Humans of Nha Trang

Humans of Nha Trang Có gì hay thì mình chia sẻ nhau nghe!

26/09/2024

Trăn trở hồn quê!
Bánh tráng truyền thống Diên Khánh.
-----------
Nguồn: Amazing Nha Trang

"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những...
05/09/2024

"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường..."
Hôm nay, mùng năm tháng chín, nhìn ngó những dáng hình áo trắng khăn quàng đỏ trong veo đi học, thú vị biết bao,

-------------
Nguồn: Ở đâu cũng chụp

02/09/2024

Nha Trang ơi, quê ta đẹp lắm!
Nguồn: Nguyễn My

🇻🇳MỪNG NGÀY QUỐC KHÁNH 2/9, TA TỰ HÀO HAI TIẾNG “VIỆT NAM”! Ngày bản tuyên ngôn độc lập được Bác Hồ trang trọng đọc lên ...
02/09/2024

🇻🇳MỪNG NGÀY QUỐC KHÁNH 2/9, TA TỰ HÀO HAI TIẾNG “VIỆT NAM”!
Ngày bản tuyên ngôn độc lập được Bác Hồ trang trọng đọc lên giữa quảng trường Ba Đình là thời khắc mở đầu một kỷ nguyên mới cho dân tộc: Kỷ nguyên Độc lập - Tự do, đánh dấu cột mốc vàng son trên trang sử đỏ Việt Nam. Nhân dịp đặc biệt này, Humans of Nha Trang hân hoan chúc tất cả mọi người một kỳ nghỉ lễ đong đầy niềm vui và hạnh phúc bên gia đình và bạn bè!

Những ngày này, đi đến đâu cũng thấy lá cờ Việt Nam , lòng cảm thấy thật tự hào 🇻🇳Ảnh: Tổng hợp
31/08/2024

Những ngày này, đi đến đâu cũng thấy lá cờ Việt Nam , lòng cảm thấy thật tự hào 🇻🇳

Ảnh: Tổng hợp

🇻🇳❤️Bộ hình nền điện thoại, máy tính, avatar… cực đẹp chào mừng 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Vi...
30/08/2024

🇻🇳❤️
Bộ hình nền điện thoại, máy tính, avatar… cực đẹp chào mừng 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) 🇻🇳
---------------------
Nguồn: TTCATĐ

“Quê hương là gì hở mẹ?Mà cô giáo dạy phải yêuQuê hương là gì hở mẹ?Ai đi xa cũng nhớ nhiều”- Đỗ Trung Quân - Ảnh: Quang...
30/08/2024

“Quê hương là gì hở mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
- Đỗ Trung Quân -
Ảnh: Quang Anh

NHỮNG NGƯỜI “KÊ CAO THỀM TỔ QUỐC”…❤️❤️❤️Trên đầu là trời xanh, dưới chân là biển ngọc. Những người lính công binh Hải qu...
30/08/2024

NHỮNG NGƯỜI “KÊ CAO THỀM TỔ QUỐC”…❤️❤️❤️
Trên đầu là trời xanh, dưới chân là biển ngọc. Những người lính công binh Hải quân chinh phục biển ấy là “Những người kê cao Tổ quốc” vẫn ngày đêm dầm mình dưới sóng biển vác trên vai những bao đá hộc, xi măng, cốt thép vạm vỡ gân guốc kè quây đảo nổi, cơi nới, xây cao đảo chìm….cùng nhau xây dựng Trường Sa.
Mỗi viên đá, mỗi hạt cát, mỗi tấc bê tông ở đảo là cả một giá trị to lớn trong công cuộc xây dựng chủ quyền của Đất nước.
Người lính Công binh của Hải quân được huấn luyện xây dựng kè bờ đảo, với những điều kiện khắc nghiệt và đặc biệt như phải xử lý nước mặn, sóng gió trong xây dựng. Họ có vũ khí, nhưng chỉ được trang bị những vũ khí để tự vệ. Nhưng chính họ lại là những người lính sẽ có thể đụng độ đầu tiên với đội quân xâm lấn đảo.
Câu chuyện 64 chiến sĩ công binh hi sinh ở đảo Gạc Ma năm 1988 là một điển hình về cuộc chiến đấu không cân sức, đột ngột, bất khả kháng; về sự hi sinh dũng cảm của những người lính công binh hải quân, mà lịch sử giữ nước giữ đảo của Việt Nam sẽ luôn ghi nhớ khắc sâu.
Bao ngày đêm phải đối mặt với nhiều khó khăn, gian khổ để xây dựng, tôn tạo và bảo dưỡng các công trình, góp phần giữ gìn mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió. Từ những đôi bao tay rách nát, vai ứa máu chúng ta như lại thấy cái bất khuất, lì lợm, vĩ đại của những con người chinh phục biển cả bằng cái đầu lạnh lùng và trái tim ấm nóng.
---------------
Nguồn: Gía trị cuộc sống

🦀 Việt Nam kỹ nghệ: Lồng đèn trung thu làng Báo Đáp 🩷Ngày xưa ở Bắc Bộ có nhiều nơi làm đèn Trung thu cho trẻ em. Nhưng ...
29/08/2024

🦀 Việt Nam kỹ nghệ: Lồng đèn trung thu làng Báo Đáp 🩷
Ngày xưa ở Bắc Bộ có nhiều nơi làm đèn Trung thu cho trẻ em. Nhưng nổi trội nhất phải kể đến làng Báo Đáp ở Nam Trực, Nam Định. Người làng Báo Đáp làm đèn Trung thu bài bản và quy mô hơn mọi nơi khác. Có thể nói là nếu Bát Tràng nổi tiếng với đồ gốm và Vạn Phúc nổi tiếng với vải lụa, thì Báo Đáp được biết đến là làng đèn Trung thu.
Giữa thập niên 1950, nhiều người dân làng Báo Đáp di cư vào Sài Gòn, tụ họp lại lập ra xóm Phú Bình và tiếp tục nghề làm đèn. Tất cả đèn Trung thu của Sài Gòn và các tỉnh miền Nam từ hơn nửa thế kỷ nay đều được sản xuất từ Phú Bình. Nhưng các loại đèn cầu kỳ, tinh xảo cổ xưa cũng đã bị thất truyền ở Sài Gòn từ vài ba chục năm nay. Từ khi dọn vào Sài Gòn, gia đình cụ Văn vẫn tiếp tục giữ nghề, dù có phải thay đổi một chút về hình thức của những chiếc đèn.
“Người làm việc trực tiếp với tôi là em Nguyễn Trọng Bình, con trai cụ Văn. Bình rất khéo tay, kiên nhẫn, sáng dạ. Và quan trọng nhất là cầu tiến, yêu nghề. Em nhẫn nại chữa các lỗi kỹ thuật hay nhận những yêu cầu khó khăn mà không bao giờ than vãn, mệt mỏi…”
Theo nhà nghiên cứu văn hoá Trịnh Bách - người phục dựng chiếc lồng đèn cua - chia sẻ, nếu như mẫu đèn thị trường làm bằng giấy bóng kính mỗi ngày có thể làm được hơn chục chiếc thì với những mẫu đèn cao cấp, gần 10 ngày mới xong 1 chiếc vì chưa thuần tay.
“Ngày xưa cả làng cùng làm, mỗi nhóm làm một khâu, cho nên lúc nào cũng có sẵn đèn. Còn hiện nay chỉ có một người làm khung, một người vẽ, cho nên mất nhiều thời gian”
Vì kỳ công như vậy nên hiện tại các sản phẩm cao cấp vẫn chưa thể đưa ra thị trường, mà mục đích chủ yếu vẫn là để phục hồi văn hoá xưa.
------------
Nguồn: Ký ức Hà Nội

TỰ HÀO: TRÊN THẾ GIỚI HIẾM CÓ DÂN TỘC NÀO YÊU QUỐC KỲ NHƯ VIỆT NAM🇻🇳Con đường ngập màu cờ hoa, những hình vẽ lá cờ đỏ sa...
28/08/2024

TỰ HÀO: TRÊN THẾ GIỚI HIẾM CÓ DÂN TỘC NÀO YÊU QUỐC KỲ NHƯ VIỆT NAM🇻🇳
Con đường ngập màu cờ hoa, những hình vẽ lá cờ đỏ sao vàng trước cổng, trên nóc nhà,… là những hình ảnh quá đỗi tự hào với con dân Đất Việt.
Gần ngày kỷ niệm Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới, sắc cờ áo như càng rực rỡ hơn. Các xưởng may quốc kỳ truyền thống lúc nào cũng nhộn nhịp, tất bật, ngập tràn trong sắc đỏ, máy móc chạy hết công suất làm việc để kịp cung ứng cờ Tổ quốc cho thị trường cả nước.
Nghề may cờ Tổ quốc vẫn được các thế hệ làng nghề giữ gìn và phát triển. Người làng nghề luôn tự hào khi được đóng góp những lá cờ vào các sự kiện lịch sử, ngày lễ lớn của đất nước.
📸 Hson

Kỳ công làm bánh khoai langNgày trước, ngoài làm muối, người dân Ninh Diêm còn trồng khoai lang. Vì vậy, nghề làm bánh k...
28/08/2024

Kỳ công làm bánh khoai lang

Ngày trước, ngoài làm muối, người dân Ninh Diêm còn trồng khoai lang. Vì vậy, nghề làm bánh khoai lang cũng xuất hiện ở đây hơn 50 năm qua. Tuy nhiên, hiện nay, đất canh tác ngày càng hạn hẹp nên người dân phải mua khoai lang ở Đắk Lắk, Lâm Đồng về làm bánh. Bà Châu Thị Hiệp (sinh năm 1957, trú Tổ dân phố Thạnh Danh) cho biết, 12 tuổi bà đã phụ mẹ làm và phơi bánh khoai lang. Sau này, lớn lên có gia đình riêng, bà làm nghề biển, rồi mới quay lại nghề này cách đây 8 năm. Người làm bánh khoai lang phải trải qua nhiều công đoạn mới cho ra được chiếc bánh vàng ươm, tròn trịa và thơm ngon. Khoai lang làm bánh là khoai ruột vàng, nhiều bột. Khoai được luộc chín, lột vỏ, sau đó xay nhuyễn rồi cho thêm đường, gừng vào trộn đều. Nếu khách yêu cầu, bà còn bỏ thêm mè vào bột khoai. Người dân dùng một cọng tre mỏng uốn cong thành hình tròn rồi dán vào tấm gỗ lớn để làm khuôn bánh; lót một tấm vải sạch lên trên, cho bột bánh vào rồi tráng bánh đều tay. Sau đó, cho bánh lên vỉ đem đi phơi từ 5 đến 6 giờ dưới trời nắng, rồi gỡ bánh, chia từng ký để bán. Mỗi ngày, gia đình bà Hiệp làm khoảng 80kg khoai, cho ra 40kg bánh với giá bán 40.000 đồng/kg, bánh có mè giá 50.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mẹ con bà kiếm được 400.000 đồng/ngày. Bánh làm ra được đem đi tiêu thụ ở chợ Đầm, chợ Vĩnh Hải, chợ Xóm Mới (TP. Nha Trang); TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) hoặc gửi đi nước ngoài. Trung bình mỗi tháng, gia đình bà xuất bán từ 200 đến 400kg bánh. Bánh khoai lang có thể ăn liền, nướng hoặc chiên. Công việc này đòi hỏi người làm phải chịu khó, chịu khổ nên còn rất ít người làm. Bà làm chủ yếu để giữ nghề, lấy công làm lời kiếm tiền lo cho gia đình.
---------------
Nguồn: Báo Khánh Hòa

Ốc chị Chín - chợ Đầm Nha TrangBiết ơn đứa em gái dẫn anh trai đi check in ốc chị Chín, phải nói là hết nước chấm.------...
25/08/2024

Ốc chị Chín - chợ Đầm Nha Trang
Biết ơn đứa em gái dẫn anh trai đi check in ốc chị Chín, phải nói là hết nước chấm.
----------
Nguồn: Đoàn Diệp Bình

Viện Hải Dương học Nha Trang có gì?Chiêm ngưỡng đại dương thu nhỏ tại Bảo tàng Hải dương họcThủy cung thu nhỏ tại Bảo tà...
23/08/2024

Viện Hải Dương học Nha Trang có gì?
Chiêm ngưỡng đại dương thu nhỏ tại Bảo tàng Hải dương học
Thủy cung thu nhỏ tại Bảo tàng Hải dương học được xem là địa điểm check in siêu lý tưởng dành cho du khách. Với vô số bể kính nuôi các loài sinh vật biển bên trong, dọc đường đi bạn có thể thoải mái quan sát thế giới sinh vật biển vô cùng đa dạng và phong phú. Các loài cá đầy màu sắc, hình thù lạ mắt cùng những thông tin về chúng sẽ làm thích thú không muốn rời khỏi đây.
Từ thứ 2 đến chủ nhật, Viện Hải dương học sẽ mở cửa từ 6h tới 18h. Giá vé của viện cũng phải chăng, vì thế bạn nên ghé qua một lần.

Bất chợt gặp được hình ảnh đời thường của anh nhân viên một khu nghỉ dưỡng đang làm sạch bãi biển. Những ngày này thủy t...
22/08/2024

Bất chợt gặp được hình ảnh đời thường của anh nhân viên một khu nghỉ dưỡng đang làm sạch bãi biển. Những ngày này thủy triều xuống nhiều để lại 1 bãi biển rộng nhưng cũng đâu đó có vài cái bịch bóng, cọng ống hút, cái chai của các du khách lỡ quên để lại. Anh cứ lặng lẽ gom chỗ này, lụm chỗ kia, ừ thì biển có sạch thì biển sẽ không phụ mình. Nghe cứ như anh đang chăm chút cho người tình Tình Biển - Tình Người.

Hôm nào cà phê!Có một thói quen là sáng nào làm gì làm, cũng phải tranh thủ làm 1 cử cà phê ở quán quen. Nhiều bạn cứ hỏ...
18/08/2024

Hôm nào cà phê!
Có một thói quen là sáng nào làm gì làm, cũng phải tranh thủ làm 1 cử cà phê ở quán quen. Nhiều bạn cứ hỏi đùa, sao mỗi lần đi ngang qua đều thấy ngồi. Mình cũng xà lơ trả lời "Chắc có cổ phần trong quán, haha". Mà cái quán nhỏ xíu đó có nhiều tình cảm to bự lắm nha. Khách toàn những khuôn mặt thân quen, thì ngồi lâu riết thành quen, ngồi chỗ nào quen chỗ đó là thế.
Nha Trang - Một góc nhỏ nào đó.

NGÀY HỘI KẾT NỐI KINH DOANH KHÁNH HOÀ - BÌNH ĐỊNH - LÂM ĐỒNG - ĐẮK LẮK - GIA LAISự kiện diễn ra vào ngày 17/8/2024 tại s...
17/08/2024

NGÀY HỘI KẾT NỐI KINH DOANH KHÁNH HOÀ - BÌNH ĐỊNH - LÂM ĐỒNG - ĐẮK LẮK - GIA LAI
Sự kiện diễn ra vào ngày 17/8/2024 tại sảnh Solar - TTC Hotel Michelia quy tụ hơn 200 chủ doanh nghiệp, 30 gian hàng từ 5 tỉnh thành. TTC Hotel - Michelia rất hân hạnh trở thành nhà tài trợ Vàng cho sự kiện “Ngày hội kết nối kinh doanh Khánh Hoà - Bình Định - Lâm Đồng - Đắk Lắk - Gia Lai”. Đây là hoạt động được tổ chức với quy mô lớn, là dịp để kết nối kinh doanh, truyền thông dịch vụ/sản phẩm và học hỏi, tạo cơ hội cho từng doanh nghiệp.

HỒN VIỆT ẨN TRONG NHỮNG CHIẾC “MẶT NẠ THỜI GIAN”Qua bao thăng trầm lịch sử, phố Hội vẫn còn đó những mái nhà rêu phong v...
17/08/2024

HỒN VIỆT ẨN TRONG NHỮNG CHIẾC “MẶT NẠ THỜI GIAN”
Qua bao thăng trầm lịch sử, phố Hội vẫn còn đó những mái nhà rêu phong với mảng tường sơn vàng, những cánh cửa gỗ phía trên có đôi mắt cửa huyền bí. Và, trong một ngôi nhà cổ đặc biệt, có hàng trăm chiếc mặt nạ giấy bồi đã làm nên không gian văn hóa độc đáo cho thành phố di sản Hội An.
Đây chính là nơi nghệ nhân Bùi Quý Phong tạo tác và giới thiệu mặt nạ giấy bồi do chính tay ông vẽ. Ông đã dành hàng chục năm để làm nên những chiếc mặt nạ qua nhiều công đoạn từ đắp thạch cao hay xi măng, dán giấy bồi, quét vôi, phơi, vẽ, tô màu… Trong đó, cái khó nhất là thổi hồn vào từng chiếc mặt nạ qua từng nét vẽ để nó vừa sống động, vừa thể hiện đậm nét giá trị nghệ thuật dân gian và văn hóa Việt Nam.
Trong vài chục ngàn chiếc mặt nạ mà nghệ nhân Bùi Quý Phong đã làm với nhiều chủ đề như mặt nạ trẻ em, mặt nạ tuồng cổ, mặt nạ hiện đại, ông ưa thích nhất là vẽ những mặt nạ mang đặc trưng của nghệ thuật hát bội (tuồng). Mỗi chiếc mặt nạ thủ công này đều có câu chuyện và ẩn chứa hồn phách riêng. Ông gọi tên chúng là “mặt nạ thời gian” bởi ông lý giải khi nhìn vào đó ta có thể thấy được những tầng lớp ý nghĩa văn hóa mang dấu ấn thời gian của dân tộc.
Nghệ nhân Bùi Quý Phong luôn cảm thấy tự hào khi những chiếc mặt nạ giấy bồi ngày càng được du khách trong nước và quốc tế ghé thăm Hội An biết đến nhiều hơn. Đối với ông, đây chính là cơ hội để quảng bá văn hóa Việt Nam.
--------------
Nguồn: Heritage - Inflight Magazine of Vietnam Airlines

Address

Le Hong Phong
Nha Trang

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Humans of Nha Trang posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share