18/07/2025
Bình luận
Tày Trời Giống Nhau
Người Việt Quốc Gia phải ôm canh cánh trong lòng hai mối hận: "Quốc Hận Hồng" đánh dấu ngày một nửa Quê Hương phía Bắc vĩ tuyến 17 bị cắt giao cho Đảng Cộng Sản Việt Nam, do Hiệp Định Genève ngày 20-7-1954 và "Quốc Hận Đỏ" ghi nhớ ngày toàn thể dân tộc Việt Nam bị đặt dưới ách thống trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam, được sự hỗ trợ quân sự của Nga, Tàu, trong khi miền Nam bị đồng minh phản bội, rút quân sau khi ký Hiệp Định Paris 1973, dẫn đến cuộc đầu hàng của chính quyền Dương Văn Minh vào ngày 30-4-1975.
Sau khi Hiệp Định Geveve ký kết, hai bên có 300 ngày để quyết định muốn sống ở miền nào. Dân chúng miền Bắc đã ồ ạt bỏ lại nơi chôn nhau cắt rốn di cư vào Nam. Theo tài liệu thì có khoảng gần 1 triệu người di cư từ Bắc vào Nan từ năm 1954 đến năm 1956. Trong khi đó không có người dân di cư từ miền Nam ra miền bắc chỉ có số bộ đội tập kết ít ỏi mà thôi. Và mặc dầu một điều khoản trong HIệp Định Geneve ghi rất rõ “cấm trả thù hoặc ngược đãi những người đã cộng tác với đối phương khi trước, cấm đưa thêm quân đội, vũ khí hoặc lập căn cứ quân sự ở vùng đối phương”. Thế nhưng không lâu sao đó Việt Minh dùng chính sách trả thù, khủng bố đấu tố, hết chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, tới vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Dân miền Bắc bị giết chết như rạ. Đồng thời Việt Cộng đã vi phạm trắng trợn Hiệp Ước Geneve do chúng ký kết, chúng đã để lại miền nam rất nhiều chiến binh nằm vùng, len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội. Lén lút đưa quân và vũ khí qua những địa đạo hiểm hóc, chờ thời cơ thôn tính miền Nam
Trong khi người dân di cư từ Bắc vào Nam được chính phủ miền nam trợ giúp để tái lập cuộc đời tại Sài Gòn hay các miền duyên hải, nông thôn, lần lần đã có một đời sống mới trong một chế độ Cộng Hòa dân chủ tự do; cho đến khi chúng nhuộm đỏ nốt miền nam.
Trước Quốc Hận Đỏ, chỉ có dân miền Bắc sống dưới chế độ kềm kẹp của Cộng sản mới nghèo, còn miền Nam rất trù phú, thanh bình. Cả hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa đều mang lại cho dân miền Nam một đời sống có đủ tự do, dân chủ, hạnh phúc.
Còn trước Quốc Hận Hồng, miền bắc nổi tiếng “Hà Nội 36 phố phường” đầy trai thanh, gái lịch thế nhưng kể từ ngày chia đôi đất nước do Việt Minh và thực dân Pháp âm mưu thực hiện thì miền Bắc do Việt Minh kiểm soát đã sống trong cùng cực đen tối. Ngày 20 tháng 7 54 đã để lại dấu ấn đau thương cho dân tộc Việt Nam. Giải non sơn gấm vóc do tiền nhân gầy dựng giữ gìn nay phải cắt đôi ở vĩ tuyến 17.
Người Việt lúc nào tâm tư cũng nặng trĩu với 2 Ngày Quốc Hận. Tuy mỗi năm chỉ làm lễ tưởng niệm Quốc Hận Đỏ 30 tháng 4 75, nhưng không bao giờ quên ngày Quốc Hận Hồng 20 tháng 7 54, Thực tế, Hiệp Định Genève 1954 đã mang những nét chính trị đặc biệt, dọn đường cho Hiệp Định Paris 1973. Nói cách khác, không có ngày Quốc Hận Hồng thì không thể có ngày Quốc Hận Đỏ được.
Hồng hay Đỏ gì cũng đều là tội ác tày trời của đảng Cộng Sản Việt Nam!
Thu Nga