Quà Tặng Cuộc Sống

Quà Tặng Cuộc Sống SÁCH LÀ NGUỒN TRI THỨC VÔ TẬN - TƯ DUY NHÂN SINH - TRIẾT LÝ NHÂN SINH

Tư duy nhân sinh - Triết lý nhân sinh - Nhân sinh Triết luận - Sách hay - Sách là nguồn tri thức vô tận

Bố chồng lương hưu gần 30 triệu/tháng nhưng tháng nào cũng “rải” cho cháu ngoại hết, còn cháu nội thì ông nói một câu kh...
07/07/2025

Bố chồng lương hưu gần 30 triệu/tháng nhưng tháng nào cũng “rải” cho cháu ngoại hết, còn cháu nội thì ông nói một câu khiến con dâu chạnh lòng
Tôi là Hải, về làm dâu hơn chục năm, tôi chưa từng đụng chạm gì đến chuyện tiền nong của bố mẹ chồng. Nhưng gần đây, chuyện lương hưu của bố chồng khiến tôi không thể im lặng được nữa.
Bố chồng tôi là cán bộ về hưu, mỗi tháng gần 30 triệu tiền lương, lại không phải lo chi tiêu gì vì ăn uống, sinh hoạt đều do vợ chồng tôi cáng đáng. Vậy mà đến đầu tháng là ông lại than hết tiền. Tôi nghe mà giật mình. Hết kiểu gì được?
Tôi hỏi nhẹ: “Bố ơi, bố tiêu gì mà nhanh thế ạ?”.
Ông ngẩng lên, dửng dưng: “Bố chia cho các cháu học hành cả. Mỗi đứa 5-6 triệu chứ ít gì. Càng học lên cao càng tốn lắm”.
Tôi đơ người. Các cháu mà ông nói là hai đứa con gái của chị chồng – một đứa học năm 3 đại học, một đứa học lớp 11. Ông bảo bố mẹ nó không có tiền, ông cho để đỡ phải đi làm thêm.
Còn con tôi, hai đứa đang học lớp 1 và lớp 3, lại chẳng thấy ông đề cập gì tới việc tiền nong hay học hành, học phí. Tôi không có ý so đo, nhưng mỗi lần nhìn ông dúi tiền vào tay cháu ngoại mà quay lưng với cháu nội, tôi thấy chạnh lòng.
Tôi hỏi: “Thế vợ chồng con không khó khăn chắc? Hai đứa nhà con đi học cũng phải đóng học phí, mua sách vở, đâu phải không tốn gì đâu ạ?”.
Ông quay sang lớn tiếng nói: “Trẻ cấp 1 thì tiêu gì, cho tiền cũng chẳng biết giữ. Nhà cô chưa đủ sống à? Đừng có tham lam”.
Tôi cứng họng. Chồng tôi đứng bên cạnh, chỉ thở dài rồi lảng đi. Chắc anh cũng quen rồi. Nhưng tôi thì không thể quen nổi.
Hôm nọ, ông bảo tôi: “Cuối tuần bố đưa con bé Nhím (cháu ngoại) đi mua máy tính. Nó học thiết kế, phải dùng đồ tốt. Cô nấu cơm sớm rồi trông nhà nhé”.
Tôi hỏi lại: “Thế sao hồi con bảo mua máy cho thằng Bin học tiếng Anh, bố lại bảo không cần thiết?”.
Ông bực bội trả lời: “Thì con bé Nhím nó lớn rồi, biết học hành. Còn bọn nhỏ nhà cô, học cho vui chứ đã biết gì về máy tính đâu”.
Tôi nhìn ông, nghẹn trong cổ. Vậy là cháu ngoại thì cần đầu tư còn cháu nội thì “học cho vui”?
Tối hôm ấy, tôi lặng lẽ ngồi ghi lại từng khoản chi cho con: Học thêm, tiền lớp kỹ năng, sách ngoại ngữ, phí học online… rồi đưa bảng đó cho chồng. Tôi bảo chồng rằng mình không đòi hỏi gì từ bố, nhưng tôi không muốn con mình bị đối xử bất công như thế.
Chồng tôi im lặng rất lâu, rồi khuyên tôi quên chuyện này đi, vì trước giờ bố vẫn quý chị Vân hơn chồng tôi. Ông lúc nào cũng cho rằng chị Vân đi lấy chồng khổ, gia đình chồng chị nghèo, các cháu ngoại thiệt thòi, tôi có ganh hay nói gì đi nữa cũng không thay đổi được ông.
Tôi cảm thấy rất buồn. Bố ở với vợ chồng tôi, được chúng tôi lo cho mọi chuyện sinh hoạt, thế mà lòng ông chỉ hướng về cô con gái lấy chồng xa, chẳng hề nghĩ cho con trai và con dâu. Tôi có nên nói chuyện thẳng thắn một lần nữa với bố chồng, để ông đối xử công bằng cả cháu nội và cháu ngoại không? Chứ tôi thấy các con tôi thiệt thòi quá....

Phần tiếp theo của câu chuyện, xem thêm tại đây https://s.shopee.vn/VoX2TJBAn

Đi thăm người lạ theo lời mẹ chồng, tôi không ngờ lại khiến gia đình chồng rơi vào biến cố có thể tan nátTôi sững cả ngư...
07/07/2025

Đi thăm người lạ theo lời mẹ chồng, tôi không ngờ lại khiến gia đình chồng rơi vào biến cố có thể tan nát
Tôi sững cả người vì không ngờ bố chồng biết hết chuyện rồi.
Tôi đã về làm dâu nhà chồng được hơn 4 năm. Mối quan hệ giữa tôi và mẹ chồng cũng chỉ ở mức bình thường. Bà là người phụ nữ sắc sảo, cẩn trọng trong lời nói, và ít khi bộc lộ cảm xúc. Có lẽ vì thế mà tôi luôn giữ một khoảng cách vừa đủ.
Một buổi sáng khi tôi đang làm việc thì mẹ chồng gọi điện bảo tôi chiều có rảnh không, bà nhờ chút chuyện. Khi tôi hỏi lại thì mẹ chồng ngập ngừng một lúc rồi nói: “Mẹ có một người bạn cũ đang nằm viện, bị tai biến nhẹ thôi, nhưng nằm cũng hơn tuần rồi. Con đến thăm giúp mẹ, mua ít hoa quả và cho người ta 3 triệu phụ viện phí, tiền rồi hôm nào về quê mẹ gửi lại”.
Tôi hơi ngạc nhiên nhưng vội đồng ý. Vì chắc là bạn bè thân quen lắm thì mẹ chồng tôi mới phải nhờ như thế. Sau khi hỏi rõ địa chỉ và số phòng bệnh, tôi cúp máy rồi làm việc tiếp. Đến đầu giờ chiều, tranh thủ nghỉ trưa, tôi vội tới thăm bạn giúp mẹ chồng.
Đến nơi, tôi chào hỏi thì người đàn ông kia ngạc nhiên hỏi đi hỏi lại: “Con là con dâu của bà Hồng thật à? Không ngờ bà ấy còn nhớ tới bác, quý hóa quá”. Thế là ông ấy bắt đầu thao thao bất tuyệt trò chuyện, và cũng từ đây tôi biết hóa ra ông ấy là người yêu cũ của mẹ chồng tôi. Thậm chí tôi còn biết chuyện tại sao họ không đến được với nhau, tại sao mẹ chồng lại quay ra lấy bố chồng tôi... Tôi như biết hết về bí mật trong quá khứ của mẹ chồng vậy.
Khi về nhà, mẹ chồng lại gọi điện hỏi thăm xem tình hình thế nào. Tôi lược bớt chi tiết, kể qua loa chuyện mình đã đến hỏi thăm, đưa tiền rồi, người ta cũng nói gửi lời cảm ơn tới bà. Nhưng mẹ chồng cứ hỏi mãi xem người đàn ông đó có nói thêm gì không. Cuộc gọi kéo dài cả tiếng đồng hồ khiến tôi hiểu rằng bà vẫn rất quan tâm tới ông ấy. Nhưng tôi cũng chỉ nói những gì nên nói, còn lại giấu kín tất cả.
Thế nhưng cuối tuần đó, bỗng dưng bố chồng gọi điện cho tôi, bảo tôi về mà đón mẹ chồng lên ở cùng. Tôi ngạc nhiên lắm, vội về quê thì thấy không khí trong nhà nặng như đá đè. Bố chồng vẫn đang nhiếc móc mẹ chồng. Thấy tôi, ông mắng: “Con làm dâu mà không biết phân biệt chuyện gì nên làm, chuyện gì không nên à? Con tưởng con giấu giúp mẹ chồng con mà được hả? Bố biết hết rồi, thế nào, mẹ chồng con nhờ con gửi tiền cho người yêu cũ hả? Hay còn thậm thụt lén lút những gì nữa?”.
Tôi sững cả người vì không ngờ bố chồng biết hết chuyện rồi. Tôi chỉ là người đưa quà giúp, không ngờ lại thành châm ngòi sóng gió. Tôi không biết có phải mình đã làm sai không? Giờ bố chồng cứ nằng nặc đuổi mẹ chồng ra khỏi nhà, còn mẹ chồng chỉ biết thở dài, thỉnh thoảng cáu giận thì nói: “Đi thì đi, tôi cũng chán ở với ông rồi”, thế nhưng bà vẫn không nỡ dọn đồ đi.
Tôi nên làm gì để hàn gắn lại mối quan hệ của bố mẹ chồng đây? Tự dưng tôi vướng vào chuyện này, khó xử quá....

Phần tiếp theo của câu chuyện, xem thêm tại đây https://s.shopee.vn/VoX2TJBAn

Vừa nghỉ hưu, con dâu chuyển cho tôi 15 triệu, nghe thông báo của con trai mà tôi “cười ra nước mắt”Tôi vừa về hưu được ...
07/07/2025

Vừa nghỉ hưu, con dâu chuyển cho tôi 15 triệu, nghe thông báo của con trai mà tôi “cười ra nước mắt”
Tôi vừa về hưu được tròn hai tháng. Những ngày đầu thật dễ chịu. Sáng tưới cây, chiều đạp xe quanh hồ, lâu lâu vào hội phụ nữ đánh cầu lông, sinh hoạt CLB thơ. 60 tuổi, tôi không còn trẻ nhưng cũng chưa già đến nỗi lẫn lộn. Tôi mong chờ một quãng đời nhẹ nhàng sau bao năm thức khuya dậy sớm lo cơm áo, gạo tiền.
Nhưng đời không cho ai bình yên lâu... Cuối tháng 5, thằng cả gọi điện với giọng hồ hởi: “Mẹ ơi, hè này tụi con định gửi tụi nhỏ về chơi với ông bà nhé! Ở quê thoáng mát, chứ ở thành phố ngột ngạt, tội bọn nhỏ. Vả lại, tụi con đi làm suốt ngày, chúng nó ở nhà cũng toàn ôm điện thoại”.
Tôi còn chưa kịp phản ứng thì vợ nó chen vào: “Mẹ cứ để các cháu về chơi cho vui nhà vui cửa. Con chuyển khoản cho cậu út một chút nhờ cậu rút đưa bà, bà cứ tiêu thoải mái, cần gì bảo chúng con”.
Nói là “chút tiền”, nhưng sáng hôm sau tôi nhận được chuyển khoản hơn 15 triệu. Nhìn số tiền, lòng tôi nghẹn lại.
Tuần đầu tiên, tôi cố gắng làm quen lại với tiếng trẻ con cãi nhau chí chóe, đồ chơi vương vãi khắp nơi, thậm chí là việc phải nấu ba bữa, giặt ba thau, dọn dẹp không ngừng nghỉ.
Nhưng đến cuối tuần, khi đứa cháu út (mới 4 tuổi) tè dầm lên nệm trong lúc đứa lớn hơn đang lén lấy điện thoại ông ra đập hột mít, tôi bỗng phát cáu. Tôi hét lên, điều mà từ rất lâu tôi chưa làm.
Ông nhà tôi, từ trong nhà bước ra, nhìn tôi và chỉ nói một câu: “Mình cũng cần được nghỉ chứ, bà nhỉ?”
Tôi có chút ấm ức.
Tôi khóc vì thấy mình không còn là “người lớn kiên nhẫn”, mà là một bà già mệt mỏi, đôi khi thấy con nít thật phiền.
Tôi khóc vì thấy mình bị mặc định là người rảnh rỗi, có thể bị “phân công” bất cứ lúc nào.
Tôi khóc vì tiền con dâu gửi tôi biết là thành ý, nhưng càng làm tôi thấy mình giống người giúp việc có trả lương hơn là bà nội.
Hai đứa con tôi đều là người tốt. Chúng không ác ý. Nhưng tôi tin rằng rất nhiều ông bà cũng đang trải qua cảnh giống tôi: Vừa nghỉ hưu là lập tức gánh thêm một công việc toàn thời gian, làm “bảo mẫu cao tuổi”.
Tôi biết, tụi nhỏ thương con, muốn con có tuổi thơ ở quê. Nhưng liệu có ai hỏi tôi và ông nó có đủ sức chạy theo 4 đứa, 2 tháng liên tục?
Tuổi già, có những điều không đo đếm bằng tiền, là giấc ngủ trưa yên bình, là buổi sáng thong thả bên cốc trà, là tấm lưng không còn đau nhức vì phải bế cháu cả ngày, là được nghỉ – một cách thật sự.
Tôi viết những dòng này để xin lời khuyên:
Làm sao để nói với các con rằng tôi không thể gồng gánh như ngày xưa mà không khiến chúng tổn thương?
Làm sao để từ chối khéo léo nhưng vẫn giữ được sự tử tế và lòng yêu thương với cháu?
Làm sao để giữ lại tuổi già của mình nhưng không trở thành người mẹ ích kỷ?
Tôi không muốn mâu thuẫn. Tôi càng không muốn cháu nghĩ bà nó “khó tính”. Nhưng tôi cũng không muốn đến khi thực sự bệnh, con tôi mới nhận ra: Mẹ không phải lúc nào cũng khỏe để chăm người khác....

Phần tiếp theo của câu chuyện, xem thêm tại đây https://s.shopee.vn/VoX2TJBAn

Chiếc Vòng Tay Bạc Và Người Cha Thợ HồÔng gìn giữ nó như báu vật, lau chùi cẩn thận, mang theo bên mình suốt 22 năm. Như...
07/07/2025

Chiếc Vòng Tay Bạc Và Người Cha Thợ Hồ
Ông gìn giữ nó như báu vật, lau chùi cẩn thận, mang theo bên mình suốt 22 năm. Như thể chỉ cần giữ được chiếc vòng, ông còn giữ được sợi dây mỏng manh nối ông với con.
***
Ở tuổi gần đất xa trời, ông Tuấn – người đàn ông khắc khổ với mái tóc muối tiêu và đôi bàn tay chai sần sau hơn ba mươi năm làm thợ hồ – chưa bao giờ nghĩ có ngày mình lại run rẩy như một đứa trẻ. Nhưng hôm đó, ông đã không giấu nổi những giọt nước mắt. Chỉ vì được nhìn thấy Hạnh – cô con gái ruột thịt mà ông đã lạc mất suốt 22 năm dài đằng đẵng.
Niềm vui trào dâng như ngọn sóng, nhưng ngay lập tức bị nhấn chìm bởi cơn đau thắt. Hạnh, với ánh mắt trong veo năm xưa, giờ đây nhìn ông bằng vẻ xa lạ lạnh lùng. Như thể ông chỉ là một người dưng thoáng qua trong đời cô.
Ngày đó, cái nghèo như sợi dây thòng lọng siết chặt lấy gia đình nhỏ bé của ông Tuấn. Năm Hạnh tròn ba tuổi, vợ ông – chị Lan – ôm con bỏ đi sau một trận cãi vã dữ dội. Chị trách ông chỉ biết cắm đầu chạy xe tải Bắc –Nam, bỏ mặc hai mẹ con sống lay lắt trong căn phòng trọ ẩm thấp.
Trong lúc nóng giận, ông đã buông những lời như dao cứa vào tim người đàn bà đang kiệt sức vì cuộc mưu sinh đơn độc. Đêm hôm ấy, chị Lan bế Hạnh rời khỏi căn nhà trọ cũ, để lại một câu lạnh tanh: “Anh khỏi cần tìm mẹ con tôi nữa.” Rồi biến mất vào dòng người tấp nập giữa lòng Hà Nội.
Ông Tuấn tìm. Tìm đến cạn kiệt cả sức cùng tâm trí. Gọi điện cho nhà ngoại, gõ cửa từng người quen, thậm chí lê la hết bến xe này đến ngõ nhỏ khác, mong vớt vát được chút manh mối. Nhưng tất cả những gì ông nhận lại là những cái lắc đầu dửng dưng:
– “Lan nó không muốn dính líu gì đến anh nữa.”
Bị xé nát bởi cảm giác bất lực, ông lặng lẽ quay về quê, sống một mình trong căn nhà nhỏ ở Hải Dương. Ban ngày làm thợ hồ, ban đêm ông ngồi bên mâm cơm nguội lạnh, lặng nhìn chiếc vòng tay bạc tí hon – món đồ Hạnh từng đeo khi còn bé. Ông gìn giữ nó như báu vật, lau chùi cẩn thận, mang theo bên mình suốt 22 năm. Như thể chỉ cần giữ được chiếc vòng, ông còn giữ được sợi dây mỏng manh nối ông với con.
Một chiều cuối thu, Hà Nội trở gió. Ông Tuấn lên thành phố theo công trình. Trong giờ nghỉ trưa, ông ngồi bệt trên vỉa hè trước một tòa văn phòng, tay cầm chai nước lọc, mắt mỏi mệt nhìn dòng người qua lại. Bỗng, một cô gái trẻ bước ra từ sảnh lớn, dáng vẻ thanh thoát, khuôn mặt hao hao chị Lan thuở còn son. Tim ông Tuấn đập rộn ràng, rồi nghẹn thắt. Ông bật dậy, giọng run run:
– “Cháu… cháu có phải là Hạnh không? Hạnh, con bố Tuấn… quê ở Hải Dương?”
Cô gái khựng lại. Đôi mắt nâu sẫm mở to, thoáng một thoáng bối rối. Cô nhìn ông, ánh nhìn dò xét rồi gật nhẹ, rất khẽ, gần như theo bản năng.
Ông Tuấn lục tìm túi áo, lấy ra chiếc vòng tay bạc đã xỉn màu thời gian, chìa về phía cô, nước mắt dâng trào:
– “Bố đây… Hạnh ơi! Bố là Tuấn… Bố xin lỗi! Bố sai rồi, con ạ! Bố tìm con bao nhiêu năm nay… Chỉ mong được nghe con gọi một tiếng ‘bố’…”
Đôi tay ông run rẩy, giọng khản đặc. Mọi cảm xúc, mọi khắc khoải trong ông như vỡ òa.
Nhưng Hạnh lùi lại một bước. Ánh mắt cô dần lạnh đi, như một cánh cửa vừa khép kín. Giọng cô dửng dưng đến tàn nhẫn:
– “Cháu xin lỗi… bố cháu mất lâu rồi.”
Nói rồi cô quay đi, từng bước vững chãi, đôi giày cao gót gõ nhịp sắc lạnh trên nền gạch. Không ngoảnh lại.
Chiếc vòng tay rơi khỏi tay ông, rơi xuống vỉa hè, vang lên âm thanh khô khốc. Ông Tuấn quỳ xuống, nhặt nó lên, ôm chặt vào ngực như ôm một phần linh hồn mình. Những giọt nước mắt chảy dài trên gương mặt hốc hác, không phải vì bị từ chối, mà vì ông biết: Hạnh đã nhận ra ông, nhưng… cô không muốn nhận.
Hạnh có thể cũng đang mang trong mình những vết sẹo. Có lẽ chị Lan đã kể cho cô một câu chuyện khác – về người cha vô tâm, về những giọt nước mắt lặng thầm đêm đêm, về những năm tháng khốn khó mẹ con cô tự gồng gánh. Và có thể, để sống tiếp, Hạnh buộc phải lớn lên với hình bóng một người cha đã “chết” từ lâu trong tâm trí.
Nhưng ông Tuấn không biết điều đó. Ông chỉ biết, suốt 22 năm qua, ông sống trong hối hận, với nỗi đau dai dẳng từ một phút nóng giận, từ sự bất lực của một người đàn ông nghèo không đủ sức giữ lấy vợ con.
Ông trở về quê, lại lao mình vào công trình, lại ăn cơm nguội bên chiếc bàn gỗ cũ. Mỗi tối, ông đặt chiếc vòng tay lên bàn, nhìn nó như nhìn một phần máu thịt đã rời xa, thì thầm:
– “Nếu con đổi ý… bố vẫn ở đây, Hạnh ạ. Bố đợi.”...

Phần tiếp theo của câu chuyện, xem thêm tại đây https://s.shopee.vn/VoX2TJBAn

Tôi 65 tuổi, nghỉ hưu 1 mình 1 căn nhà 3 tầng, cả trăm triệu mỗi tháng nhưng khi gặp lại con dâu cũ tôi mới thấy mình đư...
07/07/2025

Tôi 65 tuổi, nghỉ hưu 1 mình 1 căn nhà 3 tầng, cả trăm triệu mỗi tháng nhưng khi gặp lại con dâu cũ tôi mới thấy mình được sống thật sự
Tôi cúp máy. Một cái gọi là “chuyện nhỏ” ấy… lại là lúc tôi cần chúng nhất.
Một lời tâm sự ruột gan dành cho những ai đang làm cha mẹ...
Có một chiều hè, tôi ngồi trong căn nhà ba tầng xây từ hồi còn công tác, nhìn ánh hoàng hôn hắt qua khung cửa. Mấy cây cảnh trước sân đã rụng gần hết lá. Bên trong, tủ lạnh đầy đồ ăn con gửi về. Điện thoại cũng đầy tin nhắn ngân hàng báo chuyển khoản. Nhưng để làm gì đây?
Không hiểu sao, tôi lại thấy lạnh, giữa cái tiết trời tháng 6 oi ả. Ngôi nhà này – nơi từng có tiếng cười, tiếng trẻ con nô đùa, tiếng tôi nghiêm nghị dạy con học. Bây giờ, chỉ còn tiếng đồng hồ tích tắc, từng giây như nhấn mạnh thêm rằng… tôi đang gặm nhấm tuổi già cô đơn, từng ngày, từng giờ...
Người bố của những đứa con “có hiếu”
Tôi từng là 1 công chức gương mẫu, tận tâm với công việc và tận tụy với gia đình. Gọi là “người của kỷ cương”, tôi quen sống với nề nếp, phép tắc. Ba đứa con, đứa nào cũng học giỏi, ngoan ngoãn, chẳng bao giờ để tôi thất vọng. Tôi dạy chúng đúng kiểu “thương cho roi cho vọt”.
Tôi không bao giờ ôm các con. Không có những cái xoa đầu hay lời khen ngọt ngào. Tôi tin vào hành động, không tin vào sự mềm yếu, đặc biệt chúng lại là con trai. Tôi luôn nghĩ: “Thành đạt rồi thì sẽ hiểu bố thôi”. Và thật ra, chúng cũng đã thành đạt thật.
Đứa đầu làm bác sĩ bên Úc. Đứa thứ hai làm giám đốc chi nhánh ngân hàng. Đứa út làm kỹ sư công nghệ. Tôi tự hào chứ, rất tự hào!
Nhưng rồi, khi đã có tất cả sự nghiệp, tiền bạc, vị trí… tôi lại phát hiện ra mình không còn vị trí trong lòng chúng. Lập gia đình xong là mỗi đứa mỗi nơi, đứa trời Tây, đứa miềnNam, đứa ở riêng quá bận không thể về thăm bố. Chúng nó yêu tôi bằng tiền, bằng chuyển khoản, bằng 1 bà bảo mẫu dày dặn kinh nghiệm lương cả nghìn đô phục vụ tôi 24/7. Vậy đó, tình yêu của chúng nó cũng nhanh gọn như công nghệ AI.
Bữa cơm ký ức và sự thật đắng chát hiện tại
Hôm rồi sinh nhật tôi, thằng cả bảo làm visa cho bố sang đây chơi, từ ngày bà ấy mất tôi cứ chôn chân ở cái nhà này. Thằng thứ 2 thì đùa giới thiệu cho tôi 1 bà cho tôi đỡ cô đơn. Thằng thứ 3 đề nghị đặt nhà hàng tổ chức sinh nhật tuổi 65 cho bố linh đình. Tôi cười nhạt, nhắn vào nhóm gia đình: “Tối nay có canh chua, tép xào khế, cà dầm tương, anh nào về uống với bố cốc bia nào”.
Chờ mãi, chỉ có tin nhắn trả lời cụt ngủn: “Ngon thế, bố ăn đi, con đang họp”.
Tin tiếp theo: “Con phải đưa khối nghỉ hè đi chữa lành, nó nhiễu quá ông ạ”.
“Con xin lỗi bố”, thằng út ở gần tôi nhất cũng nhắn tin ngắn gọn nhất.
Bữa cơm nguội dần, tôi vẫn ngồi nguyên. Không phải vì đợi ai nữa, mà vì tự nhiên không muốn ăn nữa. Bỗng dưng thèm một tiếng gọi: “Bố ơi, hôm nay cơm ngon quá!”.
Hôm tôi ngã trong phòng tắm, bác sĩ bảo phải nhập viện theo dõi. Tôi gọi lần lượt từng đứa, không ai nghe. Sau cùng, gọi cho đứa út. Nó trả lời: “Bố cứ ký vào giấy tờ đi, con gửi người qua lo. Bố đừng lo mấy chuyện nhỏ”.
Tôi cúp máy. Một cái gọi là “chuyện nhỏ” ấy… lại là lúc tôi cần chúng nhất.
Và rồi, tình cờ gặp lại con dâu cũ trong viện, nó đã chăm sóc tôi. Đó là đứa con dâu tôi không ưng nhất, nó là vợ thằng cả, yên phận, cam chịu và không có chút thành tựu nào. Tôi đồng ý cho chúng cưới vì con bé đã có bầu. Đến giờ tôi cảm giác, chính tôi là người gián tiếp đẩy hôn nhân của chúng tan vỡ với quá nhiều kì vọng vô lý. Tôi đúng là ông bố thật tệ.
Bức thư không gửi và lời cuối trong lòng
Tôi viết một bức thư, không gửi cho ai, chỉ để nhìn lại chính mình, dù cũng có lúc muốn con đọc được. Chắc nó sẽ là bức di chúc lạ lùng hoặc may mắn sẽ có sức nặng dằn vặt chúng nó.
“Bố chưa từng dạy các con cách yêu thương bố. Bố dạy các con làm người nhưng lại quên dạy các con làm con.
Bố chưa từng nói: ‘Bố yêu con’, chưa từng dạy các con rằng, một cái ôm, một cuộc gọi hỏi thăm, còn quý hơn cả trăm triệu mỗi tháng. Và khi bố yếu nhất, cần nhất thì đứa chăm sóc bố lại là đứa con dâu bố coi như người ngoài.
Giờ bố không trách nhưng buồn. Vì đến tận khi về già, bố mới hiểu… yêu thương không tự đến, nếu bố chưa từng gieo. Kiến thức có thể học, công việc có thể phấn đấu, tiền có thể kiếm dần nhưng tình yêu thương là thứ phải dùng cả đời để liên tục lấp đầy. Các con cũng chẳng cần tài sản để trông chờ di chúc từ bố. Nhưng nếu 1 ngày bố rời xa cõi đời này, tình yêu dành cho các con là điều bố muốn gìn giữ, nó quý giá hơn tiền các con ạ. Hãy yêu con của các con nhiều hơn nhé!”....

Phần tiếp theo của câu chuyện, xem thêm tại đây https://s.shopee.vn/VoX2TJBAn

Chưa cưới thì mẹ chồng đưa tôi đi nước ngoài du lịch, vừa về làm dâu bà liền trở mặt đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hànhCũng...
07/07/2025

Chưa cưới thì mẹ chồng đưa tôi đi nước ngoài du lịch, vừa về làm dâu bà liền trở mặt đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành
Cũng may là tôi chưa đăng ký kết hôn nên vẫn còn đường lui, thoát thân khỏi gia đình này.
Hồi chuẩn bị làm đám cưới cách đây 4 tháng, tôi nghe vô số lời xì xào nói rằng mình lấy chồng giàu để “đào mỏ”. Đúng là nhà chồng tôi có điều kiện, nhưng không phải dạng nứt đố đổ vách khiến người ta chết mê chết mệt.
Tôi đồng ý kết hôn vì nghĩ mẹ chồng tử tế với mình. Bà ấy đối xử với tôi rất tốt, từ lúc tôi được giới thiệu với bà qua mai mối người quen, bà thường xuyên hỏi thăm chăm sóc tôi rất chu đáo.
Ban đầu khi mới gặp gỡ, tôi chỉ đối đáp lịch sự với gia đình chồng tương lai như bao người khác. Bởi lẽ tôi đã ngoài 30 tuổi, được bố mẹ thúc giục đi xem mắt không biết bao lần rồi. Lần nào cũng không ưng ý nên tôi rất nản, nghĩ rằng bản thân không phù hợp với hôn nhân.
Đến khi gặp chồng và mẹ chồng hiện tại, tôi mới cảm nhận được sự quan tâm chân thành của họ đối với mình. Họ không hỏi han tôi đi làm kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng, không săm soi quần áo đầu tóc của tôi. Thậm chí ngay buổi hẹn đầu tiên, chồng còn khen tôi có hình xăm ở tay thật đẹp.
Chồng tôi không phải là đối tượng lý tưởng để chọn kết hôn vào lúc đó. Anh ấy 37 tuổi vẫn “ế”, ít kinh nghiệm yêu đương, tính cách lại hơi vụng về nữa. Anh không đẹp trai như soái ca, nhưng cũng có vóc dáng cao ráo, sạch sẽ thơm tho, ăn nói có chừng mực.
Mẹ chồng lại càng khiến tôi có cảm tình hơn vì bà nói chuyện rất nhẹ nhàng, giọng êm ái, toát lên vẻ dịu dàng học thức. Bà vốn là dược sĩ, hiện đang làm chủ một tiệm thuốc riêng, kinh tế độc lập nên rất có tiếng nói trong gia đình. Tôi nghĩ mẹ chồng giỏi giang thì mối quan hệ với con dâu cũng sẽ tốt đẹp, bởi bà có học thức và đối nhân xử thế khéo léo mà.
Khi tôi với chồng chính thức hẹn hò, mẹ chồng vui đến nỗi đặt luôn vé máy bay cho tôi đi du lịch nước ngoài cùng gia đình bên ấy. Sau đó họ rủ tôi đi chơi liên tục, qua Thái,Nhật,Singapore, rồi đến Hàn Quốc. Lần nào tôi cũng chỉ việc xách mỗi vali đi, còn lại mọi chi phí có nhà chồng lo hết.
Tôi quan sát thấy chồng tinh tế, lại ga lăng, kinh tế ổn định, thế nên tôi bắt đầu nghiêm túc nghĩ đến việc đồng ý kết hôn. Cả tôi lẫn anh ấy đều không còn quá trẻ trung nữa, kén mãi cũng mệt. Vậy là chúng tôi chốt hạ cưới luôn.
Vừa đi tuần trăng mật về xong thì tôi bắt đầu vỡ mộng. Không phải do chồng tôi, mà là vấn đề ở phía mẹ chồng. Bà bắt đầu bộc lộ sự kiểm soát đối với con dâu, khác hoàn toàn với những gì bà thể hiện trước đó.
Tôi không còn được tự do thoải mái như trước, mà phải sinh hoạt theo thời gian biểu mà mẹ chồng lập ra. Bà hay dậy lúc 5h sáng, tôi cũng phải dậy theo trễ nhất là 6h. Mẹ chồng bảo nhà này có thói quen tự nấu đồ ăn sáng, không ai được phép ăn ngoài trừ khi đi có việc. Và tôi phải học cách tự nấu tất cả chứ giúp việc không đụng vào.
Trước đây mẹ chồng luôn hào phóng chi tiền mời tôi đi ăn, đi shopping. Nhưng về ở chung một cái là bà yêu cầu tôi phải tiết kiệm chi phí sinh hoạt! Không được đi chơi về muộn, vợ chồng cũng không được ăn ngoài quá nhiều. Đặc biệt, tiền lương của chồng tôi phải đưa mẹ chồng một nửa, còn lại phải cất đi, vì mẹ chồng nói tôi giữ hết thì chẳng còn gì cho con cái (?!?)
Tôi nấu ăn mà để dư thừa cũng bị mẹ chồng mắng. Bà đếm từng củ hành trong đĩa xào, dặn tôi chỉ được phép dùng 2 củ cho 4 người ăn. Dầu hào, nước mắm, đến hũ dưa muối cũng phải đo đếm sao cho vừa đủ ăn. Tôi hiểu mẹ chồng không muốn lãng phí, nhưng tính toán thế có phải chi li quá không?
Tôi đi bấm máy giặt cũng bị mẹ chồng theo dõi. Bà kiểm tra xem tôi có để đồ lẫn lộn không, có biết phân biệt nước giặt nước xả không. Nói chung là mệt mỏi.
Thấy ngột ngạt quá nên tôi tâm sự riêng với chồng. Hóa ra anh ấy biết hết những điều đó, cũng thấy chán nhưng mẹ không cho phép ra ở riêng. Anh khuyên tôi cứ nhịn cho qua chuyện. Vì ngoài việc so đo thì mẹ chồng tôi cũng không xấu xa gì.
Tôi nghe lời chồng và cố gắng thích nghi suốt 4 tháng qua. Cơ mà đến hôm nay thì tôi không nhịn nổi nữa, sau khi vô tình nghe thấy cuộc trò chuyện của bố mẹ chồng.
Nay đau bụng nên tôi xin sếp về sớm. Về thấy bố mẹ chồng đang ngồi uống trà ở sân sau, họ đang nhắc đến tôi với bí mật không ngờ: “Hồi trước bỏ tiền ra lừa con Hà về tốn kém quá. Nếu không phải vì gen nhà nó tốt, thằng con mình thì ế chỏng chơ, chắc tôi cũng chả rước nó về làm gì. Dạy mãi mà vẫn vụng, làm gì cũng thừa thãi. Mấy tháng rồi vẫn chưa có bầu, hay là nó bị làm sao nhỉ? Không đẻ được thì phí tiền cưới quá”.
Thì ra họ nhắm vào tôi vì gia đình tôi gen trí thức, ngoại hình cũng đẹp hơn hẳn bên nhà họ! Cưới về để cải thiện đời sau, ôi sao chuyện đó mà mẹ chồng tôi cũng tính toán giỏi thế nhỉ? Tưởng bà quý mến con dâu như nào, cuối cùng chỉ là một màn kịch. May mà vợ chồng tôi chưa đăng ký kết hôn, hôm đi làm thủ tục gặp sự cố. Mẹ chồng không biết chuyện đó nên bà tưởng đã lừa tôi thành công.
Thôi tôi cũng xin phép tìm đường lui. Vừa bắt đầu hôn nhân đã thất vọng, bao ấn tượng đẹp trong tôi về mẹ chồng ngày trước đã sụp đổ hoàn toàn. Bà trở mặt đến mức tôi không nhận ra người phụ nữ quý phái nhẹ nhàng ngày nào nữa...

Phần tiếp theo của câu chuyện, xem thêm tại đây https://s.shopee.vn/VoX2TJBAn

Quả Mận Dập Của MẹHơn 10 năm rồi tôi không còn được ăn thứ quà vặt nào ngon như quả mận dập của mẹ. Ngay cả khi ăn quả m...
07/07/2025

Quả Mận Dập Của Mẹ
Hơn 10 năm rồi tôi không còn được ăn thứ quà vặt nào ngon như quả mận dập của mẹ. Ngay cả khi ăn quả mận to đẹp, đắt tiền, hương vị cũng chẳng được trọn vẹn như xưa.
Bố mất năm tôi 7 tuổi, chị gái học lớp 5, còn anh trai đang học lớp 6. Mẹ một mình nuôi anh chị em tôi khôn lớn, trưởng thành. Có thể nói chúng tôi lớn lên nhờ vào nồi bỗng rượu của mẹ. Ngoài làm ruộng, mẹ còn chăn nuôi, nấu rượu và đi bán rượu rong.
Ngày nào cũng vậy, mẹ sẽ dậy thật sớm bắc nồi rượu lên bếp cho 3 anh em tôi trông rồi đi bán rượu ngoài chợ đến trưa mới về. Buổi chiều mẹ lại tranh thủ thời gian ra đồng cấy hái, trồng hoa màu để kiếm thêm thu nhập.
Mẹ có một chiếc xe đạp cũ, phía sau buộc một chiếc thùng gỗ dùng để chở rượu đi bán. Với anh chị em tôi, chiếc thùng gỗ ấy chính là kho báu bởi nó chứa đựng thứ chúng tôi luôn mong chờ là quà của mẹ mỗi khi đi chợ về.
Ngày nào đi chợ về dù đắt hay ế hàng mẹ cũng mua chút thức quà gì đó cho chúng tôi. Khi thì chiếc bánh rán, lúc thì bọc mía, lúc lại là hoa quả. Mỗi khi nghe tiếng xe lạch cạch của mẹ, chúng tôi lại chạy ùa từ trong nhà ra, mắt hau háu nhìn vào chiếc thùng.
Những lúc ấy, mẹ thường mắng yêu: “Chỉ thế là nhanh, việc cần làm thì không nhớ, quà bánh thì chả bao giờ quên”. Anh em tôi thì vẫn cười tít mắt đón lấy túi quà.
Trong số đó, thức quà tôi mê nhất là quả mận hậu. Lúc đó còn nhỏ, tôi không hiểu rõ về tháng hay mùa, chỉ biết cứ vào những trưa hè nắng gắt là lúc chúng tôi được ăn mận thoải thích. Nhưng có điều, mận mẹ tôi mua chẳng bao giờ lành lặn. Quả nào quả nấy đều dập nát một phần hoặc thối một góc. Có khi, một nửa số mận mẹ tôi mua phải bỏ đi vì hỏng.
Anh em tôi chẳng nề hà, đem mận đi rửa sạch, lấy dao gọt hết phần thối đi rồi ngấu nghiến ăn ngon lành. Quả mận dập ngon, ngọt đến mức tôi nghĩ đó là thứ ngon nhất trên đời.
Mùa hè nào cũng vậy, anh em tôi ăn mận đến tím lưỡi, đen tay. Cứ có dịp là tôi lại khoe với chúng bạn được mẹ cho ăn mận “đầy mồm”. Dĩ nhiên, tôi chẳng bao giờ kể chuyện những quả mận bị dập.
Mãi sau này lớn hơn tôi mới biết, mẹ mua mận dập vì mẹ không có tiền để mua những quả lành lặn. Mẹ muốn các con được ăn hoa quả nhưng lại không đủ khả năng để mua loại quả lành lặn. Số tiền ít ỏi kiếm được, mẹ phải chia thành nhiều khoản, nào có đủ để cho các con ăn quà ngon.
Chẳng riêng quả mận, quả nhãn, quả vải, chôm chôm mẹ tôi mua cũng đều có vết bầm dập. Dù là thế, anh chị em tôi vẫn ăn ngon lành.
Năm tôi 25 tuổi, mẹ qua đời. Tôi mất mẹ đã hơn 10 năm rồi. Bây giờ anh chị em tôi đều đã trưởng thành, ai cũng có công việc ổn định với mức lương đủ để sống tốt. Anh trai tôi cất được căn nhà khang trang ở quê để thờ phụng bố mẹ. Nhà của anh cũng là nơi để chúng tôi lui về mỗi dịp cỗ, tết.
Giờ đây, chúng tôi đã có thể mua cho mình những quả mận ngon nhất, đẹp nhất. Mận đầu mùa, cuối vụ giá cả đắt hơn cũng chẳng thành vấn đề. Thế nhưng, tôi chẳng còn cảm nhận được vị ngon đặc biệt như quả mận dập của mẹ ngày bé. Cũng như mẹ, hương vị quý giá ấy đã mãi xa tôi rồi!...

Phần tiếp theo của câu chuyện, xem thêm tại đây https://s.shopee.vn/VoX2TJBAn

MÂM CƠM TRƯA NGÀY THƯỜNGTừ ngày về hưu, ông Sáu ít ra khỏi nhà. Căn nhà nhỏ trong con hẻm yên tĩnh, mỗi trưa chỉ nghe ti...
07/07/2025

MÂM CƠM TRƯA NGÀY THƯỜNG
Từ ngày về hưu, ông Sáu ít ra khỏi nhà. Căn nhà nhỏ trong con hẻm yên tĩnh, mỗi trưa chỉ nghe tiếng quạt quay đều đều và tiếng chim đâu đó kêu giữa cái nắng hanh. Mỗi sáng ông dậy sớm, quét sân, pha trà, rồi lặng lẽ chuẩn bị cơm trưa. Một mình. Nhưng đầy đủ như xưa.
Bà Sáu mất đã bốn năm. Ban đầu, ông ăn qua loa, cơm nguội chan nước mắm. Nhưng dần dà, ông trở lại nếp cũ: cơm mới, canh rau ngót nấu thịt bằm, món mặn, thêm dưa cải hoặc cà pháo. Gọn gàng. Nề nếp. Như lúc bà còn sống. Dù không còn ai ngồi đối diện, ông vẫn dọn đủ hai cái chén, hai đôi đũa. Có lần người hàng xóm thắc mắc, ông chỉ cười:
– Ờ, quen tay. Bỏ bớt thấy trống.
Ông không nói ra, nhưng cái ghế đối diện chưa bao giờ là chỗ trống. Nó là khoảng nhớ. Là nơi ông hình dung vợ mình vẫn đang múc canh, gắp miếng thịt, mắng yêu “Tui nói bao nhiêu lần rồi, chan nước mắm hoài nó mặn đó, coi chừng cao huyết áp chết nghe ông!”
Bà mất rồi, nhưng thói quen của ông thì không.
Đứa con trai duy nhất – Thắng – đi làm trên Sài Gòn. Hồi mới cưới vợ còn về đôi ba tháng một lần. Sau có con, bận bịu, rồi thành năm một bận, thậm chí có năm chỉ gọi điện.
Mỗi lần Thắng gọi, ông Sáu đều trả lời một câu giống nhau:
– Ờ, khỏe. Ở đây đầy đủ hết. Bữa nào về, còn cái ghế trống đó.
Giọng Thắng qua máy lúc nào cũng vội:
– Dạ ba, bữa nào con sắp xếp…
“Bữa nào” nghe mãi rồi cũng thành quen, như cái cách ông gỡ từng gói mì bỏ vào tủ khi Thắng về rồi lại không kịp ăn. Như nồi cá kho ông làm dư ra, rồi hôm sau phải mang qua cho bà Tư hàng xóm vì “thằng nhỏ kẹt công chuyện gấp”.
Hồi xưa, Thắng mê nhất cá kho của má. Có hôm vừa về tới nhà đã gõ nắp nồi:
– Má, nay có cá hả? Con ngửi thấy từ đầu hẻm luôn!
Ông Sáu ngồi nhâm nhi ly trà, nghe vậy bật cười:
– Mũi thằng này y chang ba nó, đánh hơi đồ ăn lẹ lắm.
Cái nồi đất kho cá thuở đó ông còn giữ, bọc kỹ trong giấy báo cũ, đặt ở góc tủ. Không nấu nữa, nhưng không nỡ bỏ.
Hôm đó là một ngày thứ Tư. Trưa oi, nắng vàng như mật đổ xuống mặt sân gạch. Ông Sáu kho cá lóc, luộc đậu bắp, nấu canh rau dền – toàn món ngày xưa bà Sáu hay nấu.
Ông vừa múc canh thì nghe tiếng xe dừng ngoài hẻm. Lúc đầu tưởng người giao gas, nhưng rồi…
– Ba ơi!
Tiếng gọi khản khản. Quen thuộc đến nỗi ông tưởng mình nghe lầm.
Thắng. Đang đứng giữa nắng trưa. Áo sơ mi xốc xếch, túi xách trễ vai, tóc rối, mồ hôi chảy thành vệt sau gáy. Nhìn y như hồi mười mấy năm trước, lần đầu nó đạp xe từ trường về, vội vàng khoe điểm 10.
Ông Sáu đứng khựng lại mấy giây. Bàn tay đang cầm vá múc canh run nhẹ.
– Vô… vô nhà. Ăn cơm. Ba nấu rồi.
Thắng bước vô, kéo ghế ngồi xuống chiếu. Căn nhà nhỏ bỗng chật hơn vì sự hiện diện ấy. Ông đặt mâm cơm xuống, mắt không dám nhìn con trai lâu, sợ lộ ra chút gì đó mềm yếu.
Hai cha con ăn trong im lặng. Chén canh được múc thêm lần nữa. Cá kho được gắp nhường nhau. Cũng những món ngày xưa, mà sao hôm nay thấy khác.
Giữa bữa, Thắng buông đũa:
– Con xin lỗi. Mấy năm nay, con…
Giọng nghẹn lại. Mắt cay. Ông Sáu vẫn nhìn vào tô canh. Giọng chậm rãi:
– Ờ… cũng mấy năm rồi không nghe tiếng gọi “ba ơi” ngoài cửa.
Thắng cúi đầu. Bất chợt, nước mắt rơi xuống chén cơm trắng.
– Con… bữa nay họp xong, con chạy thẳng xe về. Tới trước cửa rồi mà không dám gõ. Tự nhiên thấy… sợ. Sợ ba giận, sợ không còn kịp.
Ông Sáu ngẩng lên, nhìn con trai. Ánh mắt già nua ấy không có giận hờn, chỉ có một thứ gì đó sâu hoắm, mỏi mòn và đợi chờ.
Ông gắp miếng cá cuối cùng đặt vào chén con:
– Miễn còn ngồi ăn với nhau, là còn kịp.
Buổi trưa đó, không có gì đặc biệt. Không tiếng nhạc, không mùi hương hoa, không khách khứa. Chỉ có mâm cơm đơn sơ – canh rau dền, cá lóc kho và đậu bắp luộc.
Nhưng là mâm cơm làm người ta muốn rơi nước mắt.
Vì có người về.
Vì có tiếng gọi “Ba ơi” giữa ban trưa.
Và vì có một người cha, suốt bao năm qua, vẫn lặng lẽ dọn sẵn cái ghế trống bên mâm cơm – chỉ để chờ đúng giây phút ấy...

Phần tiếp theo của câu chuyện, xem thêm tại đây https://s.shopee.vn/VoX2TJBAn

Vừa nghỉ hưu nên vội đi du lịch, U65 bị các con nổi giận can ngăn, con gái còn nhắn một tin mà đọc xong, tôi tức đến mức...
07/07/2025

Vừa nghỉ hưu nên vội đi du lịch, U65 bị các con nổi giận can ngăn, con gái còn nhắn một tin mà đọc xong, tôi tức đến mức phải khóa máy
Tôi 62 tuổi, mới nghỉ hưu được 6 tháng. Tôi không tự nhận mình là người cha tuyệt vời, nhưng ít ra tôi chưa từng làm điều gì khiến gia đình này phải xấu hổ. Mấy chục năm lăn lộn, hết đi công tác miền Trung rồi ra biên giới phía Bắc, cứ sáng đi sớm, tối về muộn, mục tiêu cũng chỉ là cho vợ con cuộc sống đủ đầy.
Nhưng khổ nỗi, khi tôi vừa rời khỏi cái ghế trưởng phòng chưa được bao lâu, còn chưa kịp tận hưởng sự nhàn rỗi hiếm hoi thì lại vướng vào rắc rối với con cái.
Tôi có 3 đứa con, hai gái một trai. Con gái lớn và con gái thứ đều đã có gia đình riêng. Thằng út – tên Quân – đã lấy vợ, có 2 con trai, hiện tôi sống cùng 4 người nhà nó trong căn nhà tôi đứng tên. Cách đây 5 năm, tôi đã muốn bán căn nhà này đi, mua một căn chung cư nhỏ để tiện cho tôi sinh hoạt tuổi già, tiền dư ra tôi sẽ cho Quân một ít để làm vốn, nhưng vợ chồng nó khóc lóc nài nỉ, bảo: “Bố ở nhà này với chúng con, chúng con lo cho bố”. Tôi mềm lòng. Ai dè…
Khi tôi còn làm việc, tôi đi suốt này nên không va chạm gì, cũng thấy cuộc sống chung khá bình yên, suôn sẻ. Thế nhưng từ khi tôi về hưu, tôi muốn tận hưởng thời gian rảnh rỗi đi đánh cầu lông buổi sáng, tụ họp bạn bè đi tour du lịch Đà Nẵng, Phú Quốc, Đà Lạt... rồi chuyến khám phá miền Tây sông nước – thì những lời xì xào bắt đầu xuất hiện.
Tuần trước, sau chuyến đi Phú Quốc về, tôi còn chưa kịp gỡ hành lý thì thằng Quân đã nói thẳng: “Bố à, con nghĩ bố nên xem lại cách sống sau khi nghỉ hưu. Bố đi suốt thế này, vừa tốn kém, vừa chẳng giúp được gì chúng con. Các cháu đang nghỉ hè, bố có thể trông tụi nó giúp vợ chồng con, thế mà bố cứ đi mải miết. Với lại bố có lương hưu cũng nên chia sẻ với các con chứ”.
Tôi sững người không hiểu con trai đang nói gì. Tôi hỏi lại: “Tiền lương hưu là của bố, bố tiêu cho bản thân thì sao? Hồi các con học hành, dựng vợ gả chồng, bố lo cho từng đồng. Giờ bố muốn đi vài chuyến chơi cho dễ thở mà cũng bị phán xét à?”.
“Nhưng ngày trước bố đi làm suốt, có mấy khi ở nhà lo cho mẹ, lo cho tụi con? Mẹ bệnh, con phải nghỉ làm đưa đi viện. Giờ mẹ qua đời rồi thì không thôi, bỏ qua. Còn bố đã về hưu, bố cũng nên nghĩ tới gia đình một chút”.
Tôi tức quá nên to tiếng: “Nói như con thì bố là loại cha tồi chắc? Căn nhà này, ai đứng tên? Cái xe con đang đi, ai cho một nửa tiền?”. Tôi tức đến mức hai tay run lên: “Bố đi chơi là vì muốn sống cho bản thân. Chứ không lẽ cả đời cứ phải sống vì người khác?”.
“Bố đã nói thế thì con chịu thua, bố thích làm gì thì cứ làm”. Nó nói dằn từng tiếng, rồi bỏ vào phòng, đóng sầm cửa.
Tối hôm đó, bữa cơm trở nên nặng nề. Con dâu chỉ im lặng gắp thức ăn cho 2 đứa trẻ, mặt không biểu lộ gì. Thằng Quân thì không nói thêm câu nào, còn tôi cũng ăn qua loa rồi đứng dậy. Tôi nghe tiếng cháu nội hỏi: “Sao hôm nay ông nội không kể chuyện vui ở đảo nữa?”.
Tôi nuốt nghẹn không trả lời được.
Mấy hôm sau, tôi nhận được tin nhắn từ con gái thứ: “Bố à, thằng Quân nói bố tiêu hoang quá, không có trách nhiệm với gia đình. Bố thử nghĩ lại xem có nên đi chơi suốt thế không? Hay dùng tiền lương hưu giúp 2 vợ chồng nó nuôi cháu học thêm...”.
Tôi bực tới mức phải khóa máy một buổi chiều. Cứ như thể tôi là cái cây ATM, không được có niềm vui riêng, không được phép sống cho mình.
Tôi từng tưởng về hưu là thời gian để sống chậm, để bù đắp những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.
Đêm nay, tôi lại không ngủ được. Tôi mở lại chiếc vali du lịch vẫn còn mùi nắng biển, nhìn cái mũ rộng vành bạn tặng khi đi Côn Đảo. Tự hỏi, nếu mai tôi đặt chuyến đi Hội An, liệu có ai trong nhà chặn tôi lại không? Tôi già rồi, nhưng vẫn chưa sẵn sàng sống cuộc đời do người khác vạch ra. Vậy tôi nên nhường nhịn thêm, sống yên ổn theo ý các con hay bước ra khỏi ngôi nhà này để được sống đúng nghĩa là chính mình?...

Phần tiếp theo của câu chuyện, xem thêm tại đây https://s.shopee.vn/VoX2TJBAn

Address

Newyord
New York, NY

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Quà Tặng Cuộc Sống posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share