Ánh Sáng Giác Ngộ

Ánh Sáng Giác Ngộ Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Ánh Sáng Giác Ngộ, News & Media Website, Ho Chi Minh City.

11/05/2024

🌸🙏 Chào mừng Ngày Vía Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! 🌸🙏

Hôm nay, vào ngày 4/4 AL theo lịch Âm lịch, chúng ta lại một lần nữa kính mừng và tưởng nhớ vị Bồ Tát tiêu biểu cho trí tuệ và lòng từ bi - Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (còn gọi là Mạn Thù Thất Lỵ, dịch là Diệu Đức hoặc Diệu Kiết Tường) là vị Bồ Tát tượng trưng cho trí tuệ, là một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi xuất hiện hầu như trong tất cả các Kinh điển Phật giáo đại thừa, như Kinh Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật… Vào thời Phật Thích Ca tại thế, Bồ Tát Văn Thù cùng với Bồ Tát Phổ Hiền, một vị biểu trưng cho Trí tuệ, và một vị biểu trưng cho Hạnh nguyện, hai vị có trách nhiệm hỗ trợ cho đức Phật Thích Ca giáo hóa độ sanh.

Hình tượng đặc thù của Bồ Tát Văn Thù là Ngài ngồi trên lưng sư tử, dùng tiếng rống của sư tử không sợ hãi để thức tỉnh chúng sinh đang bị mê đắm. Tay phải của Ngài cầm một lưỡi gươm dương lên cao, biểu trưng cho lưỡi gươm trí tuệ, chặt đứt những xiềng xích trói buột của vô minh, đưa con người đến trí tuệ viên mãn.

Kính thờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là đề cao trí tuệ, nhắc tự thân chúng ta hướng về trí tuệ sẵn có nơi bản tánh của mình. Vô minh, ái dục đã đưa chúng ta lặn hụp trong sanh tử luân hồi, chất chồng muôn nỗi khổ đau. Chỉ có trí tuệ mới có đủ công năng đưa chúng ta ra khỏi luân hồi sanh tử. Bồ tát là tấm gương sáng cho trí tuệ giải thoát, chúng ta phải học theo Ngài, nỗ lực tu học để bồi đắp trí tuệ, dùng lưỡi kiếm trí tuệ để tự giải thoát cho mình và cứu thoát mọi người thoát khỏi phiền não, diệt trừ tam độc tham, sân, si.

Trên con đường ăn chay và tu hành, chúng ta có thể học hỏi từ tinh thần của Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát - sự trí tuệ, lòng từ bi và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn. Hãy dành thời gian hôm nay để suy ngẫm về tâm hồn của Ngài và tìm kiếm sự khích lệ và động viên trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

🌟 Hãy lan tỏa ánh sáng của lòng từ bi và trí tuệ, và cùng nhau tạo ra một thế giới hòa bình và hạnh phúc hơn!

Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát

TIẾC PHƯỚC !!!Thật thà mà nói, người đời nay hưởng thụ đều do phước báo còn lại của những đời trước đã tích lũy. Nếu như...
02/05/2024

TIẾC PHƯỚC !!!
Thật thà mà nói, người đời nay hưởng thụ đều do phước báo còn lại của những đời trước đã tích lũy. Nếu như đời này chỉ biết hưởng phước, mà không biết trồng thêm phước, thì tuy vẫn còn phước dư của những đời trước, cũng sẽ hưởng hết trong thời gian rất ngắn. Huống hồ trong sinh hoạt hằng ngày, không biết thương tiếc phước báo, mặc tình phung phí, thì phước báo của bạn dù lớn bao nhiêu, bạn có thể hưởng trong bao lâu?
Trong xã hội ngày nay, chúng ta dễ dàng nhìn thấy được, có rất nhiều người cuộc sống rất khốn khổ, làm cách nào, xoay chuyển ra sao thì cũng hoàn nghèo khổ. Cũng có rất nhiều người có tiền của, trong sinh hoạt hằng ngày họ mặc tình phung phí tiền bạc vào những cuộc truy hoan thâu đêm suốt sáng, vào những canh bạc đỏ đen, vào thức ăn, quần áo, vật dụng hiện đại...nhưng được vài ba năm thì hoàn cảnh liền trở nên khốn đốn, lâm vào cảnh nợ nần, nghèo khó. Nguyên nhân do đâu? Đều do tổn phước mà đưa đến. Phước tổn hết rồi thì họa, thì khổ liền đến, đạo lý là ở chỗ này.
Đại Sư Ấn Quang suốt đời dạy người tiếc phước. Bất cứ gặp ai, Ngài luôn luôn răn bảo:
_ "Khi ăn cơm, phải ăn cho thật sạch, một hạt cũng không chừa. Khi mình ăn cơm, phải nghĩ đến những chúng sanh khổ nạn không có cơm ăn, mà biết trân quý thức ăn của mình. Quần áo mặc rách rồi không sao, có thể sửa, có thể vá, cần thiết có thể che thân, đủ ấm là được. Thế gian khổ nạn, có rất nhiều chúng sanh không có quần áo để mặc, cho nên không nên phung phí áo quần của mình. Niệm niệm đều nghĩ đến khổ nạn của chúng sanh, mà không cho phép mình được lãng phí, đây chính là tiếc phước, cũng tức là mến tiếc phước báo của chính mình".
Trong cuộc sống hằng ngày, cần thiết phải để ý, một tờ giấy cũng không nên phung phí. Những gì có thể tiết kiệm được, thì dùng hết khả năng để mà tiết kiệm. Những gì không đáng để mua sắm, thì không cần thiết phải mua sắm. Dùng số tiền tiết kiệm được đó đem đi cứu giúp những người nghèo khó. Làm được như thế, thì ta sẽ có thêm rất nhiều phước báo thọ hưởng không hết.
Chúng ta là người học Phật, thường tiếp xúc với những lời dạy của Thánh Hiền, biết được Nhân-Quả tội phước, nhưng tại sao vẫn không thể quay đầu trở lại? Đây đều là do ảnh hưởng bởi toàn xã hội, đại đa số người không tin, cho rằng lời dạy của Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền chưa hẳn là đúng, Nhân-Quả tội phước chưa chắc đã chính xác. Nên dẫn đến rất nhiều người học Phật với tâm thái hoài nghi, tuy cũng nghe được rất rõ ràng, nhưng khi cảnh giới hiện tiền, cũng tức là ngũ dục: Tài, sắc, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ hiện đến, thì liền chạy theo những thứ này, không cách nào trở đầu lại được, thật là đáng tiếc lắm thay.
"Tiếc phước" chính là một trong những phương pháp cải tạo vận mạng, đem vận mạng của chính mình sáng tạo lại một lần nữa. Do đó, nếu ta biết áp dụng "Tiếc phước" vào trong đời sống hằng ngày, thì vận mạng nhất định sẽ thay đổi tốt hơn, tương lai nhất định sẽ sáng sủa hơn, hoàn cảnh sống sẽ ngày càng tốt hơn. Thế mới biết, vận mạng của chính ta là sướng, là khổ đều do chính ta quyết định mà thôi.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Phật không sống lang thang, mà Ngài ở trong Tinh Xá, nơi mà cuộc sống rất giản dị, thanh tịnh và trong sạch. Phật không ...
18/04/2024

Phật không sống lang thang, mà Ngài ở trong Tinh Xá, nơi mà cuộc sống rất giản dị, thanh tịnh và trong sạch. Phật không sống một mình, mà Ngài chia sẻ cuộc sống với Chư Tăng và có bốn Chúng Đệ Tử, luôn sum vầy và đông đúc.

Y áo của Phật không bao giờ được chắp vá, mà luôn được làm từ nhiều vải, trang nghiêm và sạch sẽ, được cúng dường từ những gì tốt nhất mà Cư sĩ có.

Đệ Tử Xuất Gia của Phật không phải là để làm con của thiên hạ và được xưng "con" bởi mọi người, mà là để trở thành Thầy của thiên hạ.

Phật dạy rằng, đi khất thực có nghĩa là thực hành diệt trừ bản ngã và gieo duyên lành với chúng sinh để cùng nhau tiến về Giác ngộ. Mục đích không phải là rèn luyện sức khỏe và chắc chắn, và bình bát của Phật không bao giờ giống như cái "ruột nồi cơm điện".

Phật và Tăng Đoàn của Ngài luôn có phong thái trang nghiêm, tề chỉnh, thanh thoát và đĩnh đạc, không bao giờ là luộm thuộm, nhếch nhác, bừa bãi, tùy tiện hay trốn đời để nhàn thân.

Hiện nay, kẻ thù đang cố gắng tìm mọi cách làm xấu hình ảnh của đạo Phật, để khiến mọi người rời bỏ chùa và không muốn cúng dường nữa. Họ muốn làm cho các chùa suy yếu và tiêu vong, sau đó sẽ cung cấp tiền để móc nối các chùa với họ, theo quan điểm không cần tôn kính Phật, và cuối cùng làm cho đạo Phật suy tàn, như cái kết mà Thực dân Pháp đã mang đến cho đạo Phật Việt Nam trước khi tiến quân xâm lược.

Nếu ai nghĩ đến Phật Pháp sâu xa, hãy hộ trì Tam Bảo để tăng ni có điều kiện yên tâm tu học và giáo hóa để làm lợi ích cho cuộc đời. Đồng thời, không nên tin vào các clip tạo hình ảnh tu sĩ làm trò nhố nhăng, đó là sự dàn dựng có chủ ý chống phá đạo Phật. Hãy tôn kính Phật, tôn kính Pháp và tôn kính những bậc chân tu.

Như cành cây đâm chồi, nhân quả của con người cũng giống như những hạt giống được gieo vào mảnh đất của cuộc sống. Mỗi s...
17/04/2024

Như cành cây đâm chồi, nhân quả của con người cũng giống như những hạt giống được gieo vào mảnh đất của cuộc sống. Mỗi suy nghĩ, lời nói và hành động đều là một hạt giống, và tuỳ thuộc vào điều kiện và tâm trạng của mỗi người mà những hạt giống đó sẽ phát triển thành những cây cỏ mạnh mẽ hay yếu đuối.

Nhưng khác với những truyền thuyết cố định, nhân quả không phải là một sự kiện tĩnh lặng. Đôi khi, dù đã gieo xuống những hạt giống tốt đẹp, nhưng kết quả cuối cùng vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Có lúc một hạt giống, dù được chăm sóc cẩn thận, cũng có thể không phát triển thành quả do những biến cố ngoại lai.

Vì thế, đừng dại dột mà tự tin vào việc đoán trước số phận. Tương lai không ai có thể biết chắc chắn. Dù có cố gắng suy luận, kết quả vẫn chỉ là sự hợp nhất của những hạt giống đã gieo xuống. Những người tin vào nhân quả cố định sẽ thấy mọi thứ như vậy, trong khi những người tin vào sức mạnh của lựa chọn cá nhân sẽ thấy mình có quyền quyết định vận mệnh của mình.

Chúng ta đã sống trong sự mê mơ của cuộc đời quá lâu rồi, không phải để mãi mê mải trong sự ngu muội. Tại sao không dũng cảm tự quyết định cho cuộc sống của chính mình? Muốn thu hoạch quả ngọt, hãy cẩn thận trong việc gieo xuống. Không muốn gặt quả đắng, hãy từ chối trồng.

Còn lại, hãy để thời gian làm sáng tỏ mọi điều!

CỐT LÕI CỦA GIÁO HUẤN PHẬT GIÁO LÀ GÌ?Để nêu lên cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo chúng ta sẽ nhớ đến một câu phát biểu v...
08/04/2024

CỐT LÕI CỦA GIÁO HUẤN PHẬT GIÁO LÀ GÌ?

Để nêu lên cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo chúng ta sẽ nhớ đến một câu phát biểu vô cùng đơn giản của Đức Phật: "Không được bám víu vào bất cứ gì cả". Trong kinh Majjhima Nikaya (Trung A Hàm) có thuật lại rằng một hôm có một người bước đến đảnh lễ Đức Phật và thỉnh cầu Ngài hãy tóm lược giáo huấn của Ngài bằng một câu thật ngắn gọn, và nếu được thì câu ấy sẽ là gì. Đức Phật đáp lại rằng Ngài có thể làm được việc ấy và đã nói lên câu trên đây: "Sabbe dhamma nalam abhinivesaya" tức là "Không được bám víu vào bất cứ gì cả" ("Sabbe dhamma" có nghĩa là bất cứ gì, "nalam" không được phép, "abhinivesaya" bám víu vào). Đức Phật còn nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của câu này bằng cách nói thêm rằng nếu ai được nghe những lời cốt tủy ấy thì cũng có nghĩa là nghe được tất cả giáo huấn, và nếu ai tiếp nhận được quả của việc tu tập ấy (không bám víu vào bất cứ gì) thì cũng có nghĩa là tiếp nhận được tất cả các quả do giáo huấn của Ngài mang lại.

Nếu ai nắm vững được sự thật trong những lời giáo huấn ấy một cách hoàn hảo - tuyệt đối không được bám víu vào bất cứ gì cả - thì người ấy cũng sẽ không còn bị những con vi khuẩn gây ra các thứ bệnh thèm muốn, ghét bỏ và vô minh thâm nhập, đấy là các thứ bệnh đưa đến những hành động sai lầm, dù là trên thân xác, bằng ngôn từ hay trong tâm thức. Chính vì thế, cứ mỗi khi có một hình tướng, một âm thanh, một mùi, một vị, một sự va chạm hay một hiện tượng tâm thần phát hiện, thì kháng thể "không được bám víu vào bất cứ gì cả" sẽ giúp chận đứng ngay được sự lây nhiễm. Vi khuẩn không thể thâm nhập được, hoặc cũng có thể cứ để cho chúng thâm nhập nhằm để dễ tiêu diệt chúng hơn. Dù sao thì vi khuẩn cũng sẽ không thể nào sinh sôi nẩy nở và gây ra bệnh được, bởi vì kháng thể trong người luôn tìm cách tiêu diệt chúng. Thật vậy kháng thể đó có hiệu lực vô song và vĩnh viễn. Và đấy là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo, của tất cả Dhamma. Không được bám víu vào bất cứ gì cả!

Address

Ho Chi Minh City

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Ánh Sáng Giác Ngộ posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share