BẾN CÁT

BẾN CÁT Nơi cập nhật thông tin chính thống và bổ ích cho mọi người.

ĐẤT NƯỚC CỦA NHỮNG NGƯỜI HÙNG🇻🇳Xin lỗi bạn, đất nước tôi là thế!Yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranhChẳng muốn khăn...
25/06/2025

ĐẤT NƯỚC CỦA NHỮNG NGƯỜI HÙNG🇻🇳

Xin lỗi bạn, đất nước tôi là thế!
Yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh
Chẳng muốn khăn tang nặng trĩu mái đầu xanh
Chẳng muốn Mẹ "Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ".

Nỗi đau chiến tranh đến giờ vẫn quằn quại con trẻ
Nước mắt vợ buồn đêm chảy chẳng hề nguôi
Đất nước tôi chẳng bao giờ buông xuôi
Dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn cũng không hề nao núng.

Vì độc lập, tự do buộc chúng tôi cầm súng
Khoét núi, ngủ hầm, cơm vắt chẳng hề nao
Máu trộn bùn non thấm đẫm chiến hào
Vẫn khí phách hiên ngang lao vào trận chiến.

Già, trẻ, gái, trai đồng lòng cống hiến
Dâng trọn đời mình vì Tổ quốc thân thương
Biết bao con em nằm lại chiến trường
Biết bao đứa trẻ chẳng bao giờ gặp bố.

Tình nghĩa vợ chồng chẳng có ngày hội ngộ
Chiến tranh qua rồi tìm mộ chẳng hề ra.
Đất nước tôi chuộng hòa bình thiết tha
Nhưng nếu bị xâm lăng thì còn "cái lai quần cũng đánh".

Lòng yêu nước chẳng bao giờ nguội lạnh
Độc lập, chủ quyền là hết sức thiêng liêng
Muốn ấm êm với các nước láng giềng
Muốn là bạn với bạn bè thế giới.

Muốn bầu trời trong xanh vời vợi
Muốn trái đất này mãi mãi được bình an.

TÂY TIẾN Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,Mường Lát hoa về tron...
25/06/2025

TÂY TIẾN

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.

Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?

Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Tây Tiến người đi không hẹn ước,
Đường lên thăm thẳm một chia phôi.

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

(Quang Dũng)

GIỜ NÀY CON MỚI VỀ SAO?!!!Con đã về nơi có mảnh trăng quêDòng sông nhỏ đàn chim về tắm mátBông bưởi trắng tỏa hương thơm...
25/06/2025

GIỜ NÀY CON MỚI VỀ SAO?!!!

Con đã về nơi có mảnh trăng quê
Dòng sông nhỏ đàn chim về tắm mát
Bông bưởi trắng tỏa hương thơm ngào ngạt
Gió bên thềm ngồi hát khúc tình ca

Con đã về với vườn cải sau nhà
Cây khế ngọt ngày Ba trồng đã lớn
Mặt hồ nước gió nhẹ lay sóng gợn
Luống rau dền mơn mởn lá xanh non

Con trở về đầm ấm bữa cơm ngon
Rau muống luộc quả cà giòn Mẹ muối
Dù con bước khắp nẻo đường rong ruổi
Vẫn nhớ hoài về tuổi mộng chẳng phai

Con trở về sau những tháng ngày dài
Về bên Mẹ tựa bờ vai ấm áp
Mái tóc bạc mùi hương chanh ngào ngạt
Nếp nhăn đầy nơi khóe mắt hằn sâu

Thương Mẹ nhiều thơ chỉ viết đôi câu
Dẫu năm tháng đời bể dâu Mẹ trải
Cõng mưa nắng bốn mùa không ngần ngại
Trong tim con đọng mãi khúc ru hời.

THÁNG NĂM NÀY GIÓ THỔI DỌC TRƯỜNG SƠNTháng năm này gió thổi dọc Trường SơnTôi lặng lẽ lần qua từng khu rừng lá đổ. Những...
25/06/2025

THÁNG NĂM NÀY GIÓ THỔI DỌC TRƯỜNG SƠN

Tháng năm này gió thổi dọc Trường Sơn
Tôi lặng lẽ lần qua từng khu rừng lá đổ.
Những cây khộp già đăm chiêu trong chiều vắng
Gió thổi hoài rát ruột lắm gió ơi.

Ngày chia tay em kẹp tóc mảnh mai
Dáng nhỏ thó đưa mắt nhìn rất vội.
Vịn thành xe mưa giăng giăng ngõ tối
Hương ngọc lan thảng thốt tỏa sau hè.

Biền biệt em đi, biền biệt mẹ chờ.
Chiều tựa cửa ngóng hoài về phương ấy.
Phương ấy ơi, phương ấy là nỗi nhớ,
Trường Sơn mờ ngăn ngắt một màu xa.

Những con đường hoàn thành, những đoàn quân đi qua.
Trùng trùng quân đi hướng về chiến thắng.
Chỉ những cánh rừng là im lặng,
Chiều mỏng manh bóng con gái nhạt nhòa.

Đôi vai mảnh mai kia bao lần làm trụ đỡ cầu phà,
Bao lần em đứng làm cọc tiêu cho xe qua bến.
Mà mưa bom bão đạn...
Tiếng con gái ngọt ngào nâng bước những đoàn quân.

Tôi lật chiều lật cỏ để tìm em,
Chỉ gặp biết bao điều bình dị.
Ngang dọc những cánh rừng con gái,
Nào đâu em thức ở phương nào?

Tôi đi nửa giờ xe để đến nơi
Nơi ngày xưa em qua một đời con gái.
Bạt ngàn cao su rưng rưng nhựa trắng,
Lại gặp những bóng áo xanh một thời trận mạc.
Lại gặp những vai tròn con gái,
Lại những tiếng cười trong trẻo tuổi hai mươi...

Em lẫn vào cây, vào đất, vào rừng, v
Vào hôm nay khói hương nhòa nước mắt.
Anh xin thay em chắp tay dõi về phương bắc,
Một dáng chiều tựa cửa phơ phơ...

ĐỜI CÁCH MẠNG!Từ thuở ấy, quăng thân vào gió bụiĐến hôm nay phút ch.ết đã kề bênĐến hôm nay kiệt sức, tôi nằm rênTrên vá...
25/06/2025

ĐỜI CÁCH MẠNG!

Từ thuở ấy, quăng thân vào gió bụi
Đến hôm nay phút ch.ết đã kề bên
Đến hôm nay kiệt sức, tôi nằm rên
Trên ván lạnh không mảnh mền, manh chiếu.
Đời cách mạng, từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề tận cổ, súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa
Bao khổ ấy, thôi cần chi nói nữa
Bạn đời ơi! Ta đã hiểu nhau rồi
Nếu mai đây có ch.ết một thân tôi
Hai mươi tuổi, tim đang dào dạt máu
Hai mươi tuổi, hồn quay trong gió bão
Gân đang săn và thớ thịt căng da
Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa!
Hai mươi tuổi mới qua vòng thơ bé
Dù phải ch.ết, ch.ết một đời trai trẻ
Liệm thân tàn bằng một mảnh chiếu con
Rồi chôn x.ương rục thối dưới chân cồn
Hay phơi xác cho một đàn quạ rỉa?
Tôi chẳng tiếc, chỉ cười trong mai mỉa
Bao nhiêu hình ảnh đó vẽ quanh tôi
Tiếc làm chi? Thế cũng đã sống rồi
Trường giông tố mấy năm trời vật lộn
Với cách mạng, tôi không hề đùa bỡn
Và không hề dám chối một nguy nan
Dẫu bao nhiêu thành quả của thanh xuân
Tôi mới hái một đôi lần ít ỏi
Và bên bạn, chỉ là tên lính mới
Gót chân tơ chưa dày dạn phong trần
Tôi vẫn hằng tự nghĩ: “Miễn quên thân"
Dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa
Thế cũng được, lựa chi nhiều tài trí
Mới là tên lính quý của đoàn quân?
Và lòng vui, trí nhẹ đủ trăm phần
Tôi sẽ ch.ết bình yên, không hối hận.
Tôi sẽ ch.ết như bao nhiêu số phận
Nẻo đường xa, đã mạnh dấn chân vào
Đã từng lăn trong m.áu dưới gươm trào
Thân đã nặng bởi bao gông xiềng xích!
Tôi sẽ ch.ết, tuy chưa về tới đích
Nhưng cần chi, đã có bạn chung đời
Tung hoành trên mặt đất bốn phương trời
Trường giao chiến không một giờ phút lặng!
Rồi chiến thắng sẽ về ta, chiến thắng
Và tương lai, ta sẽ chiếm về ta!
Trường đấu tranh là một bản hùng ca
Ta sẽ ch.ết trong điệu đàn tranh đấu.
Đây là tiếng, hỡi bạn đời yêu dấu
Của một người bạn nhỏ, trước khi đi
Đây là lời trăng trối để chia ly
Hãy đón nó, bạn đời ơi, đón nó!
Đường tranh đấu không một giờ thoái bộ
Sống đã vì cách mạng, anh em ta
Ch.ết cũng vì cách mạng, chẳng phiền hà!
Vui vẻ ch.ết như cày xong thửa ruộng
Lòng khoẻ nhẹ anh dân quê sung sướng
Ngửa mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành
Và trong mơ thơm ngát lúa đồng xanh
Vui nhẹ đến trên môi cười hy vọng.

Thơ: Tố Hữu
Ảnh: Anh hùng LLVTND, Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi

TP.HCM TRƯỚC VIỄN CẢNH MỘT 'SIÊU ĐÔ THỊ DU LỊCH' Việc sáp nhập hành chính ba địa phương trọng điểm của miền Đông Nam Bộ ...
25/06/2025

TP.HCM TRƯỚC VIỄN CẢNH MỘT 'SIÊU ĐÔ THỊ DU LỊCH'

Việc sáp nhập hành chính ba địa phương trọng điểm của miền Đông Nam Bộ gồm: TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu mở ra viễn cảnh hình thành một "siêu đô thị du lịch" có quy mô và năng lực cạnh tranh trong khu vực.

Với kỳ vọng hình thành một "vùng đại đô thị" năng động bậc nhất cả nước, việc gắn kết không gian phát triển giữa đô thị – công nghiệp – biển đảo được cho là động lực đột phá cho ngành du lịch. Tuy nhiên, cơ hội lớn luôn đi kèm những thử thách phát sinh cần quan tâm trong bối cảnh hiện này như: tính cạnh tranh, quản lí chồng chéo và thiếu tính liên kết.

Đặt trong bối cảnh tổng thể, có thể thấy rằng ba địa phương trên đã và đang có sự kết nối tự nhiên về mặt địa lý, giao thông và kinh tế. TP.HCM là đô thị lớn nhất cả nước, trung tâm đón khách quốc tế và nội địa, nơi tập trung các hoạt động du lịch đô thị, hội nghị, sự kiện, ẩm thực và văn hóa.

Đối với Bình Dương - Thủ phủ công nghiệp đang chuyển mình sang mô hình đô thị dịch vụ - công nghệ, đồng thời sở hữu một số điểm du lịch tâm linh, sinh thái và làng nghề truyền thống.

Trong khi đó, Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến biển đảo nổi bật, cách trung tâm TP.HCM chỉ khoảng 100km, với lợi thế phát triển du lịch MICE, nghỉ dưỡng, giải trí, tâm linh và thể thao biển.

Khi ba địa phương này được quy hoạch thành một vùng phát triển du lịch thống nhất, không gian trải nghiệm của du khách được mở rộng đáng kể. Có thể dễ dàng thực hiện một hành trình ngắn ngày nhưng vẫn trải nghiệm đầy đủ như:

Tham quan mua sắm các sản phẩm gốm sứ lâu đời và nổi tiếng Bình Dương, tắm biển, nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu, tàu điện ngầm Metro Bến Thành – Suối Tiên, thưởng thức ẩm thực đường phố hay chương trình nghệ thuật sân khấu hoặc tham quan địa đạo Củ Chi, hệ thống hầm vũ khí Biệt động Sài Gòn v.v...

Việc hình thành một vùng du lịch tích hợp từ ba địa phương này giúp tạo ra hành trình trải nghiệm đa dạng trong bán kính di chuyển ngắn – điều vốn là lợi thế cạnh tranh quan trọng trong xu hướng du lịch hiện đại và bền vững.

Đặc biệt là tính liên kết các điểm đến đặc trưng trong bán kính di chuyển hợp lý là yếu tố “vàng” trong việc xây dựng và hình thành các chương trình tour combo linh hoạt – xu hướng đang lên trong thị trường du lịch nội địa lẫn quốc tế.

Trong đó có thể kết hợp nhiều loại hình: từ du lịch văn hóa – lịch sử tại TP.HCM, nghỉ dưỡng biển tại Vũng Tàu, đến khám phá sinh thái hoặc các công trình tôn giáo tại Bình Dương, tất cả chỉ trong vòng 2–3 ngày. Mô hình du lịch "liên tỉnh – một điểm đến" không chỉ tăng tính linh hoạt, mà còn giúp kéo dài thời gian lưu trú và nâng cao giá trị chi tiêu của du khách.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Lê Trương Hiền Hòa nhìn nhận, sáp nhập giúp TP.HCM trở thành một siêu đô thị du lịch vùng, kết hợp hài hòa giữa đô thị thông minh, công nghiệp sáng tạo, nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch sinh thái cộng đồng.

Việc đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng không gian trải nghiệm giúp kéo dài thời gian lưu trú, tăng chi tiêu của du khách, đồng thời giảm chi phí kết nối nhờ vào hạ tầng liên vùng như cao tốc, cảng biển, sân bay và hình thành tuyến metro trong tương lai.

Trong đó yếu tố then chốt giúp định hình khả năng cạnh tranh dài hạn của du lịch sau sáp nhập chính là kết nối hạ tầng giao thông công cộng – mà nổi bật là các tuyến metro liên tỉnh kết nối 3 địa phương đang được nghiên cứu và quy hoạch.

Việc hình thành mạng lưới metro liên thông giữa TP.HCM – Bình Dương – Bà Rịa – Vũng Tàu không chỉ giải tỏa áp lực giao thông truyền thống mà còn mở ra một không gian du lịch hoàn toàn mới, nơi du khách có thể di chuyển nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí giữa các điểm đến trọng yếu.

Theo bà Phan Yến Ly, Chuyên gia du lịch nhận định: “Nếu triển khai hợp lý chuỗi liên kết này, chúng ta có đô thị, biển, công nghiệp, văn hóa, tôn giáo – một bản đồ sản phẩm du lịch cực kỳ đa dạng mà ít nơi nào ở Đông Nam Á sánh được”.

Bên cạnh đó, tính Liên kết không chỉ đơn thuần là tuyến đường hay địa lý mà là sự phối hợp thể chế, chính sách và chiến lược tiếp thị điểm đến.

Ở góc độ này, bà Yến Ly nêu rõ: “Cơ hội sau sáp nhập là rất lớn. Nếu có một cơ quan điều phối vùng (ví dụ Hội đồng phát triển du lịch vùng TP.HCM mở rộng), các địa phương có thể cùng chia sẻ chi phí xúc tiến, xây dựng nền tảng dữ liệu dùng chung, đồng bộ hóa quy chuẩn dịch vụ và phát hành thẻ du lịch liên vùng. Điều này giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho cả cụm điểm đến, thay vì mạnh ai nấy làm như hiện nay”.

Các doanh nghiệp lữ hành lớn như Saigontourist, Vietravel, Vietluxtour,... đều tỏ ra hứng khởi với viễn cảnh mở rộng sản phẩm, đặc biệt là khả năng thiết kế các tour combo "ba điểm – một hành trình", tiết kiệm chi phí quảng bá và vận hành.

Đại diện Vietluxtour, bà Trần Thị Bảo Thu - Giám đốc Tiếp thị và Truyền thông cho biết, công ty đang thử nghiệm các gói du lịch nội địa kết nối TP.HCM – Vũng Tàu – Bình Dương theo chủ đề cuối tuần như: “City break – Biển & Thiền”, nhắm vào đối tượng du khách trẻ, gia đình trung lưu và du khách quốc tế muốn trải nghiệm nhiều trong thời gian ngắn.

Trong khi các chuyên gia lạc quan thì nhiều doanh nghiệp và nhà quản lý đặc biệt với ngành du lịch – lĩnh vực vốn nhạy cảm với biến động hạ tầng, thể chế và không gian phát triển vẫn thận trọng trước những rào cản về cơ chế phối hợp, bản sắc địa phương và khả năng đồng bộ hạ tầng.

Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng cho sự chuyển đổi này. Nhiều công ty nhỏ và vừa – đặc biệt là các đơn vị lữ hành địa phương – bày tỏ lo ngại rằng quá trình sáp nhập sẽ khiến sân chơi bị nghiêng về phía các “ông lớn”, trong khi họ không đủ nguồn lực để mở rộng hoặc tái cấu trúc sản phẩm.

Bày tỏ quan ngại sâu sắc, bà Nguyễn Thị Lệ – giám đốc một doanh nghiệp lữ hành ở Thủ Dầu Một – thẳng thắn chia sẻ: “Chúng tôi mừng vì có cơ hội, nhưng cũng lo mình sẽ bị đào thải nếu chính sách không kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện mặt bằng dịch vụ du lịch ở Vũng Tàu, TP.HCM tăng rất nhanh, còn việc kết nối tour tuyến giữa các tỉnh vẫn còn nhiều bất cập.”

Không chỉ doanh nghiệp, chính các cơ quan quản lý nhà nước cũng đang đối mặt với những áp lực mới. Việc hợp nhất ba địa phương về mặt hành chính là một quá trình đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành liên quan.

Trong lĩnh vực du lịch, sự khác biệt về quy trình cấp phép, tiêu chuẩn dịch vụ, cách thức vận hành và quy hoạch phát triển là một rào cản đáng kể. Nếu không có một cơ chế phối hợp liên vùng hiệu quả, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng chồng chéo, lúng túng hoặc trì trệ trong quá trình triển khai thực tế.

Do đó, bên cạnh cơ hội, quá trình sáp nhập cũng đặt ra không ít thử thách. Trước hết là sự chênh lệch về quy trình quản lý du lịch giữa các địa phương. Mỗi tỉnh hiện có quy hoạch phát triển riêng, tiêu chuẩn dịch vụ, cách thức cấp phép và kiểm soát chất lượng khác nhau.

Khi chuyển sang mô hình vùng, nếu không có bộ quy chuẩn thống nhất và một đầu mối điều phối rõ ràng, doanh nghiệp sẽ phải “gõ cửa ba nơi” để xin giấy phép cho cùng một tour, gây khó khăn và tốn kém không cần thiết.

Rào cản lớn tiếp theo là hạ tầng du lịch chưa đồng đều. Trong khi TP.HCM đã quá tải vào mùa cao điểm và thiếu không gian xanh, thì Vũng Tàu dù phát triển mạnh nhưng hệ thống đường vào thành phố, bãi đỗ xe, dịch vụ vệ sinh công cộng vẫn chưa đáp ứng đủ lượng khách gia tăng.

Bình Dương – nơi được kỳ vọng là “vùng đệm sinh thái” – lại chưa có nhiều điểm đến tầm cỡ quốc gia để giữ chân du khách. Nếu không đầu tư đồng bộ, nguy cơ mất cân bằng phát triển là rất rõ ràng.

Một vấn đề tế nhị nhưng không thể bỏ qua là nguy cơ “đồng phục hóa” sản phẩm du lịch. Mỗi địa phương đều có bản sắc riêng – TP.HCM với văn hóa đô thị và ẩm thực đặc trưng; Bình Dương với làng nghề gốm, nhà cổ, chùa cổ; Vũng Tàu với biển và tín ngưỡng dân gian…

Nhưng khi phát triển theo quy mô lớn, rất dễ rơi vào tình trạng sao chép mô hình, phát triển trùng lặp, dẫn đến nhàm chán và giảm tính cạnh tranh. Nếu thiếu định hướng, vùng du lịch sau sáp nhập sẽ rơi vào tình trạng “nơi nào cũng giống nhau”.

Phản ứng từ phía người dân cũng thể hiện tâm lý vừa kỳ vọng, vừa dè chừng. Nhiều người cho rằng sáp nhập sẽ kéo theo làn sóng đầu tư vào hạ tầng, tạo thêm nhiều việc làm trong ngành dịch vụ – du lịch, và nâng giá trị bất động sản.

Nhưng cũng không ít người lo ngại về việc đất bị thu mua làm resort, giá cả sinh hoạt tăng, trong đó việc quy hoạch đất làm du lịch ồ ạt làm mất đi sự yên bình vốn có, nhất là ở các khu vực như Long Hải, Hồ Tràm hay một số vùng ven đô TP.Thủ Dầu Một.

Về phía du khách, các khảo sát nhanh cho thấy xu hướng ủng hộ là chủ đạo. Người trẻ tuổi và khách quốc tế đánh giá cao khả năng kết nối linh hoạt, tiết kiệm thời gian và sự đa dạng sản phẩm,điểm đến.

Tuy nhiên, điều họ mong đợi là dịch vụ phải đồng bộ, thông tin minh bạch, giao thông thuận tiện và mỗi nơi vẫn giữ được cái “chất riêng” - hồn cốt đặc trưng của mỗi địa phương.

Nhiều du khách nội địa cũng kỳ vọng có thể mua một loại “thẻ du lịch liên vùng” để sử dụng vé vào cửa, phương tiện công cộng, khách sạn trong toàn vùng với giá ưu đãi – điều vốn đã phổ biến ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu.

Tuy nhiên, du khách cũng bày tỏ mong muốn các địa phương cần giữ được nét riêng, tránh thương mại hóa quá mức và cần có thêm các gói dịch vụ phù hợp cho từng nhóm đối tượng: gia đình, giới trẻ, học sinh sinh viên, công nhân và người cao tuổi…

Để tận dụng hiệu quả cơ hội từ sáp nhập, các chuyên gia kiến nghị nên sớm hình thành cơ chế liên kết vùng du lịch, trong đó có một cơ quan điều phối đủ thẩm quyền và độc lập về tài chính.

Đồng thời, cần xây dựng chiến lược thương hiệu vùng – làm rõ vai trò từng địa phương trong chuỗi sản phẩm tổng thể: TP.HCM là điểm khởi hành và trung tâm sự kiện – mua sắm; Vũng Tàu là nơi nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe; Bình Dương là điểm dừng chân trải nghiệm văn hóa, sinh thái và tâm linh.

Bên cạnh đó, cần có gói hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp nhỏ và cộng đồng địa phương tham gia vào chuỗi cung ứng du lịch sau sáp nhập, tránh tình trạng chỉ doanh nghiệp lớn được hưởng lợi. Đầu tư cho du lịch thông minh – dữ liệu dùng chung, nền tảng đặt vé – thanh toán – đánh giá chất lượng – cũng là điều kiện bắt buộc nếu muốn phát triển bền vững.

Để ngành du lịch vùng mới thực sự cất cánh, giới chuyên gia đề xuất cần xây dựng một cơ chế điều phối liên ngành và liên địa phương đủ mạnh, có khả năng hoạch định chính sách chung, song song với việc phân quyền rõ ràng cho từng địa phương dựa trên đặc thù của mình.

Ngoài ra, việc thành lập một quỹ phát triển du lịch vùng cũng được nhấn mạnh – nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, xây dựng hệ thống hạ tầng số, chuẩn hóa dịch vụ và quảng bá thương hiệu vùng ra thị trường quốc tế.

Việc sáp nhập 3 địa phương TP.HCM – Bình Dương – Bà Rịa – Vũng Tàu, nếu được triển khai hiệu quả, không chỉ là bước ngoặt hành chính mà còn là cơ hội hiếm có, là đòn bẩy mạnh mẽ để định hình một vùng du lịch mới năng động, hiện đại, cạnh tranh tầm khu vực.

Nhưng để biến viễn cảnh thành hiện thực, đòi hỏi một tư duy liên kết thực chất – không chỉ trên bản đồ mà cả trong chính sách, con người và hành động cụ thể.

Hữu Long

THƠ TẶNG NGƯỜI LÍNH BÁC HỒ Bài thơ này em viết tặng các anhLà bài thơ em viết về người línhTrước quân thù vẫn hiên ngang...
25/06/2025

THƠ TẶNG NGƯỜI LÍNH BÁC HỒ

Bài thơ này em viết tặng các anh
Là bài thơ em viết về người lính
Trước quân thù vẫn hiên ngang kiêu hãnh
Bất khuất, kiên trung, dũng cảm, phi thường
Dẫu mưa bom, lửa đạn vẫn kiên cường
Vượt tuyến lửa anh lao về phía trước
Dẫu hy sinh cũng một lòng giữ nước
Quét sạch quân thù gìn giữ đất ông cha.
Vang vọng núi rừng mệnh lệnh được đưa ra
Diệt quân thù... Đưa nước ta mau thống nhất
Những người lính.. Với đôi bàn chân đất
G*i gốc xé cào..máu rướm đổ đau thương.
Nhưng các anh vẫn dũng cảm kiên cường
Hai tiếng Quê Hương vọng về trong tiềm thức
Dẫu hy sinh cũng kiên trung một mực
Diệt quân thù để vang mãi tiếng Việt Nam
Rồi một ngày hai miền Bắc và Nam
Hòa chung vào lời hoan ca thống nhất
Anh nằm đó.... Nằm sâu trong lòng đất
Chẳng trở về để có thể vui chung.
Sau bao năm.... Nay giây phút trùng phùng
Những người mẹ... Tìm anh sao không thấy
Bởi chiến tranh..tan thương luôn là vậy
Mẹ nghẹn lòng... Chắc nó bận hành quân.
Em muốn viết... Viết mãi trăm ngàn lần
Để tri ân những anh hùng bất tử
Dẫu chiến tranh chỉ còn là quá khứ
Nhưng tên anh..vẫn mãi mãi sáng ngàn đời
Bất khuất, trung kiên tên anh mãi sáng ngời
Như ánh sáng trên bầu trời đất Việt
Nơi sản sinh bao anh hùng hào kiệt
Vang vọng ngàn đời hai tiếng gọi Việt Nam

Hùng Vương

NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC❤️Anh ngã xuống trên chiến trường khói lửaTuổi còn non và tóc mãi còn xanhHình ảnh người yêu khắc ...
25/06/2025

NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC❤️

Anh ngã xuống trên chiến trường khói lửa
Tuổi còn non và tóc mãi còn xanh
Hình ảnh người yêu khắc dấu tim anh
Những kỷ vật không xa rời nửa bước.
Anh ngã xuống cho đất trời non nước
Hòa bình tự do cờ đỏ sao vàng
Phần phật tung bay sáng tỏa mênh mang
Mắt đã nhắm anh ơi anh có biết!
Để lại tiếc thương nghẹn ngào da diết
Đất anh nằm nhuộm thắm máu anh rơi
Như vẫn còn nghe nhịp thở hồng tươi
Anh sống mãi và trở thành bất tử.
Mắt khép lại như Thiên thần yên ngủ
Giấc ngủ dài cho dân tộc hồi sinh
Tuổi thanh xuân anh chẳng tiếc thân mình
Máu anh đổ thắm vào từng vách núi.
Đỏ hồn nước đỏ theo luồng gió bụi
"Ngát linh hương nghi ngút tận trời mây"
Cuộc chiến đang lên chuyển hướng từng ngày
Lịch sử sang trang reo vang như sấm dậy!
Anh yên nghỉ hương hồn anh có thấy
Đại thắng Mùa Xuân trang sử hào hùng
Đất nước thanh bình lệ chảy rưng rưng
Ngày chiến thắng anh không về bên mẹ.
Người con gái tuổi vẫn còn son trẻ
Chờ đợi anh mòn mỏi tháng năm dài
Nỗi đau này không thể bớt nguôi ngoai
Nó ẩn lặn bên trong thành máu thịt.
Đêm buốt lạnh nghe từng cơn gió rít
Khóc thương anh lòng thổn thức đớn đau
Chỉ khi nào mẹ ngủ giấc dài lâu
Phút nhắm mắt hẹn suối vàng gặp gỡ.
Ôm giọt máu lòng nghẹn ngào nức nở
Nhớ thương anh mẹ hóa đá Tượng đài !!!

BIẾT ƠN BAO THẾ HỆ ANH HÙNG Em có biết hòa bình giá bao nhiêu?Là đánh đổi vô vàn giọt nước mắtMáu cha ông nhuộm đỏ từng ...
25/06/2025

BIẾT ƠN BAO THẾ HỆ ANH HÙNG

Em có biết hòa bình giá bao nhiêu?
Là đánh đổi vô vàn giọt nước mắt
Máu cha ông nhuộm đỏ từng tấc đất
Tiễn chồng con tóc mẹ bạc trắng đầu.

Em có biết hòa bình có từ đâu?
Đếm sao hết biết bao nhiêu thế hệ
Họ mãi mãi nằm vào lòng đất mẹ
Tuổi xuân xanh gửi lại ở chiến trường.

Để hòa bình nhận lấy lắm đau thương
Khắp đất nước ngàn nghĩa trang còn đó
Hãy lắng nghe tiếng non sông than thở
Như lời ru yên giấc ngủ ngàn đời.

Đất nước mình đây đó khắp nơi nơi
Em sẽ gặp vết chân tròn trên cát
Gió lặng rồi tay áo còn lất phất
Vì hòa bình họ không tiếc máu xương.

Cho hôm nay một dãy núi liền sông
Những vết thương lùi xa vào quá khứ
Nhưng một điều em ơi xin hãy nhớ
Uống nước rồi,nhớ nguồn cội cha ông.

Biết ghi ơn bao thế hệ anh hùng
Họ ngã xuống cho yên bình đất nước
Hãy trân trọng công lao người đi trước
Hòa bình này vô giá có biết không!

NHỮNG CON NGƯỜI ĐÃ LÀM NÊN LỊCH SỬNón tai bèo, dép cao suNgả lưng trên chiếc võng dù treo câyTrường Sơn Đông, Trường Sơn...
25/06/2025

NHỮNG CON NGƯỜI
ĐÃ LÀM NÊN LỊCH SỬ

Nón tai bèo, dép cao su
Ngả lưng trên chiếc võng dù treo cây
Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Tựa lưng nhau ngủ, đong đầy yêu thương.

Mặt suối trong đứng soi gương
Gội đầu tắm giữa chiến trường đạn bom
Dìu nhau qua những lối mòn
Tình đồng đội vẫn sắt son nghĩa tình.

Những người lính Hồ Chí Minh
Suốt cuộc chiến dấn thân mình bên nhau
Một người mất, đồng đội đau
Biên cương Nam - Bắc thẩm màu m.áu x.ương

Tuổi thanh xuân gửi chiến trường
Vì Tổ quốc chẳng vấn vương trong lòng
Máu xương họ chẳng cân đong
Hy sinh báo tử mấy dòng giản đơn.

Vĩ đại hơn dãy Trường Sơn
Lính Cụ Hồ chiếc áo sờn bạc vai
Dép cao su vượt dặm dài
Chút lương khô, cố gắng nhai vẫn cười.

Đẹp thay cái tuổi đôi mươi
Giản đơn - Họ chỉ là người quân nhân
Cả cuộc đời chẳng công thần
Vì Tổ quốc quyết hiến dâng thân mình.

Những người lính Hồ Chí Minh
Tấm thân họ khắc vào hình nước non
Như tượng đài mãi mãi còn
Ngàn năm họ vẫn là con Cụ Hồ.

TÔI VIẾT BÀI THƠ MẶC NIỆM ANHTôi viết bài thơ mặc niệm anhNgày này năm ấy giữa Sài thànhAnh hiến tuổi xuân cho Tổ quốcĐe...
25/06/2025

TÔI VIẾT BÀI THƠ MẶC NIỆM ANH

Tôi viết bài thơ mặc niệm anh
Ngày này năm ấy giữa Sài thành
Anh hiến tuổi xuân cho Tổ quốc
Đem đổi th.ịt x.ương lấy hòa bình

Cả nước nhớ tên người liệt sĩ
Đã gây nên chấn động địa cầu
M.áu của anh, của người đồng chí
Viết tiếp vào trang sử đời sau...

KHAI THÊM TUỔI ĐỂ ĐƯỢC ĐI BỘ ĐỘI ĐÁNH GIẶC Theo tiếng gọi của non sông, tôi hăng hái xung phong tòng quân đi kháng chiến...
25/06/2025

KHAI THÊM TUỔI ĐỂ ĐƯỢC ĐI BỘ ĐỘI ĐÁNH GIẶC

Theo tiếng gọi của non sông, tôi hăng hái xung phong tòng quân đi kháng chiến. Lúc đó tôi chưa đến 17 tuổi, phải khai tăng lên một tuổi để đủ tiêu chuẩn viết đơn xin đi bộ đội cùng bạn bè.

Theo quy định, cân nặng nhẹ nhất phải được 45 cân (kg), nhưng tôi được có hơn 44 cân (kg). Vì thế, tôi phải vào nhà ông lò rèn gần đó mượn mấy cục sắt giấu trong người, nên cũng đủ cân để đi nhập ngũ.

(Lời kể của cựu chiến binh Nguyễn Xuân Mai, nguyên Tổng biên tập Báo cựu chiến binh)

Một trong những câu chuyện CÓ THẬT đầy cảm hứng đang có tại trưng bày “Một thời sôi nổi”

📸Sưu tầm & Lịch sử Việt Nam

Address

Bến Cát, Bình Dương
Ben Cat

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when BẾN CÁT posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to BẾN CÁT:

Share

Category