Công đoàn Trường THPT Đa Phước - Huyện BC - TP. HCM

  • Home
  • Công đoàn Trường THPT Đa Phước - Huyện BC - TP. HCM

Công đoàn Trường THPT Đa Phước - Huyện BC - TP. HCM Công đoàn đồng hành với người lao động; thực hiện quyền lợi đảm bảo, ph?

Bác Hồ kính yêu từng nói: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm t...
23/10/2023

Bác Hồ kính yêu từng nói: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ Việt Nam đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế... mỗi giai đoạn lịch sử gắn liền với cuộc đời của người phụ nữ và gắn liền với những câu chuyện về những tấm gương sáng, sự hi sinh để đất nước ta có được hòa bình, độc lập như ngày hôm nay. Trong không khí vui tươi phấn khởi của cả nước kỉ niệm 93 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; được sự nhất trí của chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường; sáng ngày 20/10/2023 vừa qua, B*HCĐ Trường THPT Đa Phước đã long trọng tổ chức buổi Họp mặt kỷ niệm 93 năm ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2023), kỷ niệm 13 năm ngày phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 - 20/10/2023) nhằm tôn vinh giá trị của người phụ nữ, ôn lại những kỉ niệm hào hùng mà một nửa thế giới đã làm nên trong lịch sử, củng cố và ủng hộ tinh thần chị em phụ nữ nhiều hơn nữa trong tương lai.

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM (20/10/1930-20/10/2023), KỶ NIỆM 13 NĂM NGÀY PHỤ N...
19/10/2023

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM (20/10/1930-20/10/2023), KỶ NIỆM 13 NĂM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM (20/10/2010 - 20/10/2023)

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ, nhà giáo và...
19/10/2023

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”
góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ, nhà giáo và người lao động
đáp ứng yêu cầu mới

Nguyễn Thị Bích Hợp, Phó Chủ tịch CĐGD Việt Nam

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động từ năm 1989, được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam cụ thể hóa thành phong trào “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” trong ngành Giáo dục. Trải qua hơn 26 năm, phong trào “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” tiếp tục có sức lan tỏa, ngày càng có chiều sâu, phát huy được phẩm chất tốt đẹp và tiềm năng to lớn của nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGLĐ) trong các hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, góp phần phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, khẳng định được vị thế của đội ngũ nữ CBNGLĐ trong sự nghiệp trồng người.
Tính riêng trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, phong trào đã đạt được những kết quả đáng kể. Phụ nữ ngành Giáo dục đã tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Có 587.284 chị được đi học; hàng chục vạn lượt nữ nhà giáo tham gia thi giáo viên dạy giỏi và đạt kết quả tốt. Tỷ lệ nữ đạt giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp luôn chiếm trên 50%. Nhiều chị đạt các danh hiệu, giải thưởng cao quý của Nhà nước. Tính chung các cấp học hiện nay, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn xấp xỉ 100%. Ở khối đại học, cao đẳng, tính trong tổng số thạc sĩ, tiến sĩ thì tỷ lệ nữ chiếm gần 50%. Đặc biệt chị em tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nhiều chị đã có công trình khoa học được ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống, làm lợi hàng tỷ đồng góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội. Nhiều chị không chỉ miệt mài, say mê với chuyên môn, quan tâm chăm lo đội ngũ giáo viên, thương yêu học sinh, nêu cao tinh thần “Tương thân, tương ái” với những nghĩa cử cao đẹp của nhà giáo, mà còn là người năng động trong phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập cho gia đình mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Các đơn vị cơ bản đều có nữ tham gia lãnh đạo, riêng khối phổ thông và Mầm non, nữ quản lý chiếm khoảng 62%. Hàng năm, có trên 80% nữ nhà giáo đạt danh hiệu “Giỏi việc trường - đảm việc nhà” các cấp, 90-95% gia đình nữ nhà giáo đạt danh hiệu Gia đình văn hóa. Hầu hết con của nữ CBNGLĐ ngành Giáo dục đều là con ngoan, trò giỏi, đạt học sinh giỏi các cấp; nhiều cháu đoạt giải thưởng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; trên 500 nữ nhà giáo được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú; nhiều chị được kết nạp Đảng. Nhiều chị được lựa chọn quy hoạch, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong và ngoài ngành; được lựa chọn, bầu vào cấp uỷ, hội đồng nhân dân các cấp,...
Trong giai đoạn vừa qua, công tác chỉ đạo, triển khai phong trào luôn được các đơn vị quan tâm thực hiện. Nội dung, hình thức tổ chức phong trào được đổi mới, sáng tạo, phong phú, phù hợp với từng đơn vị, địa phương, vùng miền, từng đối tượng phụ nữ, có tác động mạnh mẽ trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nữ CBNGLĐ, tạo động lực để chị em phát huy năng lực, sở trường, sức sáng tạo và trí tuệ của mình. Chất lượng đội ngũ nữ CBNGLĐ được nâng lên ở tầm cao hơn, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo cũng như sự phát triển của mỗi cơ sở giáo dục và của ngành. “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” tiếp tục khẳng định là một phong trào mang tính ngành nghề sâu sắc, phù hợp với đối tượng phụ nữ của ngành Giáo dục.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành Giáo dục tăng cường các giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nữ nhà giáo và lao động đáp ứng yêu cầu mới, phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” cần được tiếp tục đẩy mạnh với những mục tiêu sau:
Nâng cao chất lượng của phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” gắn với tuyên truyền giáo dục về 4 phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”. Vận động nữ CBNGLĐ chủ động, tích cực học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ, năng lực; đổi mới phương pháp giảng dạy và quản lý, nghiên cứu khoa học, ứng dụng sản phẩm khoa học sư phạm ứng dụng có hiệu quả; tiếp tục phấn đấu để đạt chuẩn về năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và hội nhập quốc tế; tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động; xây dựng tập thể, đơn vị đoàn kết, phát triển vững mạnh và xây dựng gia đình theo tiêu chí no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng người phụ nữ ngành giáo dục theo 5 tiêu chí: “Yêu nước; Có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo và hoàn thành tốt công tác được giao; Có sức khỏe; Có lối sống văn hóa và tấm lòng nhân hậu; Quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng”, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống trong sáng, giản dị, lành mạnh và thanh danh của nhà giáo.
Theo đó, mỗi đơn vị, trường học trong ngành cần triển khai một số giải pháp cụ thể như sau:
Một là, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ ngày 29/01/2011 về công tác vận động nữ công nhân viên chức lao động thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chỉ thị số 03/CT-TLĐ ngày 18/8/2010 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”; tuyên truyền, phổ biến sâu rộng ý nghĩa của phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” trong ngành Giáo dục, các bài học kinh nghiệm, các tấm gương tiêu biểu, điển hình; đồng thời thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo và rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”; lồng ghép với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, phong trào thi đua “Hai tốt”, cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”,...
Hai là, động viên nữ CBNGLĐ tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực nghề nghiệp, tin học, ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu mới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới; thực hiện nghiêm túc chính sách dân số, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và cơ sở giáo dục; nuôi con khỏe, ngoan, học giỏi, chăm lo xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Ba là, các cấp công đoàn cần cần chủ động tham gia với chuyên môn đảm bảo việc làm, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, thu nhập ổn định cho nữ CBNGLĐ. Phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ đồng cấp kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách; ngăn ngừa nguy cơ và đấu tranh với các hành vi phân biệt đối xử, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của phụ nữ.
Bốn là, phát hiện, giới thiệu nữ CBNGLĐ ưu tú cho Đảng, chính quyền xem xét bồi dưỡng kết nạp vào Đảng, tham gia cấp ủy, bộ máy lãnh đạo chính quyền, đoàn thể các cấp; phấn đấu đến năm 2020, mỗi cơ sở giáo dục đều có ít nhất 01 cán bộ nữ tham gia lãnh đạo quản lý đơn vị và phấn đấu tăng tỉ lệ nữ giữ cương vị thủ trưởng đơn vị.
Năm là, tăng cường sự chỉ đạo của các cấp công đoàn, tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban nữ công các cấp để làm tốt công tác tham mưu về công tác vận động nữ, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác nữ công, đặc biệt là triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” ngày càng hiệu quả, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ nữ CBNGLĐ.
Sáu là, các đơn vị cần cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, tiêu chuẩn thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” cho phù hợp; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào; biểu dương khen thưởng kịp thời, nhân rộng điển hình tiến tiến.
Phát huy những kết quả đã đạt được, với kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo và tổ chức triển khai phong trào nhiều năm qua, các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu và có sức lan toả mạnh mẽ, để phụ nữ ngành Giáo dục có nhiều đóng góp xứng đáng hơn nữa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ ngành Giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

Nét đẹp văn hóa áo dài truyền thống của Phụ Nữ Việt NamÁo dài từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa chứa đựng tâm hồn c...
19/10/2023

Nét đẹp văn hóa áo dài truyền thống của Phụ Nữ Việt Nam
Áo dài từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa chứa đựng tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Tuần lễ áo dài được tổ chức hàng năm là cách để tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống cũng như vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam.
“Đẹp biết bao, quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu/ Dù ở đâu, Paris, London hay ở những miền xa/ Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố/Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó”… Lời ca trong ca khúc “Một thoáng quê hương” của nhạc sỹ Từ Huy - Thanh Tùng luôn làm rạo rực mỗi trái tim người Việt, nhất là mỗi khi khoác trên mình chiếc áo dài. Trải qua bao giai đoạn thay đổi để phù hợp với thời đại, áo dài luôn được xem là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt. Tà áo thướt tha kín đáo, duyên dáng đủ sức tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng người phụ nữ Việt Nam. Dù có đi xa bất cứ nơi đâu, mỗi khi bắt gặp nét tha thướt của tà áo dài, là như thấy quê hương Việt ở đó.
Hưởng ứng Tuần lễ áo dài, ở nhiều cơ quan, đơn vị. Áo dài Việt Nam là y phục truyền thống và là một trong những biểu tượng về nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc ta. Chính vì vậy, việc gìn giữ, bảo tồn và lưu truyền áo dài cho các thế hệ sau là nhiệm vụ quan trọng không của riêng ai. Với sự hưởng ứng tích cực trong Tuần lễ áo dài của hội viên, phụ nữ trong toàn tỉnh đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của phụ nữ trong việc gìn giữ, phát huy di sản văn hóa “Áo dài” của Việt Nam.

Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt, đó là trang phục không thể thiếu trong trong các sự kiện quan trọng của đất nước, của dân tộc. Chiếc áo dài làm tô thêm nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nét duyên dáng của người phụ nữ Á đông. Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mỹ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn có đức hy sinh
Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Áo dài của người phụ nữ Việt Nam được thiết kế khá đơn giản. Áo dài từ cổ đến chân, cổ áo thường là cổ tròn, ôm khít lấy cổ tạo vẻ kín đáo.Thân áo gồm thân trước và thân sau dài từ bả vai xuống mắc cá chân,dọc hai bên hông có đường xẻ từ eo xuống hết tà áo. Khuy áo thường được thiết kế từ cổ kéo sang vau rồi xuống ngang hông. Thân áo may sát thân người để làm tôn lên những đường cong gợi cảm của người phụ nữ. Tay áo không có cầu vai, kéo dài từ cổ áo đến cổ tay, áo thường được mặc kết hợp với quần đồng màu hoặc với các màu trắng, vàng nhạt rất tao nhã, áo dài thường được may từ nhiều loại vải khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là mềm, nhẹ, thoáng mát.
Có thể thấy rằng, áo dài rất kín đáo, duyên dáng và gợi cảm, trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt. Ở Việt Nam, Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi. Nó đã trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt hoặc trang trọng những ngày lễ quốc gia, lễ cưới, ngày tết, lễ tốt nghiệp hoặc trong những cuộc thi quan trọng. Khi tham dự một sự kiện đặc biệt nào đó hoặc xuất hiện trên truyền hình, Áo dài luôn là trang phục được phụ nữ Việt Nam ưu tiên lựa chọn vì nó góp phần tôn lên vẻ đẹp của họ. Có thể nói rằng Áo dài đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khắp nơi trên thế giới.
Chiếc áo dài của người phụ nữ Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc hay giày; nếu cần trang trọng như trang phục cho cô dâu thì thêm chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài của người phụ nữ Việt Nam có rất nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong tà áo thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo như những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón những đứa con trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ dịu dàng đằm thắm và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa và cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết.
Ngoài ra, tà áo dài của người phụ nữ Việt Nam có cách riêng để tôn lên nét đẹp hình thể. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vải lụa mềm, khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà”. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Khác với những trang phục truyền thống của nhiều nước trên thế giới, khi mặc áo dài, phụ nữ Việt không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài - trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng. Trên chững chuyến bay đường dài với những sự thay đổi thời tiết và khí hậu đột ngột dễ gây mỏi mệt và bực bội đối với những hành khách trên không, hình ảnh những thiếu nữ Việt xinh tươi đằm thắm trong tà áo dài chính là “linh hồn” làm dịu đi những nỗi mệt nhọc cho hành khách của chuyến bay. Không chỉ có thế, ngày nay tại các công sở, cũng dễ dàng tìm thấy hình ảnh những phụ nữ gọn nhẹ trong tà áo dài nhưng vẫn hoạt bát nhanh nhẹn xử lý công việc thật ngăn nắp, chỉnh chu. Đúng như lời nhận xét của một chuyên gia thời trang Đông Nam Á: “Áo dài Việt Nam tạo ra sự thoải mái cho người phụ nữ. Trong khi áo dài Trung Quốc có một số hạn chế, áo dài Việt cho phép người mặc có thể hoạt động tự do và nó cũng có sức cuốn hút hơn”.
Cuộc sống ngày càng phát triển và luôn đổi thay từng ngày. Dù nhu cầu và phong cách thời trang thay đổi theo con người của thời đại, nhưng áo dài vẫn sẽ là trang phục tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam mà không có một trang phục nào trong tương lai có thể thay thế được. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng với tà áo dài sẽ mãi mãi là sự ấn tượng sâu sắc cho những du khách trong và ngoài nước và nó luôn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Lịch sử và ý nghĩa ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10Lịch sử dân tộc Việt Nam còn mãi ghi đậm dấu ấn chó...
19/10/2023

Lịch sử và ý nghĩa ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10
Lịch sử dân tộc Việt Nam còn mãi ghi đậm dấu ấn chói ngời của những nữ anh hùng hào kiệt không chịu khuất phục kẻ thù, không chịu kiếp sống nô lệ, đứng lên chống giặc ngoại xâm giành tự do. Đó là Bà Trưng, Bà Triệu; Nữ tướng Bùi Thị Xuân, Bà Nguyễn Thị Định, Chị Út Tịch, ...Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ Việt Nam đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế....Trong đấu tranh cách mạng, phụ nữ Việt Nam không chỉ là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến mà chính họ còn là những chiến sỹ cách mạng kiên cường bất khuất, những nữ dân quân du kích, nữ thanh niên xung phong mở đường, tải gạo, tải đạn với ý chí quật cường, chịu đựng gian khổ với tinh thần lạc quan cách mạng, họ chăm sóc thương binh, đồng đội bằng tất cả tấm lòng yêu thương. Đó chính là chị Nguyễn Thị Minh Khai, chị Võ Thị Sáu, chị Lê Thị Hồng Gấm, chị Nguyễn Thị Định, Anh hùng liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thùy Trâm.....Còn có biết bao người phụ nữ thầm lặng, dung dị, mộc mạc; họ cống hiến cho đất nước những người con, người chồng vô cùng yêu quý;mòn mỏi chờ đợi người thân trong chiến tranh, để rồi cũng không còn đủ nước mắt khi những người thương yêu không bao giờ trở về. Trải qua các thời kỳ cách mạng, vị trí, vai trò của phụ nữ được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Bác từng nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Trong bản Di chúc bất hủ để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa, Người viết: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên”. Phụ nữ đã là một phần không thể thiếu góp vào thành công của cách mạng Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong công cuộc xây dựng đất nước, phụ nữ đã có những đóng góp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước, những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam lại được tiếp tục khẳng định và phát huy mạnh mẽ. Các tầng lớp phụ nữ luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, tích cực thi đua, phấn đấu vươn lên đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, đã xuất hiện nhiều gương phụ nữ tài năng, điển hình tiêu biểu với những cống hiến xuất sắc trong lãnh đạo quản lý, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc…Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Việt Nam luôn phấn đấu và trưởng thành về mọi mặt, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện…Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao những nỗ lực phấn đấu và đóng góp to lớn của phụ nữ trong xây dựng gia đình và trong công cuộc xây dựng đất nước, xứng đáng được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Những truyền thống, bản sắc tốt đẹp đó đã được các thế hệ phụ nữ Việt Nam kế thừa và phát huy. Có thể nói, đây không chỉ là niềm tự hào của riêng phụ nữ Việt Nam mà còn là một thứ tài sản qúy báu của cả dân tộc .
Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng phụ nữ bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như: - Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ. - Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh. - Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng. Chính vì vậy, vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập. Kể từ đó ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức Hội LHPN Việt Nam.
93 mùa thu qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày càng lớn mạnh, với nhiều phong trào thi đua yêu nước sâu sắc và các chương trình, đề án có hiệu quả, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội, hướng dẫn phụ nữ phát huy truyền thống tốt đẹp phấn đấu rèn luyện phẩm chất “Tự tin –tự trọng –trung hậu - đảm đang”, xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước có tri thức, có sức khoẻ, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng, tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM NĂM 2023:- Sống và làm việc theo pháp luật là việc làm thiết thực hưởng ứ...
12/10/2023

KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM NĂM 2023:
- Sống và làm việc theo pháp luật là việc làm thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật.
- Đẩy mạnh truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận, nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong việc thực thi pháp luật.
- Chủ động tìm hiểu, gương mẫu tuân theo Hiến pháp và pháp luật là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAMNgày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa đượ...
12/10/2023

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp 1946, đất nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013. Trong đó, những tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận tại Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Chính vì vậy, ngày 09/11, ngày ban hành Hiến pháp 1946 được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Ngày Pháp luật) đã được chính thức luật hóa trong Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (có hiệu lực từ ngày 01/01/2013).
Điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật 2012 quy định: “Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.
Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội. Từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.
Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân nói chung và cán bộ, công chức, viên chức nói riêng trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ngày 9/11 được coi là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc; là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Trên cơ sở đó, nhắc nhở giáo dục cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu, tự giác tuân thủ, chấp hành, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật.
“Ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.

GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN:Công đoàn Việt Nam tiền thân là Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ, được thành lập ngày 28 tháng 7 ...
12/10/2023

GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN:
Công đoàn Việt Nam tiền thân là Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ, được thành lập ngày 28 tháng 7 năm 1929.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, do người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh; phát huy truyền thống đoàn kết quốc tế, vì hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Công đoàn Việt Nam có tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính chất quần chúng, là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước, phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Công đoàn Việt Nam trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân trên cơ sở gắn với lợi ích của quốc gia, dân tộc; có chức năng đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
BÀI HÁT TRUYỀN THỐNG CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
– Tên bài hát: “Hãy hát lên bài ca Công đoàn”, nhạc và lời của nhạc sỹ Lê Tú Anh.
– Bài hát được cử hành sau Quốc ca tại các nghi lễ chào cờ của đại hội, hội nghị và các hoạt động khác của công đoàn các cấp.00:00


HUY HIỆU CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
1. Bánh xe răng công nghiệp có 13 răng màu đen không bị che lấp, đặt ở trung tâm quả địa cầu, phía trên bánh xe răng công nghiệp có Quốc kỳ Việt Nam ở chính giữa.
2. Thước cặp màu đen đặt bên trong bánh xe răng công nghiệp, trên nền màu xanh da trời.
3. Quyển sách màu trắng đặt chính giữa, phía trước, bên dưới bánh xe răng công nghiệp.
4. Toàn bộ hình tròn lớn có nền màu vàng kim loại, đường kinh tuyến, vĩ tuyến màu trắng.
5. Phía dưới là băng dải lụa cuốn cách điệu màu xanh công nhân, bên trong dải lụa có chữ “CĐVN”.

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM KHÓA XII        Ngày 03/02/2020 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hà...
12/10/2023

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM KHÓA XII
Ngày 03/02/2020 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định số 174/QĐ-TLĐ v/v ban hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII. Điều lệ gồm 11 chương và 35 điều. Tăng 01 chương, giảm 10 điều so với Điều lệ khoá XI.
- Về Huy hiệu Công đoàn Việt Nam: sửa đổi chữ viết tắt “TLĐ” thành chữ viết tắt “CĐVN”;
1. Đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam
- Phạm vi đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam quy định rộng hơn, không liệt kê từng đối tượng làm việc ở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể mà chỉ quy định chung thành 4 nhóm đối tượng như sau:
a. Người Việt Nam làm công, hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam
b. Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp
c. Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
d. Người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam
Trong đó, nhóm đối tượng c và d Điều lệ quy định khuyến khích tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam
2. Quyền của đoàn viên: bổ sung thêm 2 quyền so với Điều lệ khoá XI, đó là:
- Được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn …
- Đoàn viên bị mất việc làm, được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày mất việc.
3. Về nhiệm vụ của đoàn viên: tăng thêm 1 nhiệm vụ là đoàn viên có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam
4. Quy định định thêm về thẻ đoàn viên
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công đoàn
-Bổ sung thêm 2 nhiệm vụ cho cán bộ công đoàn, đó là:
+ Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân …
+ Nêu gương về mọi mặt đối với đoàn viên và ngừi lao động; tích cực bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam
- Bỏ 1 quyền hạn của cán bộ công đoàn so với Điều lệ khoá XI, đó là: tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định pháp luật.
6. Đại hội công đoàn các cấp
- Thống nhất đại hội công đoàn các cấp tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần
- Quy định đại biểu chỉ định với số lượng không quá 5% tổng số đại biểu được triệu tập. Tăng 2% so với Điều lệ cũ.
- Về bầu cử: quy định cụ thể các hình thức.
+ Bỏ phiếu kín: bầu B*H và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp; bầu UBKT và các chức danh của UBKT công đoàn các cấp; bầu cử tổ trưởng, tổ phó công đoàn và các chức danh cán bộ công đoàn khác; đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên; lấy phiếu giới thiệu các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử
+ Biểu quyết giơ tay: Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị
- Về nhiệm vụ của ban chấp hành công đoàn các cấp: Tăng thêm 1 nhiệm vụ, đó là tổ chức chất vấn, trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.
7. Ban thường vụ công đoàn các cấp
- Bổ sung chế định thường trực ban thường vụ: gồm chủ tịch, các phó chủ tịch. Quy định thêm chức năng, nhiệm vụ của thường trực…
- Quy định bầu bổ sung các chức danh trong ban chấp hành công đoàn các cấp: Khi khuyết thường trực ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số uỷ viên ban thường vụ; khuyết uỷ viên ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số uỷ viên ban chấp hành. (Điều lệ khoá XI quy định chung: khi khuyết chủ tịch, phó chủ tịch hoặc uỷ viên ban thường vụ thì ban chấp hành công đoàn cấp đó đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cho phép bầu bổ sung trong số uỷ viên ban chấp hành)
- Quy định ban thường vụ công đoàn các cấp định kỳ họp 2 tháng 1 lần, họp đột xuất khi cần thiết.
8. Nghiệp đoàn cơ sở
- Nghiệp đoàn cơ sở được thành lập khi có từ 5 đoàn viên công đoàn hoặc 5 người lao động trở lên (Điều lệ CĐVN khoá XI quy định: thành lập khi có từ 10 đoàn viên công đoàn hoặc 10 người lao động trở lên)
9. Nhiệm vụ, quyền hạn công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW và tương đương
- Điều lệ lần này quy định chung về nhiệm vụ quyền hạn của các cấp công đoàn, không cụ thể chi tiết theo từng loại hình của mỗi cấp công đoàn như Điều lệ khoá XI và giao cho Đoàn Chủ tịch hướng dẫn cụ thể.
10. Công tác kiểm tra, giám sát công đoàn và UBKT công đoàn các cấp
- Điều lệ lần này quy định thêm nhiệm vụ giám sát cho ban chấp hành công đoàn mỗi cấp, nhằm đảm bảo thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định của tổ chức công đoàn. Mỗi cấp công đoàn phải tổ chức, tiến hành kiểm tra, giám sát ở cấp mình và chịu sự kiểm tra, giám sát của công đoàn cấp trên.
- Về nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT công đoàn các cấp:
+ Điều lệ quy định rõ nhiệm vụ (1) kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và (2) giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức công đoàn thuộc nhiệm vụ của UBKT chứ không phải giúp ban chấp hành công đoàn cùng cấp thực hiện 2 nhiệm vụ này như Điều lệ khoá XI. Đồng thời quy định UBKT phải chịu trách nhiệm trước ban chấp hành công đoàn cùng cấp về kết quả kiểm tra, giám sát do UBKT tổ chức thực hiện.
+ Quy định thêm nhiệm vụ, quyền hạn về công tác tham mưu xử lý kỷ luật tổ chức công đoàn, cán bộ, đoàn viên và quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, đoàn viên khi có vi phạm theo thẩm quyền quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn.
+ UBKT Tổng Liên đoàn và UBKT LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW được sử dụng con dấu riêng theo quy định.

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Công đoàn Trường THPT Đa Phước - Huyện BC - TP. HCM posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share