Cõi Giữa

Cõi Giữa Đôi khi, mất phương hướng là cách vũ trụ gọi bạn trở về chính mình. Đã đến lúc lắng nghe, nhìn sâu và nhớ lại bạn là ai. Một khoảng lặng đầy sức mạnh.
3.

Thức tỉnh không phải là tìm ra điều gì mới — mà là nhớ lại điều đã luôn ở đó. Cõi Giữa” là một cái tên nhiều tầng nghĩa, gợi cảm giác vừa huyền bí vừa sâu sắc. Nó có thể được hiểu theo nhiều cách:
1. Không gian trung gian – giữa thế giới vật chất và tinh thần, giữa tỉnh và mê, giữa bóng tối và ánh sáng. Là nơi linh hồn tạm dừng, lắng nghe, và chuẩn bị bước vào sự thức tỉnh.
2. Trạng thái chuyển

hoá – là khoảnh khắc “đang thức tỉnh” nhưng chưa hoàn toàn. Vừa đủ nhận ra cái cũ không còn hợp, nhưng cái mới chưa rõ ràng. Gợi liên tưởng đến “bardo” trong Phật giáo Tây Tạng – trạng thái trung gian giữa cái chết và tái sinh, nơi linh hồn trải qua hành trình sâu sắc nhất để tiến hoá.

Không phải đàn ông sợ phụ nữ quá tốt.Họ chỉ sợ những người phụ nữ khiến họ phải trưởng thành.Có một kiểu phụ nữ khiến đà...
21/06/2025

Không phải đàn ông sợ phụ nữ quá tốt.
Họ chỉ sợ những người phụ nữ khiến họ phải trưởng thành.

Có một kiểu phụ nữ khiến đàn ông mê mẩn – nhưng không dám giữ lâu.
Không phải vì cô ấy quá mạnh mẽ.
Cũng không phải vì cô ấy “hơn họ”.

Mà vì…
Bên cô ấy, họ không thể lười biếng cảm xúc.
Không thể vô trách nhiệm với lời nói.
Không thể mãi là một cậu bé đội lốt đàn ông.

Có người đàn ông từng nói:

“Ở bên em, anh thấy mình phải nghiêm túc.”
Nghe qua tưởng là khen.
Nhưng thật ra… là một lời chia tay được bọc đường.

Bởi vì có những người đàn ông không muốn trưởng thành.
Họ không muốn sống có trách nhiệm.
Họ chỉ muốn một mối quan hệ dễ thở, dễ dãi, dễ im lặng khi sai.

Và thế là:
Họ chọn một người khác – nhẹ hơn, ít áp lực hơn, dễ bỏ qua hơn.
Không phải vì bạn kém gì.
Mà vì bạn khiến họ phải lớn lên, trong khi họ chỉ muốn yên thân.

Bạn không sai vì khiến ai đó thấy mình chưa đủ.
Chỉ là, họ chưa sẵn sàng để trở thành người đủ với bạn.
— st —
Một cmt mình thấy khá hợp lý dưới bài viết:
Một số gã , vì không muốn trưởng thành, nên họ đi tìm 1 cô gái có chất lượng thấp hơn, để dễ thở và không cần phải trưởng thành.

Cách đây hơn mười năm, tôi từng đọc một dòng chữ khiến mình phải dừng lại vài giây: “Lượng thông tin trên internet đã vư...
18/06/2025

Cách đây hơn mười năm, tôi từng đọc một dòng chữ khiến mình phải dừng lại vài giây: “Lượng thông tin trên internet đã vượt quá khả năng tiêu hóa của cả một đời người.” Khi ấy, internet còn khá nhẹ nhàng. Những blog cá nhân, vài diễn đàn, và mạng xã hội vẫn còn thưa vắng.

Vậy mà người ta đã nói như thế. Còn hiện tại, chỉ cần thức dậy và cầm điện thoại lên, tôi đã bị cuốn vào một dòng chảy không ngừng của hình ảnh, âm thanh, tin nóng, quan điểm, và tranh luận.

Từ đó, tôi bắt đầu nhận ra một điều: nếu chỉ riêng thông tin thôi đã vượt khỏi tầm với, thì toàn bộ cuộc sống — xét trên mọi phương diện — còn vượt xa hơn nhiều.

Một đời người, suy cho cùng, là giới hạn.

Ta không thể biết hết những con người đáng để biết. Không thể yêu hết những người đáng để yêu. Không thể đặt chân đến tất cả những nơi từng mơ ước.

Dù sống trọn một thế kỷ, cũng chỉ là chạm vào một phần cực kỳ nhỏ bé của những gì thế giới này đang diễn ra.

Cái gọi là “cuộc đời mình” thực chất chỉ là một lát cắt mỏng trong hàng triệu lát cắt khác nhau của một bản đồ khổng lồ mà không ai đi hết được.

Ta chỉ cảm nhận được một số cảm xúc giới hạn, trong một vài hoàn cảnh nhất định. Ta chỉ thấy được vài hình dạng của tình yêu, vài trạng thái của sự cô đơn, vài cơn sóng của hạnh phúc — rồi nghĩ rằng mình đã sống đủ.

Nhưng thật ra, có hàng vạn biến thể khác nhau của cùng những cảm xúc ấy mà ta chưa từng có cơ hội trải qua.

Những gì ta biết về thế giới, dù nỗ lực đến đâu, vẫn là kiến thức của một cá thể trong biển người. Những gì ta gọi là ký ức, dù đẹp đến mấy, cũng chỉ là vài dòng gạch mờ trong một cuốn sách không bao giờ đọc trọn.

Có lẽ chính vì không chấp nhận được giới hạn đó mà con người luôn thấy thiếu. Ta sợ bỏ lỡ. Sợ không đủ. Sợ không sống trọn.

Nên ta cố nhồi thêm — thêm trải nghiệm, thêm cảm xúc, thêm kiến thức, thêm mối quan hệ. Nhưng càng gom, ta lại càng thấy mình bé nhỏ và rối loạn.

Vì đời người không phải là bài toán cộng dồn. Nó không đong bằng số nơi đã đi, số người từng yêu, hay số việc từng làm.

Nó đo bằng cách ta hiện diện trong từng khoảnh khắc.

Một người có thể sống sâu chỉ bằng vài lần lắng nghe thật sự. Vài cuộc trò chuyện không phòng bị. Vài khoảnh khắc mà ta không tìm cách ghi lại, mà chỉ lặng lẽ cảm nhận.

Không cần sống nhiều, chỉ cần sống kỹ. Không cần hiểu hết, chỉ cần hiểu vài điều quan trọng. Không cần ghi nhớ cả thế giới, chỉ cần giữ lại vài ký ức không thể thay thế.

Đó là phần nhỏ bé nhưng chân thực nhất của đời sống — phần duy nhất ta có thể gọi là của mình.

Chúng ta không cần cưỡng cầu. Không cần hiểu hết, sống hết, hay trở thành tất cả.

Một đời người, ngay từ đầu, đã là một giới hạn không thể phá vỡ. Nhưng chính trong cái giới hạn đó, nếu biết cách sống đủ đầy, thì lại có thể thấy được điều vô hạn.

Và có lẽ, đó là điều đẹp nhất: giữa vô vàn khả thể mà ta không thể chạm tới, vẫn có một phần rất nhỏ, rất riêng, chờ ta sống trọn vẹn với nó.
St

❝Đừng bị lừa bởi những cụm từ chữa lành như: Buông bỏ. Biết đủ. Không tham sân si…❞Nghe thì nhẹ lòng. Nhưng nếu hiểu sai...
06/06/2025

❝Đừng bị lừa bởi những cụm từ chữa lành như: Buông bỏ. Biết đủ. Không tham sân si…❞
Nghe thì nhẹ lòng. Nhưng nếu hiểu sai, bạn sẽ nhẹ dạ.

◾ Có một kiểu “chữa lành” khiến bạn tự mãn trong trì trệ:
› Không cố gắng – vì gọi là “buông bỏ”
› Không phát triển – vì cho rằng “biết đủ”
› Không nói ra cảm xúc – vì sợ “tham sân si”

Bạn đã từng nghe:

“Cứ buông bỏ đi, mọi thứ sẽ ổn.”
“Chỉ cần biết đủ là hạnh phúc.”
“Giữ tâm an, đừng hơn thua.”

Những lời khuyên ấy nghe có vẻ đầy trí tuệ và nhẹ nhàng. Nhưng nếu bạn áp dụng sai ngữ cảnh – chúng sẽ biến bạn thành kẻ dửng dưng với chính cuộc đời mình.

◾Buông bỏ” có nghĩa là… mặc kệ?

Không.
Buông bỏ không có nghĩa là:
› Ngừng nỗ lực nuôi dưỡng các mối quan hệ.
› Dẹp bỏ mọi mục tiêu, ước mơ vì sợ không biết đủ.
› Tránh né xung đột để giả vờ “bình yên”.

Đó không phải buông bỏ – mà là né tránh.
Bạn không thực sự yên. Bạn chỉ tắt tiếng mọi thứ và gọi đó là “bình yên”.

◾ Buông bỏ đúng nghĩa = Không kỳ vọng.

› Không kỳ vọng vào chồng/vợ, bố mẹ, bạn bè, đồng nghiệp.
› Không kỳ vọng vào kết quả của những nỗ lực.
› Không kỳ vọng rằng nếu mình làm đủ tốt, người khác sẽ đáp lại tương xứng.

◾ Nhưng không kỳ vọng không có nghĩa là buông xuôi.
› Tôi vẫn vắt kiệt bản thân cho những gì tôi tin.
› Vẫn yêu, vẫn làm, vẫn cố gắng – chỉ là tôi không kỳ vọng.
› Và khi không kỳ vọng – tôi không còn bị tổn thương vì thất bại.

◾ Chiến lược sống dành cho bạn

› Đừng dừng cố gắng – chỉ vì thấy người ta bảo “biết đủ là hạnh phúc”.
› Đừng ngừng nuôi dưỡng – chỉ vì ai đó bảo “hãy buông bỏ kỳ vọng”.
› Hãy tiếp tục hành động, nhưng học cách không đồng nhất bản thân với kết quả.

Khi bạn “thất bại”, bạn không thất bại. Chỉ là một kết quả không như mong đợi.

◾ Cuối cùng, hãy tự hỏi:
❝Mình đang buông một cách tỉnh táo – hay đang buông xuôi trong ngụy biện?❞

› Bạn sẽ biết khi không còn thấy ai “nợ” mình điều gì nữa.
› Và cũng không cần ai phải “hiểu” mình để cảm thấy mình đủ.

❝Tự do không đến từ việc bạn có bao nhiêu. Mà đến từ việc bạn không còn sợ mất gì.❞

[ Khí công ❣️ Hạnh phúc ]
- st -

Bạn đã bao giờ tự hỏi: Tại sao những điều giống nhau cứ lặp đi lặp lại? Bạn đổi người yêu - nhưng lại bị tổn thương cùng...
02/06/2025

Bạn đã bao giờ tự hỏi: Tại sao những điều giống nhau cứ lặp đi lặp lại?

Bạn đổi người yêu - nhưng lại bị tổn thương cùng một kiểu.
Bạn chuyển nơi sống - nhưng nỗi cổ đơn vẫn ở lại.
Bạn bắt đầu lại - nhưng cảm giác thất bại vẫn như cũ.
Có thể bạn chưa thoát ra. Không phải khỏi hoàn cảnh. Mà khỏi chính cảm xúc chưa được buông.

Người ta bảo:
Nghiệp là hành vi.
Làm điều ác - gặt quả khổ.
Làm điều thiện - gặt quả lành.

Nhưng sự thật thì:
Bạn không tạo nghiệp bằng hành động. Bạn tạo nghiệp bằng cảm xúc gắn liền với hành động đó.

Một người có thể giết người - mà không tạo nghiệp, nếu trong họ không còn ý niệm "ta" và "họ".
Một người có thể làm việc thiện - nhưng vì kiêu ngạo, mà gieo nghiệp nặng hơn cả kẻ ác.

Nghiệp không nằm ở tay. Nghiệp nằm ở tầng sâu nhất của tim.
Nó không ghi lại việc bạn làm - mà ghi lại tần số cảm xúc bạn mang theo sau việc đó.

• Bạn từng bị phản bội - và trong bạn tràn đầy oán hận.
• Bạn từng nghèo khổ - và trong bạn chất chứa nhục nhã.
• Bạn từng thất bại - và bạn buộc mình phải chứng mình ngược lại.
Chính cảm xúc đó - không được nhìn thẳng, không được chấp nhận, không được buông- nó kết lại thành lực.
Lực đó là NGHIỆP.

Bạn tưởng mình là nạn nhân của nghiệp?
Không.
Bạn là trạm phát sóng của chính những cảm xúc chưa được giải.
Và rồi bạn tái sinh.
Không phải vì bạn bị trừng phạt. Mà vì bạn chưa xong.
Bạn chưa sống trọn cảm xúc đó - hoặc sống mà không buông được.
Bạn trở lại không phải để trả giá - mà để hoàn tất cảm xúc dở dang.

Vậy luân hồi là gì?
Là dòng xoáy của những tình huống tương tự nhau
lặp lại - với những nhân vật mới - trong những kịch bản mới, chỉ để ban cảm lại cái cũ một cách khác.

Cho đến khi bạn không còn muốn diễn nữa. Không còn muốn giữ nữa. Không còn thấy mình là nhân vật chính nữa.

Nhưng nghiệp không chỉ là cá nhân.
Có nghiệp của gia đình - truyền qua ánh mắt cha mẹ.
Có nghiệp của dân tộc - mang hình bóng trong giấc mơ tổ tiên.
Có nghiệp của linh hồn cổ - từng sống qua những vết chém chưa liền miệng.
Bạn sinh ra đã mang sẵn một tầng đau mà không biết tại sao.
Vì có thể ... bạn đang sống để giải một cảm xúc không bắt đầu từ mình.
Có những đứa trẻ sinh ra đã "khác" - không giống cha mẹ, không theo dòng họ.
Không phải vì lỗi gen - mà vì chúng mang theo một "tính" riêng - một tầng rung đã được định hình từ trước.

"Cha me sinh con, trời sinh tính"- mà cái "tính" ấy, nếu nhìn thật ký, chính là tập hợp cảm xúc đã được sống qua từ nhiều đời - hoặc bị chặn lại giữa chừng.

Tức là:
TÍNH = CẢM + THỜI GIAN. Một dạng "nghiệp tỉnh thể" vừaa là di sản của linh hồn, vừa là chất liệu cho hành trình giải phóng mới.

Không phải tất cả nghiệp đều thuộc về bạn. Nhưng bạn có thể chọn kết thúc nó. Không bằng oán trách - mà bằng thừa nhận và chuyển hóa.

Bạn tưởng mình bị nghiệp trói?
Không.
Bạn đang nắm chặt một sợi dây và gọi nó là "định mệnh".

Buông tay - sợi dây không trói bạn được nữa.

Tha thứ không phải vì họ xứng đáng. Mà vì bạn không còn muốn sống cùng vết thương ấy nữa.

Buông bỏ không phải là thua cuộc. Mà là chọn bước tiếp mà không cần mang theo mọi thứ.

Bạn không bị luân hồi ép buộc. Bạn đồng ý quay lại - để cảm xong điều chưa từng được cảm trọn.

Không ai bắt bạn học bài học mới. Bạn chỉ cần buông bài học cũ.

Nghiệp - không phải là kết quả. Nó là âm vang của một cảm xúc chưa được sống đến tận cùng.
Và khi bạn dám cảm - không phải để giữ - mà để thấu và đi qua..

Bạn không càn cắt nghiệp. Bạn tự vượt qua nó.

"Bạn không bị trừng phạt bởi quá khứ. Bạn chỉ đang sống mãi với cảm xúc chưa buông của mình."
- Vũ trụ phi tuyến -

OM MANI PADME HUMKhông chỉ là sáu âm tiết quen thuộc, "Om Mani Padme Hum" còn có những tầng sâu huyền bí ít người biết t...
30/05/2025

OM MANI PADME HUM

Không chỉ là sáu âm tiết quen thuộc, "Om Mani Padme Hum" còn có những tầng sâu huyền bí ít người biết tới..

Om Mani Padme Hum- Thần chú quốc bảo của Tây Tạng.
Đây là thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát, được xem là trái tim từ bi của Phật pháp, đồng thời là một trong những mantra phổ biến nhất hành tinh.
Sáu âm tiết ấy tượng trưng cho việc chuyển hóa sáu cõi luân hồi thành con đường giác ngộ.

Nhưng điều mà ít người biết là: tồn tại nhiều biến thể của câu thần chú này, được truyền trong nội bộ một số dòng tu Mật Tông - với mục đích nâng cao tầng thiền định, hoặc kích hoạt công năng đặc biệt.

• Biến thể là gì? Và vì sao chúng không được phổ biến rộng rãi?
Các biến thể không thay đổi toàn bộ thần chú, mà thường:
Thêm âm tiết vào đầu hoặc cuối để điều chỉnh tần số rung động.
Chuyển ngữ âm cổ (Phạn, Tây Tạng) theo cách đặc biệt
Tụng kèm với hình dung bản tôn, ánh sáng, hoặc mandala.

• Lý do chúng không được công bố rộng rãi là vì:
Chỉ dành cho hành giả đã được điểm đạo
-> Cần có sự hướng dẫn cá nhân từ đạo sự, nếu không dễ hành trì sai cách.

• Một số biến thể mang tính mật chú khai mở nội lực, không phù hợp với người mới tu.

• Một số biến thể từng được nhắc đến mờ nhạt trong truyền thừa:
-> "Om Mani Padme Hum Hrih"
Âm."Hrih" được thêm vào cuối là chủng tử âm của lòng từ bi, giúp kết nối mạnh mẽ hơn với Quán Thế Âm.

• Được tụng trong các nghi thức hành trì Quán Âm Ta**ra cao cấp.
-> "Om Vajra Mani Padme Hum"
Biến thể này thêm "Vajra" (Kim Cang) - biểu trưng cho trí tuệ bất hoại.

• Được một số dòng Mật Tông sử dụng để tăng tính bảo hộ và phá trừ chướng ngại.
Biến thể ngắn: "Mani Hum"
Được dùng trong hành thiền sâu, khi hành giả đã đồng nhất tâm thức với bản tôn.
Như một tần số tâm linh tinh giản, đánh thẳng vào cốt lõi.

• Điều quan trọng: Không phải tụng biến thể mạnh hơn, mà là tụng đứng tâm hơn dù là câu 6 chữ quen thuộc hay một biến thể hiếm gặp, năng lực của thần chú nằm ở sự nhất tâm.
Nếu bạn tụng "Om Mani Padme Hum" với lòng từ bi và tâm sáng, bạn đang khơi dậy Quán Thế Âm trong chính mình- điều đó đã là đủ mạnh rồi.

Lời kết:
Trong vũ trụ của Mật Tông, một câu chú có thể là cả một bầu trời huyền nhiệm.
- Theo đại chúng học phật -

Một người ngồi rất lâu, rất lâu, suy nghĩ rất nhiều điều. Khi cúi đầu xuống, nước mắt liền rơi.Chợt nhận ra, mình không ...
29/05/2025

Một người ngồi rất lâu, rất lâu, suy nghĩ rất nhiều điều. Khi cúi đầu xuống, nước mắt liền rơi.
Chợt nhận ra, mình không có mấy người bạn, cũng không có ai thật sự yêu thương mình.
Trái tim bỗng chốc trở nên trống rỗng. Thì ra mình cô đơn đến vậy. Giữa biển người mênh mông, cuối cùng chỉ còn lại một mình.
Tôi ghét những cảm xúc tiêu cực ập đến bất ngờ, nó cướp đi tất cả niềm vui của tôi!
Con người luôn như vậy, có lúc trong khoảnh khắc đã nghĩ thông suốt, đã buông bỏ.
Nhưng giây tiếp theo lại nghĩ không thông. Lý lẽ lớn thì ai cũng hiểu, nhưng cảm xúc nhỏ thì lại rất khó kiểm soát.
Tôi đâu phải người tỉnh táo gì, tôi tự vẽ ranh giới giam mình lại, mắc kẹt giữa hiện thực và mong đợi.
Tôi tỉnh táo nhưng vẫn sa ngã, cố chấp đi tìm một kết quả, chấp niệm mỗi ngày một sâu.
Tôi không thể thoát ra khỏi cảm xúc của chính mình. Trói buộc tôi không phải người khác, mà chính là tôi!
Tôi hiểu tất cả lý lẽ, nhưng tôi vẫn không thoát ra được.
Tôi thậm chí mong có ai đó có thể làm tôi một lần, cảm nhận được sự lo lắng vô tận và cảm giác vỡ vụn trong từng giây phút.
Hiểu rõ từng giọt nước mắt rơi xuống từ đâu, vì điều gì.
Tôi luôn trong khoảnh khắc nghĩ thông, buông bỏ mọi chấp niệm, trở nên bình thản, không vui không buồn.
Rồi ngay trong khoảnh khắc đó lại chất thêm những nỗi đau khác!
Tôi tỉnh táo nhìn bản thân ngày càng lún sâu, mà không biết phải cứu mình thế nào.
Chợt hiểu ra câu nói đau lòng nhất: “Người im lặng nghĩ nhiều mới là người đau nhất”.
Đôi mắt rơi lệ, có lẽ là vì nó thay miệng nói ra những nỗi buồn chẳng thể thốt thành lời, những điều khó nói.
Không rõ là người mệt, hay là tim mệt.
Âm nhạc càng nghe càng cuốn, càng nghe càng đau lòng.
Âm nhạc là thứ.. khi vui thì nghe bằng tai, khi buồn thì thấm vào tim.
Lúc đau lòng mới hiểu lời bài hát.
Không biết bạn có tin không,
Người thích nghe nhạc buồn chưa chắc là có chuyện gì, nhưng chắc chắn là người nặng tình, lương thiện, đối tốt với mọi người.
Lại còn hay sốt ruột, biết cảm thông cho người khác, luôn nghĩ cho người khác, luôn để ý cảm xúc của người khác!
Chỉ là bản thân quá mệt mỏi rồi.
Nặng tình là một ưu điểm, cũng là một nhược điểm chí mạng.
Có lúc, chỉ vì một chuyện mà như mất đi nửa mạng sống...

Address

Ho Chi Minh City
084

Telephone

+84906750516

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cõi Giữa posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Cõi Giữa:

Share