OThủy Healthy

OThủy Healthy Bánh hạt và quà tặng dinh dưỡng dành cho người tiểu đường. hotline: 0944005308 - 0918 39 79 23

🎯 “Ba nên - Ba tránh” trong bữa sáng của người tiểu đường👉 Bữa sáng không chỉ là bữa đầu ngày mà còn là bữa quyết định x...
21/06/2025

🎯 “Ba nên - Ba tránh” trong bữa sáng của người tiểu đường
👉 Bữa sáng không chỉ là bữa đầu ngày mà còn là bữa quyết định xem hôm nay đường huyết mình có ổn không.

❌ 3 thứ NÊN TRÁNH:
Đường tinh luyện & đồ ngọt
Bánh ngọt, cà phê sữa đặc, nước ép đóng chai… tưởng nhẹ bụng mà khiến đường huyết vọt đỉnh.
➡️ Tránh xa hoặc thay bằng vị ngọt tự nhiên như mật ong, mật mía, mật hoa dừa.

Thức ăn nhiều dầu mỡ
Xôi chiên, thịt mỡ, mì gói… khiến cơ thể khó tiêu, mỡ máu tăng – tụy thêm “đuối”.
➡️ Cần nhẹ nhàng buổi sáng, không làm gan tụy “sốc”.

Ngũ cốc tinh chế
Cơm trắng, bánh mì trắng – tưởng nhẹ nhàng nhưng lại hấp thu siêu nhanh → đường trong máu cũng tăng vọt theo.
➡️ Hãy chọn gạo lứt, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, hạt nhé.

✅ 3 thứ NÊN ĂN:

Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ giống như “bộ lọc tự nhiên” giúp đường thấm vào máu từ từ, không quá nhanh.
➡️ Bắt đầu ngày mới với cháo yến mạch + trứng hoặc tôm/ thịt trắng/ cá, rau hấp, trái cây ít ngọt là lý tưởng.

Protein chất lượng cao
Cơ thể cần đủ đạm để giữ cơ bắp và kiểm soát đường ổn định.
➡️ Trứng luộc, đậu hũ non, thịt gà hấp là lựa chọn dễ chế biến mà bổ.

Thực phẩm có GI thấp
Chọn loại ngọt – nhưng ngọt chậm, ổn định đường huyết.
➡️ Bánh mì nguyên cám, bánh bao ngũ cốc, sữa chua Hy Lạp không đường, bánh hạt mật hoa dừa là lựa chọn “dễ chịu”.

📌 Tóm lại:
Không phải ăn kiêng cực khổ mà là ăn đúng thứ cơ thể cần. Bữa sáng là “chìa khóa” mở ra cả ngày khỏe mạnh.

Nếu thấy bổ ích hãy chia sẻ cho người thân và nến bạn cần thực đơn gợi ý 7 ngày ăn lành hãy comment “Tôi cần” OThuỷ sẽ gửi tặng nhé.

Havita – Khỏe từ gốc an từ tâm.

“Răng sạch – ăn lành mỗi ngày, vì yêu mình là cách bắt đầu phòng tiểu đường.”
21/06/2025

“Răng sạch – ăn lành mỗi ngày, vì yêu mình là cách bắt đầu phòng tiểu đường.”

6 thói quen không ngờ khiến đường huyết tăng vọt 👇👇👇
20/06/2025

6 thói quen không ngờ khiến đường huyết tăng vọt 👇👇👇

Làm gì khi người nhà gặp biến chứng tiểu đường
20/06/2025

Làm gì khi người nhà gặp biến chứng tiểu đường

Bố tôi tiểu đường tuyp 2 cứ nghĩ uống thuốc là đủ nhưng rồi phải tiêm 1 mũi đến 2 mũi/ ngày. Sức khỏe bắt đầu yếu dần và biến chứng mắt mờ dần, tiêu xương, n...

Vì sao người bị tiểu đường và bệnh gout là đôi bạn thân?Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao người bị tiểu đường lại rất hay m...
20/06/2025

Vì sao người bị tiểu đường và bệnh gout là đôi bạn thân?

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao người bị tiểu đường lại rất hay mắc thêm gout?
Hai căn bệnh tưởng chừng chẳng liên quan gì, vậy mà lại thường “nắm tay” nhau xuất hiện. Không ít người trong chúng ta – như bố Thủy chẳng hạn khi mới chỉ lo kiểm soát đường huyết thì sau đó lại thấy mình phải “gồng gánh” thêm những cơn đau khớp dữ dội do gout gây ra.

Chuyện không hiếm, bởi theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Ấn Độ, người bị tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh gout, mà lý do không chỉ là do chế độ ăn mà sâu xa là do bản chất rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể.

🦠 Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là một dạng viêm khớp phức tạp do cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric – một loại chất thải hình thành khi phân hủy purin (có trong thịt đỏ, nội tạng, hải sản…).

Bình thường, thận sẽ giúp loại bỏ axit uric. Nhưng khi lượng này quá cao hoặc thận lọc kém thì axit uric sẽ kết tinh lại, tạo thành các mảnh sắc như kim, đâm vào khớp. Điều này gây nên:
• Đau dữ dội đột ngột (thường ở ngón chân cái, cổ chân, đầu gối)
• Khớp sưng tấy, nóng đỏ
• Hạn chế vận động tạm thời

🤝 Tiểu đường và gout: Cặp bài trùng “không mời mà đến”

Theo bác sĩ Kundan Khamkar (chuyên gia nội tiết tại Ấn Độ), kháng insulin – một dấu hiệu thường thấy ở tiểu đường tuýp 2 chính là nguyên nhân khiến gout dễ “ghé thăm”:
• Kháng insulin → tăng insulin trong máu
• Tăng insulin → giảm khả năng đào thải axit uric qua thận
• Tích tụ axit uric → gây bệnh gout

Ngoài ra, người tiểu đường thường có rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, thận yếu – tất cả những yếu tố này đều tạo điều kiện “thuận lợi” để gout phát triển.

📌 Câu chuyện thực tế: Bố tôi – từ đường huyết thêm các cơn đau nhức khớp.

Khi Bố tôi phát hiện là tiểu đường tuýp 2. Bẵng đi mấy năm sau bắt đầu than đau dữ dội ở ngón chân cái. Lúc đầu tưởng chỉ là đau cơ – nhưng xét nghiệm axit uric lại cao ngất. Bác sĩ kết luận: gout cấp tính trên nền tiểu đường.

Từ đó, việc ăn uống và điều trị trở nên chặt chẽ hơn – không chỉ để kiểm soát đường huyết, mà còn để tránh cơn đau do gout làm bố “khổ sở”.

✅ Làm gì để không cho “đôi bạn xấu” này gặp nhau?

Muốn kiểm soát cả hai, cần thay đổi từ gốc:

1. Chế độ ăn ít purin – ít đường
• Tránh thịt đỏ, phủ tạng, hải sản, nước ngọt có đường
• Tăng rau xanh, đậu hũ, cá, ngũ cốc nguyên hạt
• Ưu tiên ngọt tự nhiên và chất béo tốt từ bánh hạt và mật hoa dừa – có chỉ số đường huyết thấp

2. Tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày
• Đi bộ, đạp xe, yoga… giúp chuyển hóa tốt, giảm mỡ nội tạng

3. Kiểm soát cân nặng – đường huyết – axit uric
• Xét nghiệm định kỳ
• Theo dõi cân nặng – đặc biệt là mỡ bụng

4. Dùng thuốc theo chỉ định
• Thuốc kiểm soát đường huyết
• Thuốc hạ axit uric nếu cần thiết.

🌱“Không phải ai bị tiểu đường cũng sẽ bị gout, nhưng nếu lơ là – thì điều đó rất dễ xảy ra.”
Bố tôi là ví dụ rõ ràng nhất cho điều đó. Nhưng cũng nhờ phát hiện sớm, kết hợp ăn sạch, sống lành mà bố đã kiểm soát được và duy trì hơn 10 năm với nhiều biến chứng của tiểu đường.

📩 Bạn đang lo lắng vì có người thân như vậy không?
Thủy có thực đơn “2 trong 1” giúp kiểm soát cả đường huyết và axit uric – ai cần hãy để lại bình luận sẽ gửi tặng nhé!

Nguồn tham khảo:
• CDC India
• TS. Kundan Khamkar, chuyên gia nội tiết – bệnh viện nội khoa Ấn Độ.

20/06/2025

#6 Chuyện của bố| Tái sinh trong 40 ngày nhờ thay đổi chế độ dinh dưỡng.

20/06/2025

Các biến chứng thường gặp của người tiểu đường👇👇

Tiểu đường tuýp 2 là gì? – Căn bệnh âm thầm nhưng có thể kiểm soát nếu hiểu đúngTiểu đường tuýp 2 (type 2 diabetes) là d...
19/06/2025

Tiểu đường tuýp 2 là gì? – Căn bệnh âm thầm nhưng có thể kiểm soát nếu hiểu đúng

Tiểu đường tuýp 2 (type 2 diabetes) là dạng phổ biến nhất trong các loại tiểu đường – chiếm khoảng 90–95% tổng số ca. Khác với tuýp 1 (thiếu insulin hoàn toàn), người tuýp 2 vẫn sản xuất được insulin, nhưng cơ thể không sử dụng hiệu quả loại hormone này – gọi là hiện tượng đề kháng insulin.

🧬 Vì sao bị tiểu đường tuýp 2?
Di truyền: Nếu cha mẹ, anh chị em mắc bệnh, nguy cơ cao hơn.
Lối sống: Ăn nhiều đường, tinh bột tinh luyện, béo bụng, ít vận động.
Tuổi tác: Trên 40 tuổi thường có nguy cơ cao hơn.
Stress và giấc ngủ: Thiếu ngủ, căng thẳng kéo dài cũng làm tăng đường huyết.

🩺 Triệu chứng dễ bị bỏ qua:
Khát nước, tiểu nhiều
Mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân
Vết thương lâu lành
Mờ mắt, ngứa da

Nhiều người không có triệu chứng rõ ràng và chỉ phát hiện khi đã có biến chứng như tim mạch, thần kinh, mắt, thận...

⚠️ Biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt:
Mắt: mờ dần, có thể mù
Tim mạch: tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ
Thận: suy thận
Thần kinh: tê chân tay, loét chân, nhiễm trùng

💪 Tin tốt là: Tiểu đường tuýp 2 có thể kiểm soát!
Bằng lối sống khoa học, bạn hoàn toàn có thể giữ đường huyết ổn định:
Ăn uống cân bằng: ít đường tinh luyện, ưu tiên chất xơ, đạm, chất béo tốt, tinh bột chậm
Vận động đều đặn: đi bộ 30 phút mỗi ngày
Ngủ đủ, kiểm soát căng thẳng
Theo dõi đường huyết và khám định kỳ

🌿 Gợi ý thay đổi nhỏ – hiệu quả lớn:
Bạn có thể thay bánh kẹo ngọt bằng bánh hạt mật hoa dừa OThuỷ – không đường tinh luyện, chỉ số đường huyết thấp, phù hợp cho người tiểu đường và người có lối sống lành.

Nguồn tham khảo: WHO, CDC, Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA)
🧡 Havita – Khỏe từ gốc, An từ tâm.
Nếu anh chị cần thực đơn mẫu 7 ngày dễ nấu – dễ ăn – ổn định đường huyết. Bình luận ‘Thực đơn’ OThuỷ gửi tặng nha!

19/06/2025

Tại sao không ăn đường mà bị tiểu đường 👇👇👇

19/06/2025

#5 Bố tiểu đường tuýp 2 nhưng sau khi tiêm insulin ngày 2 lần, sức khỏe giảm sút nhanh, mắt mờ dần và các biến chứng.

Address

Quận 4

Website

https://othuyhealthy.vn/, https://othuyhealthy.shop/, https://nhiepanhdoisong.vn/tron-tinh-vi

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when OThủy Healthy posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share