07/09/2025
𝐏𝐇𝐎́𝐍𝐆 𝐒𝐔̛̣ Đ𝐈𝐄̂̀𝐔 𝐓𝐑𝐀 #3
HỒ X.Á.C T.R.Ẻ Ở HÀ NỘI.
LẦN THEO GIAI THOẠI BÍ ẨN TRONG CUỐN “HÀ NỘI CŨ” – DOÃN KẾ THIỆN - 1943
“Thầy ơi, thầy giúp tôi với... Tôi già thế này rồi mà chúng nó cứ phá tôi thì sao tôi sống nổi hở giời…”
Tiếng người phụ nữ thở dốc bên kia đầu dây, giọng thê thiết như vừa khóc vừa van xin.
“Dạ không! Không! Tôi có phải thầy trừ tà đâu! Tôi là nhà báo!” – tôi gào lên tuyệt vọng, cố giữ lý trí với một người đã chẳng còn giữ được bình tĩnh.
“Người ta đồn thầy có duyên lắm. Thầy coi làm sao, làm lễ làm nải gì cho chúng nó. Thầy rộng lòng ban ơn giáng phước cho tôi đi… thầy ơiiii…”
“Tôi không làm được đâu chị. Chị gọi thầy cúng nhé… tuttt…” – tôi nói gọn lỏn rồi tắt máy. Lòng rối như tơ vò.
Tôi nghiến răng rủa thằng Tuấn c.h.ế.t tiệt – thằng em đồng nghiệp của tôi. Tôi biết chính nó công khai số tôi cho mấy người dân ở Ngõ Trạm. Tôi chỉ là nhà báo, mà qua miệng nó giờ đã thành “thầy trừ tà”.
Đây là cuộc gọi thứ năm trong tháng. Tất cả đều hỏi tôi về những cái bóng con nít chạy lăng quăng ban đêm.
“Chắc cái đám nghỉ hè chạy chơi rồi ông bà nào đó trông gà hóa cuốc thôi. Làm gì có ma cỏ nào mà chạy công khai giữa phố cho cả xóm thấy...”
Tôi đã lầm.
Tôi – Lê Văn Hữu. Một nhà báo tự do, mắc chứng mất ngủ mãn tính – và giờ thì nặng hơn, nhờ mấy cuộc điện thoại kêu cứu lúc nửa đêm như thế này.
Tôi đã nghỉ viết báo chính thống từ lâu. Không hợp. Những thứ tôi theo đuổi – những vụ kỳ án, những chi tiết bất thường, những âm thanh không có tên nhưng được cái chúng lại hợp với internet.
Đúng vậy, internet!
Cái nơi mà bài viết của tôi trôi tuột giữa những status bán hàng, clip bóc phốt, và những video câu like.
Cái thứ văn tôi viết – chắc chắn không bao giờ có chỗ trên mặt báo chính thống. Không đạt giải, không được tái bản, không có giá trị sưu tầm. Những gì tôi kể, có khi chính tôi cũng không dám chắc mình có tin vào chúng không. Nhưng chúng có thật – ít nhất là theo đánh giá của hai con mắt trực tiếp chứng kiến của tôi.
Người ta đọc bài của tôi như thưởng thức một món ăn vặt: "12 giờ đêm rồi sốp!", "Đọc giữa đêm nổi da gà!", "Làm gì có chuyện ma mà thật thế?"
Rồi người ta lướt tiếp.
Thế nhưng, dù có thể nào thì trong nhận thức của tôi, thế giới này không chỉ đơn giản là trắng và đen, nó còn có mảng xám cái thứ màu sắc nằm ở phần “rìa của lý trí” không thể dung logic thông thường để giải thích được.
“Thầy ơi... nó nằm dưới chân tủ. Tôi thấy rồi. Là trẻ con. Trần truồng, đen sì sì. Nó ngẩng lên nhìn tôi…”
“…không có tròng trắng, nó không có con ngươi! Rồi... rồi nó chui ngược vào gầm giường, thầy ơi...”
Giọng người phụ nữ trong bản ghi âm cuộc gọi vẫn lạc đi vì hoảng. Tôi nhớ rõ, cuộc gọi diễn ra vào 2 giờ 41 phút sáng. Mặc dù không có trách nhiệm với những cuộc gọi này nhưng tôi vẫn ghi chép lại chúng như một phản ứng của nhà báo trước thông tin. Đây là cuộc gọi thứ năm trong tháng này, năm cuộc gọi đến từ những người khác nhau, và có lẽ do thất vọng vì bị từ chối nên họ không gọi lại nữa.
Tôi mở sổ tay lật qua trang trước đó, bút đỏ đánh dấu những điểm giống nhau của mỗi cuộc gọi. Hầu hết các cuộc gọi đều đến từ các khu vực như Ngõ Trạm, Hà Trung, Đường Thành, Cửa Đông..vv, các khu vực này nằm cũng gần nhau nhưng dường như không có mối liên hệ gì với nhau cả.
Những người gọi cho tôi thường báo cáo là họ thấy bóng trẻ con chỉ nằm quơ chân tay hoặc lẫn vào khe tường, gầm giường một trường hợp thấy bóng người lớn đứng im, đội nón và không có mặt, họ đều khẳng định là nhà không có trẻ con hoặc không “làm gì” có lỗi hay đắc tội với cõi tâm linh cả, họ chỉ là người bình thường bị mất ngủ do tuổi già và tình cờ nhìn thấy chúng vào giờ sớm.
Vốn đã quen đọc hồ sơ vụ án để lùng tìm các chi tiết tâm linh kì lạ, tôi thật sự rối não vì giờ đây tôi phải cố tìm một chi tiết logic trong cái câu chuyện tâm linh kì ảo mà tôi vừa vẽ ra. Rõ ràng họ không thể rơi vào tình trạng thôi miên tập thể hay có biểu hiện tâm thần được, những người này cũng không quen biết nhau nên chuyện này xem ra rất phức tạp và không hề có đầu mối.
“chắc mấy vụ trước mình hên thôi, làm gì có cái chuyện duyên gặp cõi âm được”
Tôi lại lầm…
Tôi nhìn chằm chằm vào tấm bản đồ Hà Nội để trên tường. Những dấu gạch đỏ – nơi người ta thấy bóng – trông như vết máu đông trên bề mặt da. Dưới ánh đèn vàng, chúng run rẩy, vô thức, chắc phải nhờ cứu trợ thôi.
Tôi lục trong danh bạ, kéo đến tên "Thầy Huỳnh”
Chưa bao giờ gặp. Chưa từng video call. Chỉ nhắn tin và hai lần gọi thoại. Vụ trước, thầy đã cầu siêu cho bốn nạn nhân vụ thiên linh cái để giải thoát kiếp sống khùng điên cơ cực của cô Gấm, để xem thầy có ý kiến gì về vụ này dù sao đây không phải là vụ án hình sự, chỉ là hiện tượng tâm linh thôi.
Tôi bấm gọi.
Tút… Tút… "Alo?"
Giọng đàn ông, miền Trung, đặc sệt, khàn như gió lùa qua mộ đá:
"Ai đó? Giờ ni còn gọi?"
Tôi nuốt khan.
“Dạ… con là Hữu. Nhà báo. Người vụ thiên linh cái… dạ thầy còn nhớ?”
Ông im lặng vài giây. Rồi trả lời bằng một câu mà tôi không rõ là đùa hay thật:
“Đừng gọi là thầy. Ở đây ai kêu tui thầy là đêm về tui mất ngủ.”
“Dạ… con xin lỗi, là thói quen.”
“Ừ. Vụ mới à?”
“Dạ, ở Hà Nội. Nhưng không phải vụ án. Chỉ có… người thấy bóng trẻ con..”
“Ở đâu?”
“Ngõ Trạm. Gần phố Hà Trung, Cửa Đông. Toàn khu dân cư cũ.”
“Chỉ thấy bóng? Không bị nhập? Không có thương tích?”
“Bóng trẻ con đen xì, chỉ nằm quơ chân tay không có mặt mùi gì, duy có trường hợp thấy bóng người lớn”
Lại im lặng. Rồi tiếng ông thở khẽ – như đang xếp lại một cuốn sách cũ trong đầu.
“Cậu không cần kể nữa. Cái này… không phải do nhà ai bị, không phải âm lẻ. Mà là vùng vọng.”
“Vùng vọng… là gì ạ?”
“Tôi không biết miền Bắc các cậu gọi là gì. Ở đây tụi tôi gọi là vùng vọng – nghĩa là một vùng đất từng tập trung nhiều linh hồn, đến mức sau khi chuyện đã qua rồi… hình ảnh của chúng vẫn vọng lại. Không phải ma hiện. Mà ký ức của linh hồn hiện.”
“Bóng không làm gì con người, không xô ngã, không hù dọa. Nó chỉ bò, nằm, ngồi, ngó. Như thể… đang sống tiếp khoảnh khắc cuối cùng trước khi c.h.ế.t”
Tôi lạnh sống lưng. Tay cầm bút, nhưng không thể ghi nổi.
“Ở Trảng Bom năm 1996, có một vụ gần giống. Khu đó từng là nghĩa địa cũ. Sau giải tỏa, người ta dựng nhà máy làm thức ăn gia súc. Ba năm sau, cứ tầm 3 giờ sáng, bảo vệ đi tuần đều thấy bóng người trong xưởng, họ đi kiểm tra nhiều lắm cũng cầu siêu cho mấy người bi tại nạn lao động ở đấy nhưng không hết.”
“Tôi đến. Gieo quẻ, không thấy oán khí. Chỉ thấy một lớp năng lượng tái diễn. Kiểu như đoạn phim phát lại – không thể đuổi, không thể cúng. Vì không có linh hồn thật để gọi.” “Khi tôi đào lại lịch sử khu đó, mới biết ngày xưa từng là nghĩa trang, mà trước đó nữa khoảng năm 69 có vụ c.h.ô.n tập thể ở đây”
“Sau khi cậu nói ‘trẻ bò, ngó, chui vào góc’... tôi nghĩ đến đúng cảnh đó. Những đứa bé... tìm đường trốn, Nhưng không kịp.”
Tôi nuốt khan. Rồi hỏi khẽ:
“Vậy thầy nghĩ... chỗ này từng có trẻ con c.h.ế.t?”
“Tôi không dám chắc. Nhưng nếu đúng là vùng vọng, thì phải từng có một chỗ tập trung rất nhiều... trẻ em. Hoặc x.á.c t.r.ẻ. Hoặc nơi từng xảy ra sự kiện gì đó như c.h.ô.n tập thể chẳng hạn”
“Cậu có bản đồ cũ không?”
“Dạ không”
“Tôi nghĩ cậu nên tìm một vài tấm có tấm nào liên quan đến khu này xem có thể hiện một vùng nào đó có khả năng là nơi chứa x.á.c em bé không, kể cả các giai thoại nữa, thứ này tôi nghĩ chúng mất hồn rồi chỉ còn vía thôi, không hại người nhưng gây nhiều phiền hà cho cuộc sống lắm, cậu cứ x.á.c định đi rồi tôi sẽ tim cách cho”
Tôi ngắt máy.
Không phải là tôi không biết hay không nghe về một nơi như thế, vì thật sự có một nơi như thế thật….
…và cái nơi đó từng được nhắc đến, thấp thoáng, trong một cuốn sách cũ mà tôi đọc khi còn là sinh viên, lúc còn tin rằng mọi bóng ma trên đời đều có thể bị bóc trần bằng logic. Nhưng giờ đây, khi logic đã bất lực, tôi buộc phải quay về với trí nhớ và thư viện.
Hôm sau, tôi tìm đến Thư viện Quốc gia, mang theo bản ghi âm cuộc gọi, sổ tay và tấm bản đồ in dấu những vết đỏ mờ nhòe như vết máu khô. Tôi nhờ thủ thư tra giúp những bản đồ cổ về khu vực Ngõ Trạm, Hà Trung – cụ thể là các tài liệu từ thời Pháp thuộc trở lại trước Cách mạng. Một loạt bản đồ với những cái tên xa lạ hiện ra: Rue des Armuriers (Phố Hàng Bông), Rue des Généraux (Phố Quán Sứ), Rue de la Banque (Phố Hà Trung), và giữa chúng là những mảng ô vuông chi chít như tổ ong – nhưng tuyệt nhiên không hề có ký hiệu nghĩa trang nào nằm gần khu tôi cần tìm.
Tôi thất vọng, khép nhẹ bản đồ lại. Một bà thủ thư lớn tuổi, có lẽ đã để ý tôi từ đầu, ghé đến hỏi nhỏ: “Cậu tìm gì ở đó? Nhà cũ hay kiến trúc cồ”
Tôi không dám nói cái mục đích của mình, nên hỏi tránh đi “dạ, em tìm một khu vực kiểu mồ c.h.ô.n tập thể chắc từ thời Pháp hoặc xa hơn, đâu đó ngay khu Ngõ Trạm này”
“Tổ báo mộng à, khu này giờ đông đúc lắm không có đào bới lung tung được đâu?” bà thủ thư nói.
“Chỉ thắp nhang thôi, các cụ về nhiều quá em không ngủ được” tôi nói đại một cái lý do mà cũng khiến da gà nổi lên, hi vọng tổ nhà tôi không quở trách vì đã lôi các cụ ra làm lý do lý trấu.
“Tôi không biết đâu! Trước thời Pháp hay khoảng thời gian đó c.h.ế.t nhiều lắm, người c.h.ô.n tập thể cũng nhiều, có một vài vị trí có mồ tập thể nhưng không phải ở đây, cậu muốn coi thêm thì coi qua cuốn Hà Nội Cũ của cụ Doãn Kế Thiện ấy, tôi hay gọi là chuyện ma đời đầu nhưng cũng có nhiều tư liệu lắm”
Đầu óc tôi như tỉnh táo cả ra, đúng vậy! hồi làm luận văn ngành báo chí tôi đã từng tham khảo cuốn Hà Nội Cũ….
“Bóng trẻ em chạy qua lại……”
“Doãn Kế Thiện….”
“Mồ c.h.ô.n tập thể….không! nếu còn ấm ức chuyện nhân gian thì hẳn là chúng không muốn ở đây…không phải nơi để c.h.ô.n mà là nơi để bỏ….không phải Mồ mà là…..Hồ…”
“Đúng rồi! Hồ X.á.c t.r.ẻ!!!”
Lòng tôi nảy lên một cái như thể tháo được xương cá khỏi cổ họng, đúng vậy, tôi nhớ hồi đó thằng bạn tôi còn cảm thương câu chuyện mấy đứa trẻ bị ném xuống hồ trong thái độ cười cợt của chính tôi! Nhưng dù gì cũng phải tìm đọc lại đã.
“Cuốn đó ở đây có không ạ!”
“Khu sách văn hóa- lịch sử, dãy C” bà thủ thư ngồi bấm điện thoại và không thèm nhìn tôi khi trả lời.
“Dãy C…khu văn hóa….
“Đại Việt Sử Ký….Lịch Sử Hà Nội….Bàn Về Phở……Nghệ Thuật Hát Bôi…..Hà Nội Cũ – Đây rồi!”
Cầm nhanh cuốn sách qua một góc tôi lần giở từng trang. Những cái tên như mảnh chắp vá của một thế giới đã mất hiện ra: chợ Âm Phủ, gò Giết Trâu, ao Chuôm Vàng, cầu Hàn. Và rồi, ở đoạn viết về phố Hà Trung, tôi bắt gặp mấy dòng khiến lưng mình lạnh buốt:
Theo nhà văn Doãn Kế Thiện, hồ x.á.c trẻ xưa là một vũng nước rộng nằm sau phố Ngõ Trạm cũ, xuất hiện vào khoảng những năm đầu thế kỷ XX. Đường đi được mô tả là từ đằng sau phố Ngõ Trạm cũ, hay gọi đúng tên cũ của nó là phố Hà Trung, qua một bãi tha ma rậm rạp, rồi đến một cái vùng rất rộng, bên này dọc theo phố Đường Thành, bên kia dọc theo đường xe lửa lên mãi tới khu Cống Đục bây giờ, đó là “hồ x.á.c trẻ". Tuy gọi là hồ, nhưng không lấy gì làm sâu lắm, chỉ những khi mưa to mới nổi nước, còn thì cứ xăm xắp quanh năm. Vì không có nước, người xưa đã lợi dụng làm nơi chứa các rác bẩn, về sau có thứ bèo Nhật Bản sản sinh, thì vũng ấy lại thành một vùng bèo rất xanh tốt.
Trong những rác rưởi chồng đống và những đám bèo xanh tốt ấy, hằng ngày người ta đã thấy những cảnh tượng rùng rợn thê thảm. Đó là những x.á.c t.r.ẻ con bị vùi dập. Những x.á.c trẻ con ấy một phần là những con nhà nghèo không được c.h.ô.n cất, một phần là của những đứa con bị chết nhưng có cha mẹ mê tín sợ c.h.ô.n cất tử tế thì nó thương tiếc thường hay lộn lại, nên quăng bỏ đi cho thoát nợ. Ngoài ra, ở đó còn một số trẻ hoang t.h.a.i, kết quả của những cuộc tình vụng trộm trong sự hà khắc của lễ giáo phong kiến. Bởi, hồi ấy xã hội Việt Nam còn chú trọng lễ giáo cũ, những cặp đôi vì sự yêu thầm dấu vụng mà có t.h.a.i, sợ dư luận chỉ trích, mong trút ra để tống quái cho êm chuyện. Người đi đường thời bấy giờ, nhìn thấy cảnh tưởng ghê gớm ấy, ai nấy cứ nhắm mắt bỏ qua. Nhiều khi người đi đường lại thấy cả những x.á.c người lớn bị á.m s.á.t do h.u.n.g t.h.ủ đã giấu hay quăng bỏ vào đó phi tang đi.
Tim tôi đập chậm lại. Tôi lật sang trang khác, tìm các chú giải địa lý. Một đoạn ghi rõ: “Hồ này không còn, đã bị san lấp khi người Pháp mở rộng khu phố Rue de la Banque (Hà Trung), phía sau các số nhà từ 22 đến 32. Dấu tích còn lại chỉ là một đoạn nền thấp, thường tụ nước mưa.” Tôi đối chiếu lại với bản đồ cổ năm 1911. Đúng là tại vị trí đó – giữa một mảng trắng không đề tên, bị kẹp giữa các tuyến phố, là một khoảng đất trống không giải thích. Trên bản đồ sau này thì chỗ ấy biến mất.
Tôi nhớ lại từng đoạn, nhớ luôn cái điệu cười cợt trước sự thương cảm của thằng bạn năm đó, đối với tôi đây chẳng qua chỉ là câu chuyện dân gian hấp dẫn…thế thôi.
Giờ tôi biết tôi đã lầm.
Hồ x.á.c t.r.ẻ là có thật? Không ai gọi tên nó bằng tiếng chính thức. Không ai đánh dấu nó trên bản đồ. Nhưng nó từng ở đó. Một nơi dùng để quên – và bị lãng quên – bởi cả thành phố. Nhưng lũ trẻ thì chưa quên.
Tôi rút sổ, tay run lên vì không còn phân biệt được nữa đâu là cảm giác của một người viết báo, đâu là cảm giác của một kẻ sắp bước chân vào cõi tối.
Ghi chú: Vùng vọng – Ngõ Trạm, Hà Trung. Từng tồn tại hồ x.á.c t.r.ẻ sơ sinh – bị c.h.ô.n tập thể từ thập niên 1930, theo ghi chép của Doãn Kế Thiện trong Hà Nội cũ. Không có trong bản đồ chính thống. Cần x.á.c định thực địa phía sau dãy số 22–32 Hà Trung. Dấu hiệu trùng khớp với hiện tượng linh ảnh lập lại.
Tôi đóng sổ. Gió từ ngoài hành lang lùa vào làm mấy trang giấy lật bay, như thể ai đó đang giở lại một phần quá khứ.
Tôi đến khu Hà Trung ngay buổi chiều, Dãy số 22 đến 32 đứng lặng giữa phố cổ như một dải ký ức nhuốm màu khói bụi. Mặt tiền những ngôi nhà đều đã sửa sang, lớp cửa cuốn inox và bảng hiệu LED che kín mọi dấu vết xưa cũ. Không có ao, không có nền thấp, không có bất kỳ manh mối gì ngoài mùi ẩm từ dãy ngõ nhỏ phía sau, nơi nước mưa vẫn đọng lại, đen và đặc như tro lạnh.
Tôi đi vòng quanh nhiều lần. Mỗi lần đứng trước số 28, lòng tôi lại thấy g*i g*i. Một đoạn ngõ nhỏ, chỉ vừa đủ cho một người đi bộ, lách vào giữa hai bức tường đã tróc vữa. Tôi nhón chân nhìn qua hàng rào sắt. Trong sân một dãy tập thể cũ, cỏ mọc lưa thưa, sân xi măng hư hỏng nặng ngâm nước toàn rêu và rác.
Tôi rút điện thoại, lục lại các số đã gọi trước đây. Sau ba hồi chuông, một giọng run run bắt máy.
“Alô… ai vậy?”
“Dạ, cô có gọi cho cháu tối hôm qua, nói là thấy bóng đứa bé… dưới chân tủ…”
“Trời đất ơi, là cậu… cậu làm tôi mừng quá…”
Giọng người phụ nữ nghẹn ngào. Tôi hẹn gặp cô ở quán nước gần chợ Hàng Da. Một người đàn bà gầy gò, áo len sậm màu, tóc muối tiêu, tay cầm chiếc làn cói đã sờn.
“Tôi tên Nhàn, sống khu tập thể số 30, bữa giờ tôi phải qua nhà em tôi ở không dám về, cửa tôi còn chưa dám khóa nữa cậu ơi!”
“Không phải một đứa đâu. Có hôm tôi thấy đến ba, bốn đứa. Tầm tuổi mầm non thôi. Chạy nhắng lên, lúc thì lách qua khe cửa, lúc thì bò qua gầm giường nhà dưới tầng trệt. Mà kỳ lạ lắm, chúng không bao giờ chạy loạn xạ – mà chạy về một hướng”
Tôi nín thở.
“Có ai khác thấy không cô?”
“Người tầng hai cũng nghe, nhưng không ai dám nói. Tôi chỉ dám kể với ông Lãm – ông cụ gần tám mươi ở đầu ngõ. Ông ấy từng nói... cái này đã từng xảy ra rồi.”
Cô ghi địa chỉ cho tôi. Số nhà 3 ngõ Hà Hồi.
“rồi có cúng kiếng gì không thầy ơi!” bà cô nói vọng vội vã khi tôi quay lưng đi.
“chưa biết, cháu không phải thầy cúng, thầy pháp, cháu là nhà báo”
Tôi bỏ đi thật nhanh với cảm giác có tiếng gì đó nghe rất khó chịu sau lưng tôi.
Ông Lãm sống trong căn nhà tập thể, nhỏ xíu nhưng gọn ghẽ. Mùi nhang trầm phảng phất trong không khí. Cụ mắt mờ nhưng tỉnh táo lạ thường, ngồi đăm chiêu trên chiếc ghế bố cũ, nghe tôi nhắc đến những “đứa trẻ không mắt”, ông chỉ thở dài:
“Lại hiện rồi à… Tôi tưởng c.h.ô.n rồi thì chúng sẽ yên…”
“Cụ... từng thấy à?” – tôi hỏi khẽ.
Ông không trả lời ngay, chỉ nhìn ra ngoài cửa.
“Hồi năm 1980, sau trận mưa tháng 7, tôi và mấy người khu đó bắt đầu thấy lạ. Trẻ con – không phải một, mà nhiều. Đứa thì nằm sấp không cựa, đứa bò ngược như bị lôi, có đứa thì ngồi giữa sân mà lắc đầu, lắc mãi… Ban đầu người ta tưởng ảo giác, nhưng mấy ông già bà cả đều thấy. Có hôm một đứa trẻ sống suýt c.h.ế.t đuối vì cứ bước lùi về phía hố lún, như bị ai gọi.”
Tôi nổi da gà. Cụ nói tiếp, giọng trầm:
“Chúng tôi mời một ông thầy pháp từ Sơn Tây về. Thầy không nói nhiều. Chỉ bảo đây là ‘vía lạc’. Không phải ma, mà là ký ức vía – rất khó gọi, khó đuổi. Phải lập đàn, cúng gấp. Sau buổi lễ, thầy c.h.ô.n một vật gì đó xuống ngay cái chỗ trũng sau dãy nhà – có người bảo là bình hũ yểm, có người nói là búp bê vải đỏ chứa tro than và tóc.”
“Ông còn nhớ thầy c.h.ô.n ở đâu không ạ?”
“không! Nhà cửa giờ nhiều quá tôi không nhớ, nhưng con tôi có chụp…ảnh trắng đen thôi cậu cần thì tôi cho xem”
Ông Lãm bước vào gian trong, mất một lúc lâu mới trở lại, tay cầm một tấm ảnh mỏng kẹp trong bìa giấy đã ố màu.
“Tôi cất kỹ lắm… Vì con tôi sợ, bảo coi ảnh này về đêm là hay mộng mị.”
Tôi đón lấy bằng hai tay, cẩn thận như đỡ một di vật.
Tấm ảnh đen trắng, chụp bằng máy cơ thời xưa – nhập nhòe, nhòe như một ký ức không muốn ai chạm tới.
Cảnh trong ảnh là một bãi đất trống, lổn nhổn gạch vụn và bờ tường xiêu vẹo.
Ở chính giữa – năm người lớn vây quanh một hố đất, một người trong tư thế quỳ chắp tay, một người khác cầm bó nhang cháy dở, khói xộc thẳng lên trời như sợi chỉ kéo linh hồn ai đó khỏi mặt đất.
Dưới chân họ là một vật gì đó mờ mờ, hình trụ, có nắp, giống như một lọ gốm hoặc hũ đựng tro. Có lẽ chính là thứ đã được c.h.ô.n.
Nhưng điều khiến tôi đứng hình không phải là họ.
Mà là phía sau.
Xa xa, trong nền ảnh – giữa bầu trời loang lổ màu mực bạc – hiện lên một bóng công trình cao gầy, hình trụ, đầu bè – như một tháp điều áp hoặc trụ điều tiết nước thời Pháp thuộc.
Không rõ nét, nhưng hình dáng nó đủ đặc trưng – thứ không thể nhầm nếu từng xuất hiện trong kiến trúc đô thị Hà Nội những năm đầu thế kỷ.
Tôi nhớ nó.
Tôi đã từng thấy thứ này rồi. Không phải trong ký ức. Mà là trong một bức ảnh tư liệu khác.
Tôi xin phép ông cụ chụp lại bức ảnh.
Tôi về ngay lại thư viên, xem lại hình ảnh về Hà Nội thời pháp và đúng vậy, có một tháp điều áp không phải từ thời Pháp nhưng cũng có tuổi đời hơn 60 năm.
“Tháp điều áp số 3 – hệ thống cấp nước nội đô, xây năm 1960, dỡ bỏ sau năm 1993, từng nằm tại khu đất phía sau phố Hà Trung – gần dãy nhà số 24–30 ngày nay.”
Tôi gõ nhẹ vào tấm hình.
Khung cảnh trùng khớp.
Tháp trong bức ảnh cũ và ảnh hiện đại cùng nằm lệch về bên trái, cách bờ rào gạch khoảng 50 mét.
Không còn nghi ngờ gì nữa.
Bức ảnh mà ông Lãm giữ được chụp tại chính khu vực hồ x.á.c t.r.ẻ – lúc thầy pháp yểm vật xuống lòng đất.
Và giờ, vật đó đã không còn tác dụng.
Có thể do ai đó đào lên. Có thể vì công trình tái thiết. Nhưng chắc chắn là: vùng vọng đã mở.
Bức ảnh của ông Lãm như một mảnh ghép cuối cùng, x.á.c nhận rằng khu đất sau dãy nhà số 22–32 phố Hà Trung chính là nơi “hồ x.á.c t.r.ẻ” từng tồn tại. Tôi nhìn lại tấm bản đồ trên tường, những dấu gạch đỏ như nhói lên dưới ánh đèn vàng, chỉ thẳng vào khoảng sân nhỏ của khu tập thể cũ – nơi thầy pháp năm 1980 từng c.h.ô.n vật yểm. Tôi cần tận mắt kiểm chứng, cần một góc nhìn rõ hơn vào cái sân lổn nhổn cỏ dại và gạch vỡ ấy.
Tôi lục lại danh bạ, tìm số của một người khác từng gọi cho tôi – không phải bà Nhàn. Đó là anh Trung, một người đàn ông khoảng bốn mươi tuổi, giọng run rẩy trong cuộc gọi cách đây vài hôm, kể về những cái bóng trẻ con lảng vảng dưới gầm giường nhà anh. Anh sống ở khu tập thể số 28, ngay sát khoảng sân tôi đang nhắm đến.
Tôi bấm gọi. Sau vài hồi chuông, giọng anh Trung vang lên, khàn khàn, như thể vừa tỉnh dậy:
“A lô… ai đó?”
“Dạ, anh Trung, em là Hữu, nhà báo đây. Anh từng gọi em, nói về… mấy cái bóng. Em muốn hỏi, nhà anh có nhìn ra khoảng sân sau khu tập thể không?”
Anh im lặng một lúc, rồi đáp: “Nhìn ra được. Từ cửa sổ phòng tôi, thấy rõ góc sân, chỗ đống gạch vỡ. Cậu… muốn qua à?”
“Dạ, em muốn ngủ lại một đêm, xem tận mắt. Anh cho phép nhé?”
“Cậu… không sợ à?” – giọng anh thấp xuống, như sợ ai nghe thấy. “Thôi được, tối nay qua đi. Nhưng tôi nói trước, đừng trách tôi nếu thấy gì.”
Tối đó, tôi đến khu tập thể số 28. Anh Trung, dáng người cao gầy, mắt thâm quầng vì thiếu ngủ, dẫn tôi vào một căn phòng nhỏ trên tầng hai. Cửa sổ phòng nhìn thẳng xuống khoảng sân, nơi đống gạch vỡ nằm im lìm dưới ánh trăng mờ nhạt. Anh chỉ tay ra ngoài, giọng nhỏ: “Cậu để ý góc sân đó. Tối nào tôi cũng thấy… cái gì đó bò ra từ đống gạch. Như trẻ con, nhưng… không có mặt.”
Tôi gật đầu, cố giữ vẻ bình tĩnh, nhưng trong lòng không khỏi rờn rợn. Anh Trung để lại một chiếc chiếu cũ và một chai nước, rồi vội vã đóng cửa, như thể muốn tránh xa cái cửa sổ ấy.
Tôi ngồi bên cửa sổ, mắt dán vào khoảng sân. Đêm yên tĩnh, chỉ có tiếng côn trùng rả rích và ánh sáng từ những ngõ hẻm xa xa hắt lên. Tôi bật máy ghi âm, để chế độ thu liên tục, hy vọng bắt được bất kỳ âm thanh bất thường nào. Nhưng giờ trôi qua, chẳng có gì ngoài bóng tối và cái lạnh len lỏi qua khe cửa.
Trời bắt đầu mưa lớn, không gian rì rào tiếng mưa rơi vào tô, phía cửa sổ nơi đống gạch nước đẫ đọng thành một mặt nước đen ngòm, lấp loáng như gương vỡ dưới ánh đèn. Từ mặt nước, những cái bóng nhỏ trồi lên, không phải một, mà hàng chục, hàng trăm. Chúng bò chậm rãi, thân hình mờ ảo như khói, đôi tay bé xíu quơ quào như đang bấu vào không khí. Mỗi cái bóng là một mảnh ký ức tan rã, không mắt, không mặt, chỉ có những đường nét méo mó, như những bức tranh bị xóa nhòa bởi nước mưa. Chúng lướt qua nhau, chồng chéo, tạo thành một tấm mạng nhện hư ảo, rung rinh dưới ánh sáng bạc. Một cái bóng ngẩng lên, và tôi cảm thấy nó nhìn tôi – không phải bằng mắt, mà bằng một khoảng trống sâu hoắm, như thể nuốt chửng cả linh hồn tôi.
Có tiếng khóc của trẻ em….
Tiếng thì thào nguyền rủa…
Tiếng xót thương…của ai đó đang khóc…
Có tiếng bước chân ngay sau lưng tôi…
Bộp, bộp..
Bàn tay phụ nữ…luồn qua vai…
Tôi giật mình, tim đập thình thịch. Tôi vẫn ngồi bên cửa sổ, mồ hôi túa ra, chiếc chiếu nhàu nhĩ dưới chân. Giấc mơ. Chỉ là giấc mơ. Nhưng rồi, một âm thanh kéo tôi ra khỏi cơn hoảng loạn.
Cụp… cụp…
Tiếng đào bới, khô khốc, vang lên từ khoảng sân bên dưới. Không phải gió, không phải côn trùng. Đó là tiếng xẻng cắm vào đất, nhẹ nhàng, cẩn thận, như ai đó đang cố không gây tiếng động. Tôi nín thở, nhìn xuống. Dưới ánh trăng, hai bóng người – một nam, một nữ – đang quỳ bên đống gạch vỡ, tay cầm xẻng nhỏ, đào đất một cách chậm rãi.
Tôi gọi anh Trung, giọng thì thào: “Anh ơi, xuống sân! Có người đang đào!”
Anh Trung lao ra, mắt hoảng hốt. Chúng tôi chạy xuống cầu thang, lặng lẽ tiếp cận khoảng sân. Khi đến gần, tôi bật đèn pin, chiếu thẳng vào hai người kia. Họ giật mình, ngừng đào, ngẩng lên nhìn chúng tôi. Một người đàn ông khoảng ba mươi lăm, áo sơ mi nhàu nhĩ, và một người phụ nữ cùng tuổi, tóc buộc lỏng, khuôn mặt nhợt nhạt như vừa khóc.
“Ai? Ai cho phép các người đào ở đây?” – tôi quát, cố giữ giọng cứng rắn, nhưng tay vẫn run.
Người phụ nữ giật mình, ôm lấy cánh tay người đàn ông. “Chúng tôi… chúng tôi không làm gì sai cả!” – cô ấy lắp bắp, giọng nghẹn ngào. “Thầy bảo chúng tôi làm lễ ở đây… để cầu con…”
Tôi và anh Trung nhìn nhau. Anh Trung hạ giọng: “Thầy nào? Lễ gì mà đào đất giữa đêm?”
Người đàn ông, giọng run run, đáp: “Thầy Tín, ở chùa gần đây. Thầy nói khu này linh thiêng, có vía trẻ con. Nếu làm lễ đúng cách, đặt bùa ấn xuống đất, chúng tôi sẽ được vía tốt, dễ có con. Chúng tôi… chúng tôi hiếm muộn đã bảy năm rồi…”
Người phụ nữ bật khóc, ôm mặt. “Anh ơi… chúng tôi chỉ muốn có con. Bảy năm, đi khắp nơi, cúng bái khắp chùa, bác sĩ cũng bó tay. Thầy Tín nói đây là nơi duy nhất có thể giúp. Chúng tôi không muốn hại ai…”
Tôi nhìn xuống hố đất họ vừa đào. Một chiếc lọ gốm nhỏ, miệng kín sáp, lộ ra giữa lớp đất đen. Bên trong, tôi thấy một mảnh giấy vàng gấp gọn – chắc chắn là bùa ấn. Tôi chụp nhanh vài bức ảnh bằng điện thoại, tim vẫn đập mạnh.
“Các anh chị… làm sai rồi,” tôi nói, cố giữ bình tĩnh. “Đào chỗ này không phải là cách. Nó làm mọi thứ tệ hơn.”
Người đàn ông quỳ xuống, giọng đau đớn: “Chúng tôi không biết… Thầy Tín bảo chỉ cần đào đúng chỗ, đặt bùa mới, vía cũ sẽ tan. Chúng tôi chỉ muốn có con, chúng tôi không muốn quấy nhiễu gì đâu…”
Anh Trung thở dài, ra hiệu cho họ đứng dậy. “Thôi, các anh chị về đi. Để lại cái lọ đó. Đừng động thêm nữa.”
Cặp đôi lặng lẽ đứng dậy, người phụ nữ vẫn khóc, tay bấu chặt tay chồng. Họ cúi đầu xin lỗi, rồi rời đi, bóng lưng khuất dần vào ngõ tối. Tôi nhìn chiếc lọ gốm, cảm giác như nó đang thở, như thể ký ức bên trong đang rỉ ra qua lớp đất.
Gần sáng, tôi gửi ảnh chiếc lọ cho thầy Huỳnh, kèm tin nhắn: “Thầy Huỳnh, đêm qua có người đào được cái này ở sân tập thể số 28. Là bùa ấn, có lẽ liên quan đến vùng vọng.”
Thầy Huỳnh trả lời ngay: “Giữ nguyên hiện trường. Tôi đến Hà Nội chiều nay.”
Chiều hôm đó, thầy Huỳnh xuất hiện ở khu tập thể, với chiếc túi vải thô nặng trĩu.
Cậu Hữu phải không, trông cậu trẻ hơn giọng nói chuyện với tôin qua điện thoại đấy.
Ông quỳ xuống bên hố đất, cầm chiếc lọ gốm lên, quan sát kỹ lưỡng. Đôi mắt ông sáng lên, pha lẫn ngưỡng mộ và lo lắng.
“Cái này… là thuật ấn cổ,” ông nói, giọng trầm. “Người làm ra nó không phải tay mơ. Bùa giấy bên trong là kiểu viết của thầy pháp miền Bắc thời xưa, dùng mực chu sa và máu gà.
Ông ngừng lại, mở nắp lọ. Mảnh giấy vàng bên trong đã rách, mực chu sa loang lổ như máu khô. “Họ làm sai. Phá ấn cũ mà không trấn lại đúng cách, vía lạc sẽ b**g ra. Vùng vọng này vốn đã mạnh, giờ lại bị kích động, không phải cứ đào lên c.h.ô.n xuống là được”
Tôi kể lại câu chuyện của cặp đôi hiếm muộn. Thầy Huỳnh thở dài. “Họ không có lỗi. Chỉ là tuyệt vọng quá, tin vào lời thầy thiếu kinh nghiệm. Nhưng đất này không phải chỗ để cầu con. Nó chỉ giữ ký ức đau thương.”
Ông bắt tay vào buổi lễ trấn áp ngay lập tức. Từ túi vải, ông lấy ra một bình gốm mới, nhỏ hơn, miệng bọc vải đỏ. Ông đặt mảnh giấy vàng từ lọ cũ vào, thêm một nắm muối, tro than, và một viên đá đen bóng.
“Muối giữ sạch. Tro giữ vía. Đá giữ đất,” ông giải thích ngắn gọn.
Ông cắm ba bó nhang quanh hố, tạo thành một tam giác, rồi rải bột chu sa thành vòng tròn. Mỗi động tác của ông đều chậm rãi, như đang thương lượng với thứ gì đó vô hình. Khói nhang bay lên, quấn lấy nhau, tạo thành những vòng xoáy kỳ lạ, như thể ký ức đất đai đang bị kéo lại vào bình gốm.
Buổi lễ kéo dài đến khi hoàng hôn buông xuống. Mặt trời đỏ rực như máu, nhuộm cả khoảng sân thành một màu huyền hoặc. Thầy Huỳnh c.h.ô.n bình gốm xuống hố, lấp đất chặt, miệng lẩm nhẩm những câu chú tôi không hiểu.
Bỗng nhiên, một cơn gió mạnh lùa qua, cuốn theo bụi và lá khô, làm bó nhang cuối cùng phụt tắt. Tôi giật mình, nhìn quanh. Và rồi, trong khoảnh khắc ấy, tôi thấy nó – một bóng phụ nữ, mờ ảo như sương, đứng ở góc sân, bồng một đứa trẻ trên tay. Đứa trẻ không động đậy, đôi tay buông thõng, đầu gục vào vai người phụ nữ. Họ không nhìn tôi, chỉ lặng lẽ đứng đó, như một bức tranh bị xóa nhòa bởi thời gian. Rồi cơn gió thổi qua lần nữa, và họ tan biến, như chưa từng tồn tại.
Thầy Huỳnh quay sang tôi, ánh mắt nghiêm trọng. “Cậu thấy gì?”
Tôi nuốt khan, không dám nói. Ông gật đầu, như đã hiểu. “Đừng sợ. Đó không phải ma. Chỉ là ký ức. Nhưng cậu nhớ, phá ấn là mở cửa cho ký ức. Nếu đất này bị động lần nữa, nó sẽ không dễ trấn lại đâu.”
Tôi gật đầu, tay siết chặt cuốn sổ. Tôi ghi vội: Vùng vọng đã được trấn tạm thời. Nhưng ký ức vẫn sống. Một bóng phụ nữ bồng trẻ, thoáng qua, không lời.
Thầy Huỳnh rời đi, để lại tôi đứng giữa sân, dưới ánh trăng đang lên. Tôi nhìn xuống hố đất vừa được lấp, cảm giác như đất đang thở, như những cái bóng vẫn đang bò đâu đó, chờ đợi. Và tôi biết, dù có trấn áp thế nào, ký ức của hồ x.á.c t.r.ẻ sẽ không bao giờ thực sự ngủ yên.
Vài ngày sau buổi lễ của thầy Huỳnh, khu tập thể số 30 trở lại yên ả, ít nhất là theo lời bà Nhàn. Bà nhắn tin cho tôi, giọng điệu nhẹ nhõm hơn: “Cậu Hữu, tôi thắp nhang mỗi tối, chưa thấy gì nữa. Cảm ơn cậu nhiều.” Nhưng tôi biết, sự yên bình này chỉ là tạm thời. Lời thầy Huỳnh vẫn văng vẳng trong đầu tôi: “Đất này không quên đâu.”
Tôi quyết định không viết bài về chuyện này, dù tay tôi ngứa ngáy muốn gõ ra một thứ gì đó cho internet. Không phải vì sợ, mà vì tôi cảm thấy những ký ức ấy không nên bị biến thành món ăn vặt cho những cú lướt màn hình. Chúng xứng đáng được ngủ yên, ít nhất là cho đến khi đất này bị xâm phạm lần nữa.
Buổi chiều hôm ấy, tôi đi bộ qua phố Hà Trung, ngang qua dãy nhà số 22–32. Khoảng sân tập thể giờ đã được quét dọn, hố đất được lấp kín, chỉ còn vài vết cỏ mới mọc lưa thưa. Tôi dừng lại, nhìn vào góc sân nơi đống gạch vỡ từng là tâm điểm của những cái bóng không mắt. Không có gì bất thường, nhưng tôi vẫn cảm thấy một luồng khí lạnh len qua kẽ tay, như thể đất đang thì thầm điều gì đó tôi không thể nghe rõ.
Tôi tiếp tục đi, rời khỏi con ngõ nhỏ, ra đến phố lớn. Hà Nội vẫn ồn ào, xe cộ lao vun vút, tiếng còi át cả tiếng chim sẻ trên dây điện. Tôi rẽ sang phố Hàng Bông, rồi vô thức bước về phía bệnh viện phụ sản nằm cách đó vài con phố. Những bước chân của tôi chậm lại khi tôi nhìn thấy tấm biển bệnh viện, trắng toát dưới ánh hoàng hôn đỏ rực như máu.
Và rồi, như một nhát dao cắt ngang dòng suy nghĩ, một ký ức cũ ùa về. Không phải ký ức của tôi, mà là một bài báo tôi từng đọc, một con số tôi từng lướt qua rồi quên đi. Hàng trăm, không, hàng ngàn t.h.a.i n.h.i bị chấm dứt sự sống mỗi ngày, không chỉ ở Hà Nội, mà khắp nơi. Những sinh linh chưa kịp thành hình, chưa kịp khóc tiếng đầu đời, bị nhấn chìm trong những ca phẫu thuật lạnh lùng, trong những thùng rác y tế kín mít, trong những lò thiêu không ai nhắc đến.
Tôi đứng sững trước cổng bệnh viện, tay siết chặt cuốn sổ trong túi. Hồ x.á.c t.r.ẻ – cái ao đen ngòm hơn một tram năm trước, nơi những đứa bé bị bỏ rơi trôi lềnh bềnh trong bọc vải thấm máu – hóa ra chỉ là một giọt nước trong đại dương của những bi kịch. Những cái bóng không mắt, không mặt mà bà Nhàn, anh Trung, ông Lãm, và cả tôi thấy trong mơ, chúng chỉ là một phần nhỏ của ký ức đất đai. Còn ở đây, ngay trước mắt tôi, dưới lớp bê tông hiện đại của bệnh viện, ký ức ấy vẫn đang được viết tiếp, từng ngày, từng giờ.
Tôi nheo mắt, và trong thoáng chốc, tôi thấy chúng. Không phải một, không phải ba hay bốn, mà hàng trăm cái bóng nhỏ, lặng lẽ bò ngang qua hành lang bệnh viện, qua những phòng phá t.h.a.i, qua những thùng rác y tế đỏ chói. Chúng không khóc, không kêu, chỉ quơ quào đôi tay bé xíu, như tìm kiếm một nơi để thuộc về. Chúng không có mặt, nhưng tôi cảm nhận được ánh nhìn của chúng, không oán hận, không căm thù, chỉ đơn thuần là nỗi buồn vô tận.
Tôi mở mắt, hơi thở dồn dập. Hành lang bệnh viện vẫn tấp nập, những người mẹ tương lai bước qua cổng, những chiếc xe cứu thương lặng lẽ rời đi. Không ai thấy gì. Không ai nghe gì. Nhưng tôi biết, vùng vọng không chỉ nằm ở khu Ngõ Trạm, không chỉ ở hồ x.á.c t.r.ẻ. Nó ở đây, ở khắp nơi, trong từng mảnh đất thấm đẫm ký ức của những sinh linh chưa kịp sống.
Tôi rút sổ, viết vội một dòng cuối: Vùng vọng không có ranh giới. Đất nhớ. Và chúng ta quên.
Gió thổi qua, mang theo mùi thuốc sát trùng từ bệnh viện. Tôi quay lưng, bước đi, nhưng cảm giác ấy không rời bỏ tôi. Những cái bóng nhỏ vẫn ở đó, không hiện hình, không phát ra tiếng, nhưng luôn hiện diện, chờ đợi một ngày ai đó nhớ đến chúng. Và tôi, một nhà báo từng tin rằng logic có thể bóc trần mọi bí ẩn, giờ đây chỉ có thể cúi đầu trước những ký ức không bao giờ c.h.ế.t.
Tôi gửi lời nhắn thoại kể nhanh những gì tôi thấy cho Thầy Huỳnh.
“Cậu muốn tôi ấn phép khóa nhãn lại không, cho đỡ phiền”
Tôi đứng lặng, suy nghĩ hồi lâu…hình ảnh các vụ án lùa về trong tâm trí một cách ám ánh.
Tôi nhắn cho thầy tin nhắn ngắn gọn.
“Không ạ!”.
- HÃI –
LƯU Ý: Giai thoại Hồ Xác Trẻ là có thật được ghi trong cuốn Hà Nội Cũ của tác giả Doãn Kế Thiện, xuất bản năm 1943, các chi tiết còn lại là từ trí tượng của tác giả.