Nhà Sách Sbooks

Nhà Sách Sbooks -Thức Tỉnh Mục Đích Sống Của Bạn-

Tri thức là Sức mạnh.
(1)

Thông qua việc giới thiệu các tác phẩm có giá trị của thế giới, SBOOKS mong muốn trở thành nhịp cầu nối nguồn tri thức nhân loại với dân tộc Việt Nam.

Cuộc đời là một hành trình mà ai cũng phải gánh trên vai những bài học riêng. Có những ngày con thấy mình nhỏ bé, lạc lõ...
17/07/2025

Cuộc đời là một hành trình mà ai cũng phải gánh trên vai những bài học riêng. Có những ngày con thấy mình nhỏ bé, lạc lõng giữa bao sóng gió, nhưng hãy nhớ: không có nỗi đau nào là mãi mãi, chỉ có trái tim mạnh mẽ mới đưa con vượt qua tất cả.
Khi chẳng ai thấu hiểu, khi mọi cánh cửa dường như khép lại, đừng quên rằng bên trong con vẫn còn ánh sáng. Đó là ý chí, là niềm tin, là ngọn lửa không bao giờ tắt nếu con không cho phép nó lụi tàn.
Cuộc sống không gửi đến con thử thách để đánh bại con, mà để con học cách đứng dậy, học cách nhìn sâu hơn vào chính mình. Mỗi bước đi, dù chậm đến đâu, cũng đưa con đến gần hơn với sự bình yên mà con xứng đáng có được.
Hãy nắm lấy sự kiên nhẫn và lòng biết ơn. Vì khi con vững vàng bước tiếp, con không chỉ chiến thắng khó khăn, mà còn chiến thắng chính bản thân mình.
Tâm an, đời sẽ an. Con chính là người tạo ra phép màu cho cuộc sống của mình.
T.mantu.

Trong phép ứng xử, nếu chúng ta có thể lùi một bước mà nhượng bộ thì sẽ thấy được một cảnh giới khác. Không ngạo mạn chí...
17/07/2025

Trong phép ứng xử, nếu chúng ta có thể lùi một bước mà nhượng bộ thì sẽ thấy được một cảnh giới khác. Không ngạo mạn chính là khiêm, lùi một bước chính là khiêm, nói thêm một lời cảm ơn, xin lỗi cũng chính là khiêm vậy.
Trong “Sử ký” có ghi chép về chuyện Lão Tử và Khổng Tử gặp nhau. Lão Tử nói: “Một thương nhân có đầu óc thông minh, lanh lợi sẽ rất hiểu giá trị ẩn chứa của một món hàng mặc dù nó có thể có vẻ ngoài rất tầm thường, không có giá trị gì.
Bậc quân tử phẩm chất cao thượng rất hiểu được đạo đức nội tại ẩn giấu của một con người, cho dù vẻ bề ngoài của họ dường như rất ngờ nghệch, chậm chạp”. Đây chính là điều mà người xưa vẫn gọi là “Đại trí nhược ngu”, nghĩa là: Người tài giỏi thường có vẻ ngoài đần độn.
Tăng Quốc Phiên cũng từng nói: “Giữa trời và đất duy chỉ có khiêm nhường là đạo mang lại tài phúc, kiêu ngạo sẽ sinh ra tự mãn, tự mãn thì dễ bị thất bại”.
Vậy nên, đừng bao giờ tự mãn, kiêu căng, cũng đừng bao giờ tự cho mình là bậc cao nhân số một. Hãy nuôi dưỡng cho mình một sự cao quý từ chính phẩm chất khiêm nhường và đẩy lùi sự hèn mọn.
Có câu: “Nước càng sâu càng tĩnh, người càng hiểu biết nhiều càng khiêm nhường” cũng chính là ý này vậy.

Sưu tầm

ĐẠI TRÍ NHƯỢC NGU – NGƯỜI THẬT SỰ GIỎI KHÔNG CẦN CHỨNG MINH MÌNH THÔNG MINHNgười càng giỏi thật sự, càng hiểu một điều:T...
17/07/2025

ĐẠI TRÍ NHƯỢC NGU – NGƯỜI THẬT SỰ GIỎI KHÔNG CẦN CHỨNG MINH MÌNH THÔNG MINH
Người càng giỏi thật sự, càng hiểu một điều:
Trí tuệ không cần gào to. Bản lĩnh không cần trình diễn.
Kẻ có đại trí – thường biết nguôi lòng.
Kẻ có đại mưu – thường tỏ vẻ vô hại.
Cổ nhân có câu:
“Đại trí nhược ngu, đại biện nhược khẩu.”
Người thật sự sáng – thường biết lùi. Người thật sự biết nói – lại không nói nhiều.
Câu này không phải dạy ta giả vờ ngu.
Mà dạy ta hiểu rằng: sự im lặng có lúc còn sắc hơn ngàn lời biện giải.
Chọn cách không phản ứng – không phải vì yếu, mà vì đang nhìn xa hơn.
Tôn Tẫn là ví dụ tiêu biểu.
Ông và Bàng Quyên là đồng môn, cùng học binh pháp Quỷ Cốc Tử.
Tài năng của Tôn Tẫn khiến Bàng Quyên ganh ghét, hãm hại: chặt chân, xăm mặt, đày đi.
Tưởng đã diệt được một đối thủ.
Nhưng Tôn Tẫn không phản kháng, không cãi lý, không biện minh.
Ông im lặng.
Ông ẩn mình, nuốt nhục, tiếp tục sống và âm thầm bồi luyện trí lược.
Về sau, khi được nước Tề trọng dụng, chính ông là người dùng kế “vây Ngụy cứu Triệu”, dẫn Bàng Quyên vào mai phục tại Mã Lăng.
Bàng Quyên chết – không chỉ bởi mưu của Tôn Tẫn, mà bởi sự nóng nảy, ảo tưởng và thích chứng minh bản thân quá sớm.
Kẻ thắng sau cùng – lại là người từng bị cho là đã thua.
Bởi ông không cần thắng sớm.
Ông cần thắng đúng lúc.
Thời nay, không thiếu những người muốn chứng minh mình thông minh – càng nhanh càng tốt.
Họ giỏi nói, giỏi lên hình, giỏi khiến người khác trầm trồ – nhưng không chịu được một hành trình lặng thầm.
Và rồi họ mỏng – vì không có chiều sâu.
Họ vỡ – vì không có lõi.
Người có đại trí không bị thôi thúc bởi cái “được công nhận” tức thời.
Họ trầm – nhưng họ sâu.
Họ ít lời – nhưng mỗi lời là một nhát đinh.
Họ không bước vội – nhưng mỗi bước là một thế cờ chắc chắn.
Nếu bạn đang âm thầm học, đang cố gắng rèn mình trong im lặng, đang cảm thấy mình bị bỏ lại…
Hãy kiên trì.
Đừng vội đáp trả. Đừng vội chứng minh.
Thời sẽ đến – miễn là bạn đủ thật.

Sưu tầm

BẠN CÓ TIN, ĐẾN NỬA ĐỜI NGƯỜI, NGẪM LẠI TẤT CẢ ĐỀU LÀ DUYÊN KHÔNG?Tôi từng nghĩ rằng con người ta gặp nhau là biến số ng...
17/07/2025

BẠN CÓ TIN, ĐẾN NỬA ĐỜI NGƯỜI, NGẪM LẠI TẤT CẢ ĐỀU LÀ DUYÊN KHÔNG?
Tôi từng nghĩ rằng con người ta gặp nhau là biến số ngẫu nhiên của đời, ở lại hay rời đi là do lựa chọn. Nhưng càng trưởng thành, càng đi qua nhiều mùa giông nắng, tôi càng hiểu có những điều không thể cưỡng cầu, cũng không thể lý giải. Như việc bạn gặp đúng người, đúng lúc hoặc trớ trêu hơn là đúng người, nhưng sai thời điểm.

Người ấy có thể từng lướt qua bạn năm 17 tuổi, ở một quán trà nhỏ đầu phố. Nhưng mãi đến năm 25, hai người mới thật sự đối diện nhau, trong một chiều mưa bất chợt, giữa thành phố rộng lớn.

Lúc đó, bạn không còn ngổ ngáo như xưa. Cũng đã thôi ngạo nghễ của tuổi trẻ dại. Cả hai đều đã đi qua vài vết xước, học được cách im lặng đúng lúc và giữ lấy nhau dịu dàng hơn.

Thế nên tôi tin, đến nửa đời người, ngẫm lại tất cả đều là duyên.

Nhưng tôi cũng hiểu một điều khác, rất thật: “Làm gì có chuyện có duyên sẽ gặp lại. Nếu không phải một trong hai cố tình, thì cả đời này cũng chẳng thể gặp lại nhau.”
Duyên là chất xúc tác, nhưng không thể thay thế cho hành động. Có duyên, nhưng không có người giữ thì cũng trôi như lá rụng. Có từng thương, từng nhớ, từng cùng nhau ngắm pháo hoa đêm giao thừa nhưng nếu không ai chủ động nhắn “ta nhớ nhau”, thì cũng hóa người dưng.

Duyên, suy cho cùng, chỉ là chiếc cầu. Bạn phải bước thêm một bươc hoặc họ phải bước thêm một bước thì hai người mới gặp giữa cây cầu đó. Không có cây cầu nào tự nhiên kéo hai người lại gần nhau nếu cả hai đều đứng yên.

Tình yêu, suy cho cùng, cần duyên để bắt đầu nhưng cần ý thức và lựa chọn để ở lại. Có người bước vào đời bạn chỉ để dạy bạn cách đau, rồi đi. Có người đến rất muộn, nhưng lại ở rất lâu. Và cũng có những người bạn từng tin là định mệnh nhưng giờ chỉ còn là kỷ niệm.

Vậy nên nếu hôm nay bạn gặp được một người khiến tim mình dịu lại, khiến mình trở nên tốt hơn, khiến mình muốn kiên nhẫn một lần với chữ “duyên” thì hãy trân trọng. Đừng thử thách nhau bằng im lặng. Đừng dùng thời gian để kiểm tra lòng người. Đừng bỏ qua một người mình có thể đi cùng suốt quãng đời còn lại chỉ vì nghĩ: ""Nếu có duyên sẽ gặp lại"".

Bởi vì có khi, chẳng có lần nào nữa đâu.
-------------------------
Hôm nay mời bạn đọc cuốn sách ""Ai Rồi Cũng Sẽ Bình Yên""
Link sách tại đây: https://sbooks.vn/sach-ai-roi-cung-se-binh-yen-fan-viet-sbooks/

SỰ THẬT THÌ MẤT LÒNG, CÓ PHẢI KHÔNG?Truyện kể rằng, Sở Trang Vương yêu ngựa đến mức gọi nó là “báu vật”. Trong đó có con...
17/07/2025

SỰ THẬT THÌ MẤT LÒNG, CÓ PHẢI KHÔNG?
Truyện kể rằng, Sở Trang Vương yêu ngựa đến mức gọi nó là “báu vật”. Trong đó có con ngựa mà người yêu quý nhất, đã cho mặc áo gấ đủ màu lộng lẫy, nuôi trong một căn nhà phú quý đoàng hoàng, đen toàn những táo khô vỗ để ngựa ăn. Nhưng con ngựa này chẳng hưởng phúc được bao lâu, chân bị liệt rồi chết. Ngựa chết, vua định tổ chức tang lễ theo nghi thức dành cho đại phu. Có một vị đại thần can gián rằng:
“Muôn tâu đại vương, làm sao lại có thể dùng nghi lễ của đại quan áp đặt lên thân súc sinh co được?”

Sở Trang Vương liền tức giận mà tuyên bố, ai khuyên thì sẽ giế.t kẻ đó.
Các quan đại thần đều co thụt cổ, không dám ho he, nói năng gì nữa.
Lúc này,Ưu Mạnh khóc rống thất thanh. Ông khóc đến mức nhà vua phải hỏi: “Ngươi khóc gì dữ vậy?”

Ưu Mạnh lau nước mắt, điềm đạm thưa:
“Dạ muôn tâu! Thần khóc ngựa đó ạ! Con gựa này là con ngựa mà Quốc vương ta yêu quý nhất! Chúng ta đường đường là nước Sở, có việc gì không thể làm được nào? Chỉ dùng nghi lễ quan đại phu để mai táng cho ngựa như vậy còn quá phụ lòng với ngựa. Thần trộm nghĩ phải nên dùng nghi lễ của Quốc vương để mai táng ngựa mới phải. Các nước chư hầu nghe được sự việc này thì sẽ đều biết được Đại vương coi nhẹ con người mà coi trọng loài ngựa”

Sở Trang Vương im lặng.
Ông hiểu ra, Ưu Mạnh đâu phải tới khóc ngựa mà là dùng những lòi lẽ bóng gió để khuyên ông. Nhưng không cảm thấy bị xúc phạm. Vì Ưu Mạnh không chỉ cho ông thấy cái sai. Ông giúp nhà vua giữ được thể diện, hiểu ra vấn đề, mà vẫn giữ được uy quyền.

Sở Trang Vương cuối cùng không tổ chức tang lễ linh đình nữa. Ông lệnh đem ngựa nướng lên, mời bá quan cùng thưởng. Một việc lố bịch đã được xử lý nhẹ nhàng, mà không ai phải chế.t, không ai bị mất mặt.

Người ta thường nghĩ “nói thật mất lòng” nhưng thật ra, vấn đề không nằm ở sự thật. Vấn đề là ở cách nói. Ưu Mạnh không hạ bệ nhà vua, mà nâng vấn đề lên tầm cao hơn, khiến vua tự soi lại mình. Đó là đỉnh cao của trí tuệ trong xử thế: không đâm người, mà vẫn khiến người tỉnh ngộ.

Trong thời đại này, “phản biện” là một từ thời thượng nhưng không phải ai cũng biết phản biện thế nào để người ta lắng nghe. Nếu bạn là người cấp dưới, đồng nghiệp, hoặc thậm chí là người con trong một gia đình hãy nhớ: Chân lý không cần gào thét. Và sự khéo léo không phải là nịnh hót, mà là trí tuệ kết hợp lòng nhân.

📖 Bạn có thể đọc thêm những điển cố sâu sắc như thế trong cuốn sách “Trí tuệ của người xưa”, nơi những câu chuyện tưởng như nhỏ bé, lại chứa đựng cách làm người, làm việc, làm vua giữa thời thế loạn động.
👉Link sách tại đây: https://sbooks.vn/sach-tri-tue-cua-nguoi-xua-sbooks/

Kẻ địch đáng sợ nhất là cái bóng trong lòng mìnhTrên chiến trường, kẻ địch hiện hình, gươm giáo rõ ràng.Trong triều đình...
16/07/2025

Kẻ địch đáng sợ nhất là cái bóng trong lòng mình
Trên chiến trường, kẻ địch hiện hình, gươm giáo rõ ràng.
Trong triều đình, gian thần lộ mưu, còn có thể dò xét.
Nhưng trong chính tâm trí con người, nếu không nhận ra cái bóng của hoài nghi, đố kỵ, và ảo tưởng, thì đại họa sẽ nảy sinh từ nơi tưởng là an toàn nhất.
Kẻ địch ngoài kia – có thể đánh bằng binh.
Kẻ địch trong lòng – chỉ có thể thắng bằng trí, bằng đạo tâm, bằng sự tỉnh ngộ.
Tần Thủy Hoàng – đánh thắng thiên hạ, thua bởi sợ hãi trong tim
Tần Thủy Hoàng thống nhất lục quốc – thiên hạ về một mối. Nhưng sau chiến thắng, ông dần bị bóng tối trong lòng bủa vây:
Sợ chết → say mê thuốc trường sinh, nghe lời đạo sĩ dối trá.
Sợ phản loạn → nghi kỵ trung thần, lạm sát đại thần.
Sợ mất ngôi → lập luật khắc nghiệt, khiến dân oán than.
Ông thắng lục quốc, nhưng không thắng nổi chính nỗi sợ mất quyền lực.
Cuối cùng, đế quốc Tần chỉ tồn tại… 15 năm.
Chu Du – thua bởi lòng đố kỵ, không phải vì thua trên chiến trận
Chu Du – đại đô đốc Đông Ngô, văn võ song toàn, từng cùng Gia Cát Lượng đánh bại Tào Tháo ở Xích Bích.
Nhưng sau chiến thắng, ông bắt đầu so sánh bản thân với Khổng Minh, sinh lòng đố kỵ.
Khi kế nào cũng bị Gia Cát phá, ông ngửa mặt than:
“Trời sinh Du sao còn sinh Lượng!”
Từ đố kỵ ấy, ông lao vào cuộc đấu không cần thiết – không vì đại cục, mà để vượt mặt kẻ khiến mình tổn thương tự ái.
Nội tâm chất chứa oán khí, tâm chí dần bạc nhược.
Người tài cao, chí lớn – nhưng lại tự dày vò chính mình cho đến khi ngã gục.
Tư Mã Ý – thắng vì hiểu rõ bóng tối trong lòng, nhưng không để nó điều khiển mình
Tư Mã Ý cũng từng đố kỵ với Gia Cát Lượng.
Nhưng ông khác ở chỗ: không để cảm xúc lấn át lý trí.
Ông thừa nhận sự vượt trội của Gia Cát, nhưng thay vì ghen ghét, ông âm thầm rèn luyện, tích lũy và chờ thời.
Khi thời cơ tới, Gia Cát mất – Tư Mã Ý dốc toàn lực xây dựng thế lực, mở đường cho nhà Tấn.
Ông không tiêu diệt “cái bóng” trong lòng – mà nhận diện nó, vượt lên nó, và dùng nó như một phần của trí tuệ chiến lược.
Muốn thống lĩnh người khác – trước hết phải thống lĩnh được chính mình
Có ba cái bóng nguy hiểm nhất trong lòng người làm chủ:
Ảo tưởng: cho mình là bất bại.
Nghi kỵ: không tin ai, kể cả người tâm phúc.
Tự ti sâu kín: luôn phải chứng minh mình hơn người khác.
Không ai diệt được những bóng tối ấy.
Nhưng người làm chủ phải biết soi ra chúng, quản trị chúng, và không để chúng cầm tay lái.

Sưu tầm

THỨ ĐÁNG SỢ NHẤT KHÔNG PHẢI NGƯỜI ÁC – MÀ LÀ NGƯỜI VÔ CẢMNgười ác – ít ra, ta còn biết sợ để mà tránh.Nhưng người vô cảm...
16/07/2025

THỨ ĐÁNG SỢ NHẤT KHÔNG PHẢI NGƯỜI ÁC – MÀ LÀ NGƯỜI VÔ CẢM
Người ác – ít ra, ta còn biết sợ để mà tránh.
Nhưng người vô cảm – có thể ở ngay cạnh ta, cười nói hằng ngày,
nhưng khi ta đau, họ quay đi.
Khi ta lạc lối, họ im lặng.
Khi ta cần một lời động viên – họ chỉ ném lại một cái nhìn trống rỗng.
Vô cảm là thứ không phát ra tiếng động.
Không làm tổn thương ai bằng dao –
nhưng lại khiến người khác chết dần bằng sự lạnh nhạt.
Một xã hội sẽ không lụi tàn vì vài kẻ độc ác.
Nó sụp đổ trong im lặng –
khi người tốt không còn lên tiếng.
Khi người chứng kiến không còn nhíu mày.
Khi ai cũng quay lưng và nói: “Không phải việc của tôi.”
Bạn không cần làm việc ác để trở thành một phần của bất công.
Chỉ cần bạn im lặng, khi người khác cần bạn đứng bên họ.
Chỉ cần bạn thờ ơ, khi ai đó bị xúc phạm, bị cô lập, bị tổn thương ngay trước mặt bạn.
Sự vô cảm không xuất hiện đột ngột.
Nó đến khi người ta quen nhìn thấy nỗi đau mà không còn thấy đau,
quen nghe lời xin lỗi mà không thấy rung động,
quen lướt qua nước mắt người khác như một chuyện thường ngày.
Thế giới này đã đủ lạnh.
Nếu bạn không thể sưởi ấm ai, xin đừng làm họ lạnh thêm.
Bạn không cần phải làm điều gì lớn lao.
Chỉ cần thấy người ngã – đừng bước qua.
Thấy người khóc – đừng quay đi.
Thấy điều bất công – đừng gọi đó là “chuyện của người ta”.
Vì điều khiến thế giới này đáng sợ –
không phải số lượng kẻ ác,
mà là số người tốt đã chọn cách im lặng.

Sưu tầm

SINH RA LÀ MỘT BẢN THỂ, ĐỪNG ĐỂ CHẾ.T ĐI NHƯ MỘT BẢN SAO.Có những cái chế.t không cần đến quan tài, cũng không cần đưa t...
16/07/2025

SINH RA LÀ MỘT BẢN THỂ, ĐỪNG ĐỂ CHẾ.T ĐI NHƯ MỘT BẢN SAO.
Có những cái chế.t không cần đến quan tài, cũng không cần đưa tiễn. Bởi vì nó không xảy ra một cách rầm rộ, mà âm thầm như một chiếc đèn cạn dầu. Ta vẫn sống, vẫn làm việc, vẫn đăng ảnh lên mạng, vẫn nở nụ cười với bạn bè… Nhưng đâu đó trong lòng, thứ gì đó đã tắt.

Nếu bạn từng hỏi: Vì sao khi đã trưởng thành, có công việc ổn định, có chồng, có vợ, có cả một cuộc đời đầy đủ, mà vẫn thấy trống rỗng? Có thể câu trả lời không nằm ở hiện tại.

Mà nằm ở cái ngày rất xa, khi bạn chỉ mới 6 tuổi, 12 tuổi, hay 17 tuổi.
Ngày ấy, bạn bắt đầu học cách từ bỏ chính mình. Từ bỏ việc vẽ bầu trời màu tím vì cô giáo bảo ""bầu trời chỉ có màu xanh"". Từ bỏ việc vẽ tranh để học thêm môn Lý.
Từ bỏ việc muốn trở thành nhạc sĩ, họa sĩ, vũ công… để thành “kỹ sư, bác sĩ, công chức, giám đốc” như người lớn mong đợi. Từ bỏ sự khác biệt, để vừa vặn với cái gọi là “đứa con ngoan, trò giỏi”.

Bạn gấp gọn tâm hồn mình lại như một mảnh giấy. Cất nó vào ngăn kéo mang tên “hành xử đúng mực”. Và sống cuộc đời được phác thảo bởi những cái nên và không nên của xã hội.

Đó là lúc chúng ta bắt đầu chế.t đi. Không phải thể xác. Mà là cái chế.t âm thầm của một bản thể rực rỡ, cái tôi duy nhất và độc nhất của bạn.

Càng lớn, ta càng được khen khi ""trưởng thành"", càng được công nhận khi ""thành đạt"", thì cái bóng của đứa trẻ từng mơ mộng kia càng mờ đi. Chúng ta cứ thế trở thành những người “đáng ngưỡng mộ” nhưng không còn biết mình thực sự là ai. Ta mặc vừa áo sơ mi công sở, nhưng không còn “mặc” vừa linh hồn của chính mình nữa.

“Những người lớn khuyên tôi nên ngừng vẽ trăn, dù là từ bên ngoài hay bên trong, và nên chuyên tâm hơn vào địa lý, lịch sử, số học và ngữ pháp. Đó là lý do tại sao, ở tuổi sáu, tôi đã từ bỏ sự nghiệp vẽ vời lộng lẫy. Tôi nản lòng vì sự thất bại của bức vẽ số 1 và bức vẽ số 2 của mình. Những người lớn không bao giờ tự mình hiểu được bất cứ điều gì, và bọn trẻ thì mệt mỏi khi phải giải thích đi giải thích lại cho họ." (Trích sách Hoàng tử bé)

Nếu bổng một ngày bạn nhớ lại về đứa trẻ đầy mơ mộng, đầy ước mơ năm ấy. Hãy quay về tìm lại đứa trẻ ấy, người từng tin vào điều kỳ diệu, người từng không ngại sống khác biệt, người từng mơ giấc mơ riêng mà không cần sự cho phép của bất kỳ ai.

Bởi vì được là chính mình, không giống ai, không hợp khuôn, không cần được chấp nhận đó không phải là ích kỷ. Đó là quyền tự nhiên mà ta có trong cuộc đời này.
Bạn sinh ra là một bản thể độc nhất. Đừng để chết đi như một bản sao. Đừng để những khuôn mẫu cũ chôn vùi một linh hồn còn khát khao.

“Mỗi chúng ta sinh ra trên thế gian này, đều là một bản thể riêng biệt, và bản thể ấy không thể đem so sánh với bất kỳ ai khác” (Trích sách Ai rồi cũng sẽ bình yên)
---------------------------------
📘 Link sách cho những ai cần
👉Link sách “Hoàng tử bé”: https://sbooks.vn/sach-hoang-tu-be-antoine-de-saint.../
👉Link sách “Ai rồi cũng sẽ bình yên”: https://sbooks.vn/sach-ai-roi-cung-se-binh-yen-fan-viet.../

Đời người là một chuyến đi. Có người đi thong thả trên con đường trải đầy hoa nắng. Có người lặng lẽ bước qua bao gập gh...
16/07/2025

Đời người là một chuyến đi. Có người đi thong thả trên con đường trải đầy hoa nắng. Có người lặng lẽ bước qua bao gập ghềnh sỏi đá. Mỗi người một hành trình, một điểm đến, một nỗi niềm riêng biệt. Không ai giống ai, cũng chẳng ai thay ai được.
Trên hành trình ấy, ai cũng mang theo một “hành trang” của riêng mình: có người mang theo ký ức tuổi thơ, người khác lại chất đầy gánh nặng cơm áo, người mang mộng ước chưa thành, kẻ lại cõng trên vai những nỗi đau chưa nói thành lời.
Dù đi hướng nào, dù đời có cho bạn xuất phát điểm ra sao, thì cũng sẽ có những đoạn đường buộc ta phải đi qua bóng tối, mới thấy được giá trị của ánh sáng. Phải từng buồn thật nhiều, mới hiểu niềm vui là điều không nên xem nhẹ. Phải từng mất mát, hụt hẫng, mới biết trân quý những điều bé nhỏ nhưng ấm áp quanh mình.
Cuộc đời không hứa với ta một hành trình dễ dàng. Nhưng nó luôn cho ta quyền chọn cách bước đi: bước trong cay đắng, hay bước với lòng biết ơn. Bước với oán giận, hay bước với trái tim mở rộng.
Và điều kỳ diệu là: mỗi lần ta vượt qua một nỗi buồn, hành trang ta lại nhẹ đi một chút, nhưng trái tim thì đầy đặn hơn.
Vậy nên, dù hành trình của bạn là ngắn hay dài, bằng phẳng hay gập ghềnh, hãy bước đi với tất cả sự tỉnh thức, can đảm và nhân hậu. Bởi đôi khi, chính cách ta đi… mới là điều làm nên vẻ đẹp của cả cuộc đời.
Liên Anh

TẬN CÙNG CỦA NGU DỐT LÀ ĐỐI XỬ TỐT VỚI QUÁ NHIỀU NGƯỜICó bao giờ bạn tự hỏi vì sao lòng tốt của mình lại bị xem thường? ...
16/07/2025

TẬN CÙNG CỦA NGU DỐT LÀ ĐỐI XỬ TỐT VỚI QUÁ NHIỀU NGƯỜI
Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao lòng tốt của mình lại bị xem thường? Vì sao càng đối xử tử tế với người khác, bạn lại càng cảm thấy mỏi mệt, tổn thương và… đơn độc?
Người ta thường dạy ta phải sống tốt, biết yêu thương và tha thứ. Nhưng ít ai nói cho bạn biết rằng: lòng tốt không có ranh giới, là con dao hai lưỡi. Khi bạn tử tế với tất cả, không phân biệt ai đáng hay không, thì lòng tốt ấy dần trở thành một thứ rẻ mạt, dễ bị lợi dụng, dễ bị coi thường.
Khổng Tử từng được học trò hỏi rằng:
– “Lấy đức báo oán có được không?”
Ngài đáp:
– “Vậy thì lấy gì báo đức? Phải lấy công bằng báo oán, lấy đức báo đức.”
Đây không phải sự lạnh lùng, mà là một cảnh giới phân minh: tử tế đúng người, mới là tử tế có trí tuệ.
Có một kiểu người luôn sợ bị ghét, sợ mất lòng, sợ bị bỏ rơi, nên cố gắng tử tế với tất cả. Nhưng thực ra, đó là sự yếu đuối trá hình dưới vỏ bọc thiện lương. Khi bạn dốc sức vì người khác, nhưng lại không dám nói “không”, không dám bảo vệ ranh giới, bạn sẽ bị rút cạn năng lượng mà không nhận được sự trân trọng.
Tôn Tử dạy: “Biết người, biết mình, trăm trận trăm thắng.”
Còn người không biết mình nên dừng ở đâu, nên tốt với ai, sẽ là kẻ trăm trận trăm thua, dù không cầm kiếm.
Thực chất, tử tế không phải là bản năng mà là bản lĩnh. Bạn cần có trí tuệ để phân biệt giữa lòng nhân và lòng nhu nhược, giữa nhẫn nhịn và cam chịu. Lòng tốt không có ranh giới là thứ dễ bị lợi dụng nhất.
👉 Tử tế có giới hạn là một dạng trí tuệ. Bạn không cần làm vừa lòng tất cả. Hãy làm đúng với giá trị, và tử tế với những ai biết trân trọng. Hãy đọc “Trí Tuệ Của Người Xưa” để giữ mình vững chãi giữa nhân gian biến động, sống tử tế mà không đánh mất chính mình. Tốt thôi chưa đủ. Tốt, và tỉnh táo, mới là cách để sống an yên giữa đời.
♥️ Link sách tại đây: https://sbooks.vn/sach-dao-ly-cua-nguoi-xua-sbooks/

CHỌN BẠN MÀ CHƠI - CHỌN NƠI MÀ ĐẾN1. Làm người, rộng rãi cũng được nhưng cần rộng rãi với đúng người - chớ chiều lòng kẻ...
15/07/2025

CHỌN BẠN MÀ CHƠI - CHỌN NƠI MÀ ĐẾN
1. Làm người, rộng rãi cũng được nhưng cần rộng rãi với đúng người - chớ chiều lòng kẻ không biết điều, đừng rộng lượng với kẻ vô ơn.
2. Làm người, lương thiện cũng được, nhưng phải lương thiện có đầu óc, đôi khi tốt quá cũng không tốt.
3. Làm người, khoan dung cũng được, nhưng khoan dung cần có giới hạn, không phải cứ nhẫn nhịn chịu đựng để rồi bị phản bội.
4. Làm người, ngốc nghếch không phải là tật xấu, không giả dối là được; không thông minh cũng chẳng sao, không xấu xa là được; giàu hay nghèo không thành vấn đề, miễn sao biết cách cho đi là được.
5. Làm người, quá lương thiện sẽ bị người khác bắt nạt, đối xử quá tốt với người khác rồi sẽ có ngày họ cho rằng đó là điều nghiễm nhiên; quá ngô nghê sẽ bị người khác cho là ngu ngốc, quá rộng rãi sẽ bị người khác lợi dụng.
Trên đời, vẫn luôn tồn tại những người không có lòng biết ơn, vong ân bội nghĩa.
Thế nên, phải đủ tỉnh táo để nhận diện đối phương.
Kết bạn với một người quân tử sẽ có lợi cả đời, ngược lại, giao du với kẻ tiểu nhân, chúng ta sẽ bị kéo xuống hố sâu!

Sưu tầm

TỬ TẾ LÀ KHÍ CHẤT ĐẸP NHẤTMỗi người trong chúng ta đều có những tiêu chuẩn riêng khi nói về “người lý tưởng”. Có người y...
15/07/2025

TỬ TẾ LÀ KHÍ CHẤT ĐẸP NHẤT
Mỗi người trong chúng ta đều có những tiêu chuẩn riêng khi nói về “người lý tưởng”. Có người yêu nét đẹp dịu dàng, có người say mê sự mạnh mẽ, thông minh hay nổi bật. Nhưng với mình, tử tế luôn là khí chất đẹp nhất.

Không lấp lánh như mấy viên kim cương chục cara, không ồn ào như danh vọng. Nhưng một người tử tế dù ở đâu, ở tuổi nào đều khiến người khác cảm thấy dễ chịu.
Mình mê một người có giọng nói nhẹ nhàng. Biết nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi” khi cần. Không vì sĩ diện mà nặng lời. Không vì tức giận mà tổn thương người khác. Mình thích cái cách mà ai đó đợi mình dịu lại, chờ cho nước mắt ngưng rơi, rồi mới nhẹ nhàng nói với mình: “Anh hiểu vì sao em buồn. Nhưng em hiểu sai rồi, để anh giải thích cho em nghe…”

Thật ra, sự tử tế không phải là thứ được học từ sách vở như trong sách đạo đức, mà là điều được chắt lọc từ trải nghiệm, từ cách mình từng bị tổn thương, và từ những lần mình vô tình khiến người khác tổn thương. Một người tử tế không phải vì họ chưa từng giận dữ, mà vì họ biết: Khi đối diện với người mình yêu thương, tổn thương dù nhỏ cũng có thể để lại vết nứt sâu.

Chính vì vậy, mình cũng muốn trở thành một người như thế một người dịu dàng trong cách nói, chừng mực trong cách yêu, và bình tĩnh trong cách giận. Không phải để người khác yêu mình hơn. Mà để mình xứng đáng hơn với chính người mình chờ đợi.

Tử tế không phải là thứ khiến bạn nổi bật trong đám đông. Nhưng là điều khiến bạn được nhớ mãi khi người khác lặng lẽ rời đi.

Vậy nên, nếu bạn đang cảm thấy mình chưa đủ nổi bật, chưa đủ đặc biệt đừng vội chạy theo hình mẫu nào đó. Hãy thử sống tử tế thêm một chút, đủ kiên nhẫn với người khác, và dịu dàng với chính mình. Bạn sẽ thấy, tử tế chính là ánh hào quang âm thầm, nhưng không bao giờ tắt.

Đến lúc cho thế giới thấy hào quang của bạn rực rỡ đến nhường nào.
-----
♥️ Phụ nữ khí chất sẽ tự có hào quang.
👉 Link sách tại đây: https://sbooks.vn/sach-phu-nu-khi-chat-se-tu-co-hao.../

Address

Thủ Đức District

Website

https://tuoitrethudo.vn/sbooks-duoc-goi-ten-trong-giai-thuong-sach-quoc-gia-2024-2665

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Nhà Sách Sbooks posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share