáy chóp bể có bố trí bơm chìm với công suất nhỏ sao cho tổng công suất các bơm đủ để hút cạn toàn bộ nước bể trong khoảng thời gian bằng chu kỳ rửa lọc.
Trong 10 phút đầu các bơm sẽ bơm hết bùn đặc nằm trong chóp bể lắng. Bùn chảy qua van vào sân phơi bùn hoặc vào máy ép bùn băng tải.
Khi bơm hết bùn thì van được đóng lại, nước có độ đục rất thấp sẽ được đẩy về bể lắng, bể lọc hoặc dẫn thẳng vào bể lọc cát để xử lý thành nước sạch.
Hình ảnh sau là bể xử lý nước thải rửa lọc Nam An và sân phơi bùn:
Công nghệ xử lý nước thải rửa lọc Nam An đã được triển khai ứng dụng tại nhiều công trình xử lý nước tại Hà Nội và Bắc Ninh. Một số nhà máy nước có diện tích hạn hẹp đã sử dụng hiệu quả công nghệ này khi tận dụng phần không gian trên bể thu gom để xây sân phơi bùn.
Công nghệ này xử lý hiệu quả nước thải rửa lọc, vận hành đơn giản, tốn ít diện tích, tiết kiện đến 50% chi phí đầu tư so với công nghệ xử lý nước thải rửa lọc thông thường. Ứng dụng công nghệ này có thể thu hồi hoàn toàn nước thải rửa lọc để tái xử lý thành nước sạch.
03/10/2019
Thêm một bài viết cho tạp chí cấp thoát nước Việt Nam tháng 10.2019.
29/09/2019
Nhà máy đào hồ đổ nước thải, dân lấp giếng khát nước ăn ở Đồng Nai
Khổ dân.
Người dân ấp Bầu May, xã Phú Thanh, huyện Tân Phú, Đồng Nai phải lấp giếng do ô nhiễm. 10 năm nay, họ bị hủy hoại nguồn nước sạch.
19/09/2019
Cá Koi Nhật đắt tiền vừa thả xuống sông Tô Lịch sau 1 ngày ra sao?
Ủng hộ Nhật Bản.
Những con cá Koi Nhật Bản thả xuống sông Tô Lịch rất có giá trị nên được cắt cử người bảo vệ 24/24.-Tin tức trong ngày
19/08/2019
Nước bẩn từ nội thành Hà Nội đổ về khiến cá hồ Yên Sở chết
Cá chết ngay còn người thì chưa.
(Dân trí) - Lãnh đạo đơn vị quản lý cụm hồ điều hòa Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, nguyên nhân khiến hiện tượng cá chết ở cụm hồ này mấy ngày qua là do nước thải từ các con sông nội thành Hà Nội đổ về đây khiến...
17/08/2019
Thực trạng báo động về ô nhiễm amoni và các chất hữu cơ trong nước sinh hoạt và giải pháp xử lý.
Nguyễn Thanh Hùng
Chủ tịch HĐTV công ty TNHH Môi trường CNC Nam An
Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức lớn về tình trạng ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Tại các thành phố lớn, lượng nước thải chưa qua xử lý của hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp xả thẳng ra môi trường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nguồn nước. Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư tập trung có hàm lượng hợp chất hữu cơ cao nhưng chưa được xử lý triệt để trước khi xả vào nguồn nước. Ở khu vực nông thôn, tình trạng ô nhiễm nguồn nước cũng không ngừng gia tăng. Theo thống kê, có 76% số dân đang sinh sống ở nông thôn, là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Bên cạnh đó, việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ của con người.
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm da, tiêu hoá, tiêu chảy và nguy cơ ung thư ngày càng cao. Tại một số địa phương, trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư, viêm nhiễm phụ khoa chiếm từ 40 - 50%, nguyên nhân là do từng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Theo đánh giá của các Bộ Y tế và NN&PTNT, trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 9.000 người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém; Trên 100.000 trường hợp mắc ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm trong đó báo động về mức độ ô nhiễm ngày càng tăng của các chất hữu cơ và sản phẩm phân hủy yếm khí của nó là amoni trong nước sạch, đặc biệt là nước sạch nông thôn. Dễ dàng nhận thấy nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm này là nguồn nước khai thác đưa vào xử lý không đạt tiêu chuẩn cột A theo QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt và QCVN 09:2008/BTNMT đối với nước ngầm. Thực tế cho thấy không có lựa chọn trong trường hợp này, khi mà mật độ dân cư tăng nhanh, nhu cầu nước sạch phục vụ đời sống và sản xuất tăng liên tục, nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm ngày càng ô nhiễm nặng, người ta buộc phải khai tác các nguồn nước có hàm lượng amoni và chất hữu cơ cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn trên.
Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng thì việc nghiên cứu đầu tư tìm giải pháp công nghệ xử lý hiệu quả các chất hữu cơ hòa tan trong nước là cần thiết, việc đầu tư công trình xử lý các chất hữu cơ nhằm mục đích cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, ăn uống đạt tiêu chuẩn QCQG 01: 2009/BYT là bắt buộc.
Amoni ( NH4+) và các chất hữu cơ hòa tan trong nước là các thành phần ô nhiễm khó xử lý, các công trình xử lý nước với công nghệ lắng + lọc truyền thống không loại bỏ được chúng. Chúng tồn tại trong nước sạch dưới dạng hòa tan do đó không thể sử dụng mắt thường để nhận biết được mức độ ô nhiễm của những tạp chất hòa tan này. Dễ dàng xác định mức độ ô nhiễm amoni khi phân tích nước bằng các bộ KIT thử nhanh so mầu. Để đánh giá độ ô nhiễm của các tạp chất hữu cơ hòa tan trong nước sạch người ta sử dụng chỉ số pecmanganat, đây chính là nhu cầu oxy hóa học ( COD) trong nước cấp sinh hoạt.
Về bản chất chỉ số Pecmanganat và COD là một, chúng chỉ khác biệt về cách phân tích. Chỉ số Pecmanganat xác định bằng KMNO4, còn COD xác định bằng cách oxi hóa mẫu nước với K2Cr2O7. Chỉ số Pecmanganat vượt ngưỡng 2 mg/l theo tiêu chuẩn QCQG 01:2009/BYT là dấu hiệu cho thấy nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ ở mức độ nguy hiểm. Các chất này khi tương tác với Clo sẽ tạo ra chất gây ung thư, khi tương tác với oxy sẽ tạo ra các chất độc như Nitrat và Nitrit. Nitrít có tác dụng oxy hóa hemoglobin (huyết sắc tố) chứa trong hồng cầu, biến hemoglobin thành methemoglobin (trẻ em mắc chứng bệnh này thường xanh xao và dễ bị đe dọa đến mạng sống, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi), ngoài ra, nitrat và nitrit khi vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên hiện tượng methemoglobin (thiếu ô-xy trong máu), đặc biệt là khi kết hợp với các axit amin trong cơ thể còn tạo thành chất nitrosamine gây ung thư, hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích lũy lâu ngày trong gan gây ra hiện tượng nhiễm độc, ung thư gan. Nước có hàm lượng Amoni cao, có chỉ số Pecmanganat cao sẽ nhanh chóng tạo rêu, tảo trong bể chứa, là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật độc hại phát triển trong nước sạch.
Trên c sở nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm nhiều giải pháp công nghệ khác nhau trong đó có các thử nghiệm bể lọc tuần hoàn cát, bể lọc trao đổi cation sử dụng vật liệu Zeolit nhập khẩu rất đắt tiền, bể lọc sinh học sử dụng các loại vật liệu mang khác nhau, công ty TNHH Môi trường công nghệ cao Nam An đã chọn ra giải pháp công nghệ LK kép để xử lý hiệu quả các chất hữu cơ hòa tan và amoni trong nước sạch.
Giải pháp này đòi hỏi diện tích xây dựng công trình không lớn hơn diện tích công trình xử lý nước truyền thống có cùng công suất do khối tích chủ yếu của LK kép là 2 hệ lọc kín tự rửa đấu nối tiếp nhau.
Hình ảnh sau là hệ thiết bị LK kép lắp đặt tại trạm cấp nước phía nam Hà Nội để xử lý Asen, Amoni và chất hữu cơ, nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCQG 01:2009/BYT.
Đây là giải pháp công nghệ sử dụng màng vi sinh đa tầng kết hợp công nghệ lọc kín tự rửa. Hệ thiết bị LK kép được sản xuất đồng bộ trong nhà máy Nam An Filter, khu công nghiệp Quất Động, Thanh Trì, Hà Nội với các bình lọc kín có chiều cao lớp vật liệu lọc trên 2,5m. Hệ thống LK kép có thể vận hành tự động nhờ tủ điện PLC. Do chi phí đầu tư của hệ LK kép không cao, chi phí sản xuất thấp, vận hành đơn giản, chất lượng nước sau xử lý ổn định do đó LK kép đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.
Sơ đồ công nghệ LK kép áp dụng cho công trình xử lý nước ngầm bị ô nhiễm amoni và các chất hữu cơ như sau:
Nước ngầm → Inzecter cấp khí → Trộn tĩnh BT1 → Inzecter cấp NaOH chỉnh pH lên đến 7,5 → Trộn tĩnh BT2 → Lọc kín tự rửa LK1 → Bể sinh học P3 sử dụng vật liệu mang PU với kỹ thuật MBB → Bơm tăng áp → Inzecter cấp khí lần 2 → Trộn tĩnh BT3 → Lọc kín tự rửa LK2 → Inzecter cấp Clo khử trùng → Trộn tĩnh BT4 → Nước sạch đạt tiêu chuẩn QCVN 01: 2009/BYT → Bể chứa.
Sơ đồ công nghệ LK kép áp dụng cho công trình xử lý nước mặt ( khai thác từ hồ, đầm, sông ,,,) bị ô nhiễm các chất hữu cơ như sau:
Nước mặt → Inzecter cấp NaOH nâng pH lên 7,5 → Trộn tĩnh BT1 → Inzecter cấp keo tụ PAC → Trộn tĩnh BT2 → Lắng lamen → Bơm tăng áp → Inzecter cấp khí → Trộn tĩnh BT3 → Lọc kín tự rửa LK1 → Inzecter cấp khí lần 2 → Trộn tĩnh BT4 → Lọc kín tự rửa LK2 → Inzecter cấp Clo khử trùng → Trộn tĩnh BT4 → Nước sạch đạt tiêu chuẩn QCVN 01: 2009/BYT → Bể chứa.
Công nghệ LK kép có thể xem là sự gép nối của 2 công đoạn xử lý.
Công đoạn 1: Loại bỏ hoàn toàn các cặn kết tủa, tương tự như trong các công trình xử lý nước truyền thống Lắng + Lọc. Công đoạn này do LK1 thực hiện.
Công đoạn 2: Loại bỏ các tạp chất hữu cơ và amoni hòa tan. Tạp chất còn lại trong nước sau khi đi qua hệ thiết bị LK1 là các chất tan có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ. Các chất vô cơ hòa tan chủ yếu là muối gốc Ca, Na, Mg, Al, Fe… với hàm lượng nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Các chất hữu cơ, amoni giảm không đáng kể khi qua LK1. Chúng được lọc bằng màng vi sinh trong bể sinh học P3 và hệ thiết bị LK2. Cả 2 thiết bị này được thiết kế để tạo ra môi trường thuận lợi cho các chủng loại vi sinh vật phát triển đến mật độ cao và phân phối đều trên toàn khối tích với việc cấp oxy liên tục bằng máy cấp khí và duy trì DO > 2mg/l tại mọi điểm trong khối tích của nó. Trong tự nhiên luôn tồn tại hệ vi sinh vật có khả năng thực hiện một quá trình hai mặt, một mặt vi sinh thực hiện quá trình tăng trưởng về lượng của chúng bằng cách ăn các tạp chất gây ô nhiễm có trong nước (các hợp chất hữu cơ, N, P và các nguyên tố vi lượng) để tạo các cá thể vi sinh mới dưới dạng sinh khối (bùn), mặt khác chúng sẽ ôxi hóa các chất ô nhiễm này thành các sản phẩm trung tính (CO2, N2). Năng lượng để chúng hoạt động và phát triển được lấy từ chính năng lượng giải phóng ra trong các phản ứng chuyển hóa sinh hóa trên. Các quá trình vi sinh hiếu khí bao gồm hai quá trình chính được thể hiện ở hai phương trình dưới đây:
Quá trình ôxi hóa phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ:
(4/100)C10H19NO3 + (25/100)O2 + (1/100)NH4+ + (1/100)HCO3
(16/100)CO2 + (23/100)H2O + (5/100)C5H7NO2 (pt.1)
Ở đây: C10H19NO3 là công thức tạp chất hữu cơ gần đúng, C5H7NO2 là công thức vi sinh VS gần đúng. Ta nhận thấy ở vế trái của phương trình là nhu cầu tối thiểu các chất mà vi sinh cần có để thực hiện quá trình, vế phải của phương trình là các sản phẩm CO2 + H2O không gây ô nhiễm nước và sản phẩm phụ C5H7NO2 là bùn sinh khối. Bùn này được giữ lại trong lớp vật liệu lọc và xả ra môi trường khi rửa lọc.
Quá trình nitrat hóa amôni:
(11/20)NH4+ + (15/20)O2 + (4/20)CO2 + (1/20)HCO3 (10/20)NO3 + (20/20)H+ + (9/20)H2O + (1/20)C5H7NO2 (pt.2)
Ta nhận thấy sản phẩm của quá trình là NO3 và tất nhiên phải có sinh khối đi kèm. Điều kiện của phản ứng này là phải cấp đủ ôxi hòa tan và nguồn cácbon vô cơ (độ kiềm). Trước tiên NH4+ sẽ được ôxi hóa thành NO2 (quá trình nitrit hóa được thực hiện bởi tập hợp các chủng vi sinh Nitrosomonas), tiếp theo NO2 sẽ được ôxi hóa tiếp thành NO3 (quá trình nitrat hóa được thực hiện bởi tập hợp các chủng vi sinh Nitrobacter).
Trong hệ thiết bị LK kép tồn tại các vùng thiếu khí trong lòng các khối PU và vùng cát lọc gần đáy bình lọc kín, tại đây diễn ra quá trình khử nitrat bằng chất hữu cơ trong nước, có thể đẩy mạnh quá trình này bằng tuần hoàn nước:
(1/5)NO3 + (0,5/50)NH4+ + (2/50)C10H19NO3 + (0,5/50)HCO3 + (1/5)H+
(8/50)CO2 + (5/50)N2 + (16,5/50)H2O + (2,5/50)C5H7NO2 (pt.3)
Kết quả của quá trình hiếu khí ở (pt.1) là các chất ô nhiễm hữu cơ bị phân hủy thành CO2 + H2O, giảm thông số Pecmanganat nghĩa là quá trình (pt.1) chỉ xử lí ô nhiễm hữu cơ, quá trình này chỉ được thực hiện tốt khi DO 2mg/l.
Nhờ tiếp tục sục khí cấp ôxi, quá trình nitrat hóa sẽ được thực hiện (pt.2), khi đó N-amôni sẽ chuyển hóa thành N-nitrit rồi thành N-nitrat. Để thực hiện phản ứng (pt.2) hệ cần được cấp đủ DO như trên và độ kiềm (HCO3-).
Để khử N-nitrat và ở mức độ ít hơn nhiều là N-nitrit theo quá trình (pt.3), quá trình này còn được gọi là thiếu khí (anoxic). Phản ứng sẽ sinh ra độ kiềm, tiêu thụ các chất hữu cơ có sẵn trong nước.
Cấu trúc của hệ thiết bị LK kép tạo ra môi trường thuận lợi cho các chủng loại vi sinh phát triển, chúng thực hiện đầy đủ các quá trình từ (pt.1) đến (pt-3), xử lí các chất hữu cơ và hợp chất chứa N. Chi phí cho quá trình xử lý amoni và các chất hữu cơ trong nước chỉ là điện năng cho máy cấp khí và máy bơm do đó chi phí sản xuất của công trình xử lý nước áp dụng công nghệ LK kép không cao, khoảng 1500 đồng/m3 nước sạch.
Đối với các công trình xử lý nước hiện đang hoạt động có độ ô nhiễm các chất hữu cơ không quá cao có thể áp dụng công nghệ LK kép để xử lý theo sơ đồ công nghệ sau:
Nước sau lọc của công trình hiện có → Bơm tăng áp → Inzecter cấp khí → Trộn tĩnh BT1 → Lọc kín tự rửa LK2 → Cấp Clo khử trùng → Bể chứa.
Hệ thiết bị lọc kín tự rửa LK2 có cấu trúc nhỏ gọn với các bình lọc kín có đường kính dưới 2,5m do đó khi lắp ghép để nâng cấp công trình xử lý nước không đòi hỏi phải mở rộng trạm cấp nước.
17/06/2019
Đề xuất lấy nước sông Hồng làm sạch sông Tô Lịch - VnExpress
Vừa bơm nước sông Hồng vào, vừa sục khí = tuyệt vời.
Chỉ có điều không có tiền để làm.
Công ty thoát nước Hà Nội xây dựng phương án điều tiết nước từ hồ Tây qua hai cửa xả để cải thiện nguồn nước sông Tô Lịch.
17/06/2019
Clip: Bảo bối xử lý bùn sông Tô Lịch thành khí CO2 và nước bằng công nghệ Nhật
Thêm thử nghiệm: Biến bùn thành khí CO2. Thành phần N chắc là nhỏ không cần tính đến. Cố gắng lên các bạn trẻ.
Chúc thành công.
Sáng nay (17/6) hệ thống xử lý bùn không cần nạo vét của Nhật Bản bắt đầu được thử nghiệm trên khu vực sông Tô Lịch (đoạn gần đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy). Khoảng 70m2 sông Tô Lịch đã được quây riêng bằng rào sắt để...
16/06/2019
Sông Tô Lịch giảm ô nhiễm sau 3 tuần xử lý bằng công nghệ Nhật Bản
Dùng bơm chìm sục khí qua Inzecter thôi mà, đơn giản nhưng hiệu quả. Hoan hô Nhật Bản.
TTO - Công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt vừa công bố kết quả thí điểm công nghệ Bio-nano làm sạch sông Tô Lịch của Nhật Bản. Theo kết quả, lượng bùn và mùi hôi ở sông Tô Lịch, Hà Nội đã giảm đáng kể sau 3 tuần á...
17/04/2019
Hệ thiết bị lọc nước công nghệ LKK xử lý hiệu quả nguồn nước hồ bị ô nhiễm chất hữu cơ cao. Nước sau lọc có chỉ số Pemanganat nhỏ hơn 2.
24/02/2019
Xử lý rác và nước rỉ rác rất đơn giản và dễ làm mà. Không biết có ai quan tâm không.
06/10/2018
Ok.
01/10/2018
Xử lý lý nước thải bằng bể hợp khối 6.1
Nguyễn Thanh Hùng
Chủ tịch công ty Môi trường công nghệ cao Nam An
Tóm tắt nội dung.
Trên cơ sở các công trình xử lý nước thải công suất nhỏ đã thực hiện tại các cụm dân cư, nhà máy sản xuất bánh kẹo, nước sau xử lý đạt chất lượng cột A theo QCVN 14:2008/Bộ TNMT ( BOD< 30 mg/l), công ty Nam An đã từng bước hoàn thiện mô hình bể xử lý nước thải hợp khối 6.1 nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải cục bộ tại các cụm dân cư, nhà cao tầng, các nhà máy chế biến thực phẩm…. Bài viết nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiện trong tính toán thiết kế, xây lắp và quản lý vận hành trạm xử lý nước thải quy mô nhỏ áp dụng mô hình bể hợp khối 6.1.
Kiến trúc bể hợp khối 6.1 và công nghệ trạm xử lý nước thải.
Bể hợp khối 6.1 là một bể có nhiều ngăn để thực hiện đồng thời 6 quá trình khác nhau trong dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt hoặc nước thải chế biến thực phẩm, sản xuất bánh keo… có BOD cao sử dụng vi sinh bao gồm quá trình xử lý sinh học thiếu khí (Anoxic), hiếu khí (aerotank) và lắng, lọc, khử trùng, ủ bùn. Tùy theo công suất nước thải mà ta lựa chọn kết cấu bể bằng bê tông cốt thép hay xây dựng bằng gạch đặc. Bể có thể đặt nửa nổi nửa chìm trong các khu nhà trung cư, nhà máy chế biến thực phẩm hoặc chìm hoàn toàn trong các khu biệt thự cao cấp, có thể xây dựng trong tầng ngầm của các nhà cao tầng...
Đã có rất nhiều bài viết về công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng vi sinh cho nên bài viết đi thẳng vào quy mô xây lắp một trạm cụ thể với công suất nước thải Q= 200 m3/ngđ, loại nước thải sinh hoạt có độ ô nhiễm các chất hưu cơ ở mức trung bình BOD = 250 mg/l. Bể xây dựng bằng bê tông cốt thép, nửa chìm nửa nổi. Trạm xử lý nước thải 6.1 công suất nhỏ đáp ứng đủ nhu cầu xử lý nước thải sinh hoạt cho tòa nhà trung cư có khoảng 320 hộ dân, mỗi hộ trung bình 4 người tính theo tiểu chuẩn nước thải thành phố Q0= 150lít/người.ngày. Bài viết trình bày tính toán công nghệ và cách phân chia hợp lý các ngăn bể trong bể hợp khối 6.1, các cấu trúc cần lưu ý để trạm hoạt động ổn định với chất lượng nước thải sau xử lý đạt cột A theo QC 14:2008/BTNMT , nước sau xử lý có áp dư để có thể cấp vào hệ thống tưới cây hoặc xả vào hệ thống rãnh thoát nước mưa. Nước thải sinh hoạt chứa các tác nhân ô nhiễm có nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt của con người, chủ yếu chúng là các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các hợp chất N, P, dầu mỡ và vi khuẩn ….Đặc trưng cơ bản của nó thể hiên trong bảng Hình 1.
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng vi sinh:
Công nghệ vi sinh được sử dụng gần như 100% trong xử lý nước thải sinh hoạt. Đây là công nghệ tiêu tốn ít hóa chất, ít năng lượng nhất, ít phát thải thứ cấp nhất so với các công nghệ khác. Trạm xử lý nước thải sinh hoạt dùng bể hợp khối 6.1 ứng dụng công nghệ bùn hoạt tính với lớp vật liệu mang MBC, kỹ thuật MBBR trong bể có cấu trúc hợp khối các ngăn bể chức năng vào một khối. Bể hợp khối gồm 6 ngăn bể chức năng sau: Ngăn V1- ngăn bể điều hòa, V2- ngăn bể thiếu khí (Anoxic), V3- ngăn bể hiếu khí (Aerotank) V4- ngăn bể lắng lamen, V5- ngăn bể chứa trung gian, V6- ngăn bể ủ bùn. Tổng thể tích các ngăn bể chức năng được tính đúng tính đủ đảm bảo xử lý triệt để các thành phân ô nhiểm hữu cơ và vô cơ, hạ BOD, N, P và các ion nặng xuống dưới tiêu chuẩn cho phép theo cột A của QCVN 14:2008/BTNMT.
Máy thổi khí là thiết bị quan trọng nhất trong các thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt do nó làm việc liên tục 24/24 giờ trong ngày theo chế độ thổi khí kéo dài do đó lựa chọn nhiều máy thổi khí chất lượng cao có công suất hợp lý để có thể cấp khí theo nhiều chế độ, giảm cấp khí trong thời gian nước thải không phát sinh (nửa đêm về sáng) hoặc phát sinh thấp (Giờ hành chính) nhằm giảm chi phí điện và tăng tuổi thọ của thiết bị. Ứng dụng kỹ thuật MBBR trong bể Aerotank để đạt hiệu quả xử lý cao, lựa chọn vật liệu mang MBC (Moving Bed Carrier) có độ rỗng cao để tạo ra mật độ vi khuận bám dính cao. Vật liệu mang vi sinh MBC được chế tạo từ polyuretan dưới dạng xốp chứa phụ gia canxi carbonat với hàm lượng tới 30% khối lượng. Tăng thêm thành phần phụ gia trong chất mang vi sinh nhằm mục đích tạo điều kiện phát triển cho chủng loại vi sinh tự dưỡng hiếu khí (Nitrifier), loại sử dụng nguồn carbon vô cơ làm cơ chất để xây dựng tế bào và tiêu hoa kiềm trong quá trình nitrat hóa. Hiện nay trong nước đã sản xuất được loại vật liệu này do đó sử dụng vật liệu MBC sản xuất trong nước để không đẩy giá chi phí đâu tư lên cao.
Nguyên lý hoạt động của trạm xử lý nước thải 6.1 Q= 200 m3/ngđ:
Nước thải từ tòa nhà chung cư chảy vào hố thu gom G, qua lưới chắn rác chảy vào bể điều hòa, tại đây bố trí 02 bơm chìm công suất Q = 10 m3/h, H = 6m (01 bơm chạy, 01 bơm dự phòng) đẩy nước thải vào ngăn xử lý thiếu khí Anoxic V2. Tại đây nước thải vào được hòa trộn với nước hồi từ hệ lọc kín tự rửa. Một phần chất hữu cơ sẽ giảm để phân hủy thành phần Nitơ. Mô hình dây chuyền công nghệ thể hiện trên hình H2.
Từ ngăn bể V2 nước tự chảy vào ngăn bể Aerotank V3. Tại bể Aerotank, không khí sẽ được cấp vào đáy bể ở độ sâu 3,2 m so với mức nước hoạt động. Các vi khuẩn hiếu khí hoạt động trong bể Aerotank phân huỷ toàn bộ các chất hữu cơ trong nước, hạ BOD xuống tới mức độ cho phép với BOD < 30 mg/l. Chọn vật liệu mang vi sinh MBC đưa vào bể Aerotank để tăng cường khả năng lưu giữ và duy trì mật độ sinh khối trong bể xử lý và quan trọng hơn tăng thời gian lưu tế bào của chủng loại vi sinh có tốc độ phát triển chậm. Thay đổi tỷ lệ vật liệu chất mang trong khối phản ứng cho phép áp dụng linh hoạt tải lượng bề mặt của hệ xử lý, đạt được tốc độ xử lý lớn tính theo đơn vị thể tích. Chất mang chuyển động cho phép tránh hiện tượng gây tắc và tăng cường khả năng trao đổi chất của phần vi sinh bám trên chất mang, đồng thời cho phép sử dụng oxy hiệu quả hơn do khi chuyển động, chúng ngăn và làm chậm lại các bọt khí thoát ra khỏi nước.
Từ ngăn bể Aerotank V3 nước thải tự chảy vào bể lắng Lamen V4 để loại bỏ các cặn bùn. Bùn hoạt tính lắng ở đáy bể lắng Lamen theo ống đẩy bùn hoạt động bằng khí cấp từ dàn sục khí, tự chảy vào ngăn bể ủ bùn, một phần được hồi lưu về ngăn bể Aerotank nhờ hiệu chỉnh van bố trí trên đường dẫn bùn hồi lưu. Ngoài ra tại đáy bể Lamen đều có đường ống xả bùn để định kỳ xả bùn đặc về ngăn bể ủ bùn.
Nước sau lắng lamen tự chảy vào ngăn bể V5, nước từ ngăn bể V5 được bơm tăng áp đẩy vào hệ lọc kín tự rửa LK200 gồm 3 bình lọc áp lực D600. Đây là điểm khác biệt của trạm 6.1 so với các hệ xử lý nước thải thông thường không có thiết bị lọc nước sau lắng.
Nước thải sau lọc được đẩy qua bình trộn tĩnh để tiếp nhận Clo khử trùng. Trong bình trộn tĩnh kín chịu áp nước thải và dung dịch Clo đi từ dưới lên trên qua 3 tầng đĩa trộn, khi ra khỏi bình trộn tĩnh nước có chất lượng cao, độ đục nhỏ hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn, có thể cấp vào đường ống để tưới cây hoặc đưa về bể chứa nước dùng cho cứu hỏa. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn A theo QCVN 14:2008/BTNMT được phép thải ra môi trường.
Tính toán công nghệ:
Tính thể tích bể Aerotank V3:
Thể tích của bể Aerotank tính như sau:
V= [Y . Q . θc . (S0 – S)]: [ X.(1 + Kd.θc)]
Trong đó: θ c - tuổi bùn: θc = 10 ngày; Q - công suất nước thải tính theo m3/ngày: Q = 400 m3/ngđ; X - mật độ sinh khối: X = 2500 g/m3 ÷ 3500 g/m3; Y - hiệu suất tạo sinh khối: Y = 0,5 ÷ 0,6 g/g (g.sinh khối/g.BOD); S0 - nồng độ BOD nước thải vào: S0 = 150 ÷ 350 mg/l (trung bình ~ 250); S - nồng độ BOD nước thải sau xử lý: S = 30 mgO2/lít = 30 mg/l; Kd - hằng số phân huỷ nội sinh: Kd = 0,03 ÷ 0,07 d-1
Thể tích V của bể Aerotank phụ thuộc vào mức ô nhiểm hữu cơ của nước thải sinh hoạt. Nếu chọn mức trung bình để tính toán S0 = 250, Kd = 0,06, X = 3000, Y = 0,55 thì:
V = [(0,55 × 200 × 10 × ( 250 – 30)] : [3000 × ( 1 + 0,05 × 10)] = 54 (m3)
Thể tích ngăn bể V3 không được nhỏ hơn 54 m3. Chọn V3=60 m3.
Tính toán máy thổi khí:
Lượng oxy cần thiết làm sạch BOD tính như sau:
OC0 = Q x ( S0 – S ) : 1000.F – 1,42.Px
Trong đó: OC0 là lượng oxy cần thiết theo điều kiện tiêu chuẩn của phản ứng ở 20oC ; Q là lưu lượng nước thải cần xử lý (m3/ngày); S0 là nồng độ BOD5 đầu vào, S0 = 250 (g/m3); S là nồng độ BOD5 đầu ra, S = 30 (g/m3) theo tiêu chuẩn nước thải loại A; F là hệ số chuyển đổi từ BOD5 sang COD hay BOD20 thường chọn F = 0,6; Px là phần tế bào dư xả ra ngoài theo bùn vi sinh.
Px = Yb x Q x (S0-S) x 10-3 = 0,1 x 200 x (250-30) x 10-3 = 4,4 (kg/ngày). Với:
Yb = Y: (1+ Kd + ∆) = 0,5 : ( 1 + 0,06 + 4) = 0,1
OC0 = 200 x (250 – 30) : 1000 x0,6 – 1,42 x 4,4
= 67 ( Kg O2/ngày)
Trạm hoạt động theo chế độ thổi khí kéo dài 24h/ngđ thì lượng oxy cần trong 1giờ là: 2,8 kg. Khối lượng riêng của oxy ~ 1,4 Kg/m3, do đó cần 2,8 : 1,4 = 2 m3 khí oxy tương ứng 9 m3 không khí. Nếu sử dụng đĩa khí với hiệu suất hấp thụ 8% thì lượng khí cấp vào nước cần phải đáp ứng là: Mk = 9 : 8% = 112,5 m3/h.
Lắp đặt 2 máy thổi khí công suất Q = 120 m3/h, H = 4m (1 máy dự phòng).
3,3 Tính ngăn lắng lamen V4:
Diện tích ngăn lắng Lamen xác định theo công thức:
F = (Qt : Uo )× W : (H.cosα + W.cos2α )
Trong đó: Q (m3/h) = 10 (m3/h)
W = 50 mm = 0.05 m ( khe tấm lamen)
h = 1,0 m ( chiều cao khối lamen sau khi xếp nghiêng 600 )
= 600 (góc xếp tấm lamen) cos = 0.5.
Tấm lamen PE có chiều cao lọc h = 1,0 m. Chiều sâu của rãnh lamen d = 25 mm, như vậy khe lamen W = 25 × 2 = 50 mm = 0,05m, vận tốc lắng của bông cặn: U¬0 = 0.15 mm/s = 0,54 m/h. Thay giá trị các thông số vào ta có diện tích ngăn lắng lamen của trạm là:
F = ( 10/0,54) × (0,05/( 1 × 0,5 + 0,05 × 0,25) = 1,5 (m2)
Ngăn lắng lamen lắp đặt 3 m3 tấm lắng PE với diên tích lắng 3 m2 là đáp ứng yêu cầu.
V = S( m2) × H( chiều sâu ngập nước - m) = 3 × 3,5 = 10,5 m3. Chọn V4 = 30 m3.
Tính toán bể ủ bùn thải V6:
Bùn chảy vào bể chứa bùn và lắng xuống đáy. Lớp nước ở trên tự chảy về bể điều hoà. Lượng bùn thải G thu về bể ủ và nén bùn gồm có 2 thành phần là vô cơ G1và thành phần hữu cơ G2.
Thành phần G1 tính theo tổng cặn không tan TSS:
G1 = (TSS-50) × Q = (220-50) × 200 = 34 000 g = 34 kg
Thành phần G2 chính là sinh khối dư phát sinh trong quá trình phản ứng sinh hóa theo chế độ thổi khí kéo dài, tính theo mức trung bình 0,3 kg/1kg COD đầu vào:
G2 = Px = 4,4 (kg)
Lượng bùn thải G thu được trong ngày tính như sau:
G = G1 + G2 = 4,4 + 34 = 38,4 kg.
G = 38,4 kg/ngày ứng với 3,84 m3 nước bùn đặc 1%.
Trong bể ủ bùn cặn được nén đạt tới nồng độ Ω = 10%.
Để cho thời gian ủ Tb = 60 ngày thì cần có bể ủ bùn có thể tích:
V = 60 × 3,84 × Ω = 23 m3.
Thể tích V6 phải lớn hơn 23 m3. Chọn V6= 30 m3.
Sau thời gian ủ 60 ngày, bùn có thể hút lên phơi để dùng làm phân vi sinh hoặc hút bằng xe chuyên dụng đổ ra bãi thải.
Tính thể tích bể điều hòa lưu lượng V1:
Lượng nước thải phát sinh không đều trong ngày phụ thuộc và khoảng thời gian cao điểm và thấp điểm tiêu dùng nước sinh hoạt. Chọn khoảng thời gian bất lợi là phát sinh tăng liên tục suốt 8 giờ. Chọn giá trị cao nhất của hệ bất điều hòa K = 1,4.
Khi đó thể tích V1 xác định như sau:
V1 = 8 (giờ) × 0,4.Q(m3/h) = 8 × 0,4 × (200: 24) = 26,6 m3 .Chọn V1= 30 m3
Tính thể tích bể thiếu khí Anoxic V2:
Chọn thời gian lưu nước tại V2 là 6 giờ để bể đạt hiệu quả xử lý cao nhất khi đó:
V2 = T(h) x Q(m3/h)/h = 6 x 10 = 60 m3. Chọn V2= 60 m3.
Khối tích bể này có thể chọn giảm xuống nếu bố trí cơ cấu khuấy trộn trong bể.
Xây dựng bể hợp khối bằng bê tông cốt thép:
Xây dựng hợp khối toàn bộ các ngăn bể chức năng trong 1 bể lớn với chiều cao thông thủy 4,0 m. Chiều cao ngập nước 3,5 m, khoảng không gian thông thoáng 0,5m. Các ngăn bể chức năng được phân chia trong bể hợp khối bằng tường 220 bê tông cốt thép hoặc xây gạch đặc mác vữa xi măng #100, trát mác vữa ximăng #200. Các ngăn bể có thể tích ngập nước như như nhau V=30 m3, khi đó các ngăn chức năng được phân chia như sau:
Ngăn điều hòa V1 chiếm 1 ngăn 30 m3, lắp đặt bơm chìm nước thải Q = 10 m3/h, chiều cao áp đẩy H = 6 m, Số lượng 2 bơm (1 bơm làm việc, 1 bơm dự phòng)
Ngăn Anoxic V2 chiếm 2 ngăn V2 = 2 x 30 = 60 m3.
Ngăn Aerotank V3 chiếm 2 ngăn V3= 2 x 30 = 60 m3.
Ngăn lắng Lamen V4 chiếm 1 ngăn V4= 30 m3.
Ngăn chứa trung gian V5 = 30 m3. Ngăn ủ bùn V6 = 30 m3.
Bể hợp khối 6.1 cần diện tích mặt bằng khoảng 80 m2.
Diện tích mặt bằng nhà đặt thiết bị xử lý nước thải cần khoảng 60 m2 dùng đặt hệ lọc kín tự rửa, máy thổi gió, bơm định lượng, tủ điều khiển và các thiết bị: Tủ điện tổng và các tủ điện điều khiển thiết bị xử lý nước thải; Cụm 2 máy thổi gió công suất Q = 110 m3/h; Cụm 2 bơm tăng áp Q = 12 m3/h, H = 20m; Cụm thiết bị lọc kín tự rửa LK400 công suất Q = 200 m3/ngđ gồm 3 bình lọc áp lực D600; Thiết bị cấp Clo khử trùng gồm bơm định lượng 0-11 l/h và bồn chứa dung dịch Javen V= 500 lit. Tổng diện tích mặt bằng của trạm đòi hỏi không lớn khoảng trên 300 m2, xem Hình 3.
Những điểm cần lưu ý trong vận hành hệ thống xử lý nước thải:
Đường ống dẫn khí trục chính không ngập nước nên dùng ống bằng inox SUS 304.
Các đường ống phân phối cấp và thu nước thải trong bể thiếu khí phải bố trí hợp lý và thuận tiện khi xử lý kết bám gây tắc ống.
Bể lắng Lamen cần có khoang thao tác, phần đáy bể thu bùn phải tạo dốc 60 độ, đặt bổ sung
bơm chìm nước thải tại đây để bơm nước tuần hoàn về bể Aroxic V2 xử lý Nitơ, công suất Q = 10m3/h, chiều cao áp đẩy H = 6m. Số lượng 2 bơm (1 bơm làm việc, 1 bơm dự phòng).
Khung lưới Inox sus304 chặn vật liệu mang trong các khoang của ngăn bể Aerotank, kích thước khung 1m ×1m, lưới inox sus 304 loại 5×5×1mm.
Bố trí đường hồi nước sau lọc kín tự rửa trước đầu châm Clo để đưa nước quay trở lại bể thiếu khí, duy trì hoạt động của trạm trong khoảng thời gian không có nước thải phát sinh.
Xây dựng ngăn bể ủ bùn liên kề với ngăn bể điều hòa và mở cử thoát tràn tạo dòng chảy tràn từ ngăn bể ủ bùn về ngăn bể điều hòa để thu nước dư sau lắng của ngăn bể ủ bùn.
Hình ảnh trạm nước thải 6.1 xây dựng cho nhà máy sản xuất bánh kẹo.
Address
Số 19, Nguyễn Trãi, Thanh Xuan Hà Nội
Hanoi
Opening Hours
Monday | 09:00 - 17:00 |
Tuesday | 09:00 - 17:00 |
Wednesday | 09:00 - 17:00 |
Thursday | 09:00 - 17:00 |
Friday | 09:00 - 17:00 |
Saturday | 09:00 - 12:00 |
Telephone
Website
Alerts
Be the first to know and let us send you an email when Công ty TNHH Môi trường Công nghệ cao Nam An posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.
Contact The Business
Send a message to Công ty TNHH Môi trường Công nghệ cao Nam An:
Videos

Kè hồ điều hoà.
Đầu tư dự án cấp nước thị trấn Nham Biền Yên Dũng BG sử dụng 2 nguồn nước : nước ngầm và nước sông Thương với 2 hệ thống thiết bị công nghệ và một chất lượng nước sạch 01:2009/BYT.
Shortcuts
Nearby media companies
-
Hà Nội, Thanh Oai
-
Thanh Xuân
-
100000
-
Khuất Duy Tiến Thanh Xuân Trung Thanh Xuân
-
Ngụy Như Kom Tum
-
Khuất Duy Tiến
-
Tăng Like - Tăng Lượt Thích Page Hỗ
Ngõ, Son Tay -
Tầng 6-7
Other Hanoi media companies
-
Nguyễn Khang
-
Nguyễn Tuân
-
Hai Bà Trưng
-
Ngõ 8 Trần Kim Xuyến
-
282 Nguyễn Huy Tưởng
-
Dịch Vọng
-
Ngõ 100 Phố Trần Đại Nghĩa
-
21000
-
Đống Đa