21/02/2025
Bạn có từng cảm thấy năm mới thường bắt đầu bằng những mục tiêu lớn lao, nhưng rồi sau vài tuần, những kế hoạch đó lại dường như “chìm vào quên lãng”? Không sao cả, bạn sau vài tuần, những kế hoạch đó lại dường như “chìm vào quên lãng”? Không sao cả, bạnhay Linh đều đã từng như vậy. Và thật may là chúng ta đã nhận ra vòng lặp đó ngay từ thời điểm đầu năm này 😀
Trên thực tế, bí quyết thực sự để tạo ra sự thay đổi không nằm ở những bước nhảy vọt, mà ở việc tạo dựng những thói quen nhỏ nhưng có tác động lớn. Hãy nghĩ về nó thế này: cuộc sống của bạn không phải được định hình bởi một vài quyết định lớn lao, mà là bởi những hành động bạn lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Năm 2025 này, nếu bạn thực sự muốn trở thành một phiên bản tiến bộ và mới mẻ hơn, hãy bắt đầu với hai thói quen đơn giản nhưng có sức ảnh hưởng lâu dài dưới đây.
1️⃣ THEO DÕI MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀY CỦA BẠN
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mình có những lúc làm việc hiệu quả vượt bậc, nhưng cũng có những giờ như “đánh vật” với công việc? Thật ra, vấn đề không phải ở mức NĂNG LỰC của bạn, mà là ở cách bạn sử dụng NĂNG LƯỢNG của mình.
Tuy nhiên, năng lượng không phải là tài nguyên vô tận. Bạn chỉ có một lượng năng lượng nhất định mỗi ngày, và nó không phân bổ đồng đều trong suốt 24 giờ. Vì vậy, nếu bạn cố làm những nhiệm vụ quan trọng vào thời điểm năng lượng thấp, bạn không chỉ tốn nhiều thời gian hơn mà kết quả cũng sẽ kém hiệu quả.
Một giải pháp cho tình huống này là bạn hãy thử Mô hình Energy Mapping (hay còn gọi là Bản đồ Năng lượng). Energy Mapping là cách bạn theo dõi sự dao động năng lượng của bản thân trong ngày và sử dụng những dữ liệu này để sắp xếp công việc một cách hợp lý. Phương pháp này dựa trên nhịp sinh học tự nhiên (circadian rhythm), vốn ảnh hưởng đến trạng thái tỉnh táo, khả năng tập trung, và mức độ sáng tạo của bạn.
🤔 Vậy làm thế nào để xác định được mức năng lượng trong ngày của bạn?
Hãy bắt đầu bằng cách theo dõi mức năng lượng trong ngày với việc ghi chú lại cảm giác của bạn mỗi giờ, trong 1 tuần, đánh giá theo 3 mức:
(1) Cao (Peak): Tràn đầy năng lượng, làm việc hiệu quả.
(2) Trung bình (Plateau): Làm việc ổn định, không quá xuất sắc.
(3) Thấp (Trough): Mệt mỏi, mất tập trung.
👉 Sau 1 tuần, bạn sẽ nhận ra những thời điểm năng lượng đỉnh cao và thời điểm năng lượng thấp nhất trong ngày. Từ đó, hãy chia công việc theo mức độ ưu tiên:
(1) Thời điểm cao (Peak): Làm các nhiệm vụ khó, sáng tạo hoặc cần nhiều tư duy logic.
(2) Thời điểm trung bình (Plateau): Thực hiện các công việc có độ khó thấp hơn như trả lời email, lên lịch họp.
(3) Thời điểm thấp (Trough): Dành để nghỉ ngơi, hoặc làm những việc đơn giản như sắp xếp tài liệu.
Lời khuyên để duy trì
Nhịp sinh học của bạn không phải lúc nào cũng cố định; nó có thể thay đổi theo thời gian do thói quen sinh hoạt, môi trường hoặc sức khỏe. Vì vậy, hãy kiểm tra và điều chỉnh bản đồ năng lượng của mình sau mỗi vài tháng để đảm bảo lịch trình luôn phù hợp và hiệu quả. Đồng thời, đừng cố ép bản thân làm việc khi năng lượng thấp. Nghỉ ngơi không phải là sự trì hoãn mà là một chiến lược phục hồi, giúp bạn tái tạo năng lượng để làm việc hiệu quả hơn. Hãy lắng nghe cơ thể và biết khi nào cần tạm dừng chính là cách bạn duy trì hiệu suất lâu dài.
2️⃣ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XẾP CHỒNG
Kỹ năng xếp chồng hay hay còn gọi là Skill Stacking, là cách bạn phát triển những kỹ năng khác biệt cùng nhau. Đây không chỉ đơn thuần là học thêm một kỹ năng mới mà là học cùng lúc các kỹ năng tưởng chừng không liên quan để tạo ra một sự kết hợp độc đáo và có giá trị.