Thông Tin Thành Phố Ninh Bình

Thông Tin Thành Phố Ninh Bình Thông tin chính thức về các hoạt động và sự kiện trên địa bàn Thành phố Ninh Bình

Cảnh báo giả mạo, lợi dụng danh nghĩa Mặt trận Tổ quốc để huy động ủng hộỦy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát đi thô...
15/06/2025

Cảnh báo giả mạo, lợi dụng danh nghĩa Mặt trận Tổ quốc để huy động ủng hộ

Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát đi thông tin cảnh báo về việc giả mạo, lợi dụng danh nghĩa của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để huy động sự ủng hộ từ các cơ quan, doanh nghiệp

Một số đối tượng lập các trang fanpage giả mạo, lợi dụng danh nghĩa của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để huy động sự ủng hộ từ các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước./.

TTXVN

Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TWThay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư...
14/06/2025

Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận số 167-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận số 167-KL/TW (ngày 13/6/2025) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính, đưa vào hoạt động đồng thời cấp tỉnh, cấp xã từ ngày 1/7/2025 (gọi tắt là Kết luận số 167).

Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận Quyết định triển khai thực hiện việc sáp nhập tỉnh, thành phố đồng thời với sáp nhập xã, phường, đưa toàn bộ các tổ chức, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp xã, phường, đặc khu đi vào hoạt động trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1/7/2025./.

HƠN 1,5 TRIỆU ĐẠI BIỂU DỰ HỘI NGHỊ TẬP HUẤN HOẠT ĐỘNG CỦA MTTQ VÀ CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ Ở CẤP XÃ (MỚI)Sáng 14/6, tại Hà...
14/06/2025

HƠN 1,5 TRIỆU ĐẠI BIỂU DỰ HỘI NGHỊ TẬP HUẤN HOẠT ĐỘNG CỦA MTTQ VÀ CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ Ở CẤP XÃ (MỚI)

Sáng 14/6, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương, các ban, bộ, ngành Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.

Nghị quyết sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh: Một quyết sách lịch sửSáng qua (12/6), Quốc hội biểu quyết thông qua ...
13/06/2025

Nghị quyết sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh: Một quyết sách lịch sử

Sáng qua (12/6), Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, giảm số tỉnh, thành phố của cả nước từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có hiệu lực từ khi được thông qua.

Đây là lần đầu trong gần nửa thế kỷ, Việt Nam có số đơn vị hành chính cấp tỉnh ít nhất. Quyết sách này không chỉ là một quyết định về mặt tổ chức hành chính, mà là cột mốc cải cách sâu sắc, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ của tư duy quản trị quốc gia trong thời kỳ hội nhập và phát triển bền vững.

Kể từ sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, chúng ta từng một số lần điều chỉnh bản đồ hành chính. Tuy nhiên, hầu hết các lần điều chỉnh trước đây mang tính chia tách để phục vụ nhu cầu quản lý địa phương hiệu quả hơn trong bối cảnh thiếu thốn trong nhiều lĩnh vực.

Ngược lại, việc sắp xếp năm 2025 là một cuộc “tái cấu trúc chiến lược” theo chiều sâu, không chỉ dựa vào yếu tố địa lý mà tính đến các tiêu chí hiện đại: Liên kết vùng, hiệu quả kinh tế, khả năng phát triển đô thị, hệ thống hạ tầng, văn hóa xã hội, đặc biệt là tầm nhìn phát triển quốc gia.

Việc giảm từ 63 xuống 34 tỉnh, thành phố là kết quả của sự cân nhắc kỹ lưỡng, bài bản từ nhiều năm qua. Đây là lựa chọn quyết đáp đột phá, tầm xa của Đảng và Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy, tiết kiệm ngân sách, phân cấp mạnh hơn cho địa phương, mặt khác tạo điều kiện hình thành những cực tăng trưởng mới có quy mô và sức cạnh tranh khu vực, quốc tế.

Khác với các đợt sáp nhập rải rác trước đây, đợt tái cấu trúc lần này mang tính toàn diện và đồng bộ.

Theo báo cáo của Chính phủ, hiện ước tính có khoảng 447.600 cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện sắp xếp. Việc bố trí lại nhân sự, xử lý dôi dư, sắp xếp trụ sở hành chính (khoảng 4.200 trụ sở không còn sử dụng) đòi hỏi kế hoạch cụ thể, đồng bộ. Tuy nhiên nếu thực hiện tốt, đây sẽ là bước tiết kiệm lớn về ngân sách, giảm chồng chéo chức năng, tăng tính hiệu quả và linh hoạt trong hoạt động của bộ máy công quyền.

Việc sáp nhập cũng là một phép thử quan trọng về năng lực lãnh đạo ở cấp cơ sở. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa qua tại nhiều diễn đàn nghị trường và trong nhiều lần gặp gỡ cán bộ, người dân cơ sở đã nhấn mạnh: “Xã mạnh thì tỉnh mới mạnh, Trung ương mới mạnh”. Lựa chọn cán bộ chủ chốt ở xã, phường, những người vừa am hiểu pháp luật, vừa gắn bó thực tiễn sẽ quyết định sự thành bại của công cuộc cải tổ này.

Không chỉ là bài toán tổ chức bộ máy, sắp xếp hành chính là cơ hội để nâng cấp mô hình quản trị nhà nước, phù hợp yêu cầu của thời đại số. Chính phủ đã xác định rõ: Cải cách hành chính phải gắn liền với chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI) và minh bạch hóa hoạt động công vụ. Khi quy mô tỉnh, thành phố mở rộng, dân số và diện tích tăng, việc ứng dụng công nghệ vào cung cấp dịch vụ công là tất yếu để bảo đảm tính hiệu quả và tiếp cận rộng rãi.

Điều này cũng là tiền đề để thúc đẩy quá trình phân cấp, phân quyền, một trong những nội dung cốt lõi của cải cách thể chế. Khi chính quyền địa phương được giao nhiều quyền hơn, nhưng cũng chịu trách nhiệm nhiều hơn, hệ thống sẽ tự vận hành theo cơ chế minh bạch, gắn trách nhiệm với quyền hạn cụ thể.

Việc tổ chức lại hành chính lần này cũng là dịp để chuẩn hóa đội ngũ công chức, viên chức theo hướng tinh gọn, chất lượng cao. Từ đó, loại bỏ tình trạng “phình to bộ máy” nhưng hiệu quả thấp đã tồn tại nhiều năm qua trong hệ thống quản lý nhà nước.

Một quyết sách lớn chắc chắn không thể tránh khỏi những tâm tư, đặc biệt ở những địa phương bị sáp nhập. Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây là “việc hệ trọng đã được Trung ương và Bộ Chính trị bàn rất kỹ”, và mong các địa phương, người dân “hết sức chia sẻ, thông cảm vì mục tiêu lớn của quốc gia”.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, sự đồng thuận xã hội là nền tảng cho mọi cuộc cải cách. Việc lấy ý kiến từ cơ sở, giải thích rõ ràng mục tiêu, minh bạch quy trình, và bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân, thể hiện rõ trong việc tiếp cận dịch vụ công là điều kiện tiên quyết để quá trình sắp xếp được triển khai thuận lợi.

Tín hiệu đáng mừng là tính đến nay, qua các số liệu kết quả khảo sát, các cấp chính quyền cùng người dân hết sức ủng hộ, tạo nên sức mạnh đoàn kết, cộng hưởng cho tiến trình thay đổi, khi các chủ trương lớn đều bắt rễ từ thực tiễn, được nhân dân đồng tâm, nhất trí.

Có thể khẳng định, đợt sáp nhập đơn vị hành chính năm 2025 là một trong những quyết sách mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ mới. Đây cũng được đánh giá là bước đột phá về tư duy phát triển: Dám từ bỏ cái cũ không còn phù hợp, để tạo lập một trật tự quản trị hiện đại, tinh gọn và hiệu quả hơn. Điều quan trọng nhất là đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết và tiếp tục kiên trì con đường cải cách bằng hành động quyết liệt, khoa học và nhân văn.

Thông tin về 34 tỉnh, thành phố của Việt Nam kể từ ngày 12/6Sáng 12/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết ...
12/06/2025

Thông tin về 34 tỉnh, thành phố của Việt Nam kể từ ngày 12/6

Sáng 12/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
Ảnh: TTXVN

12/06/2025

Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cả nước còn 34 tỉnh, thành

Quốc hội đề nghị các cơ quan theo thẩm quyền khẩn trương thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết bảo đảm để chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố hình thành sau sắp xếp chính thức hoạt động từ ngày 1/7/2025. Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua.
Thứ Năm, ngày 12/06/2025 - 10:01

Sáng 12/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, với 461/465 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành (bằng 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày được Quốc hội thông qua.

Theo đó, Quốc hội quyết nghị sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tuyên Quang. Sau khi sắp xếp, tỉnh Tuyên Quang có diện tích tự nhiên là 13.795,50km2, quy mô dân số là 1.865.270 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lào Cai. Sau khi sắp xếp, tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên là 13.256,92km2, quy mô dân số là 1.778.785 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Thái Nguyên. Sau khi sắp xếp, tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 8.375,21km2, quy mô dân số là 1.799.489 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ. Sau khi sắp xếp, tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 9.361,38km², quy mô dân số là 4.022.638 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh thành tỉnh mới có tên gọi là Bắc Ninh. Sau khi sắp xếp, tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 4.718,6km2, quy mô dân số là 3.619.433 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên. Sau khi sắp xếp, tỉnh Hưng Yên có diện tích tự nhiên là 2.514,81km2, quy mô dân số là 3.567.943 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương thành thành phố mới có tên gọi là thành phố Hải Phòng. Sau khi sắp xếp, thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 3.194,72km2, quy mô dân số là 4.664.124 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Ninh Bình. Sau khi sắp xếp, tỉnh Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 3.942,62 km2, quy mô dân số là 4.412.264 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Trị. Sau khi sắp xếp, tỉnh Quảng Trị có diện tích tự nhiên là 12.700km2, quy mô dân số là 1.870.845 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam thành thành phố mới có tên gọi là thành phố Đà Nẵng. Sau khi sắp xếp, thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 11.859,59km2, quy mô dân số là 3.065.628 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi sắp xếp, tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên là 14.832,55km2, quy mô dân số là 2.161.755 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Gia Lai. Sau khi sắp xếp, tỉnh Gia Lai có diện tích tự nhiên là 21.576,53km2, quy mô dân số là 3.583.693 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Khánh Hòa. Sau khi sắp xếp, tỉnh Khánh Hoà có diện tích tự nhiên là 8.555,86km2, quy mô dân số là 2.243.554 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng. Sau khi sắp xếp, tỉnh Lâm Đồng có diện tích tự nhiên là 24.233,07km2, quy mô dân số là 3.872.999 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đắk Lắk. Sau khi sắp xếp, tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 18.096,40km2, quy mô dân số là 3.346.853 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương thành thành phố mới có tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên là 6.772,59km2, quy mô dân số là 14.002.598 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai. Sau khi sắp xếp, tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 12.737,18km2, quy mô dân số là 4.491.408 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh. Sau khi sắp xếp, tỉnh Tây Ninh có diện tích tự nhiên là 8.536,44km2, quy mô dân số là 3.254.170 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang thành thành phố mới có tên gọi là thành phố Cần Thơ. Sau khi sắp xếp, thành phố Cần Thơ có diện tích tự nhiên là 6.360,83km2, quy mô dân số là 4.199.824 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Vĩnh Long. Sau khi sắp xếp, tỉnh Vĩnh Long có diện tích tự nhiên là 6.296,20km2, quy mô dân số là 4.257.581 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Tháp. Sau khi sắp xếp, tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên là 5.938,64km2, quy mô dân số là 4.370.046 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Cà Mau. Sau khi sắp xếp, tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là 7.942,39km2, quy mô dân số là 2.606.672 người.

Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang. Sau khi sắp xếp, tỉnh An Giang có diện tích tự nhiên là 9.888,91 km2, quy mô dân số là 4.952.238 người.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua.

Quốc hội đề nghị các cơ quan theo thẩm quyền khẩn trương thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết bảo đảm để chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố hình thành sau sắp xếp quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này chính thức hoạt động từ ngày 1/7/2025.

Nghị quyết nêu rõ, chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố trước sắp xếp tiếp tục hoạt động cho đến khi chính quyền địa phương ở tỉnh, thành phố hình thành sau sắp xếp chính thức hoạt động.

Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp là các tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Sơn La và thành phố Hà Nội, thành phố Huế.

Quốc hội giao Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; hỗ trợ, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị tác động, ảnh hưởng của việc thực hiện sắp xếp; bảo đảm an sinh xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

Chính phủ, các Bộ, ngành ở trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương các cấp để thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

VĂN TOẢN

Tổng Bí thư: Khẩn trương chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của ĐảngTổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu Ban Tổ...
27/05/2025

Tổng Bí thư: Khẩn trương chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu Ban Tổ chức Trung ương phải tập trung cao độ vai trò tham mưu, triển khai thực hiện hiệu quả tổ chức bộ máy mới của hệ thống chính trị; và tham mưu chuẩn bị, tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

Chiều 27/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Tổ chức Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác, những kết quả nổi bật từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Cơ bản hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang đã báo cáo tóm tắt tình hình, kết quả công tác của Ban Tổ chức Trung ương từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Nổi bật, Ban đã tham mưu hoàn thành 119 đề án, nhiệm vụ bảo đảm tiến độ, chất lượng, yêu cầu; tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và chủ trì ban hành 185 văn bản để lãnh đạo toàn diện, đồng bộ các mặt công tác tổ chức xây dựng Đảng. Với cách làm mới, khẩn trương, quyết liệt nhưng chắc chắn, bài bản, khoa học, bám sát Cương lĩnh Chính trị, Hiến pháp, Điều lệ Đảng, kiên định, kiên trì các mục tiêu đề ra; có sự vào cuộc trách nhiệm, gương mẫu, quyết tâm của các cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương, địa phương, Ban Tổ chức Trung ương đã tham mưu có chất lượng các nội dung về mô hình tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ với kế hoạch triển khai bài bản. Đến nay, mô hình tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã cơ bản hoàn thiện.

Dự kiến sau sắp xếp, cấp tỉnh giảm khoảng 18.449 biên chế; cấp xã giảm khoảng 110.786 biên chế; kết thúc hoạt động của khoảng 120.500 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước. Trong giai đoạn 2026-2030, dự kiến sẽ tiết kiệm chi ngân sách nhà nước khoảng 190.500 tỷ đồng, bình quân giảm khoảng 38.100 tỷ đồng/năm, chưa kể các chi phí khác.

Ban Tổ chức Trung ương chủ động tham mưu chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng bảo đảm đồng bộ, toàn diện cả về nội dung, nhân sự và công tác tổ chức, phục vụ Đại hội; kịp thời điều chỉnh các vấn đề phát sinh, góp phần bảo đảm công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới, không bị gián đoạn trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy; kịp thời tham mưu nhiều vấn đề đặc biệt hệ trọng, chưa có tiền lệ về lãnh đạo cấp cao của Đảng bảo đảm chặt chẽ, bài bản, thận trọng, chắc chắn, đúng quy trình, quy định, đúng người, đúng việc “làm đến đâu, chắc đến đó.”

Các nhiệm vụ thường xuyên được Ban triển khai thực hiện tốt như: Củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng ở cơ sở; nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về công tác tổ chức xây dựng Đảng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tích cực đổi mới phương pháp, lề lối tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, điều hành...

Phát huy tốt hơn nữa vai trò cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực, cố gắng về những kết quả đạt được của Ban Tổ chức Trung ương trong công tác tham mưu về tổ chức xây dựng Đảng.

Đánh giá cao sự thẳng thắn của Ban Tổ chức Trung ương trong việc tự kiểm điểm, đánh giá, nhìn nhận những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu trên từng mặt công tác, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Ban Tổ chức Trung ương tiếp tục tư duy, tìm tòi, tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương giải pháp căn cơ, quyết liệt hơn để khắc phục hiệu quả các hạn chế.

Về định hướng lớn trong thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Tổ chức Trung ương phát huy vai trò cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng, để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh, đủ sức lãnh đạo đất nước trong kỷ nguyên mới, với tầm nhìn đến năm 2030 và năm 2045; tập trung tham mưu, hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng, để đảm bảo đảng ta luôn trong sạch, vững mạnh và không ngừng phát triển lên tầm cao mới, đáp ứng nhiệm vụ lãnh đạo đất nước trong kỷ nguyên mới. Ban Tổ chức Trung ương tham mưu làm tốt công tác bố trí cán bộ tương xứng với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

Đây là yêu cầu vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài; phải có tầm nhìn xa trong công tác cán bộ đảm bảo sự kế thừa, tiếp bước vững vàng, giữa các thế hệ; tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược và cán bộ cấp cơ sở có tư duy năng lực quản trị tiên tiến, phù hợp với mô hình tổ chức hệ thống chính quyền mới và yêu cầu phát triển bứt phá của đất nước. Nhân sự lãnh đạo các cấp trong giai đoạn mới phải hội tụ đủ đức, đủ tài, đủ tâm, đủ tầm, đủ sức, đủ nhiệt huyết cách mạng để gánh vác trọng trách lịch sử đất nước.

Đổi mới tư duy, hoàn thiện cơ chế chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực chiến lược, mũi nhọn; khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, làm động lực cho sự phát triển nhanh, bền vững đất nước và chủ động hội nhập quốc tế. Tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đẩy mạnh phân cấp, kiểm soát quyền lực chặt chẽ, hiệu quả và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Ban Tổ chức Trung ương tham mưu triển khai hoạt động có hiệu quả tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo mô hình mới, bảo đảm vận hành thông suốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, cần phải tập trung cao nhất, bảo đảm đồng bộ, nhịp nhàng các khâu thể chế pháp luật, bố trí cán bộ, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế vận hành khi bộ máy mới phát huy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng
Về một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện từ nay đến Đại hội Đảng lần thứ XIV, Tổng Bí thư yêu cầu, Ban Tổ chức Trung ương phải tập trung cao độ vai trò tham mưu, triển khai thực hiện hiệu quả tổ chức bộ máy mới của hệ thống chính trị, các chương trình, kế hoạch, tập trung xây dựng các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “bộ tổng tham mưu,” đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước; đổi mới mạnh mẽ hoạt động của các ban, cơ quan của Đảng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tham mưu chiến lược cho Trung ương.

Xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương và giữa các cấp ủy, chính quyền địa phương; đẩy mạnh phân cấp, bảo đảm Trung ương tăng cường quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường kiểm tra, giám sát, “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.”

Tổng Bí thư chỉ rõ, tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan, bảo đảm cơ sở chính trị, pháp lý để triển khai thực hiện sáp nhập các đơn vị cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; sắp xếp lại các tổ chức chính trị-xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Mặt trận Tổ quốc các cấp; triển khai tổ chức lại các cơ quan ngành dọc và các tổ chức đảng đồng bộ với hệ thống chính trị theo mô hình tổ chức mới.

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong của các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc; một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Xác định biên chế, hoàn thiện vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô, địa bàn, lĩnh vực hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức làm cơ sở giao, quản lý, tinh giản biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2026-2031.

Tổng Bí thư yêu cầu, Ban Tổ chức Trung ương tham mưu chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng, trọng tâm là hoàn thiện, bảo đảm chất lượng dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII trình Đại hội XIV của Đảng; tiếp tục chủ động rà soát, tham mưu đề xuất những nội dung trong các văn kiện có thể tổ chức triển khai, thực hiện được ngay, không phải chờ đến sau Đại hội XIV của Đảng. Hạn chế tối đa việc kéo dài thời gian phải ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận... tiếp theo để thực hiện Nghị quyết đại hội; hướng dẫn chuẩn bị, bảo đảm xây dựng cơ quan lãnh đạo của Đảng ở mỗi cấp có đủ năng lực, uy tín lãnh đạo, sức chiến đấu cao.

Công tác chuẩn bị nhân sự cấp ủy khóa mới thực hiện theo đúng các nội dung đã hướng dẫn, chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất và năng lực, uy tín, đáp ứng được yêu cầu phát triển mới. Không phân công, bố trí giữ chức vụ cao hơn, quan trọng hơn đối với cán bộ không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; cán bộ đã bị thi hành kỷ luật trong nhiệm kỳ 2020-2025 hoặc có vi phạm, khuyết điểm theo kết luận của cấp có thẩm quyền.

Cùng với đó, Tổng Bí thư chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương tiếp tục phát huy vai trò tham mưu chiến lược về xây dựng bộ máy hoạt động của Đảng, tổ chức bộ máy Nhà nước hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; về công tác tổ chức, cán bộ nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ tâm huyết, trách nhiệm, vì nước, vì dân, vì sự nghiệp của Đảng... và thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên của ngành tổ chức xây dựng Đảng; khẳng định, tạo mọi điều kiện để Ban Tổ chức Trung ương phát huy tốt vai trò là cơ quan tham mưu chiến lược đặc biệt quan trọng của Đảng về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, công tác cán bộ của Đảng, các cấp ủy Đảng cần quan tâm, chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy của cơ quan tổ chức cấp ủy các cấp và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Khối lượng công việc của Ban Tổ chức Trung ương là rất lớn, bộn bề, khẩn trương, yêu cầu rất cao, Tổng Bí thư đề nghị toàn ngành tổ chức xây dựng Đảng nói chung, Ban Tổ chức Trung ương nói riêng ý thức sâu sắc hơn về vai trò, trách nhiệm để nỗ lực, cố gắng với quyết tâm chính trị cao nhất, hoàn thành có chất lượng toàn bộ các nhiệm vụ đề ra; trong đó, trước mắt phải khẩn trương tham mưu hoàn thiện tổ chức, bộ máy mới của hệ thống chính trị; chuẩn bị thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng./.

MỪNG SINH NHẬT BÁC (19/5/1890-19/5/2025)Mỗi thắng lợi, mỗi bước đi lên của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với công lao ...
19/05/2025

MỪNG SINH NHẬT BÁC (19/5/1890-19/5/2025)

Mỗi thắng lợi, mỗi bước đi lên của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng của Người soi đường, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân ta, là kim chỉ nam trên mọi bước đường gian khó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta ❤️🇻🇳

Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí MinhHôm nay, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị...
19/05/2025

Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hôm nay, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực, người bạn thân thiết của các dân tộc yêu chuộng hòa bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại.

Tuổi đôi mươi, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành xa quê hương, ra đi tìm đường cứu nước. Đó là một hành trình vĩ đại. Người bôn ba khắp năm châu, bốn biển, nghiên cứu, tìm hiểu về các cuộc cách mạng điển hình, kiểm nghiệm nhiều học thuyết, nhiều con đường đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước thuộc địa và cuối cùng đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy ở đó ánh sáng chân lý của thời đại, con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Với trí tuệ uyên bác, Người đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn, xây dựng hệ thống lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc, xác định mục tiêu, con đường, phương pháp cách mạng và chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một chính đảng cách mạng ở Việt Nam.
Mùa xuân năm 1930, Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, dân tộc ta đứng lên phá tan gông xiềng nô lệ của chế độ thực dân và phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc - Thời đại Hồ Chí Minh.
Đảng ra đời để lãnh đạo cách mạng Việt Nam là cống hiến vô cùng to lớn, khẳng định tầm nhìn, vai trò, bản lĩnh, trí tuệ và uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, với sách lược khôn khéo, linh hoạt, Người đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thác ghềnh, hiểm nguy, vừa bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng còn non trẻ, vừa tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng về mọi mặt; lãnh đạo toàn dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, kết thúc bằng đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Người vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, cùng Đảng ta hoạch định đường lối, lãnh đạo nhân dân ra sức phát triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh xây dựng Đảng, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, làm cho miền bắc từng bước vững mạnh về mọi mặt, trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn miền nam.
Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước là tâm nguyện cháy bỏng, nỗi trăn trở khôn nguôi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước lúc đi xa, Người đã để lại bản Di chúc lịch sử, khẳng định quyết tâm sắt đá và niềm tin tất thắng. Thực hiện di huấn của Người, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, kết hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc với sức mạnh vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất, hòa bình, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Mỗi thắng lợi, mỗi bước đi lên của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng của Người soi đường, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân ta, là kim chỉ nam trên mọi bước đường gian khó. Trong sự nghiệp đổi mới, trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới cùng những khó khăn ở trong nước, Đảng ta đã kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng, phát triển sáng tạo vào thực tiễn đất nước và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Năm nay, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đúng vào thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cả nước vừa long trọng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước; chuẩn bị kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Ngày Quốc khánh 2/9.
Được sống trong hòa bình, độc lập, hưởng thụ thành quả cách mạng, chúng ta biết ơn vô hạn công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã dành trọn cuộc đời cho non sông, đất nước, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người là biểu tượng về ý chí và nghị lực phi thường, là tấm gương đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng vô cùng phong phú của Người mãi mãi là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam. Tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta nguyện trung thành và kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Người, kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đạt những thành tựu to lớn hơn nữa, xây dựng đất nước ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, vai trò, vị thế Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.
Trước mắt, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đoàn kết, phấn đấu với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, năng động, sáng tạo, hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra trong năm 2025, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo đà vững chắc cho giai đoạn tiếp theo. Thực hiện quyết liệt và hiệu quả “cuộc cách mạng” tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đồng thời tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật, để khơi thông các nguồn lực, tạo không gian mới cho phát triển kinh tế-xã hội.

Quán triệt sâu sắc và triển khai đồng bộ các chỉ thị, nghị quyết mới của Trung ương với tinh thần đổi mới, sáng tạo, linh hoạt, bảo đảm cho các Đảng về phát triển đất nước trong giai đoạn mới nhanh chóng đi vào thực tiễn đời sống, hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược phát triển đất nước đã đặt ra tới năm 2030 và năm 2045. Chuẩn bị và tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển thịnh vượng của dân tộc.
Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của các tổ chức đảng; xây dựng chính quyền phục vụ, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Phát huy truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, bám sát quan điểm “Dân là gốc”, nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, mọi chủ trương, chính sách phải xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Đó chính là tiếp tục thực hiện mong ước cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

NDO

Address

35 Lê Đại Hành, Phường Thanh Bình, TP. Ninh Bình
Ninh Bình

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Thông Tin Thành Phố Ninh Bình posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Thông Tin Thành Phố Ninh Bình:

Share