Gia Lâm ngày mới

Gia Lâm ngày mới Cập nhật tin tức, những đổi thay của huyện Gia lâm

04/05/2025
Đi hội quê iem nào!
04/05/2025

Đi hội quê iem nào!

Huyện Gia Lâm lắng nghe ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn!
29/04/2025

Huyện Gia Lâm lắng nghe ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn!

Ngay sau khi Gia Lâm tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính trên cơ sở phương án của UBND thành phố Hà Nội, huyện đã tiếp nhận một số ý kiến của người dân và đã giải quyết trả lời kịp thời, cụ thể...

Gia Lâm rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/...
24/04/2025

Gia Lâm rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5!

HĐND các xã, thị trấn huyện Gia Lâm thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cơ sở thuộc huyện!Sáng ngày 24/4/2025...
24/04/2025

HĐND các xã, thị trấn huyện Gia Lâm thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cơ sở thuộc huyện!
Sáng ngày 24/4/2025, Hội đồng Nhân dân các xã, thị trấn huyện Gia Lâm đồng loạt tổ chức kỳ họp chuyên đề thảo luận thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp cơ sở trên địa bàn huyện và xem xét quyết định một số nội dung quan trọng khác.

Gia Lâm biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam 30/4
22/04/2025

Gia Lâm biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam 30/4

🇻🇳🇻🇳🇻🇳Lich sử tên gọi XÃ THUẬN AN🇻🇳🇻🇳Trước kia vùng đất huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, rồi phủ Thuận Thành tỉnh Bắc N...
19/04/2025

🇻🇳🇻🇳🇻🇳Lich sử tên gọi XÃ THUẬN AN🇻🇳🇻🇳

Trước kia vùng đất huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, rồi phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.

Dưới thời nhà Lý, huyện Gia Lâm thuộc phủ Thiên Đức, đến thời Trần thuộc lộ Bắc Giang. Từ thời Hậu Lê, huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc.

Năm 1831, vua Minh Mạng cho đổi trấn Kinh Bắc thành tỉnh Bắc Ninh. Huyện Gia Lâm lúc này thuộc phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh, gồm có 10 tổng (79 thôn, sở) là các tổng: Cổ Biện, Kim Sơn, Đặng Xá, Gia Thuỵ, Đông Dư, Đa Tốn, Cự Linh, Nghĩa Trai, Như Kinh và Lạc Đạo[5]. Năm 1862, phủ Thuận An được đổi tên thành phủ Thuận Thành, từ đó huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cho đến năm 1945.

Năm 1890, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định về việc thành lập đạo Bãi Sậy, lúc này 3 tổng: Nghĩa Trai, Như Kinh và Lạc Đạo được chuyển về huyện Văn Lâm thuộc đạo Bãi Sậy.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Gia Lâm là một trong 11 huyện thị của tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 28 tháng 11 năm 1948, huyện Gia Lâm sáp nhập vào tỉnh Hưng Yên, tuy nhiên đến ngày 7 tháng 11 năm 1949 huyện được sáp nhập trở lại tỉnh Bắc Ninh

Ngày 13 tháng 12 năm 1954, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 420/TTg về việc sáp nhập khu vực phố Gia Lâm, khu nhà ga Gia Lâm, sân bay Gia Lâm và 4 xã: Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy vào thành phố Hà Nội; đồng thời đặt khu vực này thuộc Quận VIII ngoại thành Hà Nội. Sau cải cách ruộng đất, xã Ngọc Thụy được chia thành hai xã Ngọc Thụy và Thượng Thanh, còn xã Việt Hưng được chia thành hai xã Việt Hưng và Tiến Bộ.

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội. Theo đó, sáp nhập toàn bộ huyện Gia Lâm (gồm 15 xã: Giang Biên, Phúc Lợi, Thạch Bàn, Cự Khối, Trung Thành, Tiền Phong, Quyết Tiến, Quyết Thắng, Toàn Thắng, Quyết Chiến, Tân Hưng, Đại Hưng, Thừa Thiên, Quang Minh, Kim Lan) vào thành phố Hà Nội.

Ngày 31 tháng 5 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 78-CP. Theo đó, địa giới và các đơn vị hành chính của huyện Gia Lâm được điều chỉnh lại như sau:
Sáp nhập toàn bộ Quận VIII (gồm 6 xã: Hồng Tiến, Long Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Tiến Bộ, Việt Hưng); thị trấn Yên Viên và 5 xã: Dương Hà, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Quang Trung, Tiền Phong thuộc huyện Từ Sơn ((nay là thành phố Từ Sơn) tỉnh Bắc Ninh); 2 xã: Phù Đổng, Trung Hưng thuộc huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh); 2 xã: Đức Thắng, Chiến Thắng thuộc huyện Thuận Thành ((nay là thị xã Thuận Thành) tỉnh Bắc Ninh) và xã Văn Đức thuộc huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) vào huyện Gia Lâm
Thành lập thị trấn Gia Lâm trên cơ sở tách phố Thượng Cát thuộc xã Thượng Thanh; phố Ga, phố Ái Mộ, phố Ngọc Lâm, xóm Giếng, xóm Chùa, xóm Chợ A, và xóm Trung Quân của thôn Ái Mộ thuộc xã Hồng Tiến.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Gia Lâm có 2 thị trấn: Gia Lâm, Yên Viên và 31 xã: Hồng Tiến (Bồ Đề), Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Tiến Bộ (Gia Thụy), Giang Biên, Phúc Lợi (Hội Xá), Thạch Bàn, Cự Khối, Trung Thành (Cổ Bi), Quyết Tiến (Đặng Xá), Quyết Chiến (Phú Thị), Quyết Thắng (Kim Sơn), Toàn Thắng (Lệ Chi), Tân Hưng (Kiêu Kỵ), Kim Lan, Quang Minh (Bát Tràng), Thừa Thiên (Đông Dư), Quang Trung I (Trâu Quỳ), Quang Trung II (Yên Thường), Văn Đức, Trung Hưng (Trung Mầu), Tiền Phong (Yên Viên), Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Đức Thắng (Dương Xá), Chiến Thắng (Dương Quang), Đại Hưng (Đa Tốn).
Ngày 27 tháng 1 năm 1965, sáp nhập phố Thanh Am của xã Thượng Thanh vào thị trấn Yên Viên.

Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập thị trấn Đức Giang trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của thị trấn Yên Viên và 2 xã: Thượng Thanh, Việt Hưng; thành lập thị trấn Sài Đồng trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của 3 xã: Gia Thụy, Hội Xá, Thạch Bàn.

Cuối năm 2002, huyện Gia Lâm có 4 thị trấn: Đức Giang, Gia Lâm, Sài Đồng, Yên Viên và 31 xã: Bát Tràng, Bồ Đề, Cổ Bi, Cự Khối, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Đa Tốn, Đặng Xá, Đình Xuyên, Đông Dư, Gia Thụy, Giang Biên, Hội Xá, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Kim Sơn, Lệ Chi, Long Biên, Ngọc Thụy, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Trâu Quỳ, Trung Mầu, Văn Đức, Việt Hưng, Yên Thường, Yên Viên.

Ngày 6 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 132/2003/NĐ-CP. Theo đó, địa giới hành chính của huyện Gia Lâm được điều chỉnh trên cơ sở tách 13 đơn vị hành chính nằm ở phía nam sông Đuống và phía tây Đường vành đai 3, bao gồm: 3 thị trấn là Đức Giang, Gia Lâm, Sài Đồng và 10 phường: Bồ Đề, Cự Khối, Gia Thụy, Giang Biên, Hội Xá, Long Biên, Ngọc Thụy, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng để thành lập quận Long Biên.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Gia Lâm còn lại 10.844,66 ha diện tích tự nhiên và 190.194 người với 22 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thị trấn Yên Viên và 21 xã: Bát Tràng, Cổ Bi, Đa Tốn, Đặng Xá, Đình Xuyên, Đông Dư, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Kim Sơn, Lệ Chi, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị, Trâu Quỳ, Trung Màu, Văn Đức, Yên Thường, Yên Viên. Tuy nhiên, Yên Viên không phải là thị trấn huyện lị huyện Gia Lâm, các cơ quan hành chính huyện đóng tại xã Trâu Quỳ.
Ngày 5 tháng 1 năm 2005, chuyển xã Trâu Quỳ thành thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm.

Ngày 1 tháng 1 năm 2025, sáp nhập hai xã Đình Xuyên và Dương Hà thành xã Thiên Đức; sáp nhập xã Đông Dư vào xã Bát Tràng; sáp nhập hai xã Kim Lan và Văn Đức thành xã Kim Đức; sáp nhập hai xã Phú Thị và Kim Sơn thành xã Phú Sơn; sáp nhập xã Trung Mầu vào xã Phù Đổng.
Ngày hôm nay 20/4/2025 Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân hợp nhất các xã: Toàn bộ diện tích và dân số xã Lệ Chi - Dương Quang và Phần lớn xã Đặng Xá xã Phú Sơn xã Cổ Bi và một phần nhỏ xã Dương Xá sáp nhập thành cơ sở xã Thuận An bật
(Lịch sử Đảng bộ và Nhân Dân huyện Gia Lâm)

18/04/2025

Send a message to learn more

15/04/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải đảm bảo hoạt động thông suốt

Ngày 14-4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp lần thứ 3 để thảo luận, thông qua Kế hoạch của Ban Chỉ đạo về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Dự Phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, thành viên Ban Chỉ đạo.

Tại Phiên họp, đại diện Ban Tổ chức Trung ương (Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo) đã báo cáo kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo từ sau phiên họp thứ 2 đến nay và dự thảo kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII về sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương; các thành viên Ban Chỉ đạo đã đóng góp ý kiến.

Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, các ý kiến đóng góp hiệu quả của các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo; biểu dương các cơ quan, nhất là Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương, Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương đã nỗ lực, cố gắng vượt bậc để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn trong thời gian vừa qua. Tổng Bí thư giao Ban Tổ chức Trung ương tiếp thu các ý kiến phát biểu tại phiên họp, tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bổ sung, hoàn thiện các nội dung trong văn bản để ban hành ngay kế hoạch triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, cuộc cách mạng sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã và đang diễn ra rất khẩn trương, quyết liệt, thống nhất cao trong toàn Đảng và được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Kết quả đạt được trong thời gian qua cho thấy những chủ trương, quyết sách của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư là rất đúng, rất trúng, hợp ý Đảng, lòng dân.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, để triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Ban Chỉ đạo thống nhất thông qua kế hoạch với nhóm công việc cụ thể gắn với trách nhiệm và mốc thời gian hoàn thành theo từng ngày, chứ không chỉ từng tuần, từng tháng. Phạm vi công việc rất rộng, các nhóm công việc liên quan chặt chẽ với nhau, cả hệ thống chính trị phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp thực hiện đồng bộ. Nhất là nhóm công việc về hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện, về sửa đổi Hiến pháp năm 2013, về hoàn thiện thể chế pháp luật và các quy định, phải đi trước một bước để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho tổ chức thực hiện. Chú trọng công tác quán triệt, tuyên truyền, vận động định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, đảm bảo sự đoàn kết, đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân để thực hiện những chủ trương quan trọng nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII.

Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương cụ thể hóa các nội dung của kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; triển khai quyết liệt các nội dung công việc được phân công, đảm bảo hoàn thành đúng mốc thời gian theo kế hoạch đã đề ra. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, không để gián đoạn công việc, không bỏ trống nhiệm vụ, địa bàn, lĩnh vực, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Các cơ quan từ Trung ương đến địa phương phải chủ động phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất, thông suốt từ trong tổ chức thực hiện các công việc đảm bảo tiến độ, thời gian, đúng kế hoạch.

Tổng Bí thư yêu cầu các địa phương phải khẩn trương hoàn thiện dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ cấp tỉnh, kể cả những tỉnh không thực hiện sáp nhập. Trong đó, phải quán triệt tinh thần xây dựng văn kiện của Trung ương, nhất là những nội dung mới sửa đổi để rà soát, cập nhật trong văn kiện đảng bộ cấp tỉnh. Các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo, theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn được phân công, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ được phân công, đảm bảo chất lượng và tiến độ; nắm chắc tình hình triển khai ở cơ sở, nhất là việc sáp nhập các xã, bố trí cán bộ sau khi sáp nhập cấp tỉnh, việc tổ chức đại hội đảng bộ cấp xã, cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, đảm bảo việc tổ chức thực hiện theo đúng chủ trương, định hướng của Trung ương và đồng bộ, thống nhất trong toàn quốc.

Tổng Bí thư giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan hệ thống lại đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản hướng dẫn của các cơ quan Trung ương thành một tập tài liệu chung để tổ chức thống nhất thực hiện. Từ ngày 16-4 đến hết tháng 10-2025, định kỳ hàng tuần, các tổ chức đảng ở Trung ương và địa phương báo cáo Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Trung ương tiến độ thực hiện các nhiệm vụ; Ban Tổ chức Trung ương tổng hợp kết quả thực hiện trong toàn quốc, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại các phiên họp định kỳ để chỉ đạo. Ban Tổ chức Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, tham gia ý kiến khi cần thiết trong quá trình triển khai các bước thực hiện nhiệm vụ của các cấp ủy, cơ quan, đơn vị.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, công việc phía trước rất bộn bề, đất nước cùng lúc triển khai nhiều công việc lớn, vừa sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp lại đơn vị hành chính, vừa tăng tốc bứt phá phát triển kinh tế và chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, đề nghị các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo cùng lãnh đạo các cơ quan Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, dành thời gian, công sức để lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các công việc thực hiện theo đúng tiến độ, bảo đảm các mục tiêu, yêu cầu đề ra.



15/04/2025

Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Đề án đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng

Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Đề án nêu rõ quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc sắp xếp. Trong đó, việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp ngoài các tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định của pháp luật, cần cân nhắc thấu đáo các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc; vị trí, điều kiện địa lý; quy mô, trình độ phát triển kinh tế-xã hội; hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin; yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia và hội nhập quốc tế.

Đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng; ưu tiên sắp xếp các đơn vị hành chính miền núi, đồng bằng với các đơn vị hành chính có biển; kết hợp hài hòa, hợp lý các đơn vị hành chính có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy phát triển kinh tế của đơn vị hành chính sau sắp xếp và yêu cầu, định hướng phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.

Ưu tiên bố trí các khu thương mại tự do, khu, cụm công nghiệp, đô thị, cảng biển, logictics, hồ chứa nước, đập thủy điện... trong phạm vi 1 đơn vị hành chính cấp xã để thuận lợi trong quản lý nhà nước.

Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã thành các đơn vị hành chính cấp xã mới, bảo đảm tinh gọn, giảm cấp trung gian; xây dựng và củng cố chính quyền địa phương cấp xã vững mạnh, gần dân, thiết thực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Theo Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương quyết nghị số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị-hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng ủy Chính phủ.

Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

Có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Huế, các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng.

Còn lại 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sáp nhập, hợp nhất, thành 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới. Trong đó có 19 tỉnh gồm:

1. Tuyên Quang (hợp nhất Tuyên Quang và Hà Giang),

2. Lào Cai (hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái),

3. Thái Nguyên (hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên),

4. Phú Thọ (hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình),

5. Bắc Ninh (hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang),

6. Hưng Yên (hợp nhất tỉnh Hưng Yên và Thái Bình),

7. Ninh Bình (hợp nhất tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định),

8. Quảng Trị (hợp nhất tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị),

9. Quảng Ngãi (hợp nhất tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi),

10. Gia Lai (hợp nhất tỉnh Gia Lai và Bình Định),

11. Khánh Hòa (hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa),

12. Lâm Đồng (hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận),

13. Đắk Lắk (hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên),

14. Đồng Nai (hợp nhất tỉnh Đồng Nai và Bình Phước),

15. Tây Ninh (hợp nhất tỉnh Tây Ninh và Long An),

16. Vĩnh Long (hợp nhất tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh),

17. Đồng Tháp (hợp nhất tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp),

18. Cà Mau (hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau),

19. An Giang (hợp nhất tỉnh An Giang và Kiên Giang).

Bốn thành phố gồm:

1. Hải Phòng (hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng),

2. Thành phố Đà Nẵng (hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng),

3. Thành phố Hồ Chí Minh (hợp nhất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh),

4. Thành phố Cần Thơ (hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang)./.


Address

Số 31, Đường Cổ Bi, Huyện Gia Lâm
Tp. Hanoi
48

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Gia Lâm ngày mới posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Gia Lâm ngày mới:

Share