Chữa Lành Tâm Hồn

Chữa Lành Tâm Hồn Chia sẻ những giá trị nhân văn của cuộc sống!

"Trong một buổi phỏng vấn, khi được hỏi liệu anh có hài lòng với cuộc sống của mình hay không, Thành Long đã trả lời bằn...
02/02/2025

"Trong một buổi phỏng vấn, khi được hỏi liệu anh có hài lòng với cuộc sống của mình hay không, Thành Long đã trả lời bằng những lời sâu sắc:
'Bạn biết không, tôi từng nghe một câu nói rất ý nghĩa:
Sự chăm chỉ của bạn là giấc mơ của những người thất nghiệp;
Đứa con hiếu động của bạn là giấc mơ của những người không thể có con;
Ngôi nhà nhỏ của bạn là giấc mơ của những người vô gia cư;
Số vốn ít ỏi của bạn là giấc mơ của những người đang gánh nợ;
Sức khỏe không hoàn hảo của bạn là giấc mơ của những bệnh nhân mắc bệnh nan y;
Sự bình yên, giấc ngủ an lành, và bữa ăn đầy đủ của bạn là giấc mơ của những người sống trong vùng chiến tranh.
Hãy biết trân trọng mọi thứ bạn đang có. Vì chẳng ai biết được ngày mai sẽ mang lại điều gì.'
Lời nhắn nhủ giản dị nhưng chứa đựng sự tỉnh thức, khiến mỗi chúng ta nhìn lại và biết ơn cuộc sống. . . !

NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI SÀI GÒN...Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, kh...
24/01/2025

NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI SÀI GÒN...
Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng".
Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.
Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói:
“Mầy ăn cơm chưa?
- Dạ, chưa!";
“Mới dìa/dzề hả nhóc?
- Dạ, con mới dìa!"…
Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ... dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác.
Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳn hay...
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói:
“Từ bữa đó đến bữa nay”.
Còn người Sài Gòn thì nói:
“Hổm nay”, “dạo này”…
Người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng.
Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”...
Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)
Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau.
Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất miền Nam rõ rệt mà.
Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem... “Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”… Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội.
Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!”
Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm.
Một người lớn hơn gọi:
“Ê, nhóc lại nói nghe!”
Hay gọi người bán hàng rong:
“Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”…
“Ê” là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn.
Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là: “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.
Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này: “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”…
“Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè?
Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.
Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi:
“Mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta?”. Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à nghen. Người Sài Gòn có thói quen hay nói: “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…
Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà… hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.
Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”...
Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”.
Một vài lần gặp nhau, nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Sài Gòn mày tao liền.
Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô mà còn rất là thân thiện và gần gũi.
Mày, tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn.
Cách xưng hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi...
Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó... tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu, tớ tớ" của miền Bắc.
Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.
Đây là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt.
Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện.
Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì:
“Dì ơi dì... cho con hỏi chút...!", còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi.
Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím.
Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác.
Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại.
Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.
Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này:
Ông đó = Ổng
Bà đó = Bả
Dì đó = Dỉ
Anh đó = Ảnh
Chị đó = Chỉ
Cô đó = Cổ.
Còn nữa:
Ở bên đó = Ở bển
Ở trong đó = Ở trỏng
Ở ngoài đó = Ở ngoải
Hôm đó = Hổm
Nói chung, khi cần lược bỏ chữ "đó", người ta chuyển thanh ngang hoặc thanh huyền thành thanh hỏi.
Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh dzậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất miền Nam, Sài Gòn đó nghen.
Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...
Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào.
Thành ra có cách gọi: chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng...
Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được... giản lược mất luôn, trở thành:
"Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út?"...
Hoặc Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi... con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai... em nói nghe nè!".
Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc trưng của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh...
Cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước miền Nam, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn.
Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương, những cảm giác xao xuyến bồi hồi khó tả... https://s.lazada.vn/s.U6CXG?cc

TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG Đang ngồi gõ computer, anh bỗng đau tức ngực trái như có tảng đá lớn đè lên, vội kêu “Em ơi, giúp an...
21/01/2025

TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG
Đang ngồi gõ computer, anh bỗng đau tức ngực trái như có tảng đá lớn đè lên, vội kêu “Em ơi, giúp anh với”. Vợ anh lao từ bếp lên lầu, hốt hoảng thấy anh thở gấp, mặt và cổ tím ngắt, liền hô hoán cả nhà xúm vào đưa anh lên taxi đến bệnh viện.
Vừa nằm xuống chiếc giường drap trắng đã có ba, bốn Blouse vây quanh, gắn ống thở vào mũi, bắt mạch, đo huyết áp, khám tim phổi… Xong, một Blouse phán “Phù tim nặng, khó qua, gia đình nên đưa về nhà ".
Chị khuỵu xuống rồi vụt đứng dậy, van nài trong nước mắt: “Xin bác sĩ cứu chồng tôi, còn nước còn tát, gia đình chấp nhận mọi chi phí chữa bệnh tốt nhất”, nhưng dường như các Blouse vẫn lơ đãng.
Nhìn tròng mắt của chồng lệch xéo sang trái, đờ đẫn, vô hồn, chị càng thêm hoang mang lo sợ. Đồng hồ trên tường chỉ 11 giờ đêm. Gấp quá rồi, sự sống của anh chỉ còn tính từng hơi thở.
Chị lấy điện thoại gọi liều vài số cầu cứu nhưng hầu hết đều khóa máy. Cuối cùng, có một máy đổ chuông, chị hét lên lạc giọng “Anh ơi, chồng em cấp cứu ở bệnh viện Đa khoa…” Rồi, bỗng nhiên các Blouse trở nên nhiệt tình, bận rộn hẳn lên.
Chỉ một mũi trợ tim đặc biệt, gương mặt tím tái của anh dần chuyển sang vàng nhạt, tròng mắt trở lại vị trí bình thường. Ai đó thốt lên khe khẽ “sống rồi”.
Anh được chuyển đến Khoa cấp cứu hồi sức giành cho những người bệnh nặng. Cứ khoảng 10 người vào đây thì 9 người sau đó sẽ bị đưa thẳng xuống nhà xác hoặc giao về gia đình lo hậu sự.
Mọi người đỡ anh vào chiếc giường mới thay drap, nơi bệnh nhân nằm trước đó đã chết cách đây 30 phút. Lập tức ống thở và các loại dây nhợ gắn chằng chịt khắp thân thể anh nối với một màn hình nhấp nháy, loằng ngoằng những đồ thị hình sin, phát ra những tiếng tít tít chậm rãi, đều đều, vô cảm.
Đó là một thế giới hoàn toàn biệt lập, bao trùm không khí lạnh lẽo, chết chóc. Mọi liên hệ với bên ngoài chỉ qua một ô cửa nhỏ, diện tích chừng 0,5 mét vuông trên bức tường dày ở hành lang. Mỗi bệnh nhân chỉ được một người thân chăm sóc.
Chị nhẫn nại lắng nghe tiếng tít tít, theo dõi biểu đồ trên màn hình, chăm chồng ăn uống, thuốc men và vệ sinh… Đêm đêm chị thức ròng, mắt trũng sâu và đầu ong ong như muốn vỡ, nhiều khi mệt quá chị gục lên thành giường thiếp đi rồi gật mình choàng tỉnh, vội nắm lấy tay anh.
Hôm đầu tiên ở phòng bệnh nặng, anh muốn đi vệ sinh, chị cầm chiếc bô bẹt loại giành cho bệnh nhân không thể ngồi dậy, nhưng anh khẽ huơ tay, đòi đưa anh đến toilet. Chị đang lúng túng chưa biết xử lý thế nào, vì người anh chằng chịt dây nhợ, ống thở không được phép gỡ ra.
Một nữ hộ lý đang lau sàn nhà nhìn anh mỉm cười hiểu ý, cô nhanh nhẹn đi lấy một bộ khung rèm vải sẫm màu, quây xung quanh giường bệnh, tạo thành căn phòng riêng kín đáo.
Bệnh nhân ở giường bên cạnh là một bà cụ trên 80 tuổi, hôn mê sâu, hy vọng sống rất mong manh. Từ hôm vào đây chị chỉ thấy duy nhất người con trai trạc tuổi 50 chăm sóc cụ.
Được biết, gia đình anh neo người, mẹ góa chồng từ thời trẻ, em gái theo chồng định cư ở nước ngoài. Vợ bán hàng ngoài chợ kiếm sống, lo cho 2 đứa con ăn học. Một mình anh xoay xở chăm mẹ.
Trông anh mệt mỏi phờ phạc nhưng rất tận tình, chu đáo. Mỗi lần thay bỉm cho mẹ, anh dùng chiếc khăn vải mềm nhúng nước ấm, nhẹ nhàng lau cơ thể già nua tàn tạ của bà.
Cái chỗ nhạy cảm nhất, nơi cách đây 5 thập kỷ anh chào đời cất tiếng khóc làm người, giờ teo túm lại, nhỏ xíu và trơ toen hoẻn… Thật ái ngại, cảm thương. Trái tim chị nhói lên nỗi xót xa, chạnh nghĩ thân phận mình sau này.
Chị thầm cầu mong trời cho chị khỏe mạnh để chăm sóc chồng và những người ruột thịt của mình. nếu phải ra đi thì cũng nhanh chóng, nhẹ nhàng, đừng bắt con mình phải làm cái việc như người con trai của bà mẹ kia, tội nghiệp.
Đau lòng lắm…Chỉ vợ chồng mới có bổn phận yêu thương và nhẫn nại để lo cho nhau lúc về già bệnh tật, rủi ro. Nhưng đâu phải cặp vợ chồng nào cũng ăn đời ở kiếp. Rồi cũng có người đi trước, đi sau… Nghĩ đến đó, chị rùng mình nghe một dòng nước lạnh như băng chạy dọc sống lưng.
Ơn Trời, sau một tuần điều trị tích cực, sức khỏe của anh tiến triển tốt, huyết áp, tim mạch đã tạm ổn, anh được chuyển sang phòng chăm sóc bệnh nhân thường.
Chị thu xếp đồ đạc, chào những bệnh nhân và người nhà còn ở lại với một tâm thế nhẹ nhõm như vừa thoát khỏi cõi chết, sung sướng được thấy lại nụ cười, ánh mắt tươi tắn đầy sinh khí trên gương mặt của chồng.
Phòng bệnh nhân thường không được sạch sẽ khang trang như phòng cấp cứu đặc biệt, lại đông đúc ồn ào, nhưng quen thuộc, ấm áp một cõi sống. Đêm đầu tiên sau những đêm thức trắng, chị vẫn gọi café, nhưng chồng chị ngăn lại, nói “ Đừng uống café, đêm nay em ngủ thẳng giấc đi, cần gì anh sẽ gọi”.
Chị hơi lưỡng lự, anh động viên “Yên tâm đi mà, anh khỏe rồi”. Chị lấy chiếc chiếu nhỏ trải xuống lối đi bên cạnh giường của anh để ngả lưng. Anh kéo tay chị, nói “Lên đây nằm với anh”, rồi anh nhích vào phía sát tường.
Chị vừa đặt lưng xuống giường, anh vòng cánh tay ôm ngang eo, hôn vào tai chị, nói “ Không có em thì anh đã chết rồi”. Chị nắm chặt tay anh như chiếc neo giằng giữ, vẫn lo anh sẽ bỏ chị mà đi. Nhưng chỉ một lúc sau thì chị đã chìm sâu vào mộng mị.
Đang dang dở giấc mơ, chị giật mình nghe tiếng một Blouse nói to “Dậy đi, dậy đi. Trời ơi, ở bệnh viện mà vợ chồng ôm nhau ngủ như ở nhà vậy kìa”. Chị bật dậy ngơ ngác, ngượng ngùng. Ánh sáng ban mai trong lành đã tràn ngập căn phòng.
Chị cảm nhận những hạt máu trong mình đang cuồn cuộn reo vui. Một người đàn bà chăm chồng bệnh ở giường đối diện tỏ ý cảm thông, nói “ Được một giấc ngon lành, đỡ mệt rồi ha..” Chị gật đầu cám ơn rồi dọn dẹp gọn gàng khoảng không gian bé nhỏ của mình, giúp chồng vệ sinh, chuẩn bị một ngày mới đầy hy vọng. . . Phần tiếp theo xem ở đây https://s.lazada.vn/s.U6CXG?cc

21/01/2025
TRÁI TIM NGƯỜI CHAMột ngày nọ, Cha tới mượn tiền tôi. Cha nói sức khỏe không tốt, cần phải tới bệnh viện để kiểm tra tổn...
21/01/2025

TRÁI TIM NGƯỜI CHA
Một ngày nọ, Cha tới mượn tiền tôi. Cha nói sức khỏe không tốt, cần phải tới bệnh viện để kiểm tra tổng quát, vậy nên tôi đã gửi tiền cho Cha.
Không ngờ, chưa được bao lâu, Cha lại gọi điện tới, nói muốn mua một chiếc xe điện 3 bánh. Tôi lưỡng lự một lúc, Cha dường như nghe thấy sự do dự của tôi bèn nói:
“Con cho Cha một nửa, Cha tự bỏ ra một nửa, đem bán mấy con dê nhà nuôi”.
Nghe thấy vậy, tôi liền mềm lòng. Mấy năm gần đây, Cha tôi đã nuôi hơn chục con dê, nuôi lớn rồi lại đem bán để trang trải chi tiêu hàng ngày. Sau khi Mẹ tôi mất đi, tôi muốn đón Cha lên thành phố ở chung, Cha quyết không chịu đi.
Thằng em trai đang sống ở thị trấn cũng muốn đón Cha tới, nhưng Cha nói đã quen với cuộc sống ở quê, quen với những người trong thôn nên không muốn rời đi.
Không có cách nào thuyết phục, đành theo ý Cha. Tuy nhiên, muốn biếu Cha chi phí sinh hoạt hàng ngày ông cũng không lấy, lần nào cũng nói, cuộc sống thôn dã đơn giản, chi phí ít, cũng không tiêu gì. Mà bây giờ… chuyển tiền cho Cha, nhưng tôi vẫn cảm thấy có gì đó không đúng.
3 tháng trôi qua, tôi quyết định đưa con gái về nhà thăm Cha.
Cửa nhà khóa, chú hàng xóm nói Cha tôi đang đi chăn dê. Tôi bèn dắt con gái xuống dốc, từ xa đã nhìn thấy đàn dê, tới gần mới thấy Cha đang ngồi ngủ bên gốc cây, bên cạnh trải một tấm vải, trên tấm vải có một cái bánh đã ăn được một nửa, một túi dưa muối nhỏ, còn có một bình nước… Trong lòng chợt thấy chua xót, tôi liền gọi: “Cha ơi”!
Cha giật mình tỉnh giấc, hồi lâu sau mới nói:
“Con bé này, sao về nhà mà không báo trước?”.
Con gái tôi liền giành nói trước: “Mẹ con nói muốn cho ông ngoại một bất ngờ”.
Cha tôi thực sự rất vui mừng, không nói thêm với tôi điều gì, chỉ kéo cháu gái tới làm quen với bầy dê bảo bối của mình. Một bầy dê nho nhỏ có trên chục con, Cha tôi vui vẻ nói:
“Đợi thêm một khoảng thời gian nữa có thể bán được rồi, chắc chắn sẽ bán được rất nhiều tiền! Bây giờ giá dê đang tăng”.
Về tới nhà, trong sân có chút bừa bộn, chiếc xe 3 bánh Cha tôi đã đi nhiều năm nằm ở một góc sân.
Tôi thuận miệng liền hỏi:
“Cha, chiếc xe 3 bánh Cha mới mua đâu rồi?”.
Ông bối rối trả lời:
“Cha… vẫn chưa mua! Nghe người ta nói tháng sau giá sẽ giảm”.
Trong lúc tôi dọn dẹp ngoài sân, nghe thấy Cha gọi điện cho thằng em trai nói:
“Chị gái con về nhà, tối nay con cũng về nhà cùng ăn cơm đi!”.
Sau đó Cha còn dặn nhỏ một câu:
“Mua thêm nhiều đồ ăn ngon nhé”!
Tôi định nói vài câu, rồi lại thôi. Hồi trước, tôi luôn để ý tới sự thiên vị của cha mẹ. Bởi vì sự đố kỵ lúc còn nhỏ mà tôi luôn xa cách thằng em trai, sau đó thì giận dỗi quyết định thi vào một trường đại học thật tốt, cuối cùng có thể hãnh diện rời khỏi nhà.
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi vào làm việc ở một công ty nước ngoài khá tốt, còn em trai tôi miễn cưỡng cũng học xong trung cấp nghề, trở thành một công nhân làm trong một dây chuyền lắp ráp tại thị trấn, thằng út lại càng ngưỡng mộ và tôn trọng tôi hơn.
Buổi chiều, thằng em trai mang theo con về nhà, còn mua rất nhiều đồ.
Cha tôi đích thân xuống bếp, cùng với em trai làm rất nhiều món ngon, đều là những món tôi ưa thích. Lúc Mẹ tôi còn sống, Cha tôi chưa từng nấu ăn. Thật kỳ lạ là mỗi món ăn Cha làm đều giống y như mùi vị thức ăn Mẹ nấu. Ăn từng miếng, tôi dường như sắp khóc.
Buổi tối, tôi ngồi nói chuyện với Cha trong sân, chỉ là không ngờ tới, ông vòng vo một hồi lâu, nói từ chuyện trong thôn, nói tới việc lúc còn sống Mẹ tôi muốn xây lại nhà,… cuối cùng mới nói tới vấn đề chính:
“Các con, nếu như không quá khó khăn, có thể… con biết đấy, thằng em của con…”
Tôi ngắt lời ông, hỏi:
“Cha, sửa nhà cần bao nhiêu tiền”, trong lòng đột nhiên có một nỗi buồn không thể diễn đạt bằng lời.
“Khoảng, khoảng 200 triệu …..”, giọng của ông nhỏ lại, liền lập tức bổ sung, “nếu bán được bầy dê cũng sẽ được vài chục triệu”.
Tôi ngạc nhiên một lúc, 200 triệu với tôi cũng không phải là con số nhỏ, tôi ngập ngừng nói: “Cha, đợi con về nhà tính lại rồi nói, cũng không phải vấn đề quá lớn”.
Ông cúi thấp đầu nói:
“Con gái, làm khó con rồi. Con xem có thể được bao nhiêu, Cha già rồi, sẽ không tiêu tốn khoản nào nữa….”.
Tôi cười nhẹ. trong ánh trăng mờ ảo, chắc chắn Cha không thấy được sự cay đắng trong nụ cười đó.
Bàn bạc với chồng về chuyện của Cha, cả nửa ngày, anh ấy cũng không nói gì, chồng tôi không phải một người nhỏ mọn, nhưng năm nay, tình cảnh của anh ấy còn tệ hơn tôi. Chồng tôi mở một công ty xuất khẩu nhỏ, bây giờ đến tiền lương cũng trở thành vấn đề.
Cuối cùng anh ấy nói:
“Em đưa tiền cho Cha đi, chúng ta tự thắt chặt chi tiêu chút, vẫn có thể chịu được”.
Nửa tháng sau khi tôi chuyển tiền cho Cha, tôi gặp được một người họ hàng lên thành phố làm việc, trong lúc trò chuyện tôi liền thuận miệng hỏi:
“Nhà của con đã bắt đầu sửa lại chưa ạ”?
Ông ấy hơi ngạc nhiên:
“Không thấy Cha con nói tới việc sửa lại nhà!”, nghĩ một lúc người đó nói, “Đúng rồi, Cha con đem dê bán hết rồi, giúp em trai con mua một chiếc xe giao hàng nhỏ, em trai con không còn làm ở chỗ cũ nữa, đã tự lái xe đi giao hàng rồi. Kiếm được kha khá...".
Trái tim tôi giống như bị ném vào băng vậy, cảm thấy thực sự lạnh lẽo.
Hoá ra Cha đã nói dối tôi, từ đầu tới cuối luôn đứng về phía thằng em trai, thiên vị tới mức nói dối tôi lấy tiền giúp đỡ nó, không thể oán hận Cha nhưng có bao nhiêu bất mãn chính tôi cũng không rõ.
Về tới nhà, tôi không thể chịu đựng được nữa, nhốt mình trong phòng vệ sinh, vừa mở nước vừa khóc một trận.
Vài ngày sau đó, tôi đều không chủ động gọi điện thoại cho Cha. Cuối cùng cũng làm Cha gọi trước, tôi chỉ trả lời lấy lệ, Cha cũng đành phải cúp máy. Nhưng không ngờ rằng, đó lại là lần cuối cùng tôi được nghe giọng của ba...
3 ngày sau, tôi nhận được điện thoại của thằng em trai, nói rằng Cha đã qua đời vì bị nhồi máu cơ tim... bỗng nhiên nhớ lại cuộc điện thoại 3 ngày trước, những lời dặn dò vụn vặt cùng sự lạnh lùng của tôi, khiến tôi không thể nhớ nổi.
Lập tức trở về nhà, lần đầu tiên tôi và thằng em trai ôm nhau khóc, lúc Mẹ mất tôi vẫn có thể dựa vào vòng tay Cha, còn bây giờ... tất cả những oán trách đối với Cha đều bị sự ra đi đột ngột này làm tan đi hết, chỉ còn sự đau thương bao trùm lấy tôi.
Sau khi lo liệu xong hậu sự của Cha, lúc rời đi, thằng em trai tiễn tôi tới bến xe rồi nói:
"Chị ơi, hãy thường về nhà nhé, Cha Mẹ đều không còn, nhưng nhà của chúng ta vẫn còn".
Một câu nói đó đã khiến cho tôi vốn đã khóc tới cạn nước mắt lại dâng lên dòng lệ. Nắm tay thằng em trai tôi dặn dò nó giữ gìn sức khỏe rồi lên xe đi. Tôi đã nghĩ rằng, có thể sau này tôi sẽ không thường về nơi được gọi là nhà của chúng tôi nữa!
Trải qua vài ngày, tôi mới có thể bình tĩnh lại sau việc Cha qua đời...
Nhưng cuộc đời con người, quả thật là hoạ vô đơn chí, chuyện bất hạnh lại tiếp tục xảy tới, công ty của chồng tôi gặp sự cố, anh ấy bị khách hàng lừa mất toàn bộ tài sản.
Chồng tôi lúc đó gần như sụp đổ, từ một người không bao giờ uống rượu lại thành kẻ say sưa tối ngày. Tôi vô cùng lo lắng, sốt ruột, lại không có cách nào có thể giúp đỡ, suy nghĩ một đêm, cuối cùng quyết định bán nhà.
Trưa ngày hôm đó thằng em trai gọi điện tới, sau khi Cha mất, thằng em ngược lại rất thường xuyên gọi điện thoại tới. Tôi không có tâm trạng nói chuyện với nó, nó cũng hiểu được sự nôn nóng của tôi, nhẫn nại hỏi, tôi cố gắng mới nói được hết cho thằng út nghe.
Không ngờ được rằng, em trai tôi ngồi tàu hỏa, sáng hôm sau liền tới, bước vào nhà không nói gì hết, từ trong tay lấy ra một cọc tiền. "Chị, đây là 500 triệu, không nhiều, dùng giải quyết trước đã".
Tôi vô cùng ngạc nhiên hỏi:
"Tiền này em lấy ở đâu?". "Một phần từ mấy tháng nay em chở hàng kiếm được 300 triệu, nhà trên thị trấn không được bao nhiêu, chỉ có điều có được từng này...".
Tôi cảm động, cầm tiền đưa lại cho em trai, nói:
"Chị không thể cầm tiền của em".
Nó vội vã nói:
"Chị ơi, năm ngoái xưởng đóng cửa, em và vợ bị mất việc, muốn mua một chiếc xe chở hàng nhưng không có tiền, chị đã đưa ba 400 triệu, nói Cha đưa cho em, còn dặn Cha không được cho tụi em biết là tiền của chị".
Tôi ngây người, em trai nói tiếp:
"Cha nói, hồi nhỏ, đều là chị nhường em, bởi vì em là em, bây giờ em phải bảo vệ chị, bởi vì chị là con gái. Cha còn nói, tới lúc Cha không còn nữa, em chính là nhà của chị...".
"Cha"!
Tôi quay đầu, nước mắt rơi xuống như mưa. Tôi là đứa con bất hiếu! Sao lại không hiểu cho sự khổ tâm của Cha. Cha đã biết trước không còn sống được bao lâu, lại càng biết tôi vốn là đứa kiêu ngạo, ngay cả người thân cũng sẽ không nhờ vả dựa dẫm, chính vì vậy đã để lại sự yêu thương, dành cho tôi sau này.
Lúc đầu, khi Cha mượn tiền tôi, trong lòng Cha đã biết khó xử, đã phải dùng bao nhiêu dũng khí. Nhưng Cha vẫn làm vậy, chỉ để khi ông mất đi, chúng tôi còn có chỗ dựa, còn có người thân.
Thì ra đứa con mà ông yêu thương nhất lại chính là tôi. Tôi quay lại ôm lấy em trai, không thể nói một lời nào, chỉ ôm thật chặt nó.
Giây phút này, Cha tôi đang ở trên thiên đường cũng cảm thấy an lòng, bởi vì đứa con được sống trong tình yêu của ông mà hoàn toàn không biết, cuối cùng đã . . . Phần tiếp theo xem ở đây https://s.lazada.vn/s.U6C69?cc

Bố mẹ để lại di chúc – Câu chuyện nhân văn sâu sắcBố mẹ chồng tôi sinh được 3 người con trai và 2 người con gái. Các anh...
21/01/2025

Bố mẹ để lại di chúc – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
Bố mẹ chồng tôi sinh được 3 người con trai và 2 người con gái. Các anh chị em lần lượt tên là: Thân, Nguyên, Lộc, Hiền, Hậu. Chồng tôi là Nguyên, con thứ 2.
Anh Thân là trưởng, qua đời từ hơn 10 năm trước do tai nạn nghề nghiệp. Chị dâu cả tên Uyên vẫn tiếp tục ở nhà chồng vừa chăm sóc bố mẹ chồng, vừa chăm lo cho 2 đứa con của anh chị. Chị Uyên không đi bước nữa nên cả đại gia đình thống nhất vẫn để chị ở lại căn nhà từ đường – nơi bố mẹ chồng tôi đang sinh sống.
Vợ chồng tôi thì sống ở cách nhà bố mẹ 2km. Vợ chồng chú Lộc ở thành phố, còn 2 em Hiền và Hậu thì lấy chồng khác huyện, khoảng cách không quá xa nhưng cũng ít khi về thăm nom bố mẹ.
Cuộc sống vốn khá yên bình và đoàn kết, cho đến khi bố chồng tôi đột quỵ qua đời cuối năm ngoái. Mẹ chồng đau buồn nên ốm bệnh liên miên, nằm trên giường bệnh 6 tháng thì cũng mất.
Tang lễ của mẹ xong thì cả nhà nảy sinh mâu thuẫn và quyết định họp mặt buổi tối để phân chia tài sản.
Bố mẹ chồng tôi có của ăn của để. Căn nhà từ đường ông bà sinh sống rộng hơn 100m2, thuộc kiểu nhà cổ bằng gỗ. Sân vườn 300m2 nữa, nên tổng diện tích mảnh đất là hơn 400m2, rất vuông vắn đẹp đẽ. Giờ lại chỉ có mình chị dâu cả sinh sống. Bởi lẽ 2 con của chị – 1 trai 1 gái – đã lớn, đều đi học đại học trên thành phố.
Còn 360m2 đất vườn của bố mẹ chồng thì nằm ngay sát đường lớn, tương lai rất khả quan.
Chồng tôi nói rằng chị dâu dù sao cũng là người khác họ nên giờ bố mẹ mất, chị không được ở nhà từ đường nữa. Mọi người sẽ chia cho chị 100m2 đất mảnh vườn và giúp chị dựng một căn nhà tạm cho chị sống ở đó.
Vợ chồng tôi sẽ chuyển về nhà từ đường ở để thờ cúng tổ tiên vì việc thờ phụng này là việc của đàn ông trong họ, không phải việc của đàn bà.
Trong việc này, tôi không dám ý kiến, vì chồng tôi đã quyết là sẽ cố làm bằng được.
Vợ chồng em Lộc, em Hiền nghe vậy thì đồng tình. Chỉ có em Hậu phản đối.
Em Hậu nói chị dâu đã lấy anh Thân thì cũng là người trong họ, không phải người ngoài. Cháu Đạt – con trai anh chị – là cháu trai trưởng họ có quyền thừa kế.
Nhưng em Lộc nói chắc gì cháu Đạt đã về, biết đâu học trên thành phố rồi ở lại đó lập nghiệp luôn thì sao?
Tất cả mọi người tranh luận nhau, ồn ào, chỉ có chị dâu cả cúi đầu im lặng, nước mắt rơi lã chã. Em Hậu liền bảo chị lên tiếng, nếu có uất ức hay mong muốn như thế nào thì cứ nói ra.
Chị dâu nói bản thân là nữ, lại là người nơi khác về làm dâu, không dám mơ tưởng tài sản nhà chồng nên tùy các em quyết định.
Đúng lúc này thì cháu Đạt về. Có vẻ cháu vừa tan học thì lên xe khách về thẳng nhà luôn nên 9h tối đã có mặt tại nhà.
Cháu chào hỏi các cô các chú sau đó vào phòng ngủ của mình lấy ra một tập giấy tờ. Cháu nói rằng trước lúc mất, bà nội có giao lại cho cháu tập giấy tờ này. Bà bảo nếu sau khi ông bà mất, cả nhà vẫn bình yên đoàn kết thì cứ cất giữ. Còn nếu có tranh chấp, thì cháu phải lấy ra để các chú các cô biết nguyện vọng của ông bà.
Tất cả mọi người đều chấn động vì không ngờ bố mẹ để lại di chúc.
Chồng tôi liền mở ra xem và trợn mắt vì bản di chúc do chính tay bố chồng tôi viết lúc còn khỏe mạnh, bên dưới có cả chữ ký của cả ông và bà, cùng 2 người hàng xóm làm chứng tư pháp đống mộc.
Trong di chúc, bố mẹ chồng tôi tuyên bố để lại toàn bộ căn nhà từ đường cho cháu Đạt, là cháu trai trưởng đích tôn của ông bà. Nếu chị dâu cả không đi bước nữa thì vẫn tiếp tục ở lại căn nhà này, thay cháu Đạt thờ cúng ông bà trong những năm tháng cháu vắng nhà. Sau này cháu Đạt ở lại thành phố hay ở quê tùy thuộc nguyện vọng của cháu, căn nhà vẫn đứng tên cháu Đạt và có thể truyền thừa kế cho con trai trưởng của cháu Đạt.
Còn 360m2 đất vườn kia thì chia ra, chồng tôi và em Lộc mỗi người được 100m2, em Hiền và em Hậu mỗi người được 50m2, còn 60m2 là cho cháu Hằng – con gái của vợ chồng chị dâu.
Bố chồng còn nhấn mạnh trong di chúc là ai cũng có phần, ít nhiều gì cũng nên vui vẻ đón nhận vì đây là tấm lòng của bố mẹ. Giả sử bố mẹ nghèo khó không có, thì các con cũng phải chịu thôi.
Tôi thấy bố mẹ chồng chia tài sản thừa kế như thế là hợp lý nhưng chồng tôi có vẻ không đồng ý. Song trước bản di chúc giấy trắng mực đen, anh không thể làm gì khác đành phải đưa lại cho cháu Đạt và bảo tôi ra về.
Tôi chỉ mong cả đại gia đình lại yêu thương đoàn kết như khi bố mẹ chồng còn sống, song tôi luôn có cảm giác sẽ không bao giờ được như xưa nữa
Chẳng lẽ đất đai tiền bạc làm con người ta đánh mất hết giá trị đạo đức? Vợ chồng tôi cũng không tranh chấp làm gì để vui vẻ mỗi khi về quê . . . Phần tiếp theo xem ở đây https://s.lazada.vn/s.U6C69?cc

Điều mẹ cần khi Tết đếnTết này mẹ không cần gì cả, chỉ cần thấy các con về sum họp, khỏe mạnh là mẹ mãn nguyện rồi. Nhữn...
20/01/2025

Điều mẹ cần khi Tết đến
Tết này mẹ không cần gì cả, chỉ cần thấy các con về sum họp, khỏe mạnh là mẹ mãn nguyện rồi. Những lời nói của mẹ chồng khiến tôi không kìm được nước mắt.
Đầu năm, tôi đặt mục tiêu tiết kiệm để cuối năm có thể về quê ăn Tết, biếu mẹ chồng một khoản gọi là thưởng Tết. Ngoài mẹ đẻ, mẹ chồng cũng là người yêu thương, đỡ đần, ủng hộ tôi suốt những năm qua. Nhưng nào ngờ, năm nay công ty gặp khó khăn, nhân viên không có thưởng Tết.
Nhận được tiền lương cuối năm, tôi nghĩ ngay đến việc dành ra một khoản để biếu bố mẹ chồng ăn Tết. Dù khoản tiền không lớn nhưng tôi tin mẹ chồng sẽ hiểu cho tấm lòng của tôi.
Hôm về quê, lúc cả nhà quây quần ăn cơm, tôi đưa cho mẹ phong bì và nói: “Mẹ ơi, năm nay công ty con làm ăn khó khăn, chỉ có được chút ít biếu mẹ sắm sửa thêm cho Tết. Mẹ nhận cho con vui nhé”.
Bà lặng người trong giây lát rồi nhìn tôi với ánh mắt xúc động, nói: “Con à, Tết này mẹ không cần gì cả, chỉ cần thấy các con về sum họp, khỏe mạnh, vui vẻ là mẹ mãn nguyện rồi. Phong bì mẹ nhận nhưng mẹ cho lại các cháu. Con cầm lấy mà sắm sửa tết cho các cháu nhé. Lúc nào mẹ ngã bệnh, không tự lo cho mình được thì mới cần các con lo lắng”.
Những lời nói của mẹ chồng khiến tôi không kìm được nước mắt. Khoảnh khắc đó tôi nhận ra, Tết đến điều quan trọng nhất không nằm ở vật chất mà chính là sự yêu thương, thấu hiểu giữa các thành viên trong gia đình.
Sau đó, mẹ chồng kéo tôi lại gần và nói thêm: “Con làm dâu nhà này, mẹ thương con như con gái ruột. Chỉ cần các con sống hạnh phúc mẹ chẳng cần gì hơn. Nếu có khó khăn gì thì cứ nói với mẹ. Mẹ còn mấy chỉ vàng để dành, các con cần thì mẹ đưa cho để có vốn làm ăn. Mẹ không thể sống vui vẻ khi thấy các con khó khăn, túng thiếu được”.
Những lời nói ấy như xoa dịu mọi mệt mỏi, uể oải trong tôi. Tôi hiểu, dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, gia đình vẫn là chốn bình yên để trở về. Tôi xúc động vô cùng, dù là mẹ chồng nhưng bà yêu thương, quan tâm, lo lắng cho tôi như mẹ ruột.
Biết mẹ không nhận tiền, nên tôi sẽ dùng khoản tiền ấy sắm sửa những thứ cần thiết trong nhà chồng, mua thêm quần áo mới tặng mẹ.
Với tôi, Tết này sẽ thật đặc biệt. Tôi may mắn khi có mẹ chồng thấu hiểu và yêu thương con dâu đến vậy. Chắc chắn, tôi sẽ luôn ghi nhớ khoảnh khắc ấy như một kỷ niệm đẹp trong hành trình làm dâu của mình. https://s.lazada.vn/s.U6CXG?cc

MẸ CHỒNG NÀNG DÂU "Tao đi từ Nam ra Bắc tao không thấy có đứa con dâu nào như mày.""Con đi khắp cái gầm trời này cũng kh...
19/01/2025

MẸ CHỒNG NÀNG DÂU
"Tao đi từ Nam ra Bắc tao không thấy có đứa con dâu nào như mày."
"Con đi khắp cái gầm trời này cũng không có người mẹ chồng nào như mẹ."
"Tao thì làm sao?"
"Thế con thì làm sao?"
"Mày chả làm sao, mày là nhất. Đi ra ruộng thì đi luôn đi. Ban ngày thì mải đi chơi, tối tắt mặt trời đổ lúa vào xay. Làm việc không khoa học chỉ có nghèo suốt đời con ạ."
***
"Con nghèo thì mẹ cũng nghèo theo, nên đừng có mà trù ẻo."
Ngày nào bọn tôi cũng được nghe "dân ca và nhạc cổ truyền" miễn phí từ hai mẹ con nhà bà cụ Thao.
Cụ năm nay tám mươi tuổi rồi, con dâu cụ thì hơn bốn mươi tuổi. Nghe đâu bảo ngày xưa cụ sức yếu, sảy mấy lần mới sinh được chú Tự. Vì là con cầu tự nên bà chiều chú lắm, từ nhỏ tới lớn muốn gì được nấy. Ngày chú Tự cưới cô Tin bà cụ cũng chẳng thích lắm, vì cô Tin học hết cấp một là nghỉ rồi. Nhưng chú Tự kiên quyết nên cụ phải cắn răng tổ chức lễ cưới. Cưới xong cô Tin sinh liền tù tì ba đứa con gái, cụ cứ bĩu môi mãi là đồ không biết đẻ.
Cụ bảo cô Tin, liệu mà sinh thêm thằng cu nối dõi, kẻo lúc bố chúng nó đi gái lại ngồi mà khóc. Con gái là con người ta. Cô Tin nghe thế bực mình bảo, "con gái là con người ta, con dâu đích thực mẹ cha mua về, thế sao mẹ không đối xử tốt với con đi, con nào chả là con, con trai mẹ có ở nhà chăm mẹ đâu, toàn thân con hầu hạ." Bà cụ hừ một cái rõ dài rồi quay mặt vào tường, chẳng nói gì thêm.
Mỗi ngày đều nghe thấy mẹ chồng con dâu nhà cụ kẻ xướng người tùy, hay hơn cả xem kịch nói trên VTV1 mỗi tối thứ bảy. Hôm nào không thấy hai mẹ con cụ cãi nhau, là thấy xóm hiu hắt hẳn.
Có một sớm, tôi vừa cho kem đánh răng vào miệng, thấy bà cụ nhà bên hậm hực gào toáng lên:
"Tay tao bưng trầu, đầu tao đội lễ, tao rước mày về cái nhà này, chứ không phải con giun cái kiến nó tha mày về mà mày không biết lớn biết bé, đi không thưa về không gửi."
"Mẹ ngủ ngáy o o, đấm bảy ngày chả hự, con thưa gửi kiểu gì? Mà con đi bừa chứ đi đâu mà thưa với gửi, mẹ bớt bớt cái tính cổ hủ đi."
"A, tao cổ hủ, mày chê bà già này cổ hủ, để tao gọi chồng mày về xem nó có cho mày một trận không, mày dám chê mẹ nó à?!"
"Mẹ đi mà gọi, con chả ngán. Mẹ chửi xong rồi thì ra ăn bánh quấn đi không nguội."
"Tao không ăn."
"Không ăn tận trưa mới có cơm đấy, lát bọn trẻ về nó ăn hết lại chả kêu. Bà Tư bún làm riêng cho mẹ đấy."
"Hừ, cái con mụ Tư bún chỉ khéo mồm, bán thì đắt, mày chỉ khéo vẽ vời tốn tiền."
"Thế mẹ có ăn không?"
"Chả ăn thì sao?"
"..."
Tôi cười nuốt cả kem đánh răng.
Cả làng tôi đều biết bà cụ Thao là địa chủ hết thời, ai cũng sợ cụ. Ngày cụ còn trẻ còn khỏe, đanh đá nhất làng, chẳng ai dám động đến cụ. Thế mà không hiểu sao cô Tin chịu được những gần hai mươi năm. Nghe đâu ngày cô Tin mới về làm dâu, làm bà cụ tăng huyết áp mấy lần, cụ còn dọa thắt cổ tự tử. Thế là cô cắt ngay cái màn tuyn, nối thành cái dây dài treo thòng lòng từ nóc nhà xuống, rồi bảo cụ leo lên. Cụ tức quá chửi ầm lên, nói cô muốn giết cụ. Cô phì cười bảo là cụ tự muốn chết, nếu không muốn chết thì xuống bếp ăn cháo cá đi không nguội nó tanh. Cụ chọn cháo cá. Vừa ăn vừa hừ, hừ, hừ.
Chú Tự đi làm xây dựng mãi dưới Quảng Ninh, một năm chẳng về được mấy lần. Bà cụ tuổi già hay ốm, hay nũng, hay giận. Chỉ có cô Tin mới trị được cụ. Mỗi lần hàng xóm nói cô khổ, vớ được mẹ chồng ghê gớm, cô cười hi ha, "người già với trẻ con là một, dỗ dành một tí là ngoan như bống ấy mà." Ban đầu mọi người nghĩ cô khôn khéo ý tứ, cho là cô ba phải, sau rồi phát hiện ra cô chẳng bao giờ đi nói xấu mẹ chồng ở bất cứ đâu. Thành ra mỗi ngày thấy mẹ con cô "hát tuồng", ai cũng dỏng tai lên nghe rồi đem đi buôn bán trong những vụ dưa lê ngoài ruộng. Mà bà cụ gắt gỏng là thế, nhưng đi đâu cũng một câu con Tin nhà tôi, hai câu con Tin nhà tôi. Sau hàng xóm cũng quen, lại nghĩ chắc cô Tin và bà cụ kiếp trước là nghiệt duyên, kiếp này phải trả nợ, cả đời dính vào nhau.
Hàng ngày hai người tranh chấp toàn chuyện lông gà vỏ tỏi. Từ việc hát ru con tới việc tắm cho lợn, mà cuối cùng toàn bà cụ thua. Vừa ăn vừa thua, vừa phơi lưng cho con dâu bóp thuốc vừa lầm bầm chửi biết thế ngày xưa tao ép thằng Tự lấy đứa nhiều chữ hơn. Học nhiều nó mới ngoan. Cô Tin cười ha hả, làm gì có ai nhiều chữ bằng mẹ, văn thơ mẹ cả cái chuồng trâu nhà mình chứa không hết.
"Cha tiên sư bố mày..."
Một hôm, cô Tin cuống lên đi tìm bà cụ. Chả là không biết bà cụ nghe ai nói chú Tự có bồ. Thế là cụ bỏ ăn, nằm liệt hai ngày. Cô Tin gọi chú Tự về gấp, chú bảo bận chưa về được. Sáng hôm sau cô đi chợ, về thì không thấy cụ đâu. Cô tìm nhà trên xóm dưới, rồi hoảng hốt chạy ra ao, ra giếng, không thấy bóng người. Cô cuống lên gọi điện thoại, "mẹ anh chết rồi anh có về không hả? Không thấy mẹ anh đâu, anh về ngay còn kịp tìm xác."
Chú Tự về nhanh như một cơn gió, bốn giờ chiều đã có mặt ở nhà, hàng xóm hỗ trợ tìm cụ từ trưa không nghỉ. Thấy chú về cô khóc toáng lên, đánh chú thùm thụp, miệng liên tục sao giờ anh mới về, không thấy mẹ đâu cả, không thấy mẹ đâu cả. Thiu hết cả bánh giò rồi.
"Mới có từ trưa thiu thế nào được?"
Cả nhà: "..."
Không biết cụ chui từ đâu ra, cả người lấm lem. Cô Tin nín bặt cả khóc. Cả xóm trắng mắt. Ai nấy đều thở phào. Chưa kịp phào xong thì cụ ngã lăn quay ra đất, mọi người lại tán loạn đưa cụ đi trạm xá cấp cứu. Bác sĩ bảo cụ bị tụt huyết áp do quá đói. Rồi bác sĩ nguýt cô Tin một cái rõ dài, "đúng là một mẹ nuôi được mười con chứ mười con không nuôi nổi một mẹ."
Cô Tin: "..."
Truyền được nửa chai đường thì bà cụ tỉnh lại, thấy con dâu khóc thút thít cụ xì mặt ra: "mày định khóc bây giờ cho đủ để lúc tao chết mày không khóc nữa phải không?"
Cô Tin: "..."
"Bánh giò có mang theo không?"
Cô Tin: "..."
"Biết ngay mà, chỉ có giả bộ thảo hiền là giỏi."
Chú Tự, cô Tin: "..."
Có mẹ chồng giỏi ăn nói nó khổ thế đấy.
Cô hỏi cụ, mẹ trốn ở đâu cả ngày mà tìm mãi không thấy. Bà cụ hừ một cái, trốn trên cái hố mối bãi chè sau nhà chứ đâu. Mày cứ động tí là đầu óc lú lẫn, bã đậu.
"..."
Trưa hôm sau bà cụ được về nhà. Sau khi ăn xong bát cháo gà tần thuốc bắc, cụ gõ cái gậy xuống đất, bắt chú Tự quỳ xuống trước bàn thờ ông cụ Thao. Chưa kịp nói gì cụ đã phang túi bụi.
"Con chó có đuôi, con người có ý thức. Vợ anh ở nhà bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, để anh ra ngoài ăn chơi đàng điếm hả?"
"Con không có."
"Tôi quản anh có hay không hả? Tôi là tôi biết hết, anh chê tôi già mắt kém anh định qua mặt tôi phỏng? Đường đường là thằng đàn ông, văn chương chữ nghĩa bề bề, thần l... nó ám thì mê mặc lòng. Tôi nói anh biết, nhà tôi chỉ có mình con Tin được có tên trong gia phả. Mấy con yêu tinh quạ cái kia đừng hòng bước chân vào. Anh khôn hồn thì biết đường mà về nhà hối lỗi với vợ con. Tôi chỉ có ba đứa cháu, tôi không cần cháu trai, anh thích đi kiếm con hoang con ở thì cút khỏi cái nhà này. Hừ, hừ, hừ."
Sợ bà cụ tăng huyết áp, cô Tin đuổi chú ra nhà ngoài, tối đó cô ngủ cùng bà. Sáng hôm sau cô bảo chú: "mẹ bảo tay mẹ bưng trầu đầu mẹ đội lễ mẹ rước tôi về, nên nhà này của tôi. Anh cứ chọn đi, bà cụ chả sống được mấy nữa, bà chỉ có mình anh, anh sống sao thì sống."
Nửa tháng sau người ta thấy chú Tự xách ba lô về, sau đó đi theo mấy ông thợ cả ở làng nhận mấy công trình nhà văn hóa thôn bản.
Còn bà cụ và cô Tin ở nhà vẫn cất bài ca đi cùng năm tháng.
"Thế gian được vợ hỏng chồng. Nhà mày thì hỏng cả ông lẫn bà."
"Không phải đều là con mẹ à?"
"Tao mà đẻ ra cái loại chúng bay à?"
"Thế chồng con chui ra từ cái lỗ nẻ nào?"
"Cái loại rạch giời rơi xuống chứ sao."
"Rồi rồi, con thần con thánh, sét đánh không chết. Mẹ ngồi im con kỳ lưng, trơn là ngã gẫy cổ bây giờ." . . . Phần tiếp theo xem ở đây https://s.lazada.vn/s.U6C69?cc

Address

Hà Nội
Hoang Cau
100000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Chữa Lành Tâm Hồn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share