11/07/2025
- Bạch Thế Tôn, tật đố, xan tham;
- do nhân duyên gì, do tập khởi gì, cái gì khiến chúng sanh khởi;
- cái gì khiến chúng hiện hữu,
- cái gì có mặt thì tật đố, xan tham có mặt?
- Cái gì không có mặt, thì tật đố xan tham không có mặt?
🔥🔥🔥
- Này Thiên chủ, tật đố và xan tham;
》 do ưa ghét làm nhân duyên,
》 do ưa ghét làm tập khởi,
》 ưa ghét khiến chúng sanh khởi,
》 ưa ghét khiến chúng hiện hữu,
》 ưa ghét có mặt thì tật đố, xan tham có mặt;
☆ 》 ưa ghét không có mặt thì tật đố, xan tham không có mặt.
- Bạch Thế Tôn, ưa ghét;
- do nhân duyên gì, do tập khởi gì?
- Cái gì khiến chúng sanh khởi,
- cái gì khiến chúng hiện hữu,
- cái gì có mặt thì ưa ghét có mặt?
- Cái gì không có mặt thì ưa ghét không có mặt?
- Này Thiên chủ, ưa ghét;
- do dục làm nhân duyên,
- do dục làm tập khởi,
- dục khiến chúng sanh khởi,
- dục khiến chúng hiện hữu.
- Dục có mặt thì ưa ghét có mặt;
☆》 dục không có mặt thì ưa ghét không có mặt.
- Bạch Thế Tôn, nhưng dục;
- do nhân duyên gì, do tập khởi gì?
- Cái gì khiến dục sanh khởi,
- cái gì khiến dục hiện hữu?
- Cái gì có mặt thì dục có mặt?
- Cái gì không có mặt thì dục không có mặt?
- Này Thiên chủ, dục;
- do tầm làm nhân duyên,
- do tầm làm tập khởi;
- tầm khiến dục sanh khởi,
- tầm khiến dục hiện hữu.
- Tầm có mặt thì dục có mặt;
☆》 tầm không có mặt thì dục không có mặt.
- Bạch Thế Tôn, tầm;
- lấy gì làm nhân duyên,
- lấy gì làm tập khởi?
- Cái gì khiến tầm sanh khởi,
- cái gì khiến tầm hiện hữu?
- Cái gì có mặt thì tầm có mặt?
- Cái gì không có mặt thì tầm không có mặt?
- Này Thiên chủ, tầm;
- lấy cái loại vọng tưởng hý luận làm nhân duyên,
- lấy các loại vọng tưởng hý luận làm tập khởi.
- Các loại vọng tưởng hý luận khiến tầm sanh khởi,
- các loại vọng tưởng hý luận khiến tầm hiện hữu.
- Do các loại vọng tưởng hý luận có mặt thì tầm có mặt.
☆》 Do các loại vọng tưởng hý luận không có mặt thì tầm không có mặt".
《》
HỶ - ƯU - XẢ
- Bạch Thế Tôn, vị Tỷ Kheo;
- phải chứng đạt như thế nào?
- Phải thành tựu con đường nào thích hợp và hướng dẫn diệt trừ các loại vọng tưởng hý luận?
- Này Thiên chủ, Ta nói hý luận có hai loại;
01. một loại phải thân cận,
02. một loại phải tránh xa.
- Này Thiên chủ, Ta nói ưu cũng có hai loại;
01/ một loại phải thân cận,
02/ một loại phải tránh xa.
- Này Thiên chủ, Ta nói xả cũng có hai loại;
01) một loại phải thân cận,
02) một loại phải tránh xa.
- Này Thiên chủ, Ta nói hỷ có hai loại;
01. một loại phải thân cận,
02. một loại phải tránh xa.
》 Lời tuyên bố là như vậy.
- Do nhân duyên gì tuyên bố như vậy?
☆》》 Ở đây, loại hỷ nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với hỷ này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thời hỷ ấy cần phải tránh xa.
☆》》 - Ở đây loại hỷ nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với hỷ này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời hỷ ấy nên thân cận.
☆》》 Ở đây, có hỷ câu hữu với tầm, câu hữu với tứ; có hỷ không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ.
■》 Các loại hỷ không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn.
- Này Thiên chủ, Ta nói hỷ có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.
》 Này Thiên chủ, Ta nói ưu cũng có hai loại;
01. một loại nên thân cận,
02. một loại nên tránh xa.
- Lời tuyên bố là như vậy.
Do nhân duyên gì, tuyên bố như vậy?
☆》 Ở đây, loại ưu nào có thể biết được:
"Khi tôi thân cận với ưu này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thời ưu ấy cần phải tránh xa.
☆》 Ở đây, loại ưu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với ưu này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời ưu ấy nên thân cận.
☆》》 Ở đây, có ưu câu hữu với tầm, câu hữu với tứ, có ưu không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ.
■》 Các loại ưu không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn.
- Này Thiên chủ, Ta nói ưu là hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy, là do nhân duyên như vậy.
- Này Thiên chủ, Ta nói xả cũng có hai loại;
01- một loại nên thân cận,
02- một loại nên tránh xa.
- Lời tuyên bố là như vậy.
Do nhân duyên gì, tuyên bố như vậy?
☆》 Ở đây, loại xả nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với xả này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thời xả ấy cần phải tránh xa.
☆》 Ở đây, loại xả nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với xả này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời xả ấy nên thân cận.
☆》》 Ở đây, có xả câu hữu với tầm, câu hữu với tứ, có xả không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ.
■》 Các loại xả không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn.
- Này Thiên chủ, Ta nói rằng xả có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.
●》 Này Thiên chủ, vị Tỷ Kheo phải chứng đạt như vậy, phải thành tựu con đường như vậy, mới thích hợp và hướng dẫn đến sự diệt trừ các vọng tưởng hý luận.
' Ðó là hình thức câu trả lời Thế Tôn cho câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:
- Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ của con được diệt tận, do dự của con được tiêu tan.
Trích Trường Bộ Kinh
Digha Nikaya
21. Kinh Ðế-thích sở vấn
(Sakka-panha Sutta)
Source Xem thêm 》》
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong21.htm
Namo Buddhaya.