Thế giới sách Minh Triết

Thế giới sách Minh Triết Bảo Thư Minh Trí

Charles Pigeon – Người chồng bất tử bên vợ giữa nghĩa trang ParisẨn mình giữa những con đường lát đá cũ kỹ và hàng cây x...
07/07/2025

Charles Pigeon – Người chồng bất tử bên vợ giữa nghĩa trang Paris

Ẩn mình giữa những con đường lát đá cũ kỹ và hàng cây xà cừ rì rào của nghĩa trang Montparnasse, có một ngôi mộ đặc biệt khiến du khách không thể bước qua mà không ngoái nhìn: mộ gia đình Charles Pigeon.

Charles Pigeon (1838–1915) là một nhà phát minh và doanh nhân Pháp nổi tiếng. Ông được biết đến nhiều nhất với phát minh đèn dầu “không cháy nổ”, mang tính cách mạng thời bấy giờ, vì nó giúp hàng nghìn gia đình Paris tránh khỏi hỏa hoạn — tai họa rất thường xảy ra với các loại đèn dầu truyền thống.

Ông khởi đầu là nhân viên bán hàng, nhưng đam mê sáng chế đã biến Pigeon thành một triệu phú tự thân. Nhờ chiếc đèn dầu an toàn mang tên mình, ông trở thành biểu tượng cho ý chí đổi đời và sức sáng tạo của tầng lớp bình dân Pháp.

Điều khiến ngôi mộ Pigeon nổi tiếng khắp thế giới không chỉ vì danh tiếng của ông, mà vì tác phẩm điêu khắc quá đỗi độc đáo: Charles Pigeon và vợ được khắc họa đang nằm bên nhau trên một chiếc giường sắt, cả hai mặc quần áo ngủ, bà vợ nhẹ nhàng tựa vào chồng như đang lắng nghe ông đọc sách.

Bức tượng ghi lại hình ảnh đời thường nhất, giản dị nhất — một buổi tối bình yên của đôi vợ chồng — nhưng cũng chính vì thế mà nó trở thành một biểu tượng tình yêu, gắn bó, bền bỉ. Thay vì dựng tượng oai nghiêm hay tấm bia lạnh lẽo, Charles đã để lại hình ảnh ông cùng vợ “ngủ” bên nhau, mãi mãi, như chưa từng chia lìa.

Nhiều người gọi đây là ngôi mộ “ngủ chung” đẹp nhất Paris — một lát cắt ấm áp giữa nghĩa trang tĩnh lặng.

Ngày nay, mộ Charles Pigeon vẫn còn nguyên vẹn ở nghĩa trang Montparnasse, trở thành điểm đến của những ai tò mò về những câu chuyện tình yêu kỳ lạ, những phát minh thay đổi cuộc sống và những lời hứa vĩnh hằng.

Đứng trước bức tượng đá ấy, nhiều du khách khẽ mỉm cười: Dù giàu hay nghèo, nổi tiếng hay vô danh, cuối cùng ai cũng chỉ mong được nắm tay người mình thương — kể cả khi đã ngủ yên dưới cỏ lạnh.

28/06/2025
Chào mừng ngày Gia đình Việt NamTrên tinh thần đề cao vai trò của gia đình đối với sự phát triển của xã hội, vào ngày 4/...
28/06/2025

Chào mừng ngày Gia đình Việt Nam

Trên tinh thần đề cao vai trò của gia đình đối với sự phát triển của xã hội, vào ngày 4/5/2001, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 72/2001/QĐ-TTG về sự ra đời ngày gia đình Việt Nam. Theo đó, từ năm 2001, ngày 28/6 hằng năm được quy định là ngày gia đình Việt Nam. Đây là ngày tất cả người dân trên cả nước đều hướng về gia đình mình. Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thăm hỏi, động viên các gia đình, góp phần củng cố, duy trì các giá trị văn hóa tốt đẹp về gia đình Việt Nam.
Thông qua ngày gia đình Việt Nam, các thế hệ đi trước có thể nhắc nhở, giáo dục con cháu về truyền thống uống nước nhớ nguồn, sự kính trên nhường dưới, tình cảm yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Cũng thông qua ngày này, mỗi người chúng ta có dịp để nhìn lại và thê trân trọng những tình cảm, cuộc sống tốt đẹp mà chúng ta có được trong gia đình mình.

Chỉ vài phút sau khi chuyến bay 175 của United Airlines lao vào Tháp Nam của Trung tâm Thương mại Thế giới, chàng trai 2...
28/06/2025

Chỉ vài phút sau khi chuyến bay 175 của United Airlines lao vào Tháp Nam của Trung tâm Thương mại Thế giới, chàng trai 24 tuổi Welles Crowther đã gọi điện cho mẹ và để lại một lời nhắn đầy điềm tĩnh:
“Mẹ ơi, con là Welles. Con chỉ muốn mẹ biết rằng con vẫn ổn.”

Là một chuyên viên giao dịch chứng khoán tại Sandler O'Neil and Partners, làm việc trên tầng 104, Welles vốn là một lính cứu hỏa tình nguyện từ thời thiếu niên. Nhưng sau cuộc gọi ấy, anh đã rời văn phòng, đi xuống đến sảnh trời ở tầng 78 — và tại đó, anh trở thành người hùng vô danh trong mắt những người xa lạ, chỉ được biết đến qua hình ảnh "người đàn ông với chiếc khăn đỏ."

Theo Mic thuật lại:

“Giữa khói lửa, hỗn loạn và đổ nát, Crowther đã giúp những người bị thương và hoảng loạn tìm được đường thoát hiểm, bất chấp hiểm nguy đang rình rập. Dù tầm nhìn lúc đó gần như bằng không, những người được anh cứu vẫn nhớ như in dáng cao lớn của một người đàn ông, quấn chiếc khăn đỏ che miệng và mũi để lọc khói độc.”

“Anh đã đến sảnh trời tầng 78 — một khu vực dành cho thang máy tốc hành giúp di chuyển nhanh xuống tầng trệt. Với giọng nói được mô tả là ‘mạnh mẽ, quả quyết’, Crowther hướng dẫn những người sống sót tìm đến lối thoát qua cầu thang bộ, đồng thời khuyến khích họ giúp đỡ nhau. Anh cõng một phụ nữ bị thương trên lưng, đưa cô xuống tận 15 tầng để an toàn, rồi quay trở lại tòa nhà để tiếp tục cứu người.”

"Ai còn có thể đứng dậy được, hãy đứng lên ngay bây giờ," Crowther nói với những người sống sót, chỉ lối cho họ đến lối thoát hiểm. "Nếu có thể giúp người khác, xin hãy làm điều đó."

Ling Young, một trong những người được anh cứu sống, chia sẻ với CNN:
"Anh ấy chắc chắn là thiên thần hộ mệnh của tôi — không còn nghi ngờ gì nữa — vì nếu không có anh, chúng tôi đã chỉ ngồi đó, chờ cho đến khi tòa nhà sụp xuống."

Crowther được ghi nhận đã cứu ít nhất một tá người hôm ấy. Thi thể anh sau này được tìm thấy cùng với những lính cứu hỏa khác, nơi cầu thang dẫn ngược lên phía trên tòa tháp — trong tay vẫn còn cầm công cụ cứu hộ ‘hàm kềm sinh tử’.

Đọc và Chia Sẻ

Trên một con đường vắng, phủ đầy tuyết ở Tolyatti – một thị trấn xa ở nước Nga – người ta thấy một con chó ngồi lặng lẽ ...
26/06/2025

Trên một con đường vắng, phủ đầy tuyết ở Tolyatti – một thị trấn xa ở nước Nga – người ta thấy một con chó ngồi lặng lẽ bên vệ đường. Một mình. Không chạy nhảy. Không xin ăn. Chẳng sủa.

Nó chỉ ngồi đó. Và… đợi.

Ngày đầu, người qua đường chỉ thoáng nhìn.
Ngày thứ hai, rồi một tuần, một tháng, một năm…
Nó vẫn ở đó – đúng một chỗ, đúng một tư thế.
Im lặng, kiên nhẫn, và tuyệt đối thủy chung.

Người ta gọi nó là Kostia.

Câu chuyện của Kostia bắt đầu từ những năm 1990, ngay chính nơi nó vẫn ngồi đợi mỗi ngày.

Một tai nạn kinh hoàng đã xảy ra: chiếc xe chở một gia đình nhỏ trượt bánh trên mặt băng, lao thẳng vào thân cây ven đường.
Bên trong xe là một người cha, một người mẹ và một đứa trẻ.
Tất cả đều tử nạn.
Chỉ còn lại Kostia – bị hất văng ra khỏi cửa kính trước.

Khi lực lượng cứu hộ đến, họ thấy nó cứ lẩn quẩn quanh xác xe.
Nó không bỏ chạy, không sủa.
Chỉ lặng lẽ liếm đôi tay đã lạnh ngắt của chủ.
Nó từ chối rời xa nơi ấy.

Và từ ngày hôm đó, Kostia không bao giờ bỏ đi nữa.

Người dân trong vùng thương xót con vật.
Họ mang thức ăn cho nó, dựng một mái che nhỏ giữa trời tuyết, thậm chí nhiều người đã thử mang nó về nhà.
Nhưng lần nào cũng vậy – chỉ một đêm sau, Kostia lại trốn rồirồi quay về đúng chỗ cũ – nơi gia đình của nó đã ra đi mãi mãi.

Nó không cần gì.
Không kêu ca. Không than thở. Không chơi đùa.
Nó chỉ đợi.

Mỗi ngày, vào cùng một thời điểm, nó lại nhìn về phía con đường xa mờ.
Như thể đang mong ngóng một chiếc xe, một giọng nói, một mùi hương quen thuộc nào đó sẽ quay trở lại.
Dù là hy vọng mong manh, nó vẫn bền bỉ chờ đợi, năm này qua năm khác.

Rồi vào một buổi sáng mùa đông yên tĩnh, người ta tìm thấy Kostia nằm lặng dưới tuyết.
Lần này, nó không còn tỉnh lại nữa.
Nó đã ra đi – đúng nơi mà trái tim nó vỡ vụn nhiều năm trước.

Người dân chôn Kostia dưới gốc cây nơi tai nạn từng xảy ra – nơi đã lấy đi tất cả của nó.
Trên mộ, họ khắc một dòng chữ đơn giản nhưng thấm đẫm cảm xúc:

“Tại đây yên nghỉ Kostia trung thành.
Nó đã không bao giờ quên. Chưa từng rời đi… trung thành cho đến tận cùng.”

Câu chuyện này không chỉ là về một con chó.
Nó là khúc ca buồn về lòng trung thành khi không còn điều gì để hy vọng. Minh chứng cho một tình yêu thuần khiết, không vụ lợi, không điều kiện.
Là chờ đợi yên lặng – không vì được đáp lại, mà vì trái tim không biết cách nào khác để yêu.

Kostia không biết nói, chẳng van nài ai
Nhưng sự hiện diện lặng thầm của nó là tiếng nói lớn nhất về sự trung thành – thứ đã trở nên hiếm hoi đến lạ trong một thế giới quá vội vàng này.

Vì thế, nếu một ngày bạn thấy ai đó ngồi im lặng rất lâu, xin đừng vội gọi họ là lạ lùng.
Biết đâu… họ cũng đang giữ trong tim một điều gì đó — sâu sắc đến mức không rời xa được.

TG Văn Chương

Ở tuổi 19, Mạnh Đức đi thi vào lớp 10 và dắt theo em gái nhỏ. Đến cổng trường, nam sinh nhờ các tình nguyện viên trông e...
15/06/2025

Ở tuổi 19, Mạnh Đức đi thi vào lớp 10 và dắt theo em gái nhỏ. Đến cổng trường, nam sinh nhờ các tình nguyện viên trông em gái giúp và vội vàng vào phòng thi.

Sáng 9-6, trên mạng xã hội chia sẻ thông tin tại một điểm thi lớp 10 trường chuyên ở Hà Nội, có một nam sinh dắt theo em gái đi thi và nhờ các tình nguyện viên trông giúp rồi vội vàng đi vào phòng thi, khiến nhiều người xúc động giữa mùa thi.

"Mẹ bạn ấy đi làm ca chưa về kịp. Em gái bạn ấy đã được các bác phụ huynh cho ăn sáng, lúc sau mẹ bạn ấy đạp xe đến. Một không khí thật ấm áp của buổi sáng thi chuyên", bài viết chia sẻ.

🔴Chiều cùng ngày, trao đổi với thầy Phan Trung Nghĩa - giáo viên chủ nhiệm lớp 9A3 năm học 2024-2025, Trường THCS Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội - xác nhận nam sinh trong câu chuyện đang được chia sẻ trên mạng xã hội sáng nay là em Nguyễn Mạnh Đức - học sinh thuộc lớp thầy chủ nhiệm năm nay thi vào lớp 10.

Theo thầy Nghĩa, không chỉ trong buổi thi chuyên hôm nay Đức phải đưa em gái đi thi cùng, trước đó trong ngày 7 và 8-6, Đức cũng mang em gái đến điểm thi Trường THCS Dịch Vọng Hậu nhờ các anh chị tình nguyện viên trông em giúp xong mới vào phòng thi.

Thầy Nghĩa chia sẻ Đức là một học sinh khá đặc biệt. Đức sinh năm 2006, cách các bạn thi vào lớp 10 năm nay 4 tuổi.

"Đức học lớp 6, 7 tại trường, khi này học lực khá, không nổi bật. Sau đó vì biến cố gia đình đến lớp 8 em phải nghỉ học. Sau khi nghỉ học 3 năm, năm 2023 Đức quay trở lại trường để học tiếp.

Quay trở lại Đức rất nỗ lực, chịu khó, chăm chỉ, hiếu học. Năm lớp 8 và lớp 9, Đức đều đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Năm lớp 9, nhà trường có nhiều kỳ kiểm tra, Đức có lần kiểm tra 3 môn toán, văn, tiếng Anh dẫn đầu toàn trường", thầy Nghĩa nói.

🔴Được biết hiện tại Đức ở cùng mẹ, em gái nhỏ và ông bà ngoại đã lớn tuổi. Vì mẹ có việc bận nên trong một số buổi thi Đức đã phải dẫn theo em gái đến điểm thi nhờ mọi người trông giúp.

"Đức thi chuyên tin của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, sáng nay điểm thi chuyên nằm ở Trường THCS Trần Duy Hưng. Vì mẹ vẫn bận, nên Đức phải mang em đi thi cùng", thầy Nghĩa kể.

Theo thầy Nghĩa, Đức từng là lớp trưởng và lớp phó học tập của lớp 9A3. Trước đó, Đức từng thi chuyên tin của Trường THPT chuyên Trường đại học Sư phạm Hà Nội để tìm những cơ hội học tập tốt nhất.

Theo: Tuổi Trẻ.

Khái niệm - VỢ - NGƯỜI TÌNH - TRI KỶVợ – Người tình – Tri kỷ... Trong cuộc đời một người đàn ông, đôi khi có ba người ph...
08/06/2025

Khái niệm - VỢ - NGƯỜI TÌNH - TRI KỶ

Vợ – Người tình – Tri kỷ... Trong cuộc đời một người đàn ông, đôi khi có ba người phụ nữ đi qua – không phải để ganh đua, mà để soi chiếu những phần khác nhau trong tâm hồn họ. Vợ, là người cùng bạn xây dựng mái nhà, là người bạn lựa chọn để gắn bó cả đời – không phải vì lý tưởng, mà vì nghĩa tình. Cô ấy giữ gìn tổ ấm, lo từng bữa ăn giấc ngủ, và có lẽ đôi lúc bạn quên mất sự hiện diện của cô ấy - như quên một chiếc gối đã quen hơi, một ly nước lọc luôn đặt đúng chỗ. Nhưng khi không còn, bạn mới thấy lòng bỗng hụt. Người tình, là dư vị của cảm xúc, là một sự bù đắp mà bạn không gọi tên được. Đó là một chút đam mê, một chút tò mò, một chút gì đó khiến bạn cảm thấy mình còn trẻ, còn được khao khát. Nhưng tình cảm ấy như mây ngang núi – đến nhanh, đi cũng vội. Tri kỷ, là người bạn tâm giao. Không cần thân xác, chỉ cần đôi tâm hồn đồng điệu. Cô ấy có thể lặng lẽ nghe bạn nói về nỗi cô đơn, những khát khao, những giấc mơ mà bạn chẳng thể kể cho ai. Cô ấy không đòi hỏi, không giận hờn, không ràng buộc. Nhưng lại là người khiến bạn nhớ đến khi tâm mỏi mệt nhất. Vợ ở cạnh mỗi ngày – nhưng bạn lại dễ quên. Người tình khiến tim bạn run rẩy – nhưng lại chẳng thể đi cùng nhau đến cuối. Tri kỷ là người bạn thèm được gặp mỗi khi lòng bối rối – nhưng lại chẳng dễ giữ bên mình. Người vợ như nước ấm – ngày thường tưởng nhạt, nhưng khi lạnh mới biết quý. Người tình như rượu mạnh – hớp đầu ngây ngất, nhưng dễ làm say lòng. Tri kỷ như trà – nhấp môi thanh đạm, càng uống càng tỉnh. Có lúc bạn kể với tri kỷ rằng người tình đang khiến bạn rối lòng, Có lúc bạn khóc với người tình rằng vợ bạn chẳng còn hiểu bạn như xưa, Nhưng rồi... bạn vẫn trở về với người vợ – nơi có cơm chín, nhà sáng đèn, và cả những tiếng cằn nhằn quen thuộc. Vợ khiến bạn mệt – nhưng không thể rời. Người tình khiến bạn say – nhưng không thể giữ. Tri kỷ khiến bạn nghĩ – nhưng chẳng thể gần. Một người đàn ông hạnh phúc không phải là người có cả ba, mà là người nhận ra ở người vợ của mình có cả người tình và tri kỷ – và biết trân trọng điều đó. Tri kỷ, nếu một ngày hóa thành vợ... chưa chắc còn là tri kỷ. Vì vai vế thay đổi, tâm thế cũng đổi dời. Tình yêu sâu sắc không phải ở những lời mật ngọt, mà ở khả năng nghe nhau bằng trái tim, hiểu nhau bằng im lặng, và tha thứ bằng sự bình an. Trong cõi nhân sinh đầy duyên hợp tan, Người nào ở lại – là người có ơn sâu nghĩa nặng nhất. Đừng để mất rồi mới nhận ra đó là báu vật. Bởi trong biển người mênh mông, có một người đủ kiên nhẫn lắng nghe bạn than phiền mỗi ngày, đó là may mắn lớn nhất đời. Đàn ông không chỉ cần ai đi qua đời mình, mà cần một người đủ yêu để ở lại đến hết đời. Và nếu bạn đã có một người như thế – xin đừng đánh đổi lấy chút mây bay. Vì có những người, một khi lạc mất, sẽ không bao giờ tìm lại được nữa.
Sỹ

Vào năm 1745, Quý bà Elizabeth Cathcart—giàu có, góa bụa, và 56 tuổi—kết hôn với một đại tá người Ireland điển trai tên ...
04/06/2025

Vào năm 1745, Quý bà Elizabeth Cathcart—giàu có, góa bụa, và 56 tuổi—kết hôn với một đại tá người Ireland điển trai tên Hugh Maguire. Đây là cuộc hôn nhân thứ tư của bà. Lần đầu vì nghĩa vụ gia đình, lần thứ hai vì tiền, lần thứ ba vì địa vị. Nhưng lần này? Là vì tình yêu.

Để đánh dấu khoảnh khắc, Elizabeth tự mua một món quà cưới tinh nghịch: một chiếc nhẫn khắc dòng chữ, "Nếu tôi sống sót, tôi sẽ có năm."

Nhưng tình yêu nhanh chóng trở nên tồi tệ.

Ngay sau đám cưới, Hugh bộc lộ bản chất thật. Hắn chiếm đoạt tiền của bà, đòi hỏi trang sức và giấy tờ tài sản—và khi bà từ chối, hắn bắt cóc bà, lôi đến Ireland, và nhốt bà trong một căn gác xép. Bà bị giam ở đó hơn hai thập kỷ, không bao giờ chịu khuất phục.

Ban đầu, bà giấu trang sức trong tóc giả và váy lót. Sau đó, bà thả chúng qua cửa sổ gác xép cho một người phụ nữ nghèo, cầu xin cô ấy giữ an toàn.

Năm này qua năm khác trôi qua. Elizabeth ngày càng già đi, yếu ớt hơn—nhưng không bao giờ nhượng bộ.

Cuối cùng, ở tuổi 75, bà nói với Hugh nơi tìm giấy tờ tài sản—giấu sau một tấm bảng ở dinh thự Anh của bà. Hấp tấp, Hugh lao đến đó, cố cạy tấm bảng, và làm rách tay. Vết thương bị nhiễm trùng. Trong vài tuần, hắn qua đời—vì uốn ván.

Elizabeth được tự do. Gầy gò, hoang mang, đội một bộ tóc giả màu đỏ, bà hầu như không nhận ra thế giới bên ngoài. Nhưng từ từ, bà hồi sinh. Bà tìm được người phụ nữ đã giữ trang sức an toàn và thưởng hậu hĩnh cho cô ấy.

Đến năm 80 tuổi, bà lại ngồi xe ngựa và nhảy múa. Ở tuổi 90, người ta nói bà nhảy như một cô gái trẻ.

Bà sống đến 97 tuổi.

Và bà không bao giờ cưới người chồng thứ năm.

~Weird Wonders and Facts

Nguồn: Weird Wonders and Facts

CHAU DOAN

MỘT CHUYỆN TÌNH KHÔNG CÓ TRONG SÁCH GIÁO KHOA…Người ta thường nói, tình yêu không có tuổi. Nhưng mấy ai dám yêu khi cả t...
28/05/2025

MỘT CHUYỆN TÌNH KHÔNG CÓ TRONG SÁCH GIÁO KHOA…

Người ta thường nói, tình yêu không có tuổi. Nhưng mấy ai dám yêu khi cả thế giới quay lưng?

Câu chuyện của Emmanuel và Brigitte – Tổng thống nước Pháp và người phụ nữ hơn ông 24 tuổi – là một minh chứng lặng lẽ nhưng mạnh mẽ rằng tình yêu, nếu là thật, thì chẳng cần ai cho phép.


Brigitte năm ấy là cô giáo dạy văn. Mái tóc vàng óng, giọng nói trầm ấm và đôi mắt từng trải. Bà yêu thơ Rimbaud, say mê Racine, tin rằng văn chương có thể chạm được đến nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn một con người. Và rồi, một cậu học trò 15 tuổi – Emmanuel – bước vào lớp.

Cậu học trò khác thường. Ít nói, nhưng khi nói thì ánh mắt như thiêu đốt. Một đứa trẻ con mang dáng dấp của người trưởng thành. Brigitte không ngờ, trong hàng chục gương mặt tuổi mới lớn ngày ngày lắng nghe bài giảng của mình, lại có một cậu bé sớm nhận ra điều mà bà chưa từng dám nghĩ: trái tim bà vẫn biết yêu.


Cậu ấy nói: “Một ngày nào đó, em sẽ cưới cô.”

Brigitte cười, như bao lần người lớn cười trước giấc mơ ngông cuồng của tuổi trẻ. Nhưng Emmanuel thì không quên. Ngược lại, cậu sống như thể cả đời mình chỉ để chứng minh lời hứa ấy là thật.

Gia đình đưa cậu đi xa. Dư luận dấy lên. Bạn bè rời bỏ. Nhưng tình yêu đôi khi chỉ cần hai người, và sự im lặng của thế giới cũng là một thứ chấp thuận. Họ lặng lẽ viết thư cho nhau. Lặng lẽ sống, lặng lẽ đợi.

Thời gian trôi, Brigitte ly hôn. Emmanuel tốt nghiệp, đi làm, rồi bước chân vào chính trường. Họ kết hôn vào năm 2007, sau hơn một thập kỷ gắn bó thầm lặng.


Ngày ông đắc cử tổng thống, bà đứng bên cạnh – không như một “phu nhân quyền lực”, mà như người bạn đời hiểu ông nhất. Không ồn ào, không phát ngôn hoa mỹ. Bà không là chiếc bóng sau lưng, mà là mặt trăng dịu dàng luôn dõi theo mặt trời.

Người đời gọi bà là “cô giáo yêu học trò”, là “phu nhân già hơn chồng”, là “một sự bất thường trong chính trị châu Âu”. Nhưng bà không cần sửa lại những danh xưng đó. Bà chỉ nhẹ nhàng sống. Và yêu. Như cách bà từng dạy học – tận tụy và đầy đam mê.


Tình yêu thật sự không nằm trong khuôn mẫu. Nó không đo bằng tuổi tác, danh vị, hay số đông ủng hộ. Nó nằm trong ánh nhìn hai người dành cho nhau – giữa đám đông ồn ào, họ vẫn thấy nhau.

Ở một thế giới mà người ta dễ yêu nhanh và quên vội, có một Tổng thống từng là cậu học trò nhỏ giữ lời hứa thuở mười lăm. Có một cô giáo từng sợ hãi, từng hoài nghi, nhưng rồi chọn bước theo trái tim.

Đó là chuyện tình không có trong sách giáo khoa, nhưng đủ để viết nên một trang đẹp trong đời thật.

SƯU TẦM

NỮ SINH LỚP 12 BẬT KHÓC TRONG LỄ TRI ÂN: “EM KHÔNG MUỐN ĐƠN ĐỘC NỮA”Tại lễ Tri ân và trưởng thành của Trường THPT Tây Th...
27/05/2025

NỮ SINH LỚP 12 BẬT KHÓC TRONG LỄ TRI ÂN: “EM KHÔNG MUỐN ĐƠN ĐỘC NỮA”

Tại lễ Tri ân và trưởng thành của Trường THPT Tây Thạnh (TPHCM) sáng 24/5, nữ sinh Thái Mạc Tường Vi (lớp 12A5) đã bật khóc khi chia sẻ câu chuyện đầy xúc động của mình. Vi kể về người mẹ đơn thân tảo tần và biến cố lớn khi mẹ đột ngột đổ bệnh nặng với những chẩn đoán như "tai biến", "nhiễm trùng máu" đúng vào năm học quan trọng nhất của em.

Tường Vi đã trải qua những đêm không ngủ, sợ hãi và cảm thấy đơn độc. Em từng sợ bị thương hại và nghĩ rằng im lặng là mạnh mẽ. Tuy nhiên, em đã tìm thấy tia hy vọng khi nhận được sự giúp đỡ từ thầy cô và nhà trường, không chỉ về vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần lớn lao.

Dưới đây là lời chia sẻ của Tường Vi:

"Lần đầu tiên, em đứng dưới cơn mưa lớn của cuộc đời, đột ngột và dữ dội. Em lần đầu cảm nhận được sự lạnh lẽo của hành lang bệnh viện, sự nặng nề của tiếng thở dài và nỗi bất lực trong sự chờ đợi. Chỉ trong vài ngày, mọi thứ tưởng chừng như sụ.p đ.ổ trước mắt em. Ước mơ đại học, những dự định được ấp ủ bấy lâu, cả một tương lai rực nắng và tiếng cười trở nên mờ mịt, xa vời".

"Có những đêm em đã không ngủ được, vì sợ mình không đủ sức bước tiếp. Sợ rằng chỉ trong một giây buông tay, tất cả sẽ vỡ tan".
"Một điều thật may mắn - nhà trường đã dang tay đón lấy em. Từ thầy hiệu phó, các thầy cô chủ nhiệm, thầy cô bộ môn và cả các tập thể lớp trong trường... Mọi người đã gửi đến em sự quan tâm và hỗ trợ đầy ấm áp. Đó không chỉ là sự hỗ trợ vật chất, mà còn là niềm tin - là một cách để nói:" Mọi người luôn bên em!".

"Chia sẻ không làm em nhỏ bé, mà làm em mạnh mẽ hơn. Vì chỉ khi ta dám mở lời, yêu thương mới có cơ hội tìm đến".

"Em không muốn đơn độc nữa".

"Em biết trong sân trường hôm nay, mỗi bạn học sinh đều mang một câu chuyện riêng. Nhưng em chỉ muốn nói rằng: Nếu hôm nay bạn còn có một mái nhà để về, còn được ăn bữa cơm mẹ nấu, còn được ngồi sau xe của ba mỗi sáng thì hãy biết trân quý. Vì với một số người, đó là giấc mơ xa vời. Đừng đợi đến khi mất đi mới nói lời cảm ơn. Hãy bày tỏ yêu thương ngay khi còn có thể".

Lời chia sẻ của Tường Vi đã chạm đến trái tim của hàng nghìn người tham dự. Thầy Phạm Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh, cho biết nhà trường đã kịp thời động viên, hỗ trợ học phí và kết nối với các trường đại học, nhà hảo tâm để giúp đỡ Tường Vi, bày tỏ niềm tin vào nghị lực của em.

(Theo: Dân Trí)

Cha ơi, cho con đi tắm mưa đi..." - Xót xa tin nhắn cuối cùng của bé gái 11 tuổi trước khi ra đi vì đuối nướcTrên màn hì...
27/05/2025

Cha ơi, cho con đi tắm mưa đi..." - Xót xa tin nhắn cuối cùng của bé gái 11 tuổi trước khi ra đi vì đuối nước

Trên màn hình điện thoại vỡ nát của anh 😭.T., những dòng tin nhắn vẫn còn đó – nguyên vẹn nhưng đau thắt. Đó là tin nhắn cuối cùng của bé N.T.K.N., 11 tuổi (ngụ khu phố 2, phường Long Bình, Biên Hoà) gửi cho anh vào trưa ngày 24/5, chỉ vài giờ trước khi em đi tắm mưa cùng bạn và gặp nạn đuối nước, mãi mãi không trở về.

Cha ơi, cho con đi tắm mưa đi, năn nỉ cha đó. Lâu lắm rồi mới được tắm. Con hứa lần này là lần cuối thôi, mấy đợt khác tụi con sẽ không tắm nữa, tụi con cũng sẽ không đòi đi nữa. Đi mà người đẹp. Lâu lâu mới được tắm mà […] Đi mà cha yêu.”

Những dòng tin nhắn vừa ngây thơ, vừa hồn nhiên ấy giờ trở thành vết cứa sâu trong lòng người cha, không chỉ vì sự ra đi đột ngột của con gái, mà còn vì chính ông là người đồng ý cho con đi tắm.

Chiều hôm đó, bé N. cùng nhóm bạn ra bờ suối chơi. Trong tích tắc sơ sẩy, em trượt chân xuống dòng nước sâu. Dù người dân đã kịp đến hiện trường, tất cả đã quá muộn. Đến khoảng 16h30, thi thể của em được tìm thấy dưới chân cầu An Hảo (Biên Hòa, Đồng Nai).

Với người cha nghèo làm nghề thợ sơn, chiếc điện thoại cũ kỹ giờ là thứ duy nhất lưu giữ những dòng chữ "cha yêu ơi" cuả con gái nhỏ. Lời năn nỉ đi tắm mưa và cả nụ cười mà anh T. sẽ chẳng bao giờ còn được thấy lại một lần.

Tang lễ đẫm nước mắt

Tang lễ của bé N. diễn ra lặng lẽ trong căn phòng trọ nhỏ của gia đình. Trên bàn thờ nhỏ là bức ảnh tốt nghiệp lớp 5 – bức ảnh mà chỉ vài hôm trước bé N. từng háo hức khoe với cha rằng: “Bé chụp hình đẹp lắm ba ơi!”

Được biết, gia đình anh T. rời An Giang lên Đồng Nai mưu sinh từ năm 2015, khi N. mới được một tuổi. Những ngày đầu không có cả chiếu để nằm, anh trải áo cũ lót cho con ngủ trên nền xi măng, lấy quần jeans làm gối đầu.

Lớn lên trong thiếu thốn, bé N. vẫn luôn lễ phép, chăm chỉ phụ việc nhà, thương ba mẹ đến từng bữa ăn.

Anh T. vẫn nhớ, trong bữa ăn trưa cuối cùng, bé N. gọi điện để hỏi anh: “Ba yêu ơi, nay ba có về ăn cơm không?” Khi ba hỏi muốn ăn gì, bé chỉ nhẹ nhàng đáp: “Trong tủ còn vài con cá khô, con cũng thích ăn cá khô..." Sau bữa cơm đạm bạc, em đã đi mãi chẳng trở về.

TIN LIÊN QUAN

Xót xa cảnh con gái 10 tháng tuổi trong đám tang của người cha vừa qua đời đột ngột

Xót xa khoảnh khắc đón tro cốt 4 lao động Việt tử vong ở Đài Loan: Người thân quỵ ngã, nước mắt nghẹn ngào ngay tại sân bay

“Đêm trước hôm xảy ra chuyện, bé còn ngồi với anh thủ thỉ nói đã được vào trường Hoàng Văn Thụ rồi nên muốn mua một chiếc xe đạp điện để tiện di chuyển. Anh cũng bảo giờ ba chưa có tiền thì bé mới xin đi bán vé số để phụ, nhưng anh vẫn kiên quyết nói không được, con còn nhỏ lắm.

Anh cứ nghĩ giận, ông trời không lấy của anh cái gì, mà lại lấy của anh đứa con…" - Anh T. nghẹn ngào.

Address

Phường Kinh Bắc
Bac Ninh

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Thế giới sách Minh Triết posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share