
16/06/2025
💦 TRUYỀN NƯỚC BIỂN ĐỂ LÀM GÌ⁉️
Việc truyền nước biển khi mệt mỏi, kiệt sức do làm việc quá sức đang là thói quen khá phổ biến, nhưng lại không đúng về mặt y học.
Về bản chất, dịch truyền vào thường chỉ là nước muối sinh lý hoặc glucose loãng, không có gì “thần kỳ” như nhiều người tưởng.
Việc truyền dịch khi cơ thể không thiếu nước không giúp bạn khỏe lên, thậm chí còn làm tăng gánh nặng cho tim mạch, thận, đặc biệt ở những người có bệnh nền.
💧 Truyền dịch chỉ thật sự cần thiết trong một số trường hợp khi:
1. Mất nước - điện giải rõ rệt:
Tiêu chảy, sốt cao, nôn ói kéo dài, không ăn uống được.
2. Rối loạn điện giải nặng:
Hạ natri, hạ kali, toan chuyển hoá cần bù qua đường tĩnh mạch.
3. Cần truyền thuốc hoặc dinh dưỡng:
Kháng sinh tĩnh mạch, hoá trị, nuôi ăn qua đường truyền (TPN).
4. Sốc, mất máu cấp:
Sốc nhiễm trùng, sốc phản vệ, chấn thương.
5. Sau mổ, không ăn uống được:
Tạm thời cần hỗ trợ dịch truyền.
Thực chất, nếu là “burn out” - hội chứng kiệt quệ về tinh thần và thể chất do stress kéo dài, thì không phải là mất nước hay mất điện giải thì không cần thiết phải truyền dịch.
Bác sĩ nói đúng: “Thay vì truyền nước, hãy ăn con gà.”
Dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và cân bằng công việc mới là cách nạp lại năng lượng bền vững và lành mạnh.
Truyền dịch ở bệnh nhân này cũng không vấn đề gì lắm (ở cơ sở y tế), nhưng không nên lạm dụng sẽ tạo thành thói quen xấu, khiến họ bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe thực sự.
Chuyện kiệt sức vì công việc không thể giải quyết chỉ bằng một chai nước biển, cơ thể bạn cần được phục hồi đúng cách từ giấc ngủ, bữa ăn, đến những khoảng nghỉ hợp lý trong cuộc sống tấp nập.