Câu chuyện NHÂN VĂN

  • Home
  • Câu chuyện NHÂN VĂN

Câu chuyện NHÂN VĂN Mỗi câu chuyện NHÂN VĂN trên trang này! Bạn đọc hơn một lần, bạn sẽ thấy t
(223)

Sống chung với con rể…..một làng quê nhỏ, bà Tâm từng được xem là người phụ nữ hạnh phúc nhất xóm. Chồng mất sớm, bà tần...
08/07/2025

Sống chung với con rể…..

một làng quê nhỏ, bà Tâm từng được xem là người phụ nữ hạnh phúc nhất xóm. Chồng mất sớm, bà tần tảo nuôi lớn 4 người con trai và một cô con gáι út. Từ nhỏ, bà luôn tin rằng “con trai là trụ cột gia đình,” và bà đặt rất nhiều hy vọng vào các con trai của mình.

Bà làm mọi việc để chúng được học hành, trưởng thành, và có cuộc sống đầy đủ hơn bà. Khi các con trai lần lượt lập gia đình, bà cũng vui vẻ gả con gáι út là Nhung cho một người đàn ông trong làng, vì nghĩ rằng sau này các con trai sẽ lo cho mình

Thời gian qua đi, các con trai của bà bắt đầu bận rộn với cuộc sống riêng. Đứa thì làm công nhân, đứa kinh doanh nhỏ, đứa làm ruộng. Bà không trách móc gì vì hiểu cuộc sống mưu sinh chẳng dễ dàng, nhưng khi sức khỏe yếu dần, bà bắt đầu cảm nhận sự xa cách.

Khi bà cần sự chăm sóc, các con trai đều tìm cách thoái thác:

“Mẹ ơi, tụi con bận quá, không có ai chăm sóc mẹ đâu.”

“Con dâu còn phải chăm cháu, mẹ thông cảm!”

“Con nghèo, lo cho gia đình còn không xong, mẹ xem thế nào thì thuê người giúp việc.”

Lần đó tôi bay từ Huế đi Tp. HCM. Máy bay bị delay khá lâu, thời đó chưa có điện thoại hay iPad để vào mạng giết thời gi...
08/07/2025

Lần đó tôi bay từ Huế đi Tp. HCM. Máy bay bị delay khá lâu, thời đó chưa có điện thoại hay iPad để vào mạng giết thời gian, tôi ngồi quan sát đám hành khách trong phòng đợi. Mỗi người một vẻ, đa số là nóng ruột hơi chút cáu kỉnh. Không gì chán hơn cảnh chờ đợi, lâu lâu lại nghe trên loa: “Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam xin lỗi quý khách…”

Tôi mở tập tài liệu được phát trước cho cuộc hội thảo ngày hôm sau ở Tp. HCM ra đọc thì nghe một giọng Huế nam trung ấm nhẹ:

⁃ Thưa, đây có ai ngồi chưa ạ?

Trước mặt tôi là một ông thầy chùa, nhìn trang phục biết ngay là người tu hành, chỉ không biết là sư cấp bậc nào. Tôi đứng dậy, lễ phép mời thầy ngồi vào chỗ trống bên cạnh. Vị sư cảm ơn, nụ cười nhẹ nhõm của người Huế.

Tôi tiếp tục đọc mớ tài liệu. Ông thầy chùa khoan thai lấy từ trong túi vải ra cuốn sách, ngồi đọc chăm chú. Tôi vô cùng ngạc nhiên thấy bìa sách ghi “principes fondamentaux de la mécanique quantique”. Tôi không rành tiếng Pháp nhưng có học hai học kỳ môn Cơ học lượng tử nên hiểu cuốn sách của ông thầy viết về Cơ học lượng tử. Vô cùng ngạc nhiên, tôi thốt lên thưa thầy thầy đọc cả loại sách này ạ. Ông cười hơi bẽn lẽn:

⁃ Tìm hiểu thế giới vi mô và thế giới vĩ mô đều rất thú vị.

Vì phép lịch sự, tôi không tỏ ra có đôi chút kiến thức về vật lý hiện đại, tiếp tục đọc tài liệu và để cho ông ta tiếp tục với cuốn sách của mình.

Chúng tôi không trò chuyện gì cho đến khi loa thông báo chuyến bay của chúng tôi sẽ cất cánh sau 30 phút nữa. Mọi người đổ xô về phía cửa ra máy bay theo thói quen cố hữu của người Việt Nam. Tôi với nhà sư chậm rãi ra đứng cuối hàng, lúc đó tôi mới phát hiện ông ta đi cà nhắc.

Đó là một buổi chiều tháng tám, trời mưa tầm tả, anh đến nhà tôi, khi tôi cùng bọn nhóc trong xóm đang ngồi chuốt mấy cọ...
07/07/2025

Đó là một buổi chiều tháng tám, trời mưa tầm tả, anh đến nhà tôi, khi tôi cùng bọn nhóc trong xóm đang ngồi chuốt mấy cọng trúc làm lồng đèn trung thu. Anh ngồi bên cạnh giúp chúng tôi dán những tờ giấy xanh đỏ vào khung lồng đèn đủ loại.

Mưa tháng tám làm sao trăng lên được, nên khi làm xong chúng tôi ngồi quay quần ca hát mấy bài hát chú cuội chị Hằng và ăn chè đậu xanh khoai mì, chứ thời đó bánh trung thu là hàng xa xỉ quý hiếm.

Sau chín giờ đêm, bọn trẻ ai về nhà nấy, anh tặng cho tôi một trái sầu riêng. Anh nói rằng hôm nay may mắn, anh theo bạn vào vườn sầu riêng chơi. Bỗng dung một trái rụng trước mặt anh. Nó cảnh tỉnh và cho anh biết rằng “ việc gì cũng đừng để quá muộn”

Rồi, giọng buồn buồn anh kể cho tôi nghe về mốt tình đầu của mình…

* * *

Người yêu của anh là một giáo sư trung học đệ nhị cấp dạy môn văn. Cô duyên dáng dịu hiền tên Minh và tình yêu của hai người lãng mạn như thơ như nhạc.

“Thuở ấy yêu anh em làm thơ, thưở ấy yêu em anh soạn nhạc”…

Lúc ấy anh là sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, họ dự định cưới nhau. Nhưng chưa kịp cưới thì Miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Sau ngày đất nước thống nhất, anh đi học tập cải tạo. Chị Minh vẫn chung thủy đợi chờ và đi thăm nuôi anh tận tình chu đáo. Anh nói, anh mồ côi cha từ nhỏ, mẹ già neo đơn, nên một tay chị Minh lo toan mọi thứ.

Khi biết có bão lụt ở VN, bà Helen ở Mỹ rất tích cực đóng góp vào công việc cứu trợ. Nhất là bà thường gởi tiền về giúp ...
07/07/2025

Khi biết có bão lụt ở VN, bà Helen ở Mỹ rất tích cực đóng góp vào công việc cứu trợ. Nhất là bà thường gởi tiền về giúp cho trẻ em Cô Nhi Viện VN. Tôi sang Mỹ, bà là người bảo trợ cho gia đình tôi. Bà ao ước cùng tôi về thăm VN một lần … nhưng rồi một ngày …. bà bị tai nạn xe ở Mỹ và trút hơi thở cuối cùng nơi bệnh viện. Mời các bạn cùng nghe câu chuyện bà Helen đã giúp gia đình tôi nơi đất Mỹ – Nghe luật sư đọc di chúc của bà để lại cho tôi và cho trẻ em Việt Nam…

Gia đình tôi sang Mỹ theo diện H.O, không có người thân bảo trợ. Ngày tôi cùng vợ con lên phi trường ra đi, cũng là một ngày đầy nước mắt. Cha tôi đã ch.ết đúng ngày tôi lên đường. Ngày đi không thể dời lại. Chỉ còn cách quỳ lạy xác cha. Tạ từ mẹ già và người thân, gia đình tôi lặng lẽ cúi đầu ra đi không một người đưa tiễn.

Ngồi trên phi cơ mà tưởng chừng như tôi đang ngồi trên đống lửa. Rồi đoạn cuối của cuộc hành trình cũng đã đến. Theo chân các hành khách, tôi dắt dìu vợ con ra khỏi máy bay. Ra đón gia đình chúng tôi có một số người Mỹ và người VN. Tôi còn đang ngỡ ngàng với người và cảnh quá xa lạ nầy thì một bà đầm Mỹ đến ôm tôi và trao bó hoa, chụp hình lưu niệm.

Sau vài lời giới thiệu (mà lúc đó đầu óc tôi trống rỗng) gia đình tôi đươc bà Mỹ bảo trợ, bà tên là Helen dẫn chúng tôi ra xe và chở về một apartment mà bà đã thuê sẵn.

Vợ chồng tôi đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác khi thấy sự chuẩn bị quá ư đầy đủ của bà bảo trợ: từ cục xà bông, cái khăn tắm, cuộn giấy vệ sinh đến cái móc áo… mọi vật dụng cần thiết đều có sẵn, tại phòng khách với chiếc TV hiệu SONY 20 inch mà cả cuộc đời tôi không bao giờ dám mơ ước tới thì nay đã hiện hữu và từ nay tôi không còn phải lội bộ thật xa đến xóm chợ đầu làng để xem những trận đá bóng với cái TV cà rịch cà tang…

Ngày Lan bỏ nhà chồng ra đi là một ngày thu đầy nắng. Chồng Lan chạy theo Lan ra tận ngoài cổng làng, nhìn tướng ngũ đoả...
07/07/2025

Ngày Lan bỏ nhà chồng ra đi là một ngày thu đầy nắng. Chồng Lan chạy theo Lan ra tận ngoài cổng làng, nhìn tướng ngũ đoản, thấp bé và khuôn mặt đần độn của chồng Lan không nỡ ghét dơ hay bực tức gì cả. Lan chỉ buồn bã móc túi dúi vào tay chồng mấy đồng bạc lẻ rồi nói: Thôi anh quay về mà bồng bế các em anh.

Lan dứt khoát bước đi mà không một lần ngoái đầu quay lại. Ba đứa trẻ, hai gái một trai do Lan dứt ruột đẻ ra. Nó là con Lan, dưới con mắt người đời chúng gọi anh chồng vừa chạy theo Lan bằng bố, nhưng tất tật chúng lại là con của ông bố chồng Lan. Oan nghiệt! Lan ghê tởm cái gia đình danh gia vọng tộc ấy. Ghê tởm cái người mà hàng ngày trước mặt mọi người ông ấy vẫn bố bố con con với Lan. Ghê tởm ngôi nhà gỗ năm gian kín bưng ấy, và bao lâu nay rất nhiều lúc Lan ghê tởm chính bản thân mình.

Nhà Lan nghèo, rất nghèo, cha Lan chết sớm vì bạo bệnh, để lại cha mẹ già và ba đứa con còn nhỏ dại cho mẹ Lan. Bà đắp đổi nuôi cha mẹ chồng và nuôi con, đến khi con cái trưởng thành, cha mẹ qua đời thì cái nghèo vẫn cố kiết bám riết lấy cuộc đời bà. Ba chị em Lan đều thương mẹ lắm, nhưng nghèo là nghèo dù tình thương dư thừa thì chẳng ai đem tình thương ấy đánh đổi được cơm áo gạo tiền. Thế rồi năm Lan mười tám tuổi. Bà mối đánh tiếng ướm hỏi Lan cho cậu cả con ông Lang T ở mạn Hải phòng. Nghe bà mối đánh tiếng Lan không hiểu lắm về cậu cả con ông Lang T. Nhưng Lan biết nếu cô đồng ý lấy cậu ta thì mẹ cô sẽ được một khoản tiền sính lễ kha khá và được họ dựng cho một căn nhà.

Lan xinh đẹp và nhuần nhị lắm, tuổi mười tám thanh nữ, cho dù nhà nghèo nhưng thanh xuân của Lan vẫn cứ sáng rỡ ràng. Nhan sắc và tuổi trẻ chẳng thể nào che giấu được, nó cứ hiển nhiên rạng rỡ và toả sáng như ánh sáng trăng rằm mà chả thể giấu che.

20 năm chăm chồng liệt, tôi không ngờ con mình lại là người giữ bí mật về bố khiến tim tôi tan nátTôi nghẹn họng. Suốt h...
06/07/2025

20 năm chăm chồng liệt, tôi không ngờ con mình lại là người giữ bí mật về bố khiến tim tôi tan nát
Tôi nghẹn họng. Suốt hơn 40 năm chung sống, tôi không hề hay biết.
Tôi không ngờ cuộc đời mình lại lặng lẽ như thế, nhất là sau khi ông ấy đổ bệnh.

Từ năm 52 tuổi, chồng tôi bị tai biến nhẹ, rồi dần dần biến thành nặng. Những ngày tháng sau đó, tôi không còn là vợ mà là y tá, đầu bếp, tài xế, thậm chí cả hộ lý. Ban đầu, tôi thấy mình có phúc bởi ít ra ông ấy vẫn còn sống, còn nhận ra tôi, còn nắm tay tôi trong đêm khi khó ngủ.

Nhưng 5 năm, 10 năm, rồi 20 năm trôi qua… mỗi lần giặt đồ lót dính máu, mỗi lần thay bỉm cho ông ấy trong cơn lạnh, mỗi lần nhìn ánh mắt trống rỗng của người đàn ông từng làm tôi cười… tôi chỉ biết im lặng, khẽ thở dài.

Tôi không oán trách gì chỉ nghĩ đơn giản: “Có khi đây chính là món nợ đời của nhau”.

Vì sao ư?
Sự thật sau vòng hoa tang..

Ông ấy mất trong một đêm mưa mùa đông lạnh lẽo. Chồng tôi ra đi nhẹ nhàng, như một cái thở dài sau 20 năm giam mình trong xác thịt yếu ớt.

Chúng tôi tổ chức tang lễ đơn giản. Người thân, bạn bè, hàng xóm tới viếng. Tôi tưởng mọi chuyện đã kết thúc cho đến khi người phụ nữ lạ cùng 1 cậu thanh niên xuất hiện. Họ mặc đồ đen, mặt nghiêm nghị, đề nghị xin được vào thắp nén hương cho chồng tôi. Mặt người phụ nữ ấy không 1 chút biểu cảm còn cậu thanh niên thì cố giấu nước mắt vào trong.

Người chồng sau khi kiếm được tiền trở về nhà lại muốn ly hôn với vợ, cho rằng cậu con trai sẽ chọn sống cùng mẹ, thật k...
06/07/2025

Người chồng sau khi kiếm được tiền trở về nhà lại muốn ly hôn với vợ, cho rằng cậu con trai sẽ chọn sống cùng mẹ, thật không ngờ điều xảy ra khiến người mẹ vô cùng bất ngờ.

Người chồng lên thành phố lớn kiếm tiền với lý do để vợ và con có được cuộc sống sung sướng hơn. Người vợ đã bằng lòng, cô cùng cậu con trai của mình tiếp tục sinh sống ở quê. Sau thời gian dài người chồng đi làm xa, người vợ ở nhà nhớ nhung và luôn ngóng trông ngày chồng mình sớm trở về.

Thời gian đầu, người chồng thường gửi một chút tiền cho gia đình và cũng hay gọi điện về thăm hỏi. Về sau, người chồng không những không gọi điện mà đến tiền cũng không gửi nữa, dường như anh đã quên mất vợ và con trai ở nhà. Người vợ ngày càng sốt ruột và lo lắng, hàng ngày nghe ngóng hỏi han tin tức của chồng khắp nơi, nhưng vẫn biệt vô âm tín. Không có cách nào khác, cô đành mở một sạp bán trái cây, hàng ngày đều đi sớm về muộn nhưng tiền kiếm được cũng không nhiều.

Ba năm trôi qua, thật không ngờ, người chồng đột nhiên trở về nhà... Người vợ không thể ngờ rằng, người chồng trở về để... Ly hôn! Anh chồng lái một chiếc ô tô con trở về, tất cả mọi người đều cho rằng nỗi vất vả của người vợ từ đây sẽ kết thúc và những tháng ngày chờ mong thật không uổng phí.

Thế nhưng, đêm hôm đó, người chồng nói với vợ là anh trở về để ly hôn, vì anh đã có người con gái khác. Anh chồng thừa nhận thẳng với vợ, hai người họ đã sống chung với nhau trong nhiều năm, và bây giờ anh không còn tình cảm với cô nữa. Những lời nói ấy như sét đánh ngang tai, cô hỏi chồng: "Anh thực sự không còn tình cảm với em sao? Anh có biết rằng, bao năm qua ngày nào em cũng mong chờ anh trở về không?”

Người chồng nói với vợ, anh không muốn cô ấy phải chờ đợi. Anh còn nói, ngay bây giờ hai vợ chồng sẽ ký đơn ly hôn. Anh còn nói mình đã kiếm được một chút tiền nên sẽ đưa cho vợ, xem như để đền bù tổn thất mà cô ấy phải chịu. Người chồng xem ra kiên quyết đòi ly hôn và người vợ cũng hiểu ra chồng mình đã thay lòng đổi dạ, sau khi suy ngẫm và đồng ý, cô nói: "Vậy con của chúng ta phải làm sao đây? Em không muốn làm tổn thương con”. Người chồng nói: “Cứ thuận theo ý nó, nó muốn ở cùng với ai thì ở”.

Bữa ăn tối đã được bà Hiền bày tươm tất trên bàn, bà đã cầm đủa, nhưng chưa kịp bưng chén cơm lên, đã nghe Hòa, đứa con ...
05/07/2025

Bữa ăn tối đã được bà Hiền bày tươm tất trên bàn, bà đã cầm đủa, nhưng chưa kịp bưng chén cơm lên, đã nghe Hòa, đứa con trai duy nhất của mình hỏi
– Sao? Mẹ quyết định chưa? Sáng mai có về quê bảo mợ bán nhà đất của ông ngoại để chia phân nửa cho gia đình mình không?

– Mẹ đã nói với con là cậu mới mất, mợ một mình nuôi ba con nhỏ, mẹ là chị, không giúp em mình thì thôi, chứ nỡ lòng nào tranh đoạt tài sản cha mẹ để lại làm nơi thờ phượng.

– Mình sống theo đúng luật pháp là hợp đạo đức. Đó là chân lý. Mẹ đã từng nghe con nói biết bao lần mà. Của cha mẹ để lại, con cái có quyền thừa kế. Hơn nữa cậu đã mất rồi. Mợ là người dưng , mẹ biết chưa?

– Nhưng còn các cháu?

Nhiên, vợ Hòa lớn tiếng xen vào
– Mẹ nực cười quá. Mẹ đem của cải của con và cháu nộii cho người dưng.

– Mẹ không làm như thế được. Mẹ nhớ lúc mẹ đã mười lăm tuổi, ngoại mới sanh cậu. Mấy năm sau bà ngoại mất nên Mẹ chăm sóc và thương yêu cậu như thương một đứa con. Bây giờ cậu mới mất mẹ đành lòng nào bảo mợ bán nhà để mấy đứa nhỏ con cậu phải chuyển đi nơi khác.

Bà Hiền chưa nói dứt câu đã nghen ngào khóc.

Cách đây vài năm. Nhân nhà có đám giỗ lớn, vừa cúng cấp xong, mấy chị quây quần ngồi lại. Đang uống rượu thì chị Hạnh nó...
05/07/2025

Cách đây vài năm. Nhân nhà có đám giỗ lớn, vừa cúng cấp xong, mấy chị quây quần ngồi lại. Đang uống rượu thì chị Hạnh nói :

– Tao chuẩn bị cưới dâu cho thằng Rớt. Vài bữa nữa chuẩn bị xe, hay vé máy bay đi thăm nhà gái, đánh nhanh thôi thời gian bận quá, mà chỉ tổ chức nhà gái, nhà trai vài mân gọn nhẹ. Chứ nhà đang có tang, toàn tang lớn mà Rớt mới thi tốt nghiệp xong, lấy sớm quá cả hai đang đi học.

– Ủa em nhớ thằng Rớt khoảng 18 tuổi chứ mấy, mẹ mới làm lễ trưởng thành mà chị. Vậy yêu ai vậy chị…

– Nó đi chơi bạn bè sau thi xong thì về nói chị, con bé người yêu học cao đẳng có bầu, nhưng không biết làm sao ?

– À vậy con bé vợ chồng em gặp hai đứa ở Vũng Tàu phải không? Thấy con bé phải lớn hơn thằng này …

– Tất nhiên hơn 2-3 tuổi mà, nhưng tụi nhỏ dễ dãi nhỉ, quen nhau là đã lên giường rồi có bầu lở dở các học hành …

Chị Ba :

– Thôi đi cưới về làm công nhân thôi, nếu có trí thì học tiếp, lỗi tại vợ chồng cô con trai lớn phải mua sách giới tính, ba phải chỉnh cho con trai biết phải làm gì, ba cái giới tính ba phải chỉ bảo con trai chứ … Lỡ rồi thì cưới …

Hẹn hò tới thứ bảy bay ra để gặp nhà gái nhanh vì bụng bầu ba tháng mới nói chị, nhà cũng nghèo tít miền trung du, ra ngoài đó phải mượn xe cộ lên. Nhà gái chỉ có bà mẹ, nghe nói chồng theo gái ở xóm bên từ khi đứa thứ hai là gái ra đời, nay cũng lập đật chạy về, ngồi phán, dạy nhà trai …

Chị Hạnh thẳng tính nói :

– Theo như giới thiệu thì anh không có quyền hành gì trong cái nhà này cả, đây là nhà bà ngoại con bé, vợ cũ không được con trai nên anh đã ly hôn đời tám hoách rồi. 20 năm nay đã không đoán hoài mẹ con nó vậy nên không có lý do ngồi ở đây, đứa con gái đầu lấy chồng nghèo không có mặt anh thì đứa hai cũng không nên có!

Đời này chắc tôi không thể nào quên, Cái ngày hắn chìa cho tôi lá đơn li dị, hắn nói như quát rằng thì là hắn đã chán ng...
05/07/2025

Đời này chắc tôi không thể nào quên, Cái ngày hắn chìa cho tôi lá đơn li dị, hắn nói như quát rằng thì là hắn đã chán ngấy cái vẻ mặt nhạt thèo của tôi… cái ngày mà hắn lôi sềnh sệch chiếc va ly cũ sờn hất ra ngoài cửa rồi bắt tôi kéo bé Bông ra mặc kệ con bé khóc gào. …

Những ngày tận cùng đau khổ cùng cực ấy chị dâu đã đến bên tôi. Chị ôm tôi, chị cứ lặng lẽ để tôi được khóc, được đớn đau trên vai chị.

Ngày ấy, những đêm thật dài trong cái phòng trọ chỉ năm trăm ngàn một tháng, tôi đã quặn thắt đau, khốn cùng trong sợ hãi. Chị bảo,anh chị có thể giúp em tiền bạc, có thể cưu mang em, nhưng chị không thể đau thay em được, chị cũng không thể vực em đứng dậy, vực em trưởng thành và thành công nếu em không tự đứng và vững vàng bằng đôi chân của mình.

Em còn rất trẻ, bây giờ bị chồng bỏ chỉ là nỗi đau rất nhỏ, nếu em không tiếp tục đi và khẳng định bản thân thì em sẽ có những nỗi đau lớn hơn, nó cứ thế và sẽ lặp lại mãi. Vậy nên phải cố gắng. Đừng cho đàn ông cái quyền rẻ rúng mình, hãy sống làm sao để họ phải thật trân trọng và thương yêu mình em à. Hãy cho họ thấy không có họ em vẫn sống tốt, rất tốt và xinh đẹp rạng ngời.

Sau cái ngày bị chồng bỏ ấy, tôi đã ốm một trận thập tử nhất sinh, tất cả mọi sinh hoạt của bản thân và chăm bé Bông một tay chị dâu tôi cả. Anh trai tôi đã khóc nấc lên, ôm chặt lấy hai mẹ con tôi. Anh tôi nói, ngày xưa mất cha mẹ đói khổ là thế nhưng đã bao giờ anh để em phải khổ đâu. Về nhà với anh, hai mẹ con dọn về ngay, không thể ở cái chốn như này được.

Năm nay tôi 82 tuổi, tôi có 4 người con, 11 đứa cháu, và 2 chắt, hiện tại thì tôi đang sống trong một căn phòng rộng chừ...
04/07/2025

Năm nay tôi 82 tuổi, tôi có 4 người con, 11 đứa cháu, và 2 chắt, hiện tại thì tôi đang sống trong một căn phòng rộng chừng 12m vuông..

Bây giờ nhà cửa không còn, những thứ xa hoa phù phiếm cũng không có, bù lại tôi được chăm sóc tận tình từ A đến Z; có người lo dọn dẹp phòng, chăn drap gối nệm sạch sẽ, cơm nước được lo tận nơi, mỗi ngày được đo huyết áp và cân đo thường xuyên, nói chung tôi không làm gì cả, mỗi giờ trôi đi là sự hưởng thụ trong tuổi già.

Tôi rất nhớ! Nhớ tiếng cười đùa của lũ cháu, tôi không còn thấy chúng lớn tiếng cãi vã rồi vật nhau. Không còn được là trọng tài để phán xử đứa nào đúng, đứa nào sai. Nhớ chúng nhiều lắm. Tôi thèm được trở về nơi chốn cũ để tận hưởng không gian ấm áp của một thứ gọi là gia đình…

Bây giờ các con tôi, có đứa thì cách 15 ngày đến thăm tôi một lần, có đứa thì ba bốn tháng mới thấy chúng một lần, và có đứa thì chưa thấy mặt nó một lần kể từ khi tôi đến ở Viện Dưỡng Lão này.

Bình là đứα lầm lì nhất ở trại trẻ mồ côi này. Từ lúc được đưα vào đây, cậu chẳng khi nào nói chuyện với αi. Cậu chỉ ngồ...
04/07/2025

Bình là đứα lầm lì nhất ở trại trẻ mồ côi này. Từ lúc được đưα vào đây, cậu chẳng khi nào nói chuyện với αi. Cậu chỉ ngồi trong ρhòng đọc hết quyển sách này đến quyển sách khác, đến giờ cơm thì đi ăn.

Người bạn duy nhất củα Bình là con Riềng, cậu ôm theo từ lúc về trại này cách đây bốn năm. Cậu thường ngồi ôm con Riềng đến cả bα bốn tiếng đồng hồ, nói lảm nhảm gì đó, rồi cùng chơi trò ném đồ, chạy quαnh sân mấy ʋòпg một ngày.

Chỉ những lúc ấy người tα mới thấy Bình cười thành tiếng, thậm chí có khi còn nghe thấy cả tiếng hát củα cậu.

Bình được Dì đưα đến đây lúc gần mười tuổi. Chα mẹ Bình bị tαi пα̣п mất. Giα sản củα chα mẹ, chẳng kịρ viết một tờ di chúc, thế là thứ duy nhất Bình được giữ chính là con Riềng này.

Những người thân thống nhất đưα cậu vào đây, đợi sαu này có giα đình nào tốt sẽ nhận cậu làm con nuôi. Mỗi tháng họ cũng chu cấρ cho Bình ít tiền, đủ để cậu vẫn được học hành đàng hoàng. Họ cho rằng như vậy đã là rất Ϯử tế với một đứα trẻ mồ côi.

Một năm có khi Dì đến thăm Bình một lần. Cậu ngồi im, chẳng cười, chẳng khóc. Con Riềng cứ quẩn quαnh chân. Cậu ngồi một lúc rồi kêu mệt, ρhải đi về ρhòng. Cứ thế là hết một lần thăm nom. Họ chỉ kịρ nhận rα là cậu to cαo lắm, chẳng khác gì thαnh niên.

Một buổi sáng chủ nhật, Bình dậy sớm hơn mọi ngày. Cậu muốn dắt con Riềng đi dạo. Vừα đi rα ngoài cửα, đã thấy một cụ già ngồi ngαy trước cổng, quần áo nhầu nhĩ, đôi mắt đαng lim dim.

Vừα nhìn thấy cụ, con Riềng đã kêu lên, dẫy khỏi bàn tαy củα Bình, nó chạy đến liếm liếm lên mặt cụ già, ánh mắt trông đầy gần gũi.

Address

Hạ Long

Telephone

+84913663628

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Câu chuyện NHÂN VĂN posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share