Nghinh Phong Xứ Nẫu

Nghinh Phong Xứ Nẫu Bài Học Mỗi Ngày - Học cùng mỗi ngày
Nơi chia sẻ những bài học hay trong cuộc sống

Trang chia sẻ những video hay, hình ảnh đẹp về quê hương, đất nước, danh lam thắng cảnh... mong muốn mọi người tham gia trang có thể giao lưu học tập lẫn nhau.

🇻🇳 Chào mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) 🇻🇳
18/05/2025

🇻🇳 Chào mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) 🇻🇳

👉Hướng dẫn người dân thực hiện góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ...
10/05/2025

👉Hướng dẫn người dân thực hiện góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trên ứng dụng VNeID.

🔊Các bước thực hiện góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trên VNeID

Bước 1: Người dân thực hiện đăng nhập ứng dụng VNeID.

Bước 2: Người dân thực hiện truy cập vào “Tiện ích lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID”.

Bước 3: Người dân chọn đọc Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp năm 2013.

Bước 4: Người dân thực hiện nhập nội dung góp ý và gửi thông tin.

Theo Bộ Công an, khi sử dụng ứng dụng VNeID, mọi tầng lớp nhân dân được tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng văn bản pháp luật của Nhà nước; nhanh chóng tiếp cận chủ trương, đường lối, quyết sách lớn của Đảng.

Đối với cơ quan Nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch trong việc tham gia xây dựng các văn bản pháp luật của Nhà nước; hỗ trợ các cơ quan quản lý rút ngắn thời gian lấy ý kiến của nhân dân và tổng hợp ý kiến; cung cấp dữ liệu cho lãnh đạo, các cơ quan chuyên môn thêm một kênh nắm bắt dư luận hiệu quả, phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo, triển khai Nghị quyết, chủ trương lớn của Đảng.

Theo văn bản số 3883/VPCP-PL ngày 06/5/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Bộ Công an thiết lập và quản lý hệ thống tiện ích để lấy ý kiến Nhân dân trên ứng dụng VNeID từ ngày 06/5/2025 đến hết ngày 29/5/2025.

27/04/2025
NGƯỜI DÂN CÓ CẦN LÀM LẠI THẺ CĂN CƯỚC KHI SÁP NHẬP TỈNH HAY KHÔNG?Những ngày gần đây, thông tin về việc nhiều tỉnh, thàn...
24/04/2025

NGƯỜI DÂN CÓ CẦN LÀM LẠI THẺ CĂN CƯỚC KHI SÁP NHẬP TỈNH HAY KHÔNG?

Những ngày gần đây, thông tin về việc nhiều tỉnh, thành sẽ sáp nhập, đổi tên hành chính đang thu hút sự quan tâm lớn từ người dân.Phần lớn các thắc mắc xoay quanh câu hỏi: “Nếu tỉnh đổi tên thì thông tin in trong thẻ Căn cước có phải đổi theo không? Nếu không đổi có bị khó khăn khi thực hiện các giao dịch ?”.

Theo quy định hiện hành, người dân không bắt buộc phải đổi , cấp lại thẻ Căn cước khi sáp nhập tỉnh và các loại giấy tờ được cấp trước khi thực hiện sắp xếp theo đơn vị hành chính cũ nếu chưa hết thời hạn theo quy định thì vẫn được tiếp tục sử dụng . Những trường hợp cần cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước trong năm 2025 bao gồm:

- Những người sinh năm 2000, 1985, 1965 cần chú ý đi làm lại thẻ Căn cước theo quy định. Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ Căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

- Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;

- Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;

- Có sai sót về thông tin in trên thẻ Căn cước;

- Theo yêu cầu của người được cấp thẻ Căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;

+ Xác lập lại số định danh cá nhân;

+ Khi người được cấp thẻ Căn cước có yêu cầu.

Theo đó, không bắt buộc người dân phải làm lại thẻ Căn cước khi thực hiện sáp nhập tỉnh thành.Các cơ quan, tổ chức không được yêu cầu người dân phải thực hiện thủ tục cấp đổi giấy tờ trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức lại bộ máy nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nhưng do việc sáp nhập tỉnh thành sẽ thay đổi thông tin về địa chỉ, nên để thuận tiện hơn trong các hoạt động dân sự sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính thì người dân có thể liên hệ và yêu cầu cơ quan Công an cấp đổi thẻ Căn cước và người dân sẽ không phải nộp phí, lệ phí cấp đổi trong trường hợp này.

Công an tỉnh Phú Yên thông tin đến mọi công dân được biết và chủ động liên hệ cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính./.

Đối tượng trực tiếp bắn 01 đồng chí Công an tỉnh Quảng Ninh. Hiện đi trên xe ô tô Mada 2 màu đỏ, mang Biển kiểm soát: 14...
18/04/2025

Đối tượng trực tiếp bắn 01 đồng chí Công an tỉnh Quảng Ninh.
Hiện đi trên xe ô tô Mada 2 màu đỏ, mang Biển kiểm soát: 14A - 46.991

KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG PHÚ YÊN (01/4/1975 - 01/4/2025).8 giờ sáng 1/4/1975, Sư đoàn 320 Binh đoàn Tây Nguyên phố...
01/04/2025

KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG PHÚ YÊN (01/4/1975 - 01/4/2025).

8 giờ sáng 1/4/1975, Sư đoàn 320 Binh đoàn Tây Nguyên phối hợp với bộ đội địa phương đã hoàn toàn làm chủ thị xã Tuy Hòa, sau đó lần lượt giải phóng hầu hết các huyện trong tỉnh.

Tại Phú Yên, sau khi các đơn vị đã vào vị trí tập kết, 5 giờ sáng ngày 1/4/1975, trận tiến công giải phóng thị xã Tuy Hòa bắt đầu.

Pháo 105 ly, súng cối 120 ly của ta đặt ở Hòa Thắng bắn mạnh làm tê liệt các trận địa pháo của địch. Cùng lúc đó, xe tăng của ta theo Đường 7 chi viện cho Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 2 đánh chiếm các mục tiêu cầu Ông Chừ, cầu Ðà Rằng và Nhạn Tháp.

Tới 5 giờ 45 phút, quân ta đánh chiếm xóm Ðạo, sân bay khu chiến, phát triển theo Đường 6, đường Lê Lợi, chiếm Ty Ngân khố, khu công chức. Trong lúc đó, ở hướng Bắc thị xã, Trung đoàn 64 Sư đoàn 320 đánh chiếm tỉnh đường, Ty Cảnh sát, Trung đoàn bộ 47, Gò Ðá, núi Chóp, núi Chài.

Tiểu đoàn 96, Ðại đội 25 và một bộ phận của Tiểu đoàn pháo hỗn hợp 189 tiến công địch ở Núi Sầm, Long Tường, xóm Lẫm, Quy Hậu, Phước Khánh, Phước Hậu...

Phát huy khí thế tiến công thần tốc, đến 8 giờ sáng cùng ngày, Sư đoàn 320 Binh đoàn Tây Nguyên phối hợp với bộ đội địa phương đã hoàn toàn làm chủ thị xã Tuy Hòa, sau đó lần lượt giải phóng hầu hết các huyện trong tỉnh như: Tuy An, Sông Cầu, Ðồng Xuân; bắt Chuẩn tướng ngụy Trần Văn Cẩm và Đại tá Vi Văn Bình.

Ðến 11 giờ ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên được hoàn toàn giải phóng.

Nguồn👇
TTXVN

Thận trọng trong cơn "sốt đất" sau thông tin sáp nhập các tỉnh, thànhTrước thông tin về việc đề xuất sáp nhập tỉnh, thị ...
20/03/2025

Thận trọng trong cơn "sốt đất" sau thông tin sáp nhập các tỉnh, thành

Trước thông tin về việc đề xuất sáp nhập tỉnh, thị trường đất nền trở nên hỗn loạn, giá đất tăng vọt từ 20-50% kể cả những nơi còn bỏ hoang, khiến việc đầu tư đất nền chứa đựng rất nhiều rủi ro.

Thị trường bất động sản một số tỉnh thành miền Bắc những ngày gần đây đang dậy sóng, tăng mạnh. Tuy nhiên, có địa phương, sau những ngày sôi động giao dịch đã trầm lắng. Trong cơn "sốt đất," nhiều người cho rằng, cần phải thận trọng khi xuống tiền mua đất, tránh gặp rủi ro, ôm “quả đắng” trong quá trình đầu tư.

Bắt đầu trầm lắng sau cơn “sốt ảo”
Trước thông tin về việc đề xuất sáp nhập tỉnh, giá đất tại nhiều khu vực các xã, phường trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đều ghi nhận mức tăng 20-30%, thậm chí có khu đất nền hạ tầng giao thông đồng bộ, tăng đến 50% so với cuối năm 2024.

Tuy nhiên sau vài ngày sôi động, hiện nay tại nhiều khu vực, nhất là khu vực đất nền, đất phân lô tại thành phố Việt Trì đã thưa thớt người.

Ghi nhận ngày 19/3, tại Khu đô thị Bến Gót, thuộc phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì đã gần như vắng bóng "cò đất" và khách hàng, trái ngược hoàn toàn với cảnh người xe nhộn nhịp diễn ra trước đó một tuần.

Chị Nguyễn Thị Hảo, môi giới bất động sản, cho biết những ngày đầu tháng Ba, tại Khu đô thị Bến Gót ngày nào cũng nhộn nhịp, mỗi ngày có vài chục lượt người đến xem và giao dịch đất.

Tuy nhiên, mấy ngày gần đây chỉ còn môi giới hoạt động, rất ít người giao dịch. Hiện nay chị còn 4 lô đất tại khu vực này do nhà đầu tư gửi bán, chưa có người hỏi mua.

Anh Đỗ Hồng Việt cho biết mặc dù biết giá đất tại khu vực này tăng cao so với trước Tết Nguyên đán, nhưng sợ giá đất tiếp tục tăng cao trong thời gian tới nên anh vẫn phải chấp nhận mua bởi nhu cầu ở.

Theo anh giá đất phân lô tại khu vực này vẫn còn thấp hơn so với các khu vực khác trong thành phố, cùng với đó hạ tầng tốt, gần khu hành chính của tỉnh, sát cửa ngõ thành phố, làm nhà ở thuận lợi.

Giá đất tại các xã, phường của thành phố Việt Trì như Thanh Miếu, Gia Cẩm, Trưng Vương, Bạch Hạc, Sông Lô, Thọ Sơn, Minh Nông… đều ghi nhận mức tăng 20-30%, thậm chí có khu đất nền hạ tầng giao thông đồng bộ, tăng đến 50% so với cuối năm 2024 vừa qua.

Đây là những xã, phường thuộc khu vực trung tâm hành chính của tỉnh Phú Thọ và cửa ngõ của thành phố Việt Trì tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc.

Nguyên nhân tình trạng "sốt đất" diễn ra chủ yếu đến từ thông tin về việc sáp nhập tỉnh thành. Theo đó, có tin đồn về việc tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình sẽ sáp nhập với nhau, trụ sở đặt tại Phú Thọ đã tạo ra làn sóng đầu tư mới, khiến giá đất tại nhiều khu vực vùng trung tâm và ven thành phố Việt Trì tăng đột biến.

Trước thực tế này, chính quyền các địa phương đã đi kiểm tra và lên tiếng cảnh báo việc sốt đất ảo có thể do do dịch giữa các nhân với nhau và giá đất nên lên cao cũng có thể do các chiêu trò của môi giới đang lợi dụng thông tin sáp nhập tỉnh.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy phường Minh Nông, thành phố Việt Trì cho biết phường đã nắm bắt tình hình thực tế trên địa bàn, đồng thời cũng có công tác phòng ngừa tránh để xảy ra những diễn biến phức tạp.

Khi người dân giao dịch, phường cũng cảnh báo người dân việc mua bán đất đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo pháp lý. Thời gian gần đây tại phường chưa phát sinh nhiều giao dịch về đất.

Các chuyên gia cũng cảnh báo về các rủi ro cho những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, khuyến cáo những người có nhu cầu đất ở chưa nên vội vàng mua vào thời điểm này, tránh bị cuốn theo tâm lý đám đông.

Trao đổi với báo chí, ông Trần Quang Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, theo báo cáo của các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn gửi về Sở, đến thời điểm hiện tại các sàn giao dịch gần như vẫn "đóng băng," chưa phát sinh giao dịch; hiện tượng "sốt đất" có thể là giao dịch giữa các cá nhân với nhau…

Cảnh báo rủi ro đầu tư theo tin đồn
Đối với tỉnh Hưng Yên, từ giữa năm 2024, thị trường bất động sản của tỉnh Hưng Yên cũng đã rục rịch tăng giá. Thị trường “nóng” lên kể từ tháng 1/2025 trở lại đây khi có những thông tin về hợp nhất tỉnh.

Thêm nữa, các ngành như Kho bạc, Thuế, Bảo hiểm xã hội, Hải quan đều đặt trụ sở cụm, chi cục khu vực tại thành phố Hưng Yên càng làm cho nhiều người quan tâm đến thị trường bất động sản. Đặc biệt, những phiên đấu giá đất nền ở Hưng Yên thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư.

Tại Hưng Yên những ngày này, ở khu vực xã Liên Phương (thành phố Hưng Yên) luôn xuất hiện nhiều “cò,” mời chào mua, bán đất. Trong vai nhà đầu tư, phóng viên được Nguyễn Thị T, cò môi giới đất chèo kéo.

Theo lời T, giá đất ở xã Liên Phương tăng từng ngày, thậm chí từng giờ, cứ mua được là sẽ có lời ngay. Để tăng độ tin cậy cho khách hàng, T bật mí rằng tại khu đất có ký hiệu là NU9 tới đây được quy hoạch xây dựng trung tâm hành chính công của tỉnh Hưng Yên, cùng với đó là một loạt các dự án đô thị, trường học đang sắp được triển khai.

“Vị trí đẹp như vậy, hạ tầng xung quanh đang hoàn thiện, chắc chắn chỉ khoảng đến tháng Chín năm nay, giá sẽ còn tăng nhiều so với hiện tại,” T nói rồi chỉ tay về phía ô đất trống, có nhiều đám cỏ lau.

Theo tìm hiểu, khu đất ở xã Liên Phương các "cò" đều rao với giá từ 70 triệu đồng/m2, trong khi trước đó vào giữa năm 2024, giá đất ở đây chỉ khoảng 30 triệu/m2.

Cách thành phố Hưng Yên chừng 20km, huyện Khoái Châu, xã Tứ Dân cũng đang là “cục nam châm” hút các nhà đầu tư đất nền thổ cư.

Dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, thể thao và sân golf cao cấp của Trump Organization, có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1,5 tỷ USD, do nhà đầu tư đề xuất là liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư và phát triển Hưng Yên và IDG Capital (đại diện Trump Organization), dự kiến nằm trên địa bàn xã này, khiến cho giá đất ở đây không ngừng tạo ra những dấu mốc mới.

Qua tìm hiểu, tại khu ngã tư chợ Cầu Đá (Tứ Dân), giá đất mặt đường đã giao dịch tới mức khoảng 100 triệu đồng/m2. Còn trong ngõ nhỏ rộng 2m cũng có giá tới 20 triệu đồng/m2. Một cán bộ huyện Khoái Châu tiết lộ, giá đất ở đây đã tăng gấp nhiều lần cách đây 1 năm.

Nhìn chung, thị trường đất nền đang rất loạn, ở những điểm nóng, giá được hét tăng cao từng ngày, mặc dù hạ tầng vẫn chưa được đầu tư đồng bộ, thậm chí nhiều nơi còn bỏ hoang… khiến việc đầu tư đất nền theo tin đồn chứa đựng rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.

Mỗi một nơi sốt đất đều được “cò” đất thổi giá bằng những câu chuyện khác nhau, theo kiểu “rồng vẽ thêm râu” để các nhà đầu tư thêm phần khí thế trước khi xuống tiền.

“Nên nhớ, việc đầu tư đất nền theo tin đồn quy hoạch cũng đã từng xảy ra ở khắp nơi như ở Phú Quốc, Phan Thiết vì có tin đồn có quy hoạch sân bay, cảng biển… đã khiến không ít nhà đầu tư phải trả giá đắt, dù 5 năm nay chưa rút được vốn. Vì thế, việc ra quyết định mua hay không lúc này sẽ rất quan trọng đối với mỗi nhà đầu tư. Hãy kiểm soát cảm xúc để tránh phải đi 'đổ vỏ' từ những nhà đầu tư trước,” đó là tâm sự của chị Nguyễn Thị Bình (Hà Nội) khi nói về việc đầu tư lướt sóng đất thời điểm hiện nay tại Hưng Yên nói riêng và nhiều tỉnh thành khác nói chung.

Chị Bình còn đặt câu hỏi, sáp nhập tỉnh có phải là điều kiện để giá đất tăng lên tới 30%, thậm chí gấp nhiều lần không, hay là miếng "bánh vẽ?" Sốt thật hay sốt ảo? Ai hưởng lợi và ai mắc kẹt?

Phân tích thêm, chị Bình chỉ ra, việc sáp nhập tỉnh cũng có thể một số cán bộ từ tỉnh này sẽ phải di chuyển tới tỉnh khác làm việc.

Tuy nhiên, với bộ máy tinh gọn, nhẹ như hiện nay, lượng người trong các cơ quan công quyền giảm đáng kể so với trước đây. Điều đó đồng nghĩa nhu cầu về chỗ ở cũng không quá lớn. Thậm chí, ở một số tỉnh thành, sau khi sáp nhập, nhiều trụ sở có thể sẽ được trưng dụng làm nơi ăn, ở cho cán bộ công chức từ tỉnh xa đến.

“Như vậy, có thể hiểu việc tăng giá đất là do một số người đầu cơ, mua bán trao tay để thổi giá, chứ không phải là nhu cầu thật,” chị Bình nêu quan điểm.

Cũng bàn về việc tăng giá đất ở Hưng Yên, chị Nguyễn Minh Nghĩa, nhà đầu tư ở Hà Nội cho rằng trung tâm hành chính của tỉnh Hưng Yên cách Hà Nội chừng 1 giờ đồng hồ đi ôtô; còn các huyện như Văn Giang, Văn Lâm (Hưng Yên) rất gần với nội đô là yếu tố giúp cho việc tăng giá bất động sản, khi mà nền kinh tế của đất nước đang ngày một khởi sắc.

Mặt khác, tỉnh Hưng Yên cũng đang được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư những dự án lớn trên địa bàn khiến cho giá đất nền cũng từ đó tăng theo.

Tuy nhiên, việc một số khu vực của tỉnh này giá đất nền tăng đột biến trong thời gian ngắn cho thấy dấu hiệu của việc tạo “sóng ảo.”

Chị Nghĩa phân tích: Thử đặt ra một bài toán, nếu bạn mua một miếng đất ở thành phố Hưng Yên khoảng 10 tỷ đồng, sau đó xây nhà cho rồi cho thuê sẽ rất khó. Bởi lẽ, lượng người đến làm việc và lưu trú tại đây không nhiều, do thành phố Hưng Yên thiếu những tiện ích, chưa sôi động kinh tế đêm, sức hút trong kinh doanh dịch vụ ở mức bình thường.

Từ những dữ liệu trên, có thể đánh giá được giá trị thật của bất động sản của thành phố Hưng Yên.

Sóng đầu cơ tạo tin đồn gây ra “giá ảo” đã được các chuyên gia cảnh báo. Bởi vậy, khi đầu tư, mỗi người cần phải thận trọng xem xét, phân tích nhiều khía cạnh, tránh việc bị rơi vào “bẫy," rồi bị chịu thiệt, chị Nguyễn Minh Nghĩa lưu ý./.




Theo: FB Hương Sen Việt

Đấu tranh, loại bỏ kiểu người khôn lỏi, cơ hội chính trịTrong bài viết “Tổ chức tốt Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 202...
20/03/2025

Đấu tranh, loại bỏ kiểu người khôn lỏi, cơ hội chính trị

Trong bài viết “Tổ chức tốt Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ một trong những vấn đề mang tính “cốt tử”, hệ trọng, đó là công tác nhân sự. Trong bối cảnh cả hệ thống chính trị bước vào cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy mạnh mẽ và toàn diện, việc lựa chọn nhân sự vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp càng đặt ra những yêu cầu bức thiết...

Từ hành vi khôn lỏi đến kiểu người cơ hội

Tôi đặt cuốc xe taxi công nghệ từ bến xe Nước Ngầm đến tòa soạn Báo Quân đội nhân dân ở phố Phan Đình Phùng (Hà Nội) với giá 180.000 đồng. Vừa bước lên xe đã nghe lời đề nghị của tài xế: “Bác hủy chuyến giúp em với”! Thấy tôi ngạc nhiên, anh ta tiếp: “Em chở bác đến nơi và thu đúng giá, chỉ là khi bác hủy chuyến thì em không bị hãng trừ phần trăm. Bác giúp em kiếm thêm mớ rau, con cá”. Thế là tôi hủy chuyến ngay lập tức. Về tòa soạn, kể chuyện này cho một anh bạn đồng nghiệp trẻ tuổi, có ý khoe rằng, hôm nay mình đã làm được một việc tốt, giúp đỡ người lao động trong hoàn cảnh khó khăn. Tưởng nhận được lời tán thán, nào ngờ lại bị anh bạn trẻ phê bình: “Bác đã vô tình tiếp tay cho việc làm sai trái của một kiểu người khôn lỏi. Hãng xe tạo việc làm cho tài xế thì phúc lợi cùng hưởng, khó khăn cùng chia. Kiểu tư duy và lối làm ăn chụp giật, khôn lỏi, vi phạm đạo đức kinh doanh sớm muộn cũng bị phát giác, tẩy chay. Ở chiều ngược lại, nếu ai đó hủy chuyến liên tục, sẽ bị hệ thống chấm điểm khách hàng thấp, lần sau sẽ rất khó đặt qua app”.

Tôi ngớ người trước lập luận của anh bạn trẻ. Quả thật, nhiều khi trong cuộc sống, chỉ vì suy nghĩ đơn giản, bàng quan, mà ta đã vô tình tiếp tay cho cái xấu. Nhìn rộng ra, đời sống xã hội không thiếu những hành vi khôn lỏi. Đó là biểu hiện của tư duy, văn hóa tiểu nông đã có từ hàng trăm năm của một bộ phận người Việt. Dù sự việc có thể rất nhỏ, chẳng chết ai nhưng điều đáng nói đó là biểu hiện của một lối sống. Nó thể hiện tính nghiệp dư, ích kỷ, “bóc ngắn cắn dài”, chỉ lo vun vén cho lợi ích cá nhân, vi phạm nguyên tắc làm việc. Nhiều chuyện nhỏ tích lại sẽ thành chuyện lớn. Người có hành vi khôn lỏi kiểu ấy, nếu không được giáo dục, uốn nắn, lâu ngày sẽ thành bản chất. Trong một tổ chức, cộng đồng, nếu có những cá nhân khôn lỏi sẽ ảnh hưởng xấu đến tinh thần đoàn kết, môi trường văn hóa...

Trong môi trường sản xuất, kinh doanh, tư duy và lối làm ăn khôn lỏi chính là tác nhân gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, sớm muộn cũng bị tẩy chay, doanh nghiệp khó mà phát triển bền vững. Có những doanh nghiệp vì doanh thu, lợi nhuận đã nghĩ ra đủ loại chiêu trò “móc túi” khách hàng. Họ đưa ra những chương trình khuyến mãi, ra sức mời mọc, dụ dỗ khách hàng tham gia. Khi đưa khách hàng “vào tròng” rồi thì tìm mọi cách ép khách hàng phải thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Quy luật nhận thức của con người đi từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn. Khôn lỏi, khôn vặt là biểu hiện của hành vi. Nó như một loại virus độc hại. Nếu không có cách triệt tiêu, để nó tự do phát triển thì hành vi khôn lỏi sẽ sản sinh ra kiểu người cơ hội, thực dụng, tráo trở, dối trá, lừa thầy phản bạn. Trong hệ thống chính trị, hành vi khôn lỏi nếu không sớm được nhận diện, đấu tranh phê bình, dần dần sẽ hình thành nên kiểu cán bộ “lươn chạch”, cơ hội chính trị, “thông minh có hạn, thủ đoạn có thừa”, cục bộ, bè phái, tha hóa đạo đức, tha hóa quyền lực, nguy hại khôn lường. Những biểu hiện suy thoái này là một bước ngắn dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ.

Trong bài viết như đã dẫn ở trên, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “... Cán bộ thiếu năng lực, thiếu gương mẫu, cục bộ, bè phái... đều là những “miếng mồi” để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tuyên truyền chống phá để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ nhằm làm suy giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ ta...”.

Đấu tranh quyết liệt, ngăn chặn từ sớm, từ xa

Hệ thống chính trị cả nước ta đang bước vào đợt sắp xếp, tinh gọn bộ máy một cách toàn diện, mạnh mẽ chưa từng có. Mục tiêu phải đạt được đó là tạo ra một bộ máy công quyền hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Sau khi sắp xếp, tinh gọn, hệ thống chính trị các cấp phải giữ được người có đức, có tài, có nhiệt huyết cống hiến trong bộ máy. Quá trình sắp xếp, sàng lọc, việc giải bài toán “ai đi, ai ở” sẽ gặp rất nhiều thách thức, khó khăn. Nếu không tỉnh táo nhận diện, thiếu kiên quyết đấu tranh, có biểu hiện dĩ hòa vi quý, cục bộ, bè phái... trong công tác nhân sự thì rất dễ nảy sinh những hành động khôn lỏi, tạo kẽ hở cho chủ nghĩa cá nhân xâm nhập, phát triển, chi phối, lũng đoạn. Người có đức, có tài thì bị ra rìa, kẻ “lươn chạch”, cơ hội chính trị thì bám trụ, phát triển.

Yêu cầu của Đảng về công tác nhân sự trong tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 là tuyệt đối không lựa chọn cán bộ không được quần chúng nhân dân tín nhiệm, cũng không giới thiệu những cán bộ lãnh đạo dĩ hòa vi quý, “tròn vo” để lấy phiếu bầu... kiên quyết chống các biểu hiện cơ hội, tham vọng quyền lực, vận động cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm, tư tưởng cục bộ, địa phương, thân quen...

Kết luận 21, Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII cũng đã nhấn mạnh yêu cầu: Không để lọt người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp...

Dù người khôn lỏi, cơ hội chính trị có nhiều phương thức, mánh khóe để đạt được mục tiêu cá nhân nhưng trong một tập thể, không khó để nhận diện. Vấn đề đặt ra là thái độ của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng, nhất là cấp ủy, người đứng đầu đối với hành vi ấy như thế nào? Thực tế cho thấy, kẻ khôn lỏi, cơ hội chính trị chỉ có “đất sống” khi có người “nâng đỡ không trong sáng”; cấp ủy, người đứng đầu thiếu công tâm, khách quan, có biểu hiện cục bộ, bè phái; cán bộ, đảng viên trong tổ chức đảng dĩ hòa vi quý, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh. Ngược lại, nếu tổ chức đảng đề cao tính chiến đấu, tinh thần phê bình, tự phê bình; nhất quán nguyên tắc tập trung dân chủ; cấp ủy, người đứng đầu biết lắng nghe, làm việc công tâm, khách quan thì kẻ khôn lỏi, cơ hội chính trị chắc chắn sẽ bị tẩy chay, loại bỏ khỏi bộ máy. Theo tư duy biện chứng mà suy, nếu cấp ủy, người đứng đầu có những biểu hiện ấy thì đó cũng chính là cơ hội chính trị. Trong một tổ chức mà có nhiều người khôn lỏi, cơ hội chính trị thì đó là mầm mống đại họa.

Vũ khí để nhận diện, đấu tranh, loại bỏ những thành phần khôn lỏi, cơ hội chính trị ra khỏi bộ máy đã được Đảng ta chỉ rõ, đó là: Đánh giá cán bộ theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều, có tiêu chí và thông qua sản phẩm cụ thể; gắn đánh giá cá nhân với tập thể...

Như vậy, trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đặc biệt là trong đại hội đảng bộ các cấp, công tác nhân sự phải được tiến hành một cách thận trọng, tỉ mỉ, khách quan, toàn diện. Việc đánh giá cán bộ để giới thiệu nhân sự bầu vào cấp ủy phải là công việc của cả quá trình, xuyên suốt, liên tục, gắn trách nhiệm cá nhân với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Cần tránh lối làm việc áp đặt chủ quan, định kiến, cảm tính cá nhân, tạo môi trường cho những thành phần cơ hội chính trị ẩn trú, thăng tiến...

Công tác cán bộ là một trong những vấn đề “cốt tử” của Đảng. Để Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, thực sự là đạo đức, là văn minh; cầm lái đưa dân tộc thực hiện cuộc vươn mình tiến đến hùng cường, phồn vinh, nhất định phải thu hẹp, tiến tới triệt tiêu tư duy tiểu nông, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Công cuộc chuyển đổi số tạo ra “thế giới phẳng” về thông tin chính là lợi thế lớn để lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy “xây” để “chống”. Dư luận xã hội, sức mạnh của tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, đấu tranh phê bình, tự phê bình... trong tổ chức đảng và hệ thống chính trị các cấp cần được khai thác, phát huy một cách tối đa theo hướng tích cực để góp phần đấu tranh ngăn chặn từ sớm, từ xa những hành vi khôn lỏi, kiểu người cơ hội chính trị...

PHAN TÙNG SƠN


Theo: FB: Hương Sen Việt

17/03/2025

NHẬN DIỆN ÂM MƯU KÍCH ĐỘNG KỲ THỊ DÂN TỘC, PHÂN BIỆT VÙNG MIỀN TRONG VIỆC SÁP NHẬP TỈNH, THÀNH PHỐ HIỆN NAY
=========================
Chủ trương sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố là vấn đề lớn, được dư luận đặc biệt quan tâm, tuy nhiên không ít người vì thiếu thông tin nên khi tiếp cận với những bài viết, video clip sai sự thật trên mạng internet đã tỏ ra hoang mang, lo lắng, từ đó có những phản ứng sai lệch.

Sự lan truyền của những thông tin sai sự thật còn khiến một bộ phận người dân hiểu sai về chủ trương của Đảng, Nhà nước, gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành. Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, các tổ chức, phần tử phản động gia tăng hoạt động chống phá, kích động kỳ thị, phân biệt vùng miền trên không gian mạng.

Nhận diện âm mưu kích động chống phá

Trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, âm mưu kích động kỳ thị, phân biệt sắc tộc, vùng miền là chiêu bài nguy hiểm đã được các thế lực thù địch thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bài học về sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu cho thấy, các thế lực thù địch sử dụng triệt để chiêu bài kỳ thị, phân biệt vùng miền đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan để đòi quyền tự quyết của các dân tộc, phá hoại các quốc gia không theo quỹ đạo của mình.

Hay với một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc trong vấn đề Tây Tạng, Nam Tư trong vấn đề Kosovo, mới đây là những cuộc xung đột vũ trang, bạo loạn sắc tộc xảy ra ở Myanmar, Bangladesh… thể hiện rõ điều này. Trên không gian mạng, các thế lực thù địch, các tổ chức, phần tử phản động lưu vong đã triệt để lợi dụng vấn đề này để tung tin xuyên tạc, kích động kỳ thị, phân biệt vùng miền nhằm thực hiện âm mưu “cách mạng màu” tại Việt Nam.

Các dân tộc ở nước ta bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện, tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, các tổ chức, phần tử phản động vẫn luôn phủ nhận những thành quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Bên cạnh việc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, các đối tượng chống phá trong và ngoài nước vẫn ráo riết lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, vùng miền để phá hoại khối đại đoàn kết, âm mưu gây chia rẽ, xung đột vũ trang, bạo loạn sắc tộc.

Vấn đề phân biệt vùng miền, sắc tộc tuy không mới nhưng khi mạng xã hội phát triển, các thế lực chống phá đã tán phát thông tin, hình ảnh, bình luận có tính công kích, miệt thị đăng tải trên nhiều nền tảng, trở thành “trend” để một số cá nhân bêu xấu lẫn nhau. Lướt các video trên nền tảng Tiktok hoặc các video Reels trên Facebook, không khó để bắt gặp những cụm từ như “Parky”, “Namki”, “Namkiki”... Được biết, các cụm từ này được một bộ phận người dùng tạo nên, dựa trên từ “Bắc kỳ” và “Nam kỳ” trước đây. Các đối tượng tung ra những câu thể hiện rõ sự kỳ thị, chống phá như “đuổi người Kinh, trả đất cho người dân tộc”; “sáp nhập tỉnh, thành là xoá đi lịch sử, đất đai của đồng bào”… Những hoạt động kỳ thị, phân biệt vùng miền trên được đưa trên trang tin của các tổ chức như Việt Tân, Chân trời mới Media, VOA Tiếng Việt…

Những hoạt động trên thể hiện rõ âm mưu lợi dụng vấn đề kỳ thị, phân biệt vùng miền kết hợp với chia rẽ dân tộc, tôn giáo, kích động ly khai, tự trị dân tộc để tập hợp lực lượng, lôi kéo quần chúng vào hoạt động chống chính quyền và hướng đến thành lập cái gọi là “vương quốc”, hay “nhà nước riêng - tôn giáo riêng”. Trọng tâm hoạt động kích động kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc của các thế lực thù địch tập trung ở các địa bàn Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, vùng có đông đồng bào theo đạo. Trên phương diện quốc tế, chúng tuyên truyền sai lệch nội dung Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, xuyên tạc tình hình về tự do dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Lợi dụng các diễn đàn quốc tế để vu cáo Việt Nam “đàn áp người dân tộc”, kêu gọi quốc tế can thiệp, gây sức ép ngoại giao với Việt Nam.

Đối tượng mà các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong nhắm đến là một bộ phận giới trẻ thiếu bản lĩnh chính trị và những đối tượng có tư tưởng chống đối trong nước, những người có định kiến với Đảng, Nhà nước, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tuyên truyền, lôi kéo người dân tham gia vào các hội nhóm do chúng lập ra; thâm nhập vào các diễn đàn, mạng xã hội để phát triển, tập hợp lực lượng, xây dựng ngọn cờ, tiến tới hình thành và công khai hóa tổ chức núp dưới danh nghĩa các tổ chức xã hội dân sự hay tổ chức phản biện xã hội.

Tỉnh táo trước những thông tin sai lệch trên mạng xã hội

Sáp nhập một số tỉnh, thành phố là chủ trương lớn, giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, tối ưu nguồn lực và mở rộng không gian phát triển. Từ đó, các địa phương khai thác tốt tiềm năng, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh không chỉ đơn thuần căn cứ vào tiêu chí là diện tích tự nhiên, quy mô dân số mà còn phải căn cứ vào các tiêu chí khác như an ninh quốc phòng, vị trí địa chính trị, quy hoạch vùng, quốc gia, văn hóa của cộng đồng dân cư nhằm đảm bảo sự ổn định để phát triển kinh tế - xã hội...

Sắp xếp đơn vị hành chính là công việc khó, nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, tác động lớn đến người dân. Do đó, quá trình triển khai, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt. Việc sắp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, khoa học, chặt chẽ.

Tại Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị nhấn mạnh các mục tiêu, yêu cầu như sau: Bảo đảm các nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu theo các kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 18. Nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Việc sáp nhập tỉnh, thành phải được xem xét trên nhiều yếu tố như quy hoạch, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đặc điểm văn hóa, lịch sử, dân tộc của địa phương... và được thực hiện theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định sáp nhập tỉnh, thành sau quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo.

Thời gian qua, xuất hiện nhiều thông tin bịa đặt, sai sự thật được chia sẻ trên các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, trong đó có những bài viết mang tính kỳ thị, phân biệt vùng miền về chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính chỉ sau vài giờ đã nhanh chóng thu hút được hàng trăm, hàng ngàn lượt thích, bình luận, chia sẻ, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong dư luận, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp…

Những thông tin này lan rộng trên mạng xã hội tạo cơ hội cho các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong lợi dụng để thổi phồng, miệt thị Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Đáng tiếc là không chỉ người thiếu hiểu biết mà ngay cả cán bộ, công chức cũng đã có trường hợp vi phạm (mới đây, một cán bộ ở Hà Tĩnh bị đơn vị kỷ luật bằng hình thức khiển trách do có hành vi sử dụng mạng xã hội TikTok bình luận với một số nội dung khiếm nhã, phân biệt địa phương).

Do đó, người dân cần thận trọng trước các thông tin không rõ nguồn; tiếp cận thông tin từ các nguồn chính thống như báo, đài phát thanh, truyền hình, cổng thông tin điện tử của Trung ương và địa phương. Không chia sẻ, lan truyền các thông tin không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm chứng, đặc biệt là những nội dung kỳ thị, phân biệt vùng miền liên quan đến sáp nhập tỉnh hoặc thay đổi đơn vị hành chính. Việc phát tán thông tin sai lệch là tiếp tay cho các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, kích động, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội.

Tại Điều 5, Hiến pháp 2013 quy định: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”. Điều 116, Bộ luật Hình sự 2015 quy định hành vi phá hoại chính sách đoàn kết có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; cao nhất từ 7 đến 15 năm nếu “gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.

Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022), quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với các hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân..., tùy tính chất và hậu quả gây ra mà bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự như: Tội vu khống (Điều 156); Tội làm nhục người khác (Điều 155); Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159); Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân (Điều 331)…

Liêm Chính - Bình Nguyên/CAND

Fb: Tuồi trẻ yêu nước.

Address

Tuy Hòa

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Nghinh Phong Xứ Nẫu posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Nghinh Phong Xứ Nẫu:

Share