17/12/2024
👉 Điền vào đơn đăng ký tại (đăng ký bất kỳ sự kiện nào bạn quan tâm): https://forms.gle/df8vSoCK7UAt3LLR8
𝗛𝗮̃𝘆 đ𝗲̂̉ 𝗰𝗵𝘂́𝗻𝗴 𝘁𝗼̂𝗶 đ𝗼̂̀𝗻𝗴 𝗵𝗮̀𝗻𝗵 𝗰𝘂̀𝗻𝗴 𝗯𝗮̣𝗻 𝘁𝗿𝗲̂𝗻 𝗵𝗮̀𝗻𝗵 𝘁𝗿𝗶̀𝗻𝗵 𝘁𝘂̛̣ 𝗱𝗼 𝗹𝘂̛̣𝗮 𝗰𝗵𝗼̣𝗻 𝘃𝗮̀ 𝘁𝘂̛̣ 𝗾𝘂𝘆𝗲̂́𝘁 đ𝗶̣𝗻𝗵.
[DỰ ÁN HerOwnChoice] MỞ ĐƠN ĐĂNG KÝ CHUỖI SỰ KIỆN: "VƯỢT Định kiến giới, CHẠM Quyền tự quyết”
“𝐇𝐚̃𝐲 𝐛𝐚̆́𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝟏 𝐭𝐫𝐨̀ 𝐜𝐡𝐨̛𝐢.
Bỏ 1 ngón tay xuống 🖐 nếu bạn:
👉 Đã từng ít nhất 1 lần nghe thấy câu: "Nhà nào cũng nên có nếp có tẻ cho vui", "Đẻ con trai trước cho yên tâm".
👉 Đã từng nói/viết từ: "Phái mạnh" để chỉ đàn ông.
👉 Đã/đang nghĩ con đường "chuẩn chỉnh" và "ổn định" nhất cho người phụ nữ là: lấy chồng -> sinh con -> nuôi con; mà không có "không lấy chồng"/ "chỉ lấy chồng" hoặc "chỉ sinh con".
👉 Đã từng khuyên/chúc 1 cặp đôi mới cưới là "sớm có con" hoặc "con cháu đầy đàn".
👉 Đã từng không dám đi khám phụ khoa hoặc phải bịt kín mít vì sợ sẽ gặp phải họ hàng, người quen, hoặc sợ bị đánh giá là "đã quan hệ" hoặc "có vấn đề".
…
Kết quả của bạn là gì? Tôi thì có đủ 5/5 những điều trên.
Dù rằng đến nay, các định kiến giới gay gắt như "xuất giá tòng phu", "đàn bà không con như giỏ không đáy" có thể không còn quen tai với các bạn, nhưng những câu nói, nhận định về việc giá trị của người phụ nữ nằm ở việc họ có sinh sản được hay không, hay phụ nữ không có tiếng nói, không được tự quyết định về thời điểm sinh con, số lượng con vẫn đang còn đó và len lỏi dưới nhiều hình thức. Như một bàn tay vô hình, chúng gò bó người phụ nữ vào các khuôn mẫu, định nghĩa thế nào là “giá trị”, thế nào là chuẩn. Cũng vì chúng, mà nhiều phụ nữ không dám đi khám phụ khoa vì sợ bị đánh giá; chịu đựng các xâm lấn y khoa bất chấp sự sợ hãi, đau đớn để “có con cho tròn trách nhiệm với nhà chồng”. Tuy nhiên, cũng vì sự “vô hình” này mà nhiều người vẫn đang làm theo vì nghĩ là nên làm, thậm chí vô thức thực hiện những hành động lan tỏa định kiến giới lên những người khác…
❓Hãy thử nhìn lại các quyết định bạn (hoặc người xung quanh) đã ra cho sức khỏe sinh sản, có bao nhiêu quyết định là tự tìm hiểu và đưa ra mà không bị ảnh hưởng bởi sự đánh giá/ gợi ý/ góp ý từ người khác?
❓Làm sao để biết những hành động của mình có đang bị ảnh hưởng bởi định kiến giới hay không? Làm sao để nhận diện chúng, sau đó thực hành quyền tự quyết về Sức khỏe sinh sản của mình?
👉👉 Tại 𝐇𝐞𝐫𝐎𝐰𝐧𝐂𝐡𝐨𝐢𝐜𝐞, chúng mình hiểu rằng những định kiến này không dễ dàng nhận diện hay vượt qua. Vì vậy, chuỗi sự kiện gồm 1 Tập huấn (offline), 2 Talkshows và 1 vòng tròn chia sẻ (online) được thiết kế không chỉ để cung cấp kiến thức mà còn là chuỗi trải nghiệm khám phá, suy tư về câu chuyện của bản thân và những người xung quanh.
“𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒎𝒊̀𝒏𝒉 𝒎𝒖𝒐̂́𝒏 𝒍𝒂̆́𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒉𝒆 𝒃𝒂̣𝒏, đ𝒆̂̉ 𝒃𝒂̣𝒏 𝒃𝒊𝒆̂́𝒕 𝒓𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒎𝒊̀𝒏𝒉 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 đ𝒐̛𝒏 đ𝒐̣̂𝒄.”
“𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒎𝒊̀𝒏𝒉 𝒕𝒂̣𝒐 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒂𝒏 đ𝒆̂̉ 𝒃𝒂̣𝒏 𝒕𝒉𝒂̉𝒐 𝒍𝒖𝒂̣̂𝒏 𝒗𝒂̀ 𝒌𝒉𝒂́𝒎 𝒑𝒉𝒂́ 𝒕𝒊𝒆̂́𝒏𝒈 𝒏𝒐́𝒊 𝒕𝒉𝒂̣̂𝒕 𝒔𝒖̛̣ 𝒄𝒖̉𝒂 𝒎𝒊̀𝒏𝒉.”
“𝑪𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒎𝒊̀𝒏𝒉 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝒃𝒂̣𝒏 𝒙𝒂̂𝒚 𝒅𝒖̛̣𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒂̉𝒊 𝒑𝒉𝒂́𝒑: 𝒏𝒉𝒂̣̂𝒏 𝒅𝒊𝒆̣̂𝒏 đ𝒊̣𝒏𝒉 𝒌𝒊𝒆̂́𝒏, 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒒𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒖̛̣ 𝒒𝒖𝒚𝒆̂́𝒕, 𝒗𝒂̀ 𝒃𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒕𝒐̛́𝒊 𝒕𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒍𝒂𝒊 𝒎𝒂̀ 𝒃𝒂̣𝒏 𝒕𝒖̛̣ 𝒄𝒉𝒐̣𝒏.”
Hãy để HerOwnChoice đồng hành cùng bạn – vì bạn xứng đáng được sống theo lựa chọn của chính mình. 💪🌈
—————————————
𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐈𝐍 𝐂𝐇𝐔𝐎̂̃𝐈 𝐒𝐔̛̣ 𝐊𝐈𝐄̣̂𝐍: “𝐕𝐔̛𝐎̛̣𝐓 đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐤𝐢𝐞̂́𝐧 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢, 𝐂𝐇𝐀̣𝐌 𝐐𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐮̛̣ 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭"
(Chi tiết nội dung từng sự kiện sẽ có trong form đăng kí, các sự kiện đều miễn phí tham gia)
📅 Thời gian mở đơn: Từ ngày 𝟏𝟕/𝟏𝟐 đ𝐞̂́𝐧 𝟏𝟏/𝟎𝟏/𝟐𝟎𝟐𝟓 (Từng sự kiện sẽ đóng đơn trước 01 ngày diễn ra sự kiện)
👉 (𝟐𝟗/𝟏𝟐) Tập huấn tại Hà Nội (𝟖𝐡𝟑𝟎 - 𝟏𝟔𝐡𝟑𝟎)
👉 (𝟎𝟒/𝟎𝟏) Talkshow 01 Chủ động "yêu": Chủ đề Tình yêu tình dục (an toàn tình dục, tránh thai, mang thai ngoài ý muốn, phá thai và các định kiến giới ảnh hưởng lên nó).
👉 (𝟏𝟏/𝟎𝟏) Talkshow 02 "Mang thai" - Quyền của ai?: Chủ đề Lựa chọn mang thai (các lựa chọn mang thai, nhận con nuôi, hỗ trợ sinh sản).
👉 (𝟏𝟐/𝟎𝟏) Vòng tròn chia sẻ: Mở lòng - Sáng lựa chọn: Thảo luận về câu chuyện lựa chọn SKSS (thay đổi góc nhìn và cách tiếp cận, người tham gia có không gian để chia sẻ và lắng nghe các câu chuyện về SKSS từ các nhóm đối tượng đa dạng độ tuổi).
—————————————
𝐐𝐔𝐘𝐄̂̀𝐍 𝐋𝐎̛̣𝐈 𝐊𝐇𝐈 𝐓𝐇𝐀𝐌 𝐆𝐈𝐀
Chúng tôi hiểu rằng mỗi người đến với sự kiện này từ những góc nhìn và trải nghiệm khác nhau. Dù bạn là ai, 𝐇𝐞𝐫𝐎𝐰𝐧𝐂𝐡𝐨𝐢𝐜𝐞 cũng sẽ mang đến những giá trị riêng biệt:
𝐍𝐞̂́𝐮 𝐛𝐚̣𝐧 𝐜𝐡𝐮̛𝐚 𝐥𝐚̣̂𝐩 𝐠𝐢𝐚 đ𝐢̀𝐧𝐡:
🔸Tìm hiểu về các lựa chọn Sức khỏe sinh sản, cách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bản thân.
🔸Tự quyết trong xây dựng các lựa chọn tương lai, độc lập trước áp lực xã hội.
𝐍𝐞̂́𝐮 𝐛𝐚̣𝐧 đ𝐚̃ 𝐥𝐚̣̂𝐩 𝐠𝐢𝐚 đ𝐢̀𝐧𝐡:
🔸 Tìm hiểu cách cân bằng giữa các vai trò trong gia đình, hiểu cách thực hành và giữ vững quyền tự quyết về SKSS.
🔸 Nhận diện những định kiến đang tác động đến gia đình và các quyết định của bạn.
𝐍𝐞̂́𝐮 𝐛𝐚̣𝐧 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐚𝐦 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢:
🔸 Hiểu rõ hơn về tác động của định kiến giới lên bạn gái/ bạn đời/ người thân của mình và cả chính mình.
🔸 Được chia sẻ và lắng nghe các câu chuyện để thêm thấu hiểu, tôn trọng và xây dựng cân bằng trong mối quan hệ.
𝐁𝐚̣𝐧 𝐜𝐮̃𝐧𝐠 𝐬𝐞̃ 𝐜𝐨́ 𝐜𝐨̛ 𝐡𝐨̣̂𝐢:
🔺Có thêm các kiến thức về định kiến giới, các lựa chọn SKSS và quyền tự quyết về SKSS.
🔺 Được tham gia vào các không gian suy tư, phân tích bản thân qua các cuộc đối thoại được điều phối theo từng chủ đề.
🔺 Trải nghiệm không gian đối thoại đa dạng – nơi mọi tiếng nói được lắng nghe và trân trọng.
🔺 Nhận giấy chứng nhận cho việc tham gia vào sự kiện.
—————————————
𝐋𝐀̀𝐌 𝐓𝐇𝐄̂́ 𝐍𝐀̀𝐎 Đ𝐄̂̉ 𝐓𝐇𝐀𝐌 𝐆𝐈𝐀?
👉 Điền vào đơn đăng ký tại (đăng ký bất kỳ sự kiện nào bạn quan tâm): https://forms.gle/df8vSoCK7UAt3LLR8
𝗛𝗮̃𝘆 đ𝗲̂̉ 𝗰𝗵𝘂́𝗻𝗴 𝘁𝗼̂𝗶 đ𝗼̂̀𝗻𝗴 𝗵𝗮̀𝗻𝗵 𝗰𝘂̀𝗻𝗴 𝗯𝗮̣𝗻 𝘁𝗿𝗲̂𝗻 𝗵𝗮̀𝗻𝗵 𝘁𝗿𝗶̀𝗻𝗵 𝘁𝘂̛̣ 𝗱𝗼 𝗹𝘂̛̣𝗮 𝗰𝗵𝗼̣𝗻 𝘃𝗮̀ 𝘁𝘂̛̣ 𝗾𝘂𝘆𝗲̂́𝘁 đ𝗶̣𝗻𝗵.
Dự án HerOwnChoice trân trọng mọi câu chuyện và cam kết mang đến một không gian an toàn, nơi bạn được là chính mình. 💕
Vì bạn xứng đáng có nhiều hơn một lựa chọn. 🌍
—————————————
HerOwnChoice - Sáng kiến nằm trong khuôn khổ dự án : Sáng kiến thanh niên thúc đẩy đối thoại và hành động vì bình đẳng giới, được thực hiện bởi UN Women dưới sự điều phối của TUVA Communication, hướng tới kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Cương lĩnh và Hành động Bắc Kinh. Nâng cao quyền tự quyết về Sức khỏe sinh sản cho phụ nữ.
Dự án trực thuộc Tổ chức thúc đẩy công bình y tế - HADEUS Vietnam
💌Email: [email protected]
💌Trưởng dự án: Hấu Nguyễn ([email protected])
—————————————
Quan điểm thể hiện trong ấn phẩm này là của các tác giả và không nhất thiết thể hiện quan điểm của UN Women, Liên Hợp Quốc hoặc bất kỳ tổ chức trực thuộc nào.