Hiệu Sách Tinh Tuyển Socha

  • Home
  • Hiệu Sách Tinh Tuyển Socha

Hiệu Sách Tinh Tuyển Socha Gác sách tuyển chọn.

SÁCH & HOA MỘT SÁNG HÀ NỘI.Hôm qua tôi nhận được sách quí, "Chia sẻ từ trái tim" - 50 bài pháp thoại của thầy Thích Pháp...
28/06/2024

SÁCH & HOA MỘT SÁNG HÀ NỘI.

Hôm qua tôi nhận được sách quí, "Chia sẻ từ trái tim" - 50 bài pháp thoại của thầy Thích Pháp Hòa, do anh Nguyễn văn Phước First News tặng. Sáng sớm, tôi mang theo sách mới để đọc trên máy bay. Đến Hà Nội, ghé thăm nhà anh chị Gia Hảo-Chi Lan trước khi đi họp. Thấy chị Chi Lan quá hoan hỉ khi vừa cầm cuốn sách của thầy Pháp Hòa, tôi không đành lòng cất lại, nên xin gửi biếu sách quí cho anh chị luôn. Sách quí nhanh nhanh đến được tận tay "người được nhiều người yêu quí nhất - 270 ngàn người xem-trong 40 tập video talkshow 5W1H podcast" tôi thấy thật là vui.

Tối nay anh chị Gia Hảo- Chi Lan sẽ tiếp người bạn quí của anh chị đến ăn bửa cơm chia tay mãn nhiệm kỳ ở Việt Nam, bà Đại sứ Thụy Điển. Những dịp đặc biệt vậy, nhà chị ngập tràn hoa sen Đầm Trị, Hà Nội. Hoa ngát hương, trắng muốt và hồng thật dịu dàng, anh chị lại đặt cạnh hai đóa quỳnh vừa nở tối qua. Tất cả là một gam màu đẫm hương thật Việt.
Hà Nội sáng nay gió nhẹ, không mưa, trời mát...

Theo FB Vu Kim Hanh
Sách có tại Tủ sách Minh Triết Socha.

GIAI PHẨM XUÂN GIÁP THÌN NGƯỜI ĐÔ THỊ - TỜ BÁO VỚI MỘT SỐ TÁC PHẨM VỀ THẦY TUỆ SỸ (PHI LỢI NHUẬN)Tờ báo hiếm hoi sau 197...
24/01/2024

GIAI PHẨM XUÂN GIÁP THÌN NGƯỜI ĐÔ THỊ - TỜ BÁO VỚI MỘT SỐ TÁC PHẨM VỀ THẦY TUỆ SỸ (PHI LỢI NHUẬN)

Tờ báo hiếm hoi sau 1975 có cách làm báo tử tế, nội hàm nhiều giá trị khai phóng, với số đặc biệt Xuân cùng một số bài viết & hình ảnh thân thương về thầy Tuệ Sỹ.

NGƯỜI GIEO GIÁ TRỊ
- Tuệ Sỹ hương vị cô liêu (Đỗ Lai Thúy)
- Nhớ thơ Thầy đêm 30 Tết (Hạnh Viên)
_______
Cuộc trò chuyện đặc biệt với Trần Nữ Yên Khê nhân sự kiện phim The Taste of Things tranh giải Oscar 2024; Tuệ Sỹ hương vị cô liêu; Đối thoại cùng công dân người máy đầu tiên trên thế giới Sophia; Chuyện ông Tư và những nẻo đường nguồn cội; Nguyễn Ngọc Tư: Ngắm nước; Tạ Duy Anh: Hội chứng nuối tiếc quá khứ; Hồ Anh Thái: Giai thoại không chỉ mình ta biết; Bảy "kỳ quan" của chợ Bến Thành 110 tuổi… Cùng nhiều bài viết hấp dẫn khác của các tác giả nổi tiếng.

Giai phẩm Người Đô Thị Tết Giáp Thìn 2024 với các cụm chủ đề độc đáo:
THỜI KHẮC VIỆT: MỞ ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

- Chuyện ông Tư và những nẻo đường nguồn cội (Lệ Thủy)

- Việt Nam 2024: Thời cơ lớn, thách thức lớn, hy vọng lớn (Trương Trọng Nghĩa)

- Hội chứng nuối tiếc quá khứ (Tạ Duy Anh)

- "Chấn hưng" có là từ khóa của năm Rồng? (Nguyễn Thị Ngọc Hải)

- Âu lo mở đầu thế kỷ (Đoàn Khắc Xuyên)

- Thử nói về văn hóa dùng (Hoàng Đạo Kính)

- Nhóm thiện nguyện Chia sẻ - Sharing: “Có tìm là thấy, có đi là đến” (Nguyễn Thế Thanh)

- Tọa đàm mùa Xuân 2024: "Chấn hưng văn hóa: Bắt đầu từ đâu?" (Quốc Ngọc - Thạch Thảo). Với sự tham gia của: GS-TS. Trần Ngọc Vương, PGS-TS. Nguyễn Ngọc Thơ, TS. Trương Văn Minh, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, GS-TS. Từ Thị Loan, PGS-TS. Đỗ Lai Thúy, TS. Nguyễn Sĩ Dũng.

NGƯỜI GIEO GIÁ TRỊ

- Tuệ Sỹ hương vị cô liêu (Đỗ Lai Thúy)

- Nhớ thơ Thầy đêm 30 Tết (Hạnh Viên)

- Hoàng Xuân Hãn - người đặt nền móng cho giáo dục và học thuật Việt Nam hiện đại (Nguyễn Ngọc Giao)

- Trần Nữ YênKhê: "Là nghệ sĩ, phải chọn con đường khó nhất" (Trâm Anh)

- Tôi viết Nếu đi hết biển (Trần Văn Thủy)

- Đinh Cường với bạn bè, quê hương và kỷ niệm (Phạm Công Luận)

- Nguyễn Trí: hành trình phi thường của một người viết (Nguyễn Phan Quế Mai)

- Thành Lộc & Hữu Châu: Đèn trời cùng thắp (Nguyễn Thị Minh Ngọc)

- Đào Chí Mạnh, giải thưởng Hòa bình Gusi 2023: Người mang đổi mới "xây" trường hạnh phúc (Minh Hoàng)

CHO THỜI GIAN TRỞ LẠI

- Có kiêng, có lành (Trần Thùy Mai)

- Đứng yên nhìn thời gian trôi (Đỗ Bích Thúy)

- Những mũi len chậm trong một thành phố chậm (Nguyễn Vĩnh Nguyên)

- Ngàn năm... bảo vật (Nguyễn Chấn Hùng)

- Bảy "kỳ quan" của chợ Bến Thành 110 tuổi (Phúc Tiến)

- Làng nghề Sài Gòn: một thuở vang danh (Nguyễn Thị Hậu)
v.v...
_______
MỜI ĐẶT SỐ BÁO ĐẶC BIỆT, PHI LỢI NHUẬN TẠI SOCHABOOKS:
https://nhanhoc.org/products/bao-nguoi-do-thi-so-xuan-giap-thin-tac-pham-cua-thay-tue-sy/

"Vì sao Phật giáo giàu chân lý" là một cuốn sách gây ấn tượng cho người đọc ngay từ tựa đề của tác phẩm. Khi nhắc tới tô...
30/10/2023

"Vì sao Phật giáo giàu chân lý" là một cuốn sách gây ấn tượng cho người đọc ngay từ tựa đề của tác phẩm. Khi nhắc tới tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng, có lẽ chúng ta sẽ được gợi nhớ đến những yếu tố thần thánh, những điều thiêng liêng và tín ngưỡng. Trong cuốn sách Vì sao phật giáo giàu chân lý?, Robert Wright không hề đề cập tới một hay nhiều khía cạnh “siêu nhiên” hoặc “một số thế lực siêu việt tạo ra các chuẩn mực và sức mạnh cho phần còn lại của cuộc đời”, chẳng hạn như luân hồi hay đầu thai, mà bàn về những khía cạnh tự nhiên: các ý niệm vừa vặn nằm trong phạm vi của tâm lý học và triết học hiện đại. Wright trình bày một số nhận định độc đáo và cấp tiến của Phật giáo.

Tác giả: Robert Wright
Công ty phát hành: Saigon Books
Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
Kích thước: 14 x 20,5 cm
Số trang: 420
Năm phát hành: 2022

🕒 ĐẠT TẠI ĐƯỢC KÈM QUÀ TẶNG.

Thức ăn nào cũng có biên độ và giới hạn của nó, vượt qua biên độ này nó không còn tác dụng, nên người nhập thiền ăn bằng...
25/10/2023

Thức ăn nào cũng có biên độ và giới hạn của nó, vượt qua biên độ này nó không còn tác dụng, nên người nhập thiền ăn bằng cảm thọ hỷ lạc chỉ đến mức nào đó thì chìm xuống. Vượt qua mức đó, trở lại sắc thân bình thường cũng cần ăn, cần thở, tức là từ trạng thái cao nhất của cõi cao nhất rồi chìm xuống các cõi thấp, trở lại Dục giới. Từ đó tạo thành khái niệm luân hồi.
______
"Tuệ Sỹ Văn Tuyển", cuốn sách lưu giữ & sưu tuyển những bài viết giá trị của thầy Tuệ Sỹ.

Tuệ Sỹ Văn Tuyển (Tập 1. Phật học)
Giá bìa: 110.000₫
Tác giả: Tuệ Sỹ
Sưu tập: Hạnh Viên
NXB: Hồng Đức
Tái bản: 06/2019

SÁCH MỚI:KHỞI NGUYÊN VĂN HIẾN PHẬT GIÁO VÀ LUẬT TẠNG BỘ PHÁI.Ban phiên dịch Pháp tạng Phật giáo Việt Nam do cố Hòa thượn...
12/09/2023

SÁCH MỚI:
KHỞI NGUYÊN VĂN HIẾN PHẬT GIÁO VÀ LUẬT TẠNG BỘ PHÁI.

Ban phiên dịch Pháp tạng Phật giáo Việt Nam do cố Hòa thượng Tuyên luật sư Thích Đỗng Minh thành lập năm 2002, trung tâm hoạt động đặt tại Thiện xứ Long sơn, Nha Trang, Khánh Hòa (Việt Nam). Công trình phiên dịch gồm kinh, luật, luận trong tạng Đại chánh, tùng thư của đại sư Ấn Thuận, và những tác phẩm biệt hành có giá trị đóng góp cho Phật giáo. Sau khi Hòa thượng “treo bình Đông độ, quảy dép theo Tổ về Tây”, dưới sự cố vấn của thầy Tuệ Sỹ, các thành viên có thêm ý chí tiếp nối công trình di sản của Hòa thượng để lại. Người xây thành đã khó, người ở lại giữ thành cũng không phải dễ, trải qua bao thăng trầm và biến thiên trong cuộc sống đối diện xung quanh, Ban phiên dịch vẫn duy trì trong sự chậm chạp thử thách nhưng không bao giờ có dấu hiệu dừng lại.

_____
Tác giả: E. Frauwallner
Tâm Nhãn dịch & chú
Giá bìa: 175.500đ (-10%)
Sách dày: 323
Bìa cứng
Nhà xuất bản Đà Nẵng
Phát hành: Vu-lan, 2023

Đặt sách tại đây hoặc Tiki:
https://tiki.vn/sach-moi-2023-khoi-nguyen-van-hien-phat-giao-va-luat-tang-bo-phai-e-frauwallner-ban-dich-viet-dau-tien-p271278195.html?spid=271278196

🕉 Tạp A-hàmDịch Việt: Thích Đức ThắngHiệu chỉnh và chú thích: Tuệ Sỹ______Ý NGHĨA VÀ TRUYỀN THỪATạp A-hàm (Skt. Samyukta...
29/08/2023

🕉 Tạp A-hàm

Dịch Việt: Thích Đức Thắng
Hiệu chỉnh và chú thích: Tuệ Sỹ
______
Ý NGHĨA VÀ TRUYỀN THỪA
Tạp A-hàm (Skt. Samyukta-āgama), truyền thống của phần lớn các học phái sơ kỳ Phật giáo, ngoại trừ Hữu bộ, liệt kê là bộ thứ ba trong bốn A-hàm, tương đương với Samyutta thuộc bộ thứ tư trong năm bộ Nikāya (Pāli), được biên tập trong đại hội kết tập lần thứ nhất.

Luật Ma-ha Tăng kỳ, thuộc Đại chúng bộ (Mahāsaṅgika),chép: “Tôn giả A-nan tụng lại toàn bộ Pháp tạng như vậy. Những kinh có văn cú dài được tập hợp thành một bộ gọi là Trường A-hàm. Văn cú vừa, tập hợp thành bộ Trung A-hàm. Văn cú tạp, tập hợp thành bộ Tạp A-hàm. Các thể tài như Căn tạp, Lực tạp, Giác tạp, Đạo tạp, vân vân, được gọi là tạp.”Các bộ Luật khác, chép về đại hội kết tập này, mà hầu hết Hán dịch đều gọi là “tạp” với giải thích gần tương tợ, nhưng không xác định nghĩa.Từ “tạp” được giải thích như vậy không hoàn toàn có nghĩa “pha tạp” hay “tạp loạn”, nghĩa là pha trộn nhiều thứ linh tinh khác nhau vào một gói. Từ này được thấy xác định hơn theo giải thích của Tì-ni mẫu kinh: “Trong đó, tương ưng (liên hệ) Tỳ-kheo, tương ưng Tỳ-kheo-ni, tương ưng Đế Thích, tương ưng chư Thiên, tương ưng Phạm Thiên; những kinh như vậy được tập hợp thành một bộ gọi là Tạp A-hàm.” Nói là tương ưng Tì-kheo-ni, tương ưng Phạm Thiên, vân vân, cho thấy các tương đương của chúng trong Pāli: Bhikkhunī-samyutta, Brahma-samyutta. “Tạp” được giải thích như vậy hàm nghĩa “tương ưng”, chỉ rõ những kinh liên hệ đến Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, chư Thiên, vân vân được tập hợp thành một bộ. Nghĩa Tịnhvà Huyền Trang đều hiểu theo nghĩa này, do đó dịch là Tương ưng A-cấp-ma. Từ Sanskrit saṃyukta, nguyên là phân từ quá khứ thụ động bởi động từ căn sam-YUJ, có nghĩa là kết hợp, nối kết hai cái lại với nhau như buộc hai con bò vào trong một cỗ xe kéo.Ý nghĩa nối kết hay “tương ưng” này được thấy rõ trong giải thích của Hữu bộ tì-nại-da tạp sự. Theo đó, những kinh có nội dung liên hệ (=tương ưng) đến năm uẩn, được tập hợp thành “Phẩm Uẩn”;những kinh có nội dung liên hệ đến xứ, giới, được tập hợp thành các phẩm “Xứ”và “Giới”.

Huyền Trang trong Pháp trụ ký cũng dịch là “Tương ưng A-cấp-ma”, nhưng lại kể thêm “Tạp loại A-cấp-ma”, và nói Tố-đát-lãm tạng, tức Kinh tạng, bao gồm năm A-cấp-ma.Tạp loại A-cấp-ma được kể trong đây như vậy là bộ thứ năm, tương đương với Nikāya thứ năm của Pāli là Khuddaka-nikāya. Pāli khuddaka, hay Sanskrit kṣudra có nghĩa là “tạp toái”, chỉ những tiểu tiết, chi tiết vụn vặt, không quan trọng, như những điều luật Phật chế nếu thấy là không quan trọng thì chúng tỳ-kheo có thể liệt vào loại “tạp toái giới” (skt. kṣudrānukṣudraka) và có thể tùy ý không tuân giữ.

_____
Phát hành: Hương Tích
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Hình thức bìa: Bìa cứng
Bộ gồm: 4 quyển

Giá: 640.000đ

SÁCH MỚI:…Đạo Phật và tượng Phật chính thức truyền vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ VI, được triều đình bảo hộ và phổ cập nên ...
18/08/2023

SÁCH MỚI:

…Đạo Phật và tượng Phật chính thức truyền vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ VI, được triều đình bảo hộ và phổ cập nên nhanh chóng lan truyền thấm sâu vào đời sống dân gian. Những đại tự hay quan tự là chùa do triều đình dựng và quản lý được kiến lập, nhiều tượng Phật cũng được tạo ra để đáp ứng tín ngưỡng chung cho mọi tầng lớp trong xã hội. Người Nhật có tính ngăn nắp thứ tự, kỹ thuật và óc sáng tạo cao nên có được những công trình tạc, đúc tượng Phật đẹp, lớn, tinh mật…

Với ý nguyện cung cấp thêm chút kiến thức cơ bản về nền mỹ thuật điêu khắc tượng Phật ở Nhật, người viết phát biểu tiểu luận này là một phần (có bổ sung) trong loạt bài giới thiệu về “Tín ngưỡng và các tượng Quan Âm ở Nhật Bản” dự định xuất bản một ngày gần đây. Tiểu luận này chỉ giới thiệu khái quát những kiến thức phổ thông về lịch sử chế tác tượng Phật ở Nhật Bản qua các thời đại, các phương pháp tạo tượng cơ bản cũng như danh tính một vài nghệ nhân tạo tượng gọi là Phật sư (仏師 Busshi), với mong mỏi rằng qua đó độc giả sẽ cảm nhận nét đẹp, thấy gần gũi với giáo lý của Đức Thế Tôn hơn, và đó cũng là duyên lành vậy…
______
📙 HƯƠNG TÍCH – Phật Học Luận Tập, tập 10/2023
tập hợp các khảo luận chuyên sâu về Phật học, Lịch sử, Văn hóa Nghệ thuật Phật giáo.

☸️ Dày 209 trang
Giá bìa: 140.000đ
Các nghiên cứu trong số này (xem tại Bình luận)
Ra mắt tháng 8/2023
Sách in màu một số bài viết mỹ thuật.
Đặt tại được tặng kèm sách 🎁.

Vũ Thế Thành: Những thằng già nhớ mẹHai mươi năm trước, ông tổng giám đốc công ty tôi mất mẹ. Lúc đương quyền, ông đem m...
15/08/2023

Vũ Thế Thành: Những thằng già nhớ mẹ

Hai mươi năm trước, ông tổng giám đốc công ty tôi mất mẹ. Lúc đương quyền, ông đem mẹ vào Sài Gòn ở với ông. Khi ông về hưu, bà đòi về quê ở vùng ngoại ô Hà Nội và mất ở đó. Tôi đến thăm khi ông trở lại Sài Gòn được vài tháng.

– Tuổi già được về quê sống những năm tháng cuối đời, rồi mất nhẹ nhàng như thế thì còn gì bằng, tôi an ủi.

– Mất mẹ tớ cảm thấy như thiêu thiếu thế nào ấy…

– Thiếu cái gì?

– Tớ muốn trồng dàn bầu hay dàn mướp ở sau nhà cho mát, trồng cây nào khác hay hơn vì tớ sợ kiến… Tớ vẫn hay hỏi bà những chuyện lặt vặt như thế. Tớ sinh ra ở quê, nhưng có sống ở quê đâu. Bây giờ bà mất, tớ chẳng biết hỏi ai…

Hồi đó tôi chưa quá 40, còn mẹ, thấy cái thiêu thiếu của ông đúng là lẩm cẩm. Mấy chuyện vặt đó hỏi đâu chẳng được. Bây giờ thì tôi mới cảm nhận được cái thiêu thiếu của ông là thế nào.

Tôi có thằng bạn hồi trung học. Tay này quậy phá thầy cô dàn trời. Trường đuổi học, mời phụ huynh đến thông báo. Mẹ nó đến, đứng khoanh tay như người phạm tội, nhẫn nhục nghe thầy tổng giám thị trút cơn thịnh nộ, hài tội thằng con gần nửa tiếng đồng hồ.

Mẹ nó chảy nước mắt: Nhà cháu nghèo, chạy cơm từng bữa cho anh em nhà nó có cái ăn. Nhà cháu lại không biết chữ, biết thế nào mà dạy nó. Nhờ thầy cô thương đến mà dạy dỗ. Đuổi học, thì nó học ở đâu? Ra trường tư làm gì có tiền. Trăm sự nhờ thầy thương cháu, roi vọt cho cháu nên người. Để rồi tối về, nhà cháu răn đe nó…

Cơn thịnh nộ trôi qua, dường như thương cảm với người đàn bà quê mùa trước mặt, thầy tổng giám thị rồi cũng bỏ qua. Tôi và thằng ông mãnh đó lấp ló ngoài văn phòng theo dõi. Nó cười hi hí khi biết mình tai qua nạn khỏi. Chưa hết, hôm sau nó hớn hở, may quá, bà già tao giấu biệt chuyện này với ông già, nếu không thì… hì…hì…

Nó tiếp tục quậy phá, nhưng kín đáo hơn, quậy phá cho đến khi vào lính vẫn còn, nên lãnh “củ” đều đều. Lần này thì chẳng ai nhẫn nhục thay cho nó. Hôm rồi, thằng ông mãnh về nhà sau ca làm đêm ở Mỹ, ngồi uống rượu một mình, lướt “net”, đọc được bài “Cá bống kho tiêu” nào đó trên mạng, gọi phone cho tôi từ Mỹ, nói rằng tự nhiên nhớ mẹ, rồi khóc hu…hu… qua điện thoại:Cả đời tao làm khổ bà già. Bà già bệnh, tao bận việc, cứ hẹn lần, không về chăm sóc được. Bà già mất, tao về, không kịp nhìn mặt… Tiền bạc bây giờ có ích gì… Mẹ nó mất cũng gần 10 năm rồi… Càng quậy phá, càng mềm nhũn. Nguôi ngoai gì nổi!

Mẹ tôi mất hồi đầu năm. Thấy tôi buồn, thằng bạn học rủ về quê nó ở Châu Đốc chơi cho khuây khỏa. Chén thù chén tạc, say túy lúy, cả bọn chuệnh choạng kéo nhau đi hát… karaoke. Thằng bạn cầm micro: Xin giới thiệu với các anh em Châu Đốc, thằng bạn tôi đây ở Sài Gòn vừa mất mẹ. Tôi xin hát tặng nó bài… “Bông hồng cài áo”…Rồi nó say sưa hát, động tác biểu diễn như một ca sĩ chuyên nghiệp. Bỗng nhiên giọng hát run run… Nó khóc nấc lên… Cách đây hai năm, tôi về Châu Đốc dự đám tang mẹ nó. Nó hát cho tôi hay hát cho nó?

Chuyện khác, lần này không phải thằng già, mà là…bà già. Tôi có cô bạn người Ý trạc tuổi, mỗi lần về Milan, ra nghĩa trang thăm mẹ, mang theo thỏi chocolate, ngày xưa bà thích ăn (mà cô ta cũng thích nữa), bẻ chocolate, cùng ăn với cái… bóng mẹ. Chocolate Tây thay cho nhang đèn Ta, cũng chỉ là tấm lòng. Mẹ cô ta mất cũng 10 năm rồi.

Lại có thằng, có thức ăn hay trái cây nào hay hay, lại mang để trên bàn thờ mẹ, và đặc biệt chỉ thích món ăn lấy từ bàn thờ mẹ. Khách đến chơi, thân thiết lắm, mới mang đồ cúng mẹ xuống đãi. Hỏi vì sao? Ừ, thì cũng như hồi xưa bà cho mình ăn vậy, có đồ gì ngon cũng để dành cho mình…

Mà có thằng con nào, dù có làm tới cái ông gì vĩ đại đến đâu lại trưởng thành dưới con mắt của mẹ mình đâu nhỉ? Có thằng 6 bó rồi, xách xe ra khỏi nhà, vẫn bị gọi lại, lại quên mang nón (bảo hiểm). Mùa mưa, trời chưa mưa, ngồi một chỗ, nhưng vẫn gọi vói thằng con, nhớ mang theo áo mưa.

Tôi có thằng bạn trẻ người Đức chừng… 50, ra ngoài đường cũng bị bà già “vịn” theo kiểu đó Alex, quên mang dù! Thằng này lúc nào cũng tự hào vì còn mẹ. Nó khoe: Từ hồi tôi qua Việt Nam, mẹ tôi lấy làm lạ vì tôi quan tâm tới bả khác xưa nhiều lắm. Bả vui! Alex làm ăn ở Việt Nam hơn 12 năm rồi.

Bông hồng đỏ hay bông hồng trắng cho Ngày-của-Mẹ, đối với tôi chỉ là biểu tượng, chẳng ép phê gì. Ký ức về mẹ, dù gần hay xa, mới là điều nhức nhối. Tuổi càng cao, càng dễ quên chuyện trước mắt, nhưng càng nhớ chuyện xa xôi. Tuổi đời, tình đời trải miết rồi, nay nhớ về mẹ, thấy mình còn biết bao điều thiếu sót và ray rứt, cứ giá mà… giá mà…

Hồi nhỏ học “Nhị thập tứ hiếu”, có chuyện lão Lai, già khú đế ra rồi mà còn làm trò hề, giả vờ té ngã như con nít để mẹ cười. Tôi thấy ông này giễu dở. Bây giờ tôi muốn giễu dở như ông cũng không được. Nụ cười của người già, dù là móm mém, dù là mù lòa, nghễnh ngãng… nhớ lại, sao thấy hiền quá. Nhớ tận đáy lòng. Ray rứt và ân hận là thế! Làm sao thời gian có thể lùi lại để ngồi giã trầu, đấm lưng và chiêm ngưỡng nụ cười móm mém?

Nụ cười của mẹ già không phải là nụ cười vì tiền vì bạc, vì chén cơm manh áo, vì quyền bính thế gian. Đó là là nụ cười mãn nguyện khi con cháu ở bên mình, vẫn chưa quên mình…

Các bạn trẻ hẳn có nhiều cơ may còn mẹ. Hãy biết trân trọng và tận dụng thời gian bên mẹ. Tôi biết (cũng như tôi ngày xưa), cách biện minh dễ nhất là bận việc và hẹn lần.

Thời gian chẳng quay lại, và cũng chẳng làm nguôi ngoai nỗi nhớ đâu! Những giọt lệ già mà nhớ mẹ, như nuốt ngược vào tim, mặn biết chừng nào!

Vũ Thế Thành, Mùa Vu Lan 2011

Lối đi xuống biển dành cho người khuyết tật ở Thổ Nhĩ Kỳ.Ai cũng xứng đáng có một cuộc sống bình đẳng ❤️
12/08/2023

Lối đi xuống biển dành cho người khuyết tật ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ai cũng xứng đáng có một cuộc sống bình đẳng ❤️

11/08/2023
Đây là người phát minh ra ốc vít nở, thứ đảm bảo cho ốc vít bám chặt vào tường, thường dùng trong xây dựng.Ông ấy chính ...
10/08/2023

Đây là người phát minh ra ốc vít nở, thứ đảm bảo cho ốc vít bám chặt vào tường, thường dùng trong xây dựng.

Ông ấy chính là Artur Fischer (1919 - 2016), một nhà phát minh người Đức đã tạo ra rất nhiều sản phẩm có ích cho xã hội. Ngoài ốc vít nở thì ông còn phát minh ra đèn flash cho nhiếp ảnh. Sau khi nhận thấy mối nguy hiểm của việc sử dụng ánh sáng flash từ việc đốt cháy magnesium vốn có thể gây ra hoả hoạn nên vào năm 1949, Artur Fischer đã khám phá ra cơ chế đồng bộ giúp kích hoạt đèn flash khi chụp ảnh.

Đến lúc cuối đời (vào năm 2016), ông đã làm việc chăm chỉ và cống hiến cho thế giới 1.100 bằng sáng chế trong suốt sự nghiệp. Số lượng phát minh của ông đã vượt cả Thomas Edison, người đã có 1.093 bằng sáng chế.

____________
Theo Another World

Address


Telephone

+84902800433

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hiệu Sách Tinh Tuyển Socha posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share