03/06/2023
NHỮNG SỐ LIỆU CHỨNG MINH RẰNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI LÀ MỘT VẤN ĐỀ G Y NHỨC NHỐI TẠI VIỆT NAM:
- Theo số liệu thống kê vào năm 2019: khoảng 36,0% phụ nữ dân tộc Mường phải chịu cảnh bạo lực gia đình, phụ nữ dân tộc Hoa chiếm hơn 33,0%,\ và phụ nữ dân tộc Thái chiếm cũng gần 30%.
- Tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động giảm sâu hơn so với nam giới, khiến chênh lệch theo giới tăng nhẹ lên 10,8%.
- Kết quả nghiên cứu về bạo lực phụ nữ đã cho thấy gần 2/3 phụ nữ trong độ tuổi từ 15-64 hoặc đã từng trải qua ít nhất một hình thức bạo lực về thể chất, tình dục và tinh thần và/hoặc bạo lực kinh tế bởi chồng/bạn tình ở một số thời điểm trong cuộc đời 31,6% trong 12 tháng vào năm 2019.
- Thực tế nhiều thông tin về việc bạo lưc phụ nữ vẫn bị che giấu khi hơn 90% phụ nữ bị bạo lực không tìm kiếm sự trợ giúp từ các dịch vụ công và một nửa trong số đấy không nói với ai về tình trạng của mình.
- Tổn thất năng suất lao động quốc gia do BLPN tương đương 1,81% GDP năm 2018 ở Việt Nam.
- Phân công lao động đi lấy nước ở các hộ gia đình thành thị chưa tiếp cận được nước sạch: 69% phụ nữ thực hiện, 29% nam giới, 9% cùng tham gia (2015).
- 49% trẻ em gái vị thành niên cho biết cảm thấy không an toàn khi ở nơi công cộng. (2017)
VẬY, CHÚNG TA CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VIỆT NAM?
Nguồn: UNFPA Vietnam, Trang thông tin điện tử: Tổng cục dân số-Kế hoạch hóa gia đình